
Giáo án Khoa học tự nhiên 6 - Bài 28: Nấm (Sách Chân trời sáng tạo)
lượt xem 0
download

Giáo án Khoa học tự nhiên 6 - Bài 28: Nấm (Sách Chân trời sáng tạo) được biên soạn nhằm giúp học sinh đặc điểm hình thái và sự đa dạng của nấm; vai trò của nấm; kĩ thuật trồng nấm. Mời quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo án Khoa học tự nhiên 6 - Bài 28: Nấm (Sách Chân trời sáng tạo)
- BÀI 28: NẤM Môn học: Khoa học tự nhiên - lớp: 6, bộ sách Chân trời sáng tạo. Thời gian thực hiện: 4 tiết I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Đặc điểm hình thái và sự đa dạng của nấm. - Vai trò của nấm. - Kĩ thuật trồng nấm. 2. Năng lực 2.1. Năng lực chung - Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực thực hiện các nhiệm vụ của bản thân khi tìm hiểu về đa dạng nấm và vai trò của nấm; Nhận ra và điều chỉnh những hạn chế của bản thân khi tham gia thảo luận nhóm; - Giao tiếp và hợp tác: Tập hợp nhóm theo đúng yêu cầu, nhanh và đảm bảo trật tự; xác định nội dung hợp tác nhóm trao đổi về đặc điểm của nấm men, nấm mốc, nấm rơm; Thảo luận với các thành viên trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ học tập; Xác định được sự tồn tại của cơ thể nấm đơn bào và cơ thể nấm đa bào trong tự nhiên; - Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Vận dụng linh hoạt các kiến thức, kĩ năng để phân biệt nấm ăn được và nấm không ăn được trong tự nhiên. 2.2. Năng lực khoa học tự nhiên - Nhận thức khoa học tự nhiên: Nhận biết được một số đại diện nấm trong tự nhiên thông qua hình ảnh, mẫu vật (nấm đảm, nấm túi,...); - Tìm hiểu tự nhiên: Xác định được nấm đơn bào, nấm đa bào; Dựa vào hình thái, nêu được sự đa dạng của nấm; - Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Trồng nấm rơm. 3. Phẩm chất - Có niềm tin yêu khoa học; - Quan tâm đến nhiệm vụ của nhóm; - Có ý thức hoàn thành tốt các nội dung thảo luận trong bài học; - Luôn cố gắng vươn lên trong học tập; - Có ý thức tìm hiểu và bảo vệ thế giới tự nhiên. II. Thiết bị dạy học và học liệu - Tranh về một số loại nấm. - Mẫu vật một số loại nấm phổ biến: nấm đùi gà, nấm rơm, nấm hương, mộc nhĩ, … - Dụng cụ: Kính lúp cầm tay, panh, kim mũi nhọn, đĩa kính đồng hồ, găng tay, khẩu trang cá nhân. - Bộ tranh ảnh: Tranh/ ảnh chụp một số loài nấm (nấm mộc nhĩ, nấm rơm, nấm hương, nấm mốc,...). - Bài giảng powerpoint. - Phiếu học tập. III. Tiến trình dạy học
- 1. Hoạt động 1: Mở đầu a) Mục tiêu: - HS xác định được đối tượng cần tìm hiểu là Nấm và có sự hứng thú tìm hiểu. b) Nội dung: - HS trả lời câu hỏi tình huống của GV. c) Sản phẩm: - Câu trả lời của một vài học sinh. d) Tổ chức thực hiện: GV trình chiếu hình ảnh về một số loài nấm, hỏi HS cách phân biệt nấm ăn được và nấm độc: Trong tự nhiên, có nhiều loại nấm ăn được có giá trị dinh dưỡng cao nhưng cũng có nhiều loại nấm độc, gây bệnh, làm hỏng thực phẩm. Vậy các loại nấm đó có đặc điểm gì khác nhau? HS sẽ cảm thấy bối rối vì rất khó xác định được 2 loại nấm trên. Từ đó, GV định hướng: khi đi tìm hiểu ngoài thiên nhiên nếu gặp bất kì loại nấm nào cũng không được đưa về chế biến nếu không rõ loại nấm đó ăn được hay không. GV đặt vấn đề: Trong bài học hôm nay, chúng ta sẽ tìm những đặc điểm đặc trưng để phân biệt các loại nấm, trong đó có nấm ăn được và nấm độc. 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới 2.1. Đơn vị kiến thức 1: 1. Đặc điểm của nấm – 1.1. Thực hành quan sát một số loại nấm (40 phút) a) Mục tiêu: - Nhận biết được một số đại diện nấm thông qua quan sát hình ảnh, mẫu vật (nấm đơn bào, đa bào. Một số đại diện phổ biến: nấm đảm, nấm túi, ...). - Thông qua thực hành, quan sát và vẽ được hình nấm (quan sát bằng mắt thường hoặc kính lúp). b) Nội dung: - HS quan sát một số loại nấm bằng mắt thường và bằng kính lúp dưới sự hướng dẫn của GV. - HS vẽ được sợi nấm quan sát được. c) Sản phẩm: - Bộ sưu tập nấm của nhóm: hình tự vẽ của các thành viên trong nhóm về các loại nấm quan sát được. d) Tổ chức thực hiện: - GV theo dõi, quan sát, hướng dẫn các nhóm quan sát mẫu vật bằng kính lúp và vẽ các loại nấm và sợi nấm mốc theo như đã quan sát được.
- 2.2. Đơn vị kiến thức 2: 1. Đặc điểm của nấm – 1.2. Tìm hiểu sự đ a dạng của nấm. (45 phút) a) Mục tiêu: - Nhận thấy được sự đa dạng của nấm trong tự nhiên. - Phân biệt được nấm ăn được và nấm độc. - Phân biệt được nấm đảm và nấm túi. b) Nội dung: - HS thảo luận để hoàn thành 2 phiếu học tập. c) Sản phẩm: - Bài thảo luận làm phiếu học tập của nhóm HS. d) Tổ chức thực hiện: - Quan sát hình 28.1, 28.2 và trả lời câu hỏi: Đặc điểm cấu tạo tế bào nấm men có gì khác với cấu tạo tế bào các loài nấm còn lại? Từ đó, em hãy phân biệt nấm đơn bào và nấm đa bào?
- - Yêu cầu HS thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập 1: PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 – SINH HỌC 6 Nhóm: Lớp: Câu hỏi Trả lời 1. Hãy nhận xét về hình dạng của nấm. 2. Hãy chỉ ra điểm khác biệt giữa cấu tạo cơ Nấm thường Nấm độc thể nấm độc và các loại nấm khác. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 – SINH HỌC 6 Nhóm: Lớp: Câu hỏi Trả lời Nấm túi Nấm đảm Em hãy phân biệt nấm túi và nấm đảm. Câu 1: Em hãy xác định môi trường sống của một số nấm bằng cách hoàn thành bảng theo mẫu. Tên nấm Môi trường Nấm rơm Rơm rạ Nấm mộc nhĩ Thân cây gỗ mục, môi trường ẩm Nấm mốc Quẩn áo, tường ẩm, đó dùng, trên cơ thể sinh vật,... Nấm cốc Thân cây mục Nấm độc tán Trong rừng những nơi môi trường ẩm trắng
- Câu 2: Kể tên một số loại nấm ăn được mà em biết. Nấm rơm, nấm kim châm, nấm hương, nấm sò, nấm mộc nhĩ,... Nội dung ghi bài Nấm thường sống ở những nơi ẩm ướt như đất ẩm, rơm rạ, thức ăn, hoa quả,... Dựa vào đặc điểm cấu tạo tế bào, nấm được chia thành hai nhóm: nấm đơn bào và nấm đa bào. Dựa vào đặc điểm cơ quan sinh sản, nấm được chia thành hai nhóm là nấm đảm và nấm túi. Nấm đảm có cơ quan sinh sản là đảm bào tử, bào tử mọc trên đảm; đại diện: nấm rơm, nấm sò,... Nấm túi có cơ quan sinh sản là túi bào tử, bào tử nằm trong túi; đại diện: nấm men, nấm mốc,... Ngoài ra, dựa vào một số đặc điểm bên ngoài, người ta có thể phân biệt nấm ăn được và nấm độc. Từ đó, HS nhận biết các tiêu chí để phân chia nấm thành các nhóm như nấm đảm và nấm túi; nấm đơn bào và nấm đa bào; nấm ăn được và nấm độc. GV hướng dẫn HS đọc thêm để hiểu biết về nấm độc ở Việt Nam. 2.3. Đơn vị kiến thức 3: Trình bày được vai trò của nấm trong tự nhiên và trong thực tiễn (25 phút) a) Mục tiêu: - HS biết được các vai trò của nấm trong tự nhiên và với con người. - Có ý thức bảo vệ nấm có lợi. b) Nội dung: - HS thảo luận trả lời các câu hỏi của GV. c) Sản phẩm: Bài thảo luận của học sinh. d) Tổ chức thực hiện: - Giáo viên chuẩn bị các hình ảnh về nấm có ích, nấm có hại - Làm việc theo nhóm Câu 1: Hãy kể tên các loại nấm mà em biết? Câu 2: Hoàn thành bảng hỏi vai trò của nấm. Vai trò của nấm Tên nấm Có lợi Có hại Nấm mốc Nấm linh chi Nấm men
- Câu 3: Nấm có vai trò gì đối với con người và môi trường tự nhiên? - GV tổ chức cho học sinh tham gia trò chơi “ Ai thông minh hơn”. - Yêu cầu học sinh nêu vai trò của nấm qua từng hình ảnh. - Học sinh quan sát hình ảnh, chuẩn bị nội dung trình bày - Giáo viên yêu cầu các nhóm ghi lại vai trò của nấm bằng sơ đồ tư tuy.
- + HS vẽ sơ đồ tư duy trên giấy A0. + Các nhóm vẽ sơ đồ tư duy theo yêu cầu của GV. - Các nhóm hoàn thành sơ đồ tư duy - Học sinh cử đại diện nhóm trình bày vai trò của nấm. - Các nhóm nộp sơ đồ tư duy - Các nhóm nhận xét kết quả - Đáp án dự kiến: Câu 1: Nấm mèo, nấm linh chi, nấm rơm, nấm men, nấm tuyết, lang ben, lác... Câu 2: Vai trò của nấm Tên nấm Có lợi Có hại Nấm mốc x Nấm linh chi x Nấm men x Câu 3 * Nấm có lợi: + Đối với tự nhiên: Phân giải chất hữu cơ thành chất vô cơ. Vd: Các nấm hiển vi trong đất. + Đối với con người: Nấm được sử dụng làm thức ăn: nấm rơm, nấm hương, nấm mộc nhĩ,... Nấm được sử dụng làm tác nhân lên men trong sản xuất rượu, bia, bánh mì, nấm men. Nấm được sử dụng làm thực phẩm chức năng bổ dưỡng cho cơthể: nấm linh chi, nấm vân chi. Nấm được sử dụng làm thuốc trừ sâu sinh học: một số loài nấm có khả năng kí sinh trên cơ thể sâu làm ngừng trệ các quá trình sống của sâu. * Nấm có hại: + Nấm kí sinh gây bệnh cho thực vật (vd: nấm von sống bám trên than lúa) và con người (vd: bệnh hắc lào, nước ăn tay chân…). + Nấm mốc làm hỏng thức ăn, đồ dùng… + Nấm gây ngộ độc cho người. Vd: nấm độc đỏ, nấm độc đen…. 2.4. Đơn vị kiến thức 4: Trình bày được cách phòng, chống các bệnh do nấm gây ra. (20 phút) a) Mục tiêu:
- - Biết được một số bệnh do nấm gây ra và biết cách phòng tránh hoặc chữa bệnh. b) Nội dung: - HS quan sát tranh và dùng kiến thức của bản thân để trả lời các yêu cầu của GV. c) Sản phẩm: Bảng ghi nhận câu trả lời của các nhóm. d) Tổ chức thực hiện: GV chuẩn bị tranh ảnh hoặc trình chiếu về các loại bệnh do nấm cùng với nguồn ảnh từ thực tế, yêu cầu HS quan sát ảnh và hình 28.5 trong SGK. Từ hình ảnh, HS thảo luận nhóm thực hiện các yêu cầu: Quan sát hình 28.5, hãy kể tên một số bệnh do nấm gây ra. Các bệnh đó có biểu hiện như thế nào? Tên bệnh do nấm Biểu hiện Bệnh nấm da tay Bệnh viêm phổi do nấm Bệnh nấm mốc cá Bệnh mốc xám ở dâu tây - Từ thông tin gợi ý trong hình 28.6, nêu con đường lây truyền bệnh do nấm gây ra? - Từ thông tin gợi ý trong hình 28.6, nêu con đường lây truyền bệnh do nấm gây ra?
- - Từ các con đường truyền bệnh do nấm gây ra, em hãy đề xuất một số biện pháp phòng chống các bệnh thường gặp do nấm? - HS chia giấy thành các phần tương ứng với số thành viên và một phần trung tâm. - Mỗi học sinh quan sát hình ảnh, xem video nêu các biểu hiện, cách phòng bệnh do một số loại nấm gây ra vào ô của mình. - Kết thúc thời gian làm việc cá nhân, các thành viên chia sẻ, thảo luận và thống nhất câu trả lời cho nhóm, ghi vào phần trung tâm. - Học sinh báo cáo kết quả của các nhóm. - Từ kết quả tìm hiểu biểu hiện, nguyên nhân các loại nấm, học sinh xác định được sự cách phòng bệnh về nấm - GV dựa vào kết quả hoạt động nhóm, điều chỉnh yêu cầu của GV nếu cần - Dự kiến Bảng ghi nhận kết quả thảo luận của các nhóm: Tên bệnh do nấm Biểu hiện Trong lòng bàn tay có những mảng da đỏ, có vảy, Bệnh nấm da tay ngứa, nhức. Bệnh viêm phổi do Sốt cao, ho khan, đau tức ngực. nấm Da tróc vảy, xuất hiện mảng mốc trắng trên vảy Bệnh nấm mốc cá tróc; cá bơi lội bất thường, thỉnh thoảng nhảy cao, búng lên khỏi mặt nước. Bệnh mốc xám ở dâu Trên vỏ quả xuất hiện đám mốc trắng, sau chuyển
- tây dần thành màu xám; quả bị khô. Nấm mốc thường xuất hiện khi thời tiết ẩm. Con người tiếp xúc với đối tượng bị nhiễm nấm hoặc nơi đã có nấm mốc sẽ bị lây nhiễm. Một số con đường có thể làm lây truyền bệnh do nấm như: - Tiếp xúc trực tiếp với đối tượng (như người hay vật nuôi) bị nhiễm nấm; - Dùng chung đồ với người bị nhiễm nấm; - Tiếp xúc với môi trường ô nhiễm; bụi, đất chứa nấm gây bệnh. Biện pháp phòng chống: Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với nguồn gây bệnh, vệ sinh cá nhân thường xuyên, vệ sinh môi trường * Từ các con đường truyền bệnh do nấm gây ra, em hãy đề xuất một số biện pháp phòng chống các bệnh thường gặp do nấm? Một số biện pháp phòng chống các bệnh thường gặp do nấm: - Hạn chế tiếp xúc với mầm bệnh, nguồn bệnh, đặc biệt nơi môi trường ẩm mốc; - Bảo hộ an toàn khi tiếp xúc với người bị nhiễm nấm hoặc khử trùng sau khi tiếp xúc với môi trường không an toàn với nấm mốc; - Không dùng chung đồ với người bị bệnh nấm, hoặc với người khác. Quần áo sau khi mặc cần được giặt ngay, tránh treo trên giá sau đó vài ngày đưa ra mặc lại; - Vệ sinh cơ thể đúng cách, đúng thời điểm, an toàn; - Vệ sinh môi trường sạch sẽ. Thông qua các nội dung thảo luận của HS, GV gợi ý HS rút ra kết luận về vai trò của nấm đối với tự nhiên, thực tiễn và kết luận về nấm gây bệnh. GV hướng dẫn HS đọc thêm về nấm mốc và penicillin trong SGK. Nội dung ghi bài Trong tự nhiên, nấm tham gia vào quá trình phân hủy xác sinh vật, phân hủy rác hữu cơ, làm sạch môi trường. Trong thực tiễn, nấm có nhiều giá trị sử dụng trong đời sống con người như: làm thức ăn, làm thuốc, thực phẩm chức năng, dùng trong sản xuất bia rượu, làm men nở, chế biến thực phẩm, phân huỷ xác sinh vật, làm sạch môi trường. Bên cạnh những lợi ích từ nấm, một số loài nấm gây bệnh ảnh hưởng tới sức khoẻ con người, làm giảm năng suất vật nuôi và cây trổng. Một số con đường lầy truyền bệnh do nấm: tiếp xúc với mầm bệnh, ô nhiễm môi trường, vệ sinh cá nhân chưa đúng cách. Biện pháp phòng chống: hạn chế tiếp xúc trực tiếp với nguồn gây bệnh; vệ sinh cá nhân thường xuyên, vệ sinh môi trường. 2.5. Đơn vị kiến thức 5: Tìm hiểu kĩ thuật trồng nấm. (35 phút) a) Mục tiêu:
- - Biết và giải thích được một số khâu trong kĩ thuật trồng nấm rơm. b) Nội dung: - HS xem video để đưa ra các bước của Kĩ thuật trồng nấm rơm. - Video Kĩ thuật trồng nấm rơm: https://www.youtube.com/watch?v=8WMfYI9uwMc - Video Thăm thực tế người dân trồng nấm rơm ở Mỹ Phước Tây, Cần Thơ: https://www.youtube.com/watch?v=omst3RuEm2A c) Sản phẩm: - HS trả lời được 2 câu hỏi: 1. Tại sao người ta không trồng nấm trên đất mà phải trồng trên rơm, rạ? 2. Có ý kiến cho rằng: “ Môi trường trồng nấm rơm tốt nhất là gần địa điểm có chăn nuôi gia súc, gia cầm”. Theo em, ý kiến trên là đúng hay sai? Giải thích? d) Tổ chức thực hiện: GV cho HS xem đoạn video để từ đó đưa ra được các bước trồng nấm ngoài trời chính. Bước 3: Chọn giống, Bước 1: Chuẩn bị nguyên Bước 2: Chọn vị trí trồng đóng khuôn và gieo liệu nấm giống nấm Hình: Các bước trồng nấm Bước 4: Chăm sóc nấm Bước 5: Thu hoạch - GV sẽ mời một vài HS đưa ra câu trả lời. - Trả lời 2 câu hỏi: + Câu 1: Nấm rơm có thể trồng trên nền đất khác nhau như đất ruộng, rẫy, vườn cây,…hoặc trong nhà nhưng phải thoát nước tốt, không bị ứ đọng. Nơi trồng nấm rơm phải ít bị ảnh hưởng bởi gió mạnh. Nấm rơm thường mọc trên các giá thể ẩm
- nên thường được trồng trên rơm, rạ để dễ chăm sóc, dễ xử lí bệnh, không bị ứ đọng nước gây hỏng nấm khi tưới nước. + Câu 2: Ý kiến đó là sau. Bởi vì: Những địa điểm có chăn nuôi gia súc, gia cầm thường dễ bị ô nhiễm, khuôn viên mất vệ sinh, ẩm thấp là điều kiện lí tưởng cho nấm mốc, các loại vi khuẩn gây bệnh phát triển. Nấm rơm trồng gần những nơi có chăn nuôi gia sức, gia cầm dễ bị ảnh hưởng, làm giảm năng suất và chất lượng của nấm. Môi trường trồng nấm phải đảm bảo sạch sẽ, khô ráo, cao ráo, bằng phẳng, không bị ngập úng; tránh những nơi chăn nuôi, khu vực có chất thải, nước thải sinh hoạt. Lưu ý tưới nấm bằng nguồn nước sạch như nước sông, mương, nước giếng khoan,…; tránh tưới bằng nước nhiễm phèn, mặn hoặc bị ô nhiễm, hôi thối. 3. Hoạt động 3: Luyện tập a) Mục tiêu: - HS nhớ lại một số kiến thức về nấm đã được học. b) Nội dung: - HS trả lời một vài câu hỏi trắc nghiệm. c) Sản phẩm: - Câu trả lời của HS. d) Tổ chức thực hiện: - Bài pp chỉ mới soạn được 2 câu hỏi trắc nghiệm. Quý thầy cô cảm phiền tự bổ sung thêm 5-8 câu nữa. 4. Hoạt động 4: Vận dụng a) Mục tiêu: - HS biết cách trồng nấm rơm. b) Nội dung: c) Sản phẩm: - Video của HS ghi lại HS trồng nấm rơm tại nhà. d) Tổ chức thực hiện: GV yêu cầu HS tự trồng nấm rơm tại nhà và tự quay video lại, lấy điểm đánh giá thường xuyên.

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo án Khoa học tự nhiên 6 - Bài 1: Giới thiệu về Khoa học tự nhiên (Sách Chân trời sáng tạo)
9 p |
3 |
0
-
Giáo án Khoa học tự nhiên 6 - Bài 34: Tìm hiểu sinh vật ngoài thiên nhiên (Sách Chân trời sáng tạo)
11 p |
1 |
0
-
Giáo án Khoa học tự nhiên 6 - Bài 33: Đa dạng sinh học (Sách Chân trời sáng tạo)
10 p |
1 |
0
-
Giáo án Khoa học tự nhiên 6 - Bài 32: Thực hành quan sát và phân loại động vật ngoài thiên nhiên (Sách Chân trời sáng tạo)
6 p |
6 |
0
-
Giáo án Khoa học tự nhiên 6 - Bài 31: Động vật (Sách Chân trời sáng tạo)
10 p |
4 |
0
-
Giáo án Khoa học tự nhiên 6 - Bài 30: Thực hành phân loại thực vật (Sách Chân trời sáng tạo)
4 p |
2 |
0
-
Giáo án Khoa học tự nhiên 6 - Bài 27: Nguyên sinh vật (Sách Chân trời sáng tạo)
9 p |
2 |
0
-
Giáo án Khoa học tự nhiên 6 - Bài 25: Vi khuẩn (Sách Chân trời sáng tạo)
16 p |
2 |
0
-
Giáo án Khoa học tự nhiên 6 - Bài 23: Thực hành xây dựng khóa lưỡng phân (Sách Chân trời sáng tạo)
9 p |
3 |
0
-
Giáo án Khoa học tự nhiên 6 - Bài 12: Nhiên liệu và an ninh năng lượng (Sách Chân trời sáng tạo)
7 p |
3 |
0
-
Giáo án Khoa học tự nhiên 6 - Bài 10: Không khí và bảo vệ môi trường không khí (Sách Chân trời sáng tạo)
12 p |
1 |
0
-
Giáo án Khoa học tự nhiên 6 - Bài 9: Oxygen (Sách Chân trời sáng tạo)
8 p |
6 |
0
-
Giáo án Khoa học tự nhiên 6 - Bài 6: Đo thời gian (Sách Chân trời sáng tạo)
14 p |
2 |
0
-
Giáo án Khoa học tự nhiên 6 - Bài 5: Đo khối lượng (Sách Chân trời sáng tạo)
11 p |
0 |
0
-
Giáo án Khoa học tự nhiên 6 - Bài 4: Đo chiều dài (Sách Chân trời sáng tạo)
15 p |
0 |
0
-
Giáo án Khoa học tự nhiên 6 - Bài 3: Quy định an toàn trong phòng thực hành. Giới thiệu một số dụng cụ đo - Sử dụng kính lúp và kính hiển vi quang học (Sách Chân trời sáng tạo)
12 p |
2 |
0
-
Giáo án Khoa học tự nhiên 6 - Bài 2: Các lĩnh vực chủ yếu của khoa học tự nhiên (Sách Chân trời sáng tạo)
10 p |
4 |
0
-
Giáo án Khoa học tự nhiên 6 - Bài 36: Tác dụng của lực (Sách Chân trời sáng tạo)
13 p |
7 |
0


Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
