intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo án Địa lý 7 bài 12: Thực hành Nhận biết đặc điểm môi trường đới nóng

Chia sẻ: Trần Thị Hiền | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:10

367
lượt xem
16
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bao gồm các giáo án Thực hành Nhận biết đặc điểm môi trường đới nóng được thiết kế chi tiết trong bộ sưu tập dành cho quý bạn đọc tham khảo. Qua bài học, các kiến thức được cung cấp trong bài giúp học sinh nắm được về các kiểu khí hậu xích đạo ẩm, nhiệt đới và nhiệt đới gió mùa. Về các kiểu khí hậu của môi trường đới nóng. Kĩ năng nhận biết các môi trường của đới nóng qua ảnh địa lí, qua biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa. Kĩ năng phân tích các mối quan hệ giữa chế độ mưa với chế độ sông ngòi, giữa khí hậu với môi trường.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo án Địa lý 7 bài 12: Thực hành Nhận biết đặc điểm môi trường đới nóng

BÀI 12: THỰC HÀNH NHẬN BIẾT ĐẶC ĐIỂM MÔI TRƯỜNG ĐỚI NÓNG

I. Mục tiêu bài học

  • Sau bài học, học sinh cần

  1. Kiến thức: thông qua bài tập.

  • Đặc điểm của khí hậu xích đạo ẩm, nhiệt đới và nhiệt đới gió mùa.
  • Các cảnh quan trong môi trường đới nóng.

   2-  Kĩ năng: nhận biết các môi trường ở đới nóng qua ảnh địa lí, biểu đồ khí hậu.

  • Rèn kĩ năng phân tích mối quan hệ giữa chế độ mưa với chế độ nước sông ngòi, giữa khí hậu với  môi trường.

    3. Thái độ:

  • Yêu thiên nhiên quê hương đất nước
  • Có ý thức bảo vệ thiên nhiên

II. Chuẩn bị                         

                        GV: - Ảnh các môi trường địa lí ở đới nóng.

                                - Các biểu đồ SGK phóng to.

                        HS:   Sgk, tập bản đồ,đọc trước bài

 III. Tiến trình bài dạy

1. Ổn định tổ chức    

  2. Kiểm tra bài cũ

  • Kết hợp trong quá trình thực hành.

  3. Bài mới

  • Chúng ta đã tìm hiểu những đặc đặc điểm tự nhiên của môi trường đới nóng, vậy để củng cố lại những kiến thức đã học và các kĩ năng biểu đồ……

          Hoạt động của GV và HS

 

Ghi bảng

 

(Hoạt động cá nhân)

? Đới nóng được chia thành mấy kiểu môi trường?

 - HS: Môi trường xích đạo ẩm, môi trường nhiệt đới, nhiệt đới gió mùa, hoang mạc.

? Nhắc lại đặc điểm khí hậu của các kiểu môi trường?

 - HS:

 + Môi trường xích đạo ẩm: Năng nóng quanh năm, biên độ nhiệt nhỏ, lượng mưa lớn, phân bố đồng đều quanh năm.

 + Môi trường nhiệt đới: Năng nóng mưa theo mùa (Có thời kì khô hạn)

? Khí hậu có vai trò như thế nào trong việc hình thành cảnh quan tự nhiên?

- HS: Khí hậu có vai trò quuyết định trong việc hình thành cảnh quan tự nhiên.

- GV: Hướng dẫn hs đọc nội dung yêu cầu bài tập1 và qua sát ảnh A,B,C.

? Miêu tả quang cảnh trong ảnh chụp và xác định tên các cảnh quan?

- HS: Ảnh A là hoang mạc, ảnh B là xa van, ảnh C là rừng rậm xanh quanh năm.

? Các cảnh quan trên thuộc môi trường nào. Hãy đưa ra lí do chọn?

- HS:

  + A hoang mạc: Khô hạn, nóng……

  + B Nhiệt đới: Nắng nóng, mưa tập trung theo mùa có thhời kì khô hạn.

  + C xích đạo ẩm: Nắng nóng mưa nhiều và đồng đều quanh năm.

 

 

 

 

 

 

 

THẢO LUẬN NHÓM

? Nhắc lại cách nhận dạng  biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa trong từng kiểu môi trường đã học?

 

 + Môi trường xích đạo ẩm: Đường biểu diễn nhiệt độ trong năm ít trênh lệch trong các tháng, cột biểu thị lượnh mưa cao và tương đối đồng đều.

 + Môi trường nhiệt đới: Đường biểu diễn nhiệt độ óc dự trênh lệch, càng gần chí tuyến sự trênh lệch nhiệt độ càng lớn, có hai lần nhiệt độ tăng cao trong năm.

- GV: Hướng dẫn học sinh đọc nội dung bài tập 2 và quan sát ảnh xa van.

? Cảnh quan xa van là đặc trưng ở môi trường nào của đới nóng?

Xa van là đặc trưng của môi trường nhiệt đới của  đới nóng.

- GV: Hướng dẫn học sinh phân tích ba biểu đồ A,B,C.

- HS: A: Có lượng mưa lớn, Nhiệt độ cao quanh năm, không có tháng khô hạn ( Không phù hợp).

         B:  Lượng mưa lớn theo mùa có tháng khô hạn ( Phù hợp).

         C: Lượng mưa quá ít ( Không phù hợp)

 

 

 

- GV: Hướng dẫn học sinh đọc nội dung bài tập 3.

? Lưu lượng nước của một con sông phụ thuộc vào yếu tố nào?

- Phụ thuộc vào lượng mưa. Lượng mưa lớn lượng nước lớn và ngược lại.

- GV: Hướng dẫn học sinh đọc biểu đồ lượng mưa A,B,C và biểu đồ lưu lượng nước sông X, Y.

- A Mưa quanh năm, B thời kì khô hạn kéo dài, C mưa theo mùa.

      X có lượng nước lớn quanh năm. Y có một mùa lũ một mùa cạn.

 

 

 

THẢO LUẬN NHÓM

- HS: Đọc yêu cầu bài tập 4.

? Nhhiệt độ cao nhất, thấp nhất của biểu đồ A,B,C,D,E?

- HS:

      A: 12oC – 22oC.

      B: 22oC – 30oC ( có hai lần tăng cao).

      C: 3oC – 17oC.

      D: -13oC – 20oC

      E: 13oC – 30oC.

? Theo em biểu đồ nào phù hợp với đới nóng. Lí do chọn?

- HS: Biểu đồ B phù hợp với đới nóng. Vì nhiệt độ trung bình năm lớn hơn 20oC.

 

- GV: Yêu cầu học sinh phân tích chế độ mưa của môi trường nhiệt đới gió mùa.

1. Bài tập1.(10')

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- A: Thuộc môi trường hoang mạc.

- B: Thuộc môi trường nhiêt đới.

- C: Thuộc môi trường xích đạo ẩm.

2. Bài tập 2.(10')

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Biểu đồ B phù hợp với cảnh quan xa van.

3. Bài tập 3.(9)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- A Phù hợp với X.

- C Phù hợp với Y.

4. Bài tập 4.(10')

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Biểu đồ B thuộc đới nóng.

--- xem online hoặc tải về máy---

Trên đây là một phần trích dẫn trong giáo án Thực hành Nhận biết đặc điểm môi trường đới nóng. Để xem toàn bộ đầy đủ giáo án quý thầy cô và các em học sinh vui lòng đăng nhập vào trang web tailieu.vn xem online hoặc tải về máy

Ngoài giáo án trên, quý thầy cô và các em học sinh có thể tham khảo thêm bài giảng này tại đây: 

  • Thực hành Nhận biết đặc điểm môi trường đới nóng gồm nội dung lý thuyết được tóm tắt một cách chi tiết giúp các em học sinh dễ nắm bài. Bài giảng còn có các hình ảnh bản đồ, các bảng số liệu cụ thể hay các biểu đồ được diễn đạt rõ ràng không chỉ giúp các em học sinh dễ hiểu nội dung bài học mà còn giúp cho thầy cô trong quá trình soạn giáo án và giảng dạy. 
  • Hướng dẫn trả lời bài tập trong SGK môn Địa lý lớp 7 giúp các em học sinh trong quá trình học tập.
  • Trắc nghiệm liên quan đến nội dung bài Thực hành Nhận biết đặc điểm môi trường đới nóng giúp các em học sinh tự đánh giá nội dung bài mà mình tiếp thu được để có phương pháp học đúng đắn. 

⇒ Bài giảng tiếp theo tại đây: Bài 13: Môi trường đới ôn hòa

ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0