Bài 60: Định luật bảo toàn Năng lượng
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
Qua TN Nhận biết được trong các thiết bị làm biến đổi NL, phần NL thu được cuối cùng bao giờ cũng nhỏ hơn phần NL cung cấp cho thiết bị lúc ban đầu, NL không tự nhiên sinh ra.
Phát hiện được sự xuất hiện một dạng NL nào đó bị giảm đi.
Thừa nhận phần NL bị giảm đi bằng phần NL mới thu vào.
Phát biểu được ĐLBT NL và vận dụng ĐL để giải thích sự biến đổi của một số hiện tượng.
2. Kĩ năng:
Rèn kĩ năng khái quát hoá về sự biến đổi năng lượng đề thấy được sự bảo toàn năng lượng.
Rèn Kĩ năng phân tích hiện tượng.
3. Thái độ: Nghiêm túc, hợp tác
B. Chuẩn bị:
Đối với mỗi nhóm Học sinh
|
Đối với giáo viên
|
- Dung cụ TN H60.1 Sgk-157; H 60.2 Sgk- 158; Mô hình Máy phát điện, động cơ điện, quả nặng
|
- Dụng cụ cho các nhóm HS.
|
C. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của HS
|
Hoạt động của giáo viên
|
1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ - Đặt vấn đề bài mới:
+ Trả lời câu hỏi của GV:
- Vật có năng lượng khi nó thực hiện công hoặc làm nóng vật khác.
- Nhận biết Hoá năng, Nhiệt năng, Quang năng bằng cách: Nhận biết sự biến đổi chúng thành các dạng năng lượng khác.
|
+ Yêu cầu HS Trả lời câu hỏi:
- Khi nào vật có năng lượng? Có những dạng năng lượng nào?
- Nhận biết Hoá năng,Nhiệt năng, Quang năng bằng cách nào?Cho VD
+ Yêu cầu HS giải bài 59.1 ; 59.2
+ ĐVĐ: Năng lượng luôn được chuyển hoá. Con người đã có king nghiệm biến đổi năng lượng sẵn có trong tự nhiên để phục vụ cho lợi ích của con người. Trong quá trình biến đổi năng lượng đó có sự bảo toàn không?
|
2. HĐ2: Tìm hiểu sự chuyển hoá năng lượng trong các hiện tượng cơ nhiệt điện:
I. Sự chuyển hoá năng lượng trong các hiện tượng cơ nhiệt điện:
1. Biến đổi thế năng thành động năng và ngược lại. Hao hụt cơ năng:
+ Bố trí và tiến hành thí nghiệm; Quan sát hiện tượng đánh dấu vị trí viên bi tại B
- Trả lời câu hỏi C1 Sgk-157
WtA→WđC→WtB và ngược lại
- Đo độ cao h1; h2; Trả lời câu hỏi C2 Sgk-157: WtB < WtA.
+ Trả lời câu hỏi C3 Sgk-157
- WtA có bị hao hụt; WtA bị chuyển hoá thành nhiệt năng; Năng lượng của viên bi bị hao hụt chứng tỏ năng lượng của vật không tự nhiên sinh ra.W có ích nhỏ hơn W ban đầu.
|
+ Yêu cầu các nhóm HS bố trí thí nghiệm H60.1 Sgk-157:
+ Yêu cầu HS tiến hành TN và Trả lời câu hỏi C1 Sgk-157
+ Yêu cầu HS Trả lời câu hỏi C2 Sgk-157:
+ HDHS Trả lời câu hỏi C2:
- Để Trả lời câu hỏi C2 cần nhận xét các yếu tố nào?
- Có NX gì về vận tốc vA; vB? Độ cao h1; h2?
+ Yêu cầu HS Trả lời câu hỏi C3:
- Thiết bị TN trên có làm cho viên bi có thêm nhiều năng lượng hơn thế năng mà ta cung cấp cho nó lúc đầu không?
- WtA có bị hao hụt không?
|
W=Wkhác+Whh.
+ Kl1: Cơ năng hao phí do chuyển hoá thành nhiệt năng.
-Có trường hợp viên bi chuyển động để hB > hA
WtB > WtB chỉ xảy ra khi đẩy thêm hoặc vật nào đó đã truyền cho nó năng lượng
+ Trả lời câu hỏi C4Sgk-158
- Hoạt động: Quả nặng A rơi→ dòng điện chạy sang động cơ làm động cơ quay kéo quả nặng B
Cơ năng của quả A→ Điện năng→ Cơ năng của động cơ điện→ Cơ năng của B
- Kết quả: hAmax > hBmax =>WtA >WtB Sự hao hụt là do một phần năng lượng chuyển hoá thành nhiệt
+ KL2: Trong động cơ điện phần lớn điện năng chuyển hoá thành cơ năng. Trong máy phát điện phần lớn cơ năng chuyển hoá thành điện năng. Phần năng lượng hữu ích thu được cuối cùng bao giờ cũng nhỏ hơn phần năng lượng ban đầu cung cấp cho máy. Phần năng lượng hao hụt đi đã chuyển hoá thành dạng năng lượng khác
|
- Năng lượng của viên bi bị hao hụt chứng tỏ năng lượng của vật không tự nhiên sinh ra?
+ Yêu cầu HS rút ra kết luận?
- Có bao giờ viên bi chuyển động để hB > hA ? Nếu có là do nguyên nhân nào? Cho ví dụ?
+ Giới thiệu cơ cấu hoạt động của bộ thí nghiệm:
- Cho HS quan sát kết quả thí nghiệm
+ Yêu cầu HS nêu sự biến đổi năng lượng trong mỗi bộ phận và Trả lời câu hỏi C4, C5 Sgk-158
+ Yêu cầu HS so sánh: WtA và WtB
(HD HS so sánh hAmax và hBmax)
|
3. Hoạt động 3: Định luật bảo toàn năng lượng .
II. Định luật bảo toàn năng lượng
Năng lượng không tự nhiên sinh ra hoặc tự mất đi mà chỉ chuyển hoá từ dạng này sang dạng khác hoặc truyền từ vật này sang vật khác.
|
+ Qua các thí nghiệm trên Yêu cầu HS Trả lời câu hỏi:
- Năng lượng có dữ nguyên dạng không? Nếu giữ nguyên dạng thì có sự biến đổi tự nhiên không?
- Rút ra định luật bảo toàn năng lượng ?
|
Trên đây là trích đoạn một phần nội dung trong giáo án Bài 60: Định luật bảo toàn năng lượng. Để nắm bắt toàn bộ nội dung còn lại và các giáo án tiếp theo, mời quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải tài liệu về máy.
Ngoài ra, nhằm hỗ trợ các Thầy cô trong quá trình xây dựng bài 60 với nhiều phương pháp soạn bài hay, nội dung chi tiết và được trình bày khoa học, quý thầy cô có thể tham khảo ở Bài giảng Vật lý 9 - Bài 60 :Định luật bảo toàn năng lượng
Thầy cô quan tâm có thể xem thêm các tài liệu được biên soạn cùng chuyên mục:
>> Giáo án tiếp theo: Giáo án Vật lý 9 Bài 61: Sản xuất điện năng - nhiệt điện và thủy điện