Giáo án HK1 Địa lý 11 hay nhất - GV.Nguyễn T.Minh
lượt xem 33
download
Gồm 8 bài giáo án của chương trình HK1 môn Địa lý lớp 11 của giáo viên Nguyễn Thị Minh biên soạn dành cho quý bạn đọc tham khảo. Bộ giáo án dành cho quý thầy cô sử dụng làm tư liệu cho quá trình giảng dạy cho các bạn học sinh nắm vững các kiến thức của chương trình Địa lý 11. Gồm sự tương phản về trình độ phát triển KT-XH của các nhóm nước. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại. Xu hướng toàn cầu hoá, khu vực hoá kinh tế, một số vấn đề mang tính toàn cầu. Một số vấn đề của châu lục và khu vực.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo án HK1 Địa lý 11 hay nhất - GV.Nguyễn T.Minh
- GIÁO ÁN ĐỊA LÝ 11 BÀI 7: LIÊN MINH CHÂU ÂU (EU) TIẾT 1: EU – LIÊN MINH KHU VỰC LỚN NHẤT THẾ GIỚI I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS cần: 1. Kiến thức: - Trình bày được lí do hình thành, quy mô, vị trí, mục tiêu, thể chế hoạt động và biểu hiện của mối liên kết toàn diện giữa các nước trong EU - Phân tích được vai trò của Eu trong nền kinh tế thế giới: trung tâm kinh tế và tổ chức thương mại hàng đầu thế giới 2. Kĩ năng: - Sử dụng bản đồ để nhận biết các nước thành viên EU. - Phân tích bảng số liệu , tư liệu về dân số của EU, cơ cấu GDP, một số chỉ tiêu về kinh tế để thấy được ỹ nghĩa của EU thống nhất, vị thế của EU trong nền kinh tế thế giới. 3. Thái độ: Thấy được mối quan hệ giữa EU và nước ta hiện nay và vai trò của EU trong viện trợ phát triển đối với nước ta. 4. Trọng tâm: - Quá trình hình thành và phát triển, mục đích thể chế của EU. - EU là trung tâm KT, tổ chức thương mại hàng đầu của TG. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC Máy chiếu III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức lớp: kiểm tra sĩ số, trang phục, vệ sinh 2. Kiểm tra bài cũ: không 3. Bài mới GV giới thiệu về bài phát biểu của Rô – bớt Shu – man bộ trưởng bộ ngoại giao Pháp về ý tưởng thành lập EU vào ngày 5-9-1950. Hoạt động Nội dung Họat động 1: Quá trình hình thành và phát I. Quá trình hình thành và phát triển triển 1. Sự ra đời và phát triển Dựa vào nội dung mục 1 trả lưòi câu hỏi: - Sau chiến tranh TG II, các nước Tây Âu tăng liên minh Châu âu được hình thành dựa cường liên kết trên những tổ chức nào? - Năm 1951 thành lập cộng đồng Than và Thép - Các mốc thời gian quan trọng hình thành châu Âu nên EU? - 1957: cộng đồng kinh tế châu Âu
- GIÁO ÁN ĐỊA LÝ 11 - Hãy xác định trên hình 7.2, các nước gia - 1958: cộng đồng nguyên tử nhập EU đến các năm 1995, 2004, 2007? - 1967: thống nhất 3 tổ chức trên thành cộng HS trả lời Gv bổ sung, chốt ý đồng châu Âu (EC) Họat động 2: Mục đích và thể chế của - 1993, đổi tên thành Liên minh châu Âu (EU) EU qua hiệp ước Ma-xtrích tại Hà Lan (GV sử dụng phương pháp giảng giải kết - Số lượng thành viên không ngừng tăng lên: hợp đàm thoại gợi mở), dựa vào kênh Từ 6 nước ban đầu (1957) đến 2007 là 27 hình 7.3 và 7.4 cùng kên chữ, để trả lời nước - Mục đích của EU? 2. Mục đích và thể chế của EU - Nêu tên các cơ quan đầu não của EU? - Mục đích: Chúng có chức năng gì? + Xây dựng phát triển khu vực mà nơi đó hàng HS trả lời, Gv trình bày thêm về chức hóa, người, vốn được tự do lưu thông giữa các năng và hoạt động của các cơ quan chính thành viên của EU + Tăng cường hợp tác, liên kết KT, luật pháp, an ninh và ngoại giao - Thể chế: hoạt động dựa trên các tổ chức + Hội đồng châu Âu + Nghị viện + Hội đồng bộ trưởng + Ủy ban liên minh II. Vị thế của EU trong nền KT thế giới Hoạt động 3: Vị thế của EU trong nền 1. Trung tâm kinh tế hàng đầy thế giới KT thế giới - Hình thành nên thị trường chung và sử dụng - GV chia lớp thành 3 nhóm cùng đồng tiền ơ-rô => EU trở thành trung tâm + Nhóm 1: dựa vào nội dung 1 mục II, KT hàng đầu TG bảng 7.1 và hình 7.5, chứng tỏ EU là trung - EU dẫn đầu TG về tỷ trọng xuất khẩu trong tâm kinh tế hàng đầu TG GDP và tỷ trọnn trong xuất khẩu của Thế giới + Nhóm 2: dựa vào nội dung 2 mục II, 2. Tổ chức thương mại hàng đầu bảng 7.1, nêu bật vai trò của EU torng - KT EU phụ thuộc nhiều vào xuất nhập khẩu thương mại thế giới - Các nước dỡ bỏ thuế quan với nhau và có + Nhóm 3: dựa vào hình 7.5, phân tích vai chung 1 mức thuế trò EU trong thương mại TG - EU dẫn đầu TG về thương mại - Mỗi nhóm cử đại diện trình bày, nhóm - EU là bạn hàng lớn nhất của các nước đang khác bổ sung, trao đổi => GV củng cố, phát triển sửa chữa, bổ sung - EU hạn chế nhập nhiều mặt hàng công nghiệp và trợ giá cho nông sản 4. Củng cố - Đánh giá 1/ Các nước có vai trò sáng lập EU là: 1. Anh, Pháp, Hà Lan, Thụy Điển, Na Uy
- GIÁO ÁN ĐỊA LÝ 11 2. Pháp, Đức, Ý, Bỉ, Hà Lan, Luc-xăm-bua 3. Hà Lan, Ba Lan, Đức, Ý, Na Uy 4. Anh, Pháp, Ba Lan, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha 2/ Kinh tế EU phụ thuộc nhiều vào: 1. Việc đi lại tự do giữa các nước thành viên 2. Tự do buôn bán giữa các nước thành viên 3. Hoạt động ngoại thương 4. Họat động của Hội đồng bộ trưởng 4/ Tiền thân của EU ngày nay là : a. Cộng đồng kinh tế châu Âu b. Cộng đồng nguyên tử c. Cộng đồng Than và thép d. Cộng đồng thương mại 5. Hoạt động nối tiếp - Làm bài tập 1,2 trang 50 SGK - Soạn tiết 2: theo hệ thống câu hỏi 1,2,3 trang 55 IV. RÚT KINH NGHIỆM ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ...................................................... ……………………………………………………………………………………… …………………
- GIÁO ÁN ĐỊA LÝ 11 TIẾT 2: EU- HỢP TÁC, LIÊN KẾT ĐỂ CÙNG PHÁT TRIỂN I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS cần: 1.Kiến thức: - Trình bày được một số biểu hiện về + Tự do lưu thông: hàng hoá, con người, dịch vụ, tiền vốn + Hợp tác trong sản xuất và dịch vụ giữa các nước trong EU: hợp tác trong sản xuất máy bay E – bớt, đường hầm qua eo Măn – sơ, liên kết vùng Ma – xơ Rai – nơ đã đem lại lợi ích cho các nước thành viên. - Ghi nhớ địa danh vùng Ma-xơ – Rai nơ, Luân Đôn 2. Kĩ năng: Phân tích được các sơ đồ, lược đồ có trong bài học. 3. Trọng tâm: - Biểu hiện của tự do lưu thông: nội dung và lợi ích của bốn mặt lưu thông - Biểu hiện trong hợp tác và sant xuất máy bay, đường hầm qua biển, và liên kết vùng II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC Các lược đồ: hợp tác SX máy bay Airbus, liên kết vùng Ma-xơ Rai-nơ và sơ đồ đường hầm Măng-sơ III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức lớp: kiểm tra sĩ số, trang phục, vệ sinh 2. Kiểm tra bài cũ: a/ liên minh châu âu hình thành như thế nào? b/ Trình bày mục đích và thể chế của liên minh châu âu? c/ Chứng minh rằng EU là trung tâm kinh tế, tổ chức thương mại hàng đầu thế giới qua hình 7.5 và bảng 7.1? 3. Bài mới Sử dụng hình ảnh máy bay Airbus và EURO để giới thiệu sự hợp tác của EU Hoạt động Nội dung Họat động 1: Thị trường chung I. Thị trường chung Châu Âu Châu Âu 1. Tự do lưu thông - GV yêu cầu HS tìm hiểu ý 1: “tự do - 1993, EU thiết lập thị trường chung lưu thông” a/ Tự do di chuyển: tự do đi lại, cư trú, nơi làm việc - Phân tích nội dung và lợi ích của b/ Tự do lưu thông dịch vụ bốn mặt tự do lưu thông trong EU? c/ Tự do lưu thông hàng hóa HS cho VD cụ thể? d/ Tự do lưu thông tiền vốn
- GIÁO ÁN ĐỊA LÝ 11 - Vì sao sự ra đời của đồng tiền 2. Euro – đồng tiền chung Châu Âu chung là bước tiến mới của liên kết - 1999: chính thức lưu thông EU? - 2004: 13 thành viên sử dụng - Lợi ích của đồng tiền chung? - Lợi ích: + Nâng cao sức cạnh tranh + Xóa bỏ những rủi ro khi chuyển đổi tiền tệ + Thuận lợi việc chuyển vốn + Đơn giản công tác kế toán các doanh nghiệp Họat động 2: Hợp trong sản xuất và II. Hợp trong sản xuất và dịch vụ dịch vụ 1. Sản xuất máy bay Airbus Thảo luận theo nhóm: (5 phút) - Do Anh, Pháp, Đức sáng lập, nhằm cạnh tranh với - Sử dụng kênh chữ, kênh hình 7.7 và các công ty của Hoa Kỳ 7.8 hòan thành bảng sau (phần phụ 2. Đường hầm giao thông Măng-sơ lục) - Nối liền nước Anh với lục địa hoàn tàhnh vào 1994 Đại diện Hs trình bày Gv nhận xét, - Lợi ích: đánh giá + Hàng hóa vận chuyển trực tiếp từ Anh tới lục địa không cần trung chuyển bằng phà và ngược lại + Đường sắt siêu tốc phục vụ có thể cạnh tranh với hàng không III. Liên kết vùng Châu Âu (Euroregion) 1. Khái niệm Hoạt động 3: liên kết vùng châu âu Người dân các nước khác nhau tiến hành các hoạt Dựa vào nôij dung SGK trình bày động hợp kinh tế, XH, văn hóa một cách tự nguyện vì khái niệm và biểu hiện của liên kết lợi ích chung các bên tham gia vùng Maxo – Rai nơ 2. Liên kết vùng Ma-xơ Rai-nơ HS trình bày, Gv bổ sung, chốt ý Hình thành tại biện giới Hà Lan, Đức và Bỉ 4. Củng cố - Đánh giá 1/ Đồng tiền chung của EU (EURO) được sử dụng chính thức từ năm: a. 1997 b. 1999 c. 2000 d. 2001 2/ EU thực hiện được tự do lưu thông là vì: a/ Các nước đều đã là thành viên của WTO và UN b/ Dân số đông, nguồn vốn lớn, hàng hóa dồi dào c/ Tất cả các thành viên EU đều đã dùng đồng tiền chung (ơ-rô) d/ EU đã thiết lập được một thị trường chung 3/ Liên kết vùng là: a/ Người dân trong cùng một nước ở các địa phương khác nhau tiến hành các hoạt động hợp tác kinh tế, XH, văn hóa một cách tự nguyện
- GIÁO ÁN ĐỊA LÝ 11 b/ Người dân các nước khác nhau tiến hành các hoạt động hợp tác văn hóa một cách tự nguyện c/ Người dân trong cùng một nước ở các địa phương khác nhau tiến hành các hoạt động hợp tác XH, văn hóa một cách tự nguyện d/ Người dân các nước khác nhau tiến hành các hoạt động hợp kinh tế, XH, văn hóa một cách tự nguyện 4/ Liên kết vùng Ma-xơ Rai-nơ có vị trí ở khu vực biên giới của các nước: a. Pháp, Đức, Ý b. Hà Lan, Pháp, Đức c. Đức, Bỉ, Hà Lan d. Ba Lan, Đan Mạch, Bỉ 5/ Ý nào sau đây không chính xác: a/ Phát triển liên kết vùng có ý nghĩa tăng cường quá trình liên kết và nhất thể hóa ở liên minh Châu Âu b/ Phát triển liên kết vùng có ý nghĩa tạo sự tự do đi lại, cư trú và nơi làm việc của người dân trong EU c/ Phát triển liên kết vùng có ý nghĩa tăng cường đoàn kết hữu nghị giữa nhân dân trong KV biên giới d/ Phát triển liên kết vùng có ý nghĩa tận dụng lợi thế so sánh riêng mỗi nước trên cơ sở thực hiện các dự án chung về KT, Văn hóa, giáo dục vùng biên 6/ Lợi ích từ đường hầm qua biển Măng-sơ: a/ Hàng hóa chuyển trực tiếp từ Anh sang Châu Âu và ngược lại, không cần chuyển bằng phà b/ Người dân có thể đi từ Pháp sang Anh và ngược lại c/ Sử dụng được nhiều loại phương tiện vận tải như đường biển, ô tô và đường sắt d/ Các loại hình vận tải ô tô và đường sắt có thể cạnh tranh với đường không và biển 5. Hoạt động nối tiếp Chuẩn bị trước tiết 3: Thực hành tìm hiểu về EU IV. PHỤ LỤC * Phiếu học tập : Các dự án Sản phẩm Các nước tham Lợi ích đem lại hợp tác gia Máy bay Airbus Đường hầm giao thông Măng-sơ V. RÚT KINH NGHIỆM:
- GIÁO ÁN ĐỊA LÝ 11 ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ...................................................... TIẾT 3: THỰC HÀNH: TÌM HIỂU VỀ LIÊN MINH CHÂU ÂU I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS cần: 1. Kiến thức: - Trình bày được ý nghĩa của việc hình thành một EU thống nhất qua việc phân tích các thông tin liên quan - Chứng minh được vai trò của EU torng nền KT TG. 2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng vẽ, phân tích biểu đồ, số liệu thống kê, xử lí tư liệu tham khảo và kĩ năng trình bày một vấn đề. 3. Trọng tâm: - Ý nghĩa của việc hình thành một EU thống nhất. - Vị trí của EU trong nền KT TG. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC - BĐ các nước Châu Âu. - Biểu đồ chuẩn bị trước theo yêu cầu bài TH. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức lớp: kiểm tra sĩ số, trang phục, vệ sinh 2. Kiểm tra bài cũ: a/ Trình bày nội dung và ý nghĩa của bốn mặt tự do lưu thông? b/ EU hợp tác sản xuất trong các lĩnh vực nào? Ý nghĩa? 3. Bài mới GV giới thiệu nội dung, yêu cầu bài thực hành Họat động 1: Tìm hiểu ý nghĩa của vịêc hình thành một EU thống nhất Dựa vào những thông tin trong SGK và hiểu biết của bản thân cho biết việc hình thành thị trường chung Châu Âu, và sử dụng chung đồng tiền đem lại lợi ích gì cho các nước thành viên? GV chia lớp thành 3 dãy thảo luận theo cặp, sau đó đại diện nhóm trình bày Nhóm khác bổ sung, Gv chuẩn kiến thức I. Lợi ích của việc thành lập thị trường chung Châu Âu * Thuận lợi - Tăng cường tự do lưu thông người và hàng hóa, tiền tệ, dịch vụ - Thúc đẩy và tăng cường quá trình nhất thể hóa EU về các mặt kinh tế xã hội - Tăng thêm tiềm lực và khả năng cạnh tranh kinh tế của EU với thế giới
- GIÁO ÁN ĐỊA LÝ 11 - Sử dụng đồng tiền chung có lợi ích: hạn chế rủi ro khi chuyển đổi tiền tệ, thuận lợi trong luân chuyển vốn, đơn giản hóa công tác kế toán * Khó khăn - Việc chuyển đổi sang dùng chung đồng Ơ – rô có thể xảy ra tình trạng giá hàng tiêu dùng tăng cao và lạm phát xảy ra II. Vai trò của EU trong nền kinh tế Thế Giới Họat động 2: tìm hiểu vai trò của EU trong nền KT thế giới Vẽ 2 biểu đồ tròn thể hiện dân số và GDP của EU so với các nước khác - GV hướng dẫn HS vẽ biểu đồ theo đúng yêu cầu, chú ý tỷ lệ, kí hiệu, chú giải, điền thông tin lên biểu đồ EU hoa kì nhật bản trung quốc ấn độ các nướ c còn lại EU hoa kì nhật bản trung quốc ấn độ các nước còn l ại GDP Dân số Biểu đồ thể hiện tỷ trọng dân số và GDP của EU so với các nước khác Nêu nhận xét biểu đồ - Eu chỉ chiếm 2,2% diện tích, 7,5% dân số Thế giới nhưng EU chiếm tới: + 30,9% GDP của Thế giới, 26% sản lượng ô tô, 37,7% xuất khẩu, 19,9% mức tiêu thụ năng lượng của TG + Tỷ trọng của EU trong xuất khẩu Thế giới và tỷ trọng xuất khẩu trong GDP đứng đầu TG vượt xa Hoa Kì và Nhật Bản 4. Củng cố - Đánh giá GV đánh giá, nhận xét bài làm của học sinh 5. Hoạt động nối tiếp Về nhà hoàn thiện bài thực hành, tìm hiểu một số nét về tự nhiên, dân cư xã hội và kinh tế của Cộng hòa liên bang Đức. IV RÚT KINH NGHIỆM ……………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………
- GIÁO ÁN ĐỊA LÝ 11 ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………
- GIÁO ÁN ĐỊA LÝ 11 TIẾT 4: CỘNG HÒA LIÊN BANG ĐỨC I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS cần: 1. Kiến thức: - Phân tích được CHLB Đức như một ví dụ về thành viên có nền kinh tế thị trường và xã hội phát triển: vị thế của CHLB Đức trong EU và trên thế giới. (vị trí địa lí điều kienj tự nhiên, dân cư xã hội, kinh tế) - Ghi nhớ địa danh Béc – Lin 2. Kĩ năng: Phân tích được các lược đồ, biểu đồ, bảng số liệu về KT trong bài học để thấy được vai trò của Đức trong EU và thế giới. 3. Thái độ: Có thái độ tích cực, ủng hộ mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Đức 4. Trọng tâm - Vị thế trong lĩnh vực KT Đức ở Châu Âu và TG. - Trình độ phát triển CN-NN Đức. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC - BĐ tự nhiên, kinh tế chung CHLB Đức. - Các lược đồ CN, NN Đức. - Bảng số liệu thống kê GDP một số cường quốc TG. Giá trị XK-NK các cường quốc thương mại TG. - Máy chiếu IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức lớp: kiểm tra sĩ số, trang phục, vệ sinh 2. Kiểm tra bài cũ: kiểm tra bài thực hành của HS 3. Bài mới GV đưa một số hình ảnh nứơc Đức sau chiến tranh thế giới thứ II, bại trận ,đất nước bị tàn phá nặng nề, bồi thường chiến tranh, vị thế trên trường quốc tế giảm sút nhưng hiện là cường quốc thứ 3 TG về KT (2006), một trong những nhân tố tạo mối gắn bó cở châu Âu Hoạt động của Giáo viên và Học sinh Nội dung Họat động 1: Vị trí địa lí và điều kiện tự I. Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên nhiên - Nằm ở trung tâm châu Âu, thủ đô là Béc Lin - Sử dụng bản đồ địa lí Châu Âu, nêu vị trí => thuân lợi thông thương với các nước khác, địa lí và đặc điểm tự nhiên của Đức? cầu nối giữa Đông Tây Bắc Nam của châu - Ảnh hưởng của vị trí địa lí và đặc điểm tự Âu nhiên đến phát triển KT? - KH: ôn đới với nhiều cảnh quan đa dạng => HS trả lời, Gv nhận xét, chốt ý du lịch phát triển
- GIÁO ÁN ĐỊA LÝ 11 Họat động 2: Dân cư và xã hội - Nghèo KS, đáng kể là than nâu, than đá và - Nêu một số nét nổi bật của DS - XH Đức? muối mỏ - Dựa vào hình 7.11, nhận xét thay đổi II. Dân cư và xã hội tháp tuổi dân số Đức qua năm 1910 và 2000 - Mức sống cao Hoạt động 3: Kinh tế - Dân số già, tỉ suất sinh thấp => chính phủ Hoạt động theo cặp: Gv phân nhiệm vụ cho có nhiều chính sách khuyến khích gia đình các cặp đôi theo 3 dãy đông con. Dãy 1 - DS tăng chủ yếu do nhập cư Khái quát - Giáo dục đào tạo được chú trọng đầu tư - Dựa vào bảng 7.3 và 7.4, chứng minh Đức III. Kinh tế là một trong những cường quốc kinh tế 1. Khái quát hàng đầu TG? - Là cường quốc KT, đang có xu hướng Dãy 2 chuyển từ nền KT CN sang nền KT tri thức Công nghiệp - Cơ cấu KT: DV chiếm chủ yếu 70%, NN - Dựa vào hình 7.12, xác định các trung tâm và CN là 30% CN và các ngành CN ở các trung tâm đó? 2. Công nghiệp - Kể tên sản phẩm CN nổi tiếng mà em - Nhiều ngành CN có vị trí cao: điện tử viễn biết? thông, hóa chất, chế tạo máy, SX thép Dãy 3 - Năng suất lao động cao, luôn đổi mới và áp Nông nghiệp dụng công nghệ hiện đại => sản phẩm chất - Dựa vào hình 7.14, HS: lượng cao + Giải thích ý SGK “Điều kiện tự nhiên - Người lao động sáng tạo không thuận lợi” thể hiện qua yếu tố nào? 3. Nông nghiệp + Nêu phân bố cây trồng vật nuôi - Điều kiện tự nhiên khó khăn cho SXNN Đại diện HS trình bày, bổ sung nhưng nhờ cơ giới hóa, chuyên môn hóa, áp GV nhận xét, đánh giá và kết luận dụng kĩ thuật cao nên năng suất tăng mạnh. - Nổi tiếng là lúa mì, gia súc, sữa 4. Củng cố - Đánh giá 1/ CHLB Đức có vị trí: a. Đông Nam Châu Âu b. Trung tâm Châu Âu c. Đông bắc Châu Âu d. Tây Châu Âu 2/ CHLB Đức có khí hậu: a. Ôn đới gió mùa b. Hàn đới c. Ôn đới d. Nhiệt đới 3/ Các khóang sản đáng kể của CHLB Đức là: a. Vàng, kim cương, dầu khí b. Than nâu, than đá, muối mỏ c. Than đá, đồng , khí tự nhiên d. Sắt, Bô xít, muối mỏ 4/ Dân số Đức gia tăng là do: a. Tỉ lệ gia tăng tự nhiên còn cao b. Nhập cư
- GIÁO ÁN ĐỊA LÝ 11 c. Tỉ lệ sinh thấp, tỉ lệ tử gần bằng 0 d. Tỉ lệ sinh cao, tử thấp 5. Hoạt động nối tiếp Làm BT 1, 2/60/ SGK. Soạn bài Liên bang Nga theo hệ thống câu hỏi 1,2,3 trang 66 IV. RÚT KINH NGHIỆM ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ………………………………………………………
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn