intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo án Hoạt động trải nghiệm lớp 8: Chống rác thải nhựa

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:10

198
lượt xem
24
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

"Giáo án Hoạt động trải nghiệm lớp 8: Chống rác thải nhựa" được biên soạn với mục tiêu giúp học sinh biết được thế nào là rác thải nhựa; thực trạng ô nhiễm rác thải nhựa hiện nay; tác hại của rác thải nhựa đến sức khỏe con người; các biện pháp giảm thiểu rác thải nhựa ra môi trường.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo án Hoạt động trải nghiệm lớp 8: Chống rác thải nhựa

  1. Giáo viên: Đào Thị Hạ. Bài soạn: Hoạt động trải nghiệm. TKB: Tiết 3. HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM “CHỐNG RÁC THẢI NHỰA” 1. MỤC TIÊU:                                                                     a. Kiến thức:  Học sinh biết được:  ­ Biết được thế nào là rác thải nhựa. ­ Biết được thực trạng ô nhiễm rác thải nhựa hiện nay. ­ Biết được nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm rác thải nhựa. ­ Tác hại của rác thải nhựa đến sức khỏe con người. ­ Các biện pháp giảm thiểu rác thải nhựa ra môi trường. b. Kĩ năng:  ­ Kĩ năng phân loại rác thải: rác thải hữa cơ, rác thải vô cơ, rác thải tái chế.   ­ Tận dụng một số  đồ  dùng nhựa để  tái chế  làm lọ  đựng bút, chậu hoa, đồ  chơi.... c. Thái độ:         ­ Hạn chế sử dụng các đồ dùng nhựa. ­ Vứt rác đúng  nơi quy định và phân loại rác thải. ­ Có ý thức bảo vệ môi trường xung quanh nhà ở, trường học và nơi công  cộng.                                             d. Năng lực – phẩm chất:  ­ Năng lực: Hoạt động nhóm, vấn đáp, phát hiện và giải quyết vấn đề, thẩm  mỹ.  ­ Phẩm chất: + Giữ gìn môi trường xanh – sạch – đẹp.  + Đoàn kết, giúp đỡ các bạn trong hoạt động nhóm. 2. CHUẨN BỊ:
  2. a.Giáo viên: Bài soạn, bảng phụ, máy chiếu, đồ dùng nhựa tái chế.   b. HS : Giấy màu, kéo, băng dính. 3.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:            a. Kiểm tra  :  b.Dạy nội dung bài mới: A.HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG(5’) GV: Hiện nay ô nhiễm môi trường đang là vấn đề nóng của toàn xã hội. Chiếu video chất thải nhựa tác hại và hành động của chúng ta. HS: Quan sát. GV:  Trong video nói về vấn đề gì? HS: Trả lời. (Nói về tình trạng ô nhiễm rác thải nhựa. Chống rác thải nhựa  được chọn là chủ đề môi trường thế giới năm 2018. Trên thế giới mỗi năm  hơn 300 triệu tấn nhựa được sản xuất (chôn vùi tại các bãi rác hoặc ra đại  dương). 41kg/người/năm. Nói không với túi ni nông, sử dụng các sản phẩm  dùng nhiều lần...) B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC(30’)  Mục tiêu: Học sinh biết được khái niệm về rác thải nhựa. ­ Biết được thực trạng ô nhiễm rác thải nhựa hiện nay. ­ Biết được nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm rác thải nhựa. ­ Các biện pháp giảm thiểu rác thải nhựa ra môi trường. Năng lực: Hoạt động nhóm, vấn đáp, phát hiện và giải quyết vấn đề, thẩm  mỹ.  Phương pháp: Vấn đáp, hoạt động nhóm, đàm thoại. Phương tiện dạy học: Máy tính, bài soạn, máy chiếu (Tivi). 
  3. Sản phẩm:  ­ Phâm loại được rác thải hữa cơ, vô cơ và rác thải tái chế. ­ Các đồ dùng từ rác thải nhựa: lọ hoa, lọ đựng bút, đồ chơi.... Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung chính Hoạt động 1: Tìm hiểu về khái niệm  I. Khái niệm. rác thải. GV: Em hiểu thế nào là rác thải nhựa? HS: Trả lời. GV: Kết luận: là những chất không  được phân hủy trong nhiều môi trường.  Chất thải nilong gồm các bao bì bằng  nhựa polyethylene (PE). GV: Theo em rác thải được chia làm  những loại nào? HS: Trả lời. ( Rác thải vô cơ, hữa cơ và  tái chế) HS: Kết luận và cho ví dụ về các loại  rác thải hữa cơ, rác thải vô cơ và rác  thải tái chế.  (Ti vi) GV: Mời lớp trưởng lên điều hành trò  chơi phân loại rác thải.
  4. HS: Hoạt động theo 4 nhóm.  Hoạt động phân loại rác thải theo mô  hình có sẵn. Nhận xét kết quả chéo nhau. GV: Kết luận và tuyên dương nhóm trả  lời đúng. Hoạt động 2: Tìm hiểu về thực trạng  rác thải hiện nay. GV: Nhìn vào bản đồ (ti vi) các quốc gia  II. Thực trạng. ô nhiễm môi trường biển nhiều nhất.  Em thấy Việt Nam đứng thứ mấy? HS: Trả lời. ( Việt Nam đứng thứ 4: 1,8  triệu rác thải không được xử lí mỗi  năm) GV: Thống kê năm 2017 ở Việt Nam: 1  người dùng 41kg nhựa/người/năm. Trong đó chỉ có 9% tái chế, 12% đốt. (Tivi) HS: Quan sát biểu đồ.
  5. GV: Em đã gặp những nơi nào có nhiều  rác thải, thải bừa bãi ra môi trường  chưa? HS: Trả lời. ( Trường học, đường đi,  công viên...) HS: Trả lời. GV. Đưa ra một số hình ảnh về thực  trạng rác thải nhựa hiện nay tại Việt  Nam.(ti vi) HS: Quan sát. III. Nguyên nhân. Hoạt động 3: Tìm hiểu nguyên nhân  dẫn đến ô nhiễm rác thải nhựa. GV: Theo em những nguyên nhân nào  dẫn đến ô nhiễm rác thải nhựa. HS: Trả lời. ( Do ý thức mỗi người dân  hay xả rác bừa bãi, chưa có khu xử lí rác  tập chung tại mỗi địa phương....) GV: Đưa rác nguyên nhân dẫn đến ô  nhiễm rác thải nhựa. (Tivi) IV. Tác hại. Hoạt động 4: Tìm hiểu tác hại của  rác thải nhựa. GV: Nêu tuổi thọ của một số đồ dùng  nhựa tự phân hủy ngoài môi trường  như: Chai nước 450­1000 năm phân 
  6. hủy, túi nhựa 500­1000 năm phân hủy.... HS: Lắng nghe. GV: Vậy khi rác thải nhựa khó phân  hủy sẽ tạo ra những tác hại gì? HS: Trả lời. (Tác hại đến sức khỏe con  người. Khi đốt tạo ra khí độc hại. Gây ô  nhiễm môi trường đất, không khí, ô  nhiễm nguồn nước. Làm mất mĩ quan,  vẻ đẹp...) GV: Kết luận các tác hại của rác thải  nhựa. Hoạt động 5: Tìm hiểu các biện pháp  hạn chế rác thải nhựa. GV: Từ những tác hại trên các em sẽ có  V. Biện pháp. những hành động gì để nói không với  rác thải nhựa? HS: Trả lời.
  7. GV: Đưa ra một số giải pháp giúp giảm  thiểu rác thải nhựa: Xây dựng nhiều  nhà máy xử lí rác thải làm năng lượng  điện. Tuyên dương các cá nhân có hành  động thu gom rác thải. Một số khẩu  hiệu “ nói không với rác thải nhựa” đặt  tại các điểm đông người. Lồng ghép  trong các bộ phim hoạt hình, trò chơi  cho các bé thiếu nhi...(Tivi) HS: Quan sát hình ảnh. GV: Tại địa phương em đã tổ chức  phong trào chống rác thải nhựa như thế  nào? HS: Trả lời. ( Tại địa phương tuyên  truyền đến từng hộ gia đình, có thùng  rác tại nhà văn hóa, tặng làn đi chợ cho  người cao tuổi...) GV: Em sẽ làm gì để góp phần giảm  thiểu rác thải nhựa tại trường em? HS: Trả lời. (Tuyên truyền đến các bạn  không xả rác bừa bãi. Phân loại các rác  thải và hạn chế sử dụng các đồ nhựa  dùng 1 lần)  GV: Mô hình “đổi rác thải nhựa lấy đồ  dùng học tập” đã được nhân rộng tại 
  8. các trường học và được học sinh tham  gia rất tích cực. (Tivi) HS: Lắng nghe, quan sát tranh. GV: Chúng ta có thể làm hạn chế rác  thải nhựa thải ra môi trường bằng cách  tái sử dụng chúng. ( Tivi) HS: Quan sát. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP – VẬN DỤNG (9’)  Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố về kiến thức đã học trong bài. Năng lực: Hoạt động nhóm, thuyết trình. Tính thẩm mỹ, sáng tạo. Phương pháp: Hoạt động nhóm, vấp đáp. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung chính GV: Thực hiện làm 1 số đồ dùng từ rác thải  nhựa. HS: Quan sát.
  9. Hoạt động nhóm: GV: Chia lớp thành 4 nhóm hoạt động. Làm các đồ dùng từ vật liệu nhựa tái chế. HS: Thực hành theo nhóm. GV: Mời các trình bày sản phẩm. HS: Trình bày. GV: Nhận xét tuyên dương các nhóm có sản  phẩm đẹp. D. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG (1’) Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức về “chống rác thải nhựa”. Năng lực: Tự học, tìm tòi. ­ Sáng tạo ra những phương pháp giúp giảm thiểu rác thải nhựa tại  trường học, giúp trường học xanh – sạch – đẹp. ­ Tìm hiểu và các nhà máy xử lí rác thải tại Việt Nam. ­ Sáng tạo ra nhiều đồ dùng tái chế từ rác thải nhựa. ­ Vẽ tranh cổ động về “chống rác thải nhựa”.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2