intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo án địa lý 12 - Bài 20: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Chia sẻ: Linh Ha | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

511
lượt xem
26
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu: Sau bài học, giáo viên giúp học sinh hiểu: 1. Kiến thức: - Hiểu được sự cần thiết phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH). - Trình bày được các thay đổi trong cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu thành phần kinh tế và cơ cấu lãnh thổ kinh tế nước ta trong thời kì Đổi mới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo án địa lý 12 - Bài 20: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

  1. Giáo án địa lý 12 - Bài 20: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế I. Mục tiêu: Sau bài học, giáo viên giúp học sinh hiểu: 1. Kiến thức: - Hiểu được sự cần thiết phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH). - Trình bày được các thay đổi trong cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu thành phần kinh tế và cơ cấu lãnh thổ kinh tế nước ta trong thời kì Đổi mới. 2. Kĩ năng: - Biết phân tích các biểu đồ và các bảng số liệu về cơ cấu kinh tế. - Rèn luyện kĩ năng vẽ biểu đồ (Cơ cấu kinh tế). 3. Thái độ: Thấy được sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta theo hướng tích cực II. phương tiện dạy học: - Phóng to biểu đồ Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế ở nước ta, giai đoạn 1990- 2005 (hình 20.1 - SGK Địa lí 12) - Phóng to bảng số liệu: Cơ cấu GDP phân theo thành phần kinh tế (bảng 20.2 - SGK Địa lí 12) - Bản đồ hành chính Việt Nam.
  2. III. Hoạt động dạy và học: A. ổn định tổ chức: ....................................................................................................... ....................................................................................................... ....................................................................................................... ....................................................................................................... ....................................................................................................... ....................................................................................................... ....................................................................................................... .................... B. Kiểm tra miệng: Thu bài thực hành của học sinh để chấm. Khởi động: GV đặt câu hỏi: Trong những năm gần đây nền kinh tế nước ta có sự chuyển biến ra sao? Sự chuyển biến đó được thể hiện ở những lĩnh vực nào? Sau khi HS trả lời GV dẫn dắt tìm hiểu nội dung của bài. Bài mới: Hoạt động của giáo viên và Nội dung chính học sinh Hoạt động 1: Tìm hiểu chuyển 1) Chuyển dịch cơ cấu ngành dịch cơ cấu ngành kinh tế. kinh tế:
  3. Hình thức: Cá nhân hoặc cặp. - Cơ cấu ngành kinh tế nước ta đang có sự chuyển dịch theo Bước 1: hướng tiến bộ, tuy còn chậm: - HS dựa vào hình 20.1 (SGK + Giảm tỉ trọng khu vực 1. Địa lí 12) - Biểu đồ Cơ cấu GDP phân +Tăng tỉ trọng khu vực II. theo khu vực kinh tế ở nước ta + Tỉ trọng khu vực III chưa ổn giai đoạn 1990 - 2005: Phân định . tích sự chuyển dịch GDP phân - Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo khu vực kinh tế. thể hiện khá rõ trong nội bộ - HS dựa vào bảng 20.1 (SGK từng ngành: Địa lí 12) + Khu vực I: Giảm tỉ trọng - Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghành trồng trọt, tăng tỉ trọng nghiệp. Hãy cho biết xu hướng ngành chăn nuôi. chuyển dịch trong từng ngành + Khu vực II; Tăng tỉ trọng kinh tế. nhóm ngành công nghiệp chế Bước 2: HS trả lời, GV chuẩn biến, giảm tỉ trọng nhóm ngành kiến thức. công nghiệp khai thác. + Khu vực III: kết cấu hạ tầng và phát triển đô thị có những bước tiến tăng trưởng khá. Hoạt động 2: Tìm hiểu về sự chuyển dịch cơ cấu theo thành 2) Về cơ cấu thành phần kinh tế:
  4. phần kinh tế: - Khu vực kinh té Nhà nước giảm tỉ trọng nhưng vẫn giữ vai Hình thức: Cá nhân hoặc lớp. trò chủ đạo. Bước 1: HS dựa vào bảng 20.2 (SGK Địa lí 12) Nhận xét sự - Tỉ trọng của kinh tế tư nhân chuyển dịch cơ cấu GDP giữa ngày càng tăng. các thành phần kinh tế. - Thành phần kinh tế có vốn đầu + Cho biết chuyển dịch đó có ý tư nước ngoài tăng nhanh, đặc biệt từ khi nước ta ra nhập nghĩa gì? WTO. Bước 2: HS trình bày, GV nhận xét và chuẩn kiến thức. Hoạt động 3: Tìm hiểu chuyển 3) Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ kinh tế dịch cơ cấu lãnh thổ kinh tế - Nông nghiệp: Hình thành các Hình thức: nhóm. vùng chuyên canh cây lương Bước 1: thực, thực phẩm, cây công GV chia nhóm và giao nhiệm vụ nghiệp. cụ thể cho các nhóm - Công nghiệp: hình thành các Các nhóm dựa vào SGK, nêu khu công nghiệp tập trung, khu những biểu hiện của sự chuyển chế xuất có quy mô lớn. dịch cơ cấu theo lãnh thổ. - Sự phân hóa sản xuất giữa các Bước 2: Đại diện các nhóm vùng: trình bày, các nhóm khác bổ
  5. sung, GV giúp HS chuẩn kiến + Đông Nam Bộ: phát triển công thức. nghiệp mạnh nhất... + Đồng bằng sông Cửu Long: Vùng trọng điểm sản xuất lương thực, thực phẩm. - Cả nước đã hình thành 3 vùng kinh tế trọng điểm: + Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc. + Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam IV. Đánh giá: Câu 1: Năm 2005, nước ta có tốc độ tăng GDP A. đứng đầu khu vực Đông Nam C. đứng thứ hai ở Đông Nam á. á B. đứng đầu châu á D. đứng thứ 2 châu á. Câu 2: Tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước ta là: A. Rất nhanh, đáp ứng được yêu cầu phát triển đất nước.
  6. B. Nhanh, nhưng vẫn xhưa đáp ứng được yêu cầu phát triển đất nước. C. Còn chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của đất nước. D. Còn chậm, nhưng cũng đáp ứng được yêu cầu phát triển của đất nước. Câu 3: ý nào sau đây chưa chính xác? Cơ cấu ngành kinh tế trong GDP của nước ta đang có sự chuyển dịch theo hướng: A. Giảm tỉ trọng của khu vực I ( nông - lâm - thủy sản) B. Tăng tỉ trọng của khu vực II ( công nghiệp và xây dựng) C. Tăng tỉ trọng của khu vực III ( dịch vụ) D. Tỉ trọng của khu vực III khá cao nhưng chưa ổn định. Câu 4: Trong công nghiệp, sự chuyển dịch cơ cấu là: A. tăng tỉ trọng ngành công nghiệp chế biến, giảm tỉ trọng ngành công nghiệp khai thác. B. giảm tỉ trọng ngành công nghiệp chế biến, tăng tỉ trọng ngành công nghiệp khai thác. C. Cân bằng tỉ trọng giữa công nghiệp chế biến và công nghiệp khai thác. D. đa dạng hóa các sản phẩm công nghiệp. V. Hoạt động nối tiếp:
  7. HS về nhà làm bài tập số 2 trong SGK..
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2