
Giáo án Khoa học tự nhiên 6 - Bài 42: Bảo toàn năng lượng và sử dụng năng lượng (Sách Chân trời sáng tạo)
lượt xem 0
download

Giáo án Khoa học tự nhiên 6 - Bài 42: Bảo toàn năng lượng và sử dụng năng lượng (Sách Chân trời sáng tạo) được biên soạn nhằm giúp học sinh nêu được sự truyền năng lượng trong một số trường hợp đơn giản trong thực tiễn; lấy được ví dụ chứng tỏ năng lượng có thể truyền từ dạng này sang dạng khác hoặc truyền từ vật này sang vật khác; nêu được định luật bảo toàn năng lượng và lấy được ví dụ minh họa. Mời quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo án Khoa học tự nhiên 6 - Bài 42: Bảo toàn năng lượng và sử dụng năng lượng (Sách Chân trời sáng tạo)
- CHỦ ĐỀ 10: NĂNG LƯỢNG VÀ CUỘC SỐNG BÀI 42: BẢO TOÀN NĂNG LƯỢNG VÀ SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG Môn: KHTN 6- CHÂN TRỜI SÁNG TẠO Thời gian thực hiện: 5 tiết I. Mục tiêu 1. Về kiến thức: - Nêu được sự truyền năng lượng trong một số trường hợp đơn giản trong thực tiễn. - Lấy được ví dụ chứng tỏ năng lượng có thể truyền từ dạng này sang dạng khác hoặc truyền từ vật này sang vật khác. - Nêu được định luật bảo toàn năng lượng và lấy được ví dụ minh họa. - Nêu được năng lượng hao phí luôn xuất hiện khi năng lượng được chuyển từ dạng này sang dạng khác hoặc truyền từ vật này sang vật khác. - Đề xuất được biện pháp tiết kiệm năng lượng trong các hoạt động hàng ngày. 2. Về năng lực: 2.1. Năng lực chung - NL tự học và tự chủ: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh, hiện tượng phân tích và chỉ rõ sự bảo toàn và chuyển hoá năng lượng trong hoạt động hàng ngày. - NL giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để cùng tìm hiểu khoa học. - NL GQVĐ và sáng tạo: Vận dụng kỹ năng đã học học lấy được ví dụ chứng tỏ năng lượng có thể chuyển từ dạng này sang dạng khác từ vật này sang vật khác nhận biết được phần năng lượng nào là có ích phần năng lượng nào là hao phí trong các trường hợp sử dụng năng lượng - Năng lực quan sát và đánh giá sự kiện thực tế cuộc sống để tìm hướng giải quyết. Đề xuất biện pháp để tiết kiệm năng lượng trong các hoạt động hàng ngày. 2.2. Năng lực khoa học tự nhiên: - Nhận thức khoa học tự nhiên: Nêu được sự truyền năng lượng, sự chuyển hóa năng lượng trong một số trường hợp đơn giản trong thực tiễn và định luật bảo toàn năng lượng. - Tìm hiểu tự nhiên: Nêu được khái niệm về năng lượng có ích và năng lượng hao phí. Nêu được năng lượng hao phí luôn xuất hiện khi chuyển từ dạng này sang dạng khác từ vật này sang vật khác. - Vận dụng kỹ năng đã học học: Lấy được ví dụ chứng tỏ năng lượng có thể chuyển từ dạng này sang dạng khác từ vật này sang vật khác nhận biết được phần năng lượng nào là có ích phần năng lượng nào là hao phí trong các trường hợp sử dụng năng lượng. - Đề xuất biện pháp để tiết kiệm năng lượng trong các hoạt động hàng ngày. 3. Về phẩm chất: - Kiên trì, cẩn thận trong quá trình quan sát, thu thập, xử lí thông tin, tổng hợp và dự đoán các quy luật. Có ý chí vượt qua khó khăn khi thực hiện các nhiệm vụ học tập, vận dụng, mở rộng. - Trách nhiệm trong hoạt động nhóm. - Nhiệt tình, gương mẫu hoàn thành phần việc được giao, góp ý điều chỉnh thúc đẩy các hoạt động chung, khiêm tốn học hỏi các thành viên trong nhóm.
- 2 II. Thiết bị dạy học và học liệu - Mỗi nhóm HS: + Bộ TN: lò xo, khối gỗ hình hộp, mặt phẳng nghiêng. Pin, dây dẫn, đèn. - Phiếu học tập; tranh, ảnh liên quan tới năng lượng. III. Tiến trình dạy học 1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề học tập: a) Mục tiêu: Học sinh xác định được vấn đề cần giải quyết trong bài học là sự chuyển hoá của năng lượng b) Nội dung: - GV giới thiệu tình huống có vấn đề: khi quạt điện hoạt động, năng lượng chuyển thành cơ năng làm quay cánh quạt; khi bật công tắc, bóng đèn sáng, năng lượng điện đã chuyển hóa thành quang năng. Năng lượng có thể chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác. Vậy sự biến đổi giữa các dạng năng lượng này có tuân theo quy luật nào không? - GV chiếu video cho HS quan sát c) Sản phẩm: - HS có thể lấy được một số ví dụ ngoài thực tế chứng minh sự biến đổi giữa các dạng năng lượng. d) Tổ chức thực hiện: - GV gọi ngẫu nhiên học sinh trình bày đáp án. 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới Hoạt động 2.1: Bảo toàn năng lượng Hoạt động 2.1.1. Tìm hiểu sự truyền năng lượng a) Mục tiêu: - HS biết được năng lượng từ truyền từ vật này sang vật kia. - HS lấy được ví dụ sự ứng dụng của hiện tượng này trong đời sống b) Nội dung: - HS quan sát hình ảnh 42.1; 42.2 thông qua quan sát và và thảo luận cặp đôi trả lời phiếu học tập số 1 c) Sản phẩm: - Câu trả lời của học sinh trên phiếu học tập. d) Tổ chức thực hiện: - GV phát phiếu học tập và yêu cầu học sinh thực hiện cặp đôi theo yêu cầu. - GV gọi ngẫu nhiên đại diện 01-02 cặp đôi bất kì trình kết quả thảo luận. - GV gọi đại diện các nhóm khác nhận xét kết quả - GV chiếu đáp án tổng kết phiếu bài tập. - GV chốt kiến thức: + Năng lượng có thể truyền từ vật này sang vật khác. - Ví dụ trong cuộc sống hiện nay hiện nay, các thiết bị trao đổi nhiệt được ứng dụng rất rộng rãi trong cuộc sống của chúng ta như thiết bị sưởi, ấm tủ lạnh, điều hòa không khí,… Hoạt động 2.1.2: Tìm hiểu sự chuyển hóa giữa các dạng năng lượng.
- a) Mục tiêu: - Nêu được sự chuyển hóa năng lượng từ dạng năng lượng nào sang dạng năng lượng nào? b) Nội dung: - Học sinh tiến hành thảo luận nhóm (8HS/ nhóm) với các câu hỏi: 1/ Vào lúc trời lạnh, người ta thường xoa hai bàn tay vào nhau, khi đó dạng năng lượng nào đã chuyển thành nhiệt để làm ấm bàn tay? 2/ Khi ô tô động cơ nhiệt chạy, dạng năng lượng nào chuyển thành năng lượng cho ô tô hoạt động? 3/ Khi đèn đường được thắp sáng, dạng năng lượng nào đã chuyển thành quang năng? c) Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh 1/ Vào lúc trời lạnh, người ta thường xoa hai bàn tay vào nhau để làm ấm bàn tay. Khi đó, năng lượng do sự chuyển động của bàn tay đã chuyển thành nhiệt để làm ấm bàn tay. 2/ Khi ô tô động cơ nhiệt chạy, hóa năng giải phóng do đốt cháy nhiên liệu đã chuyển thành năng lượng cho ô tô hoạt động. 3/ Khi đèn đường được thắp sáng, năng lượng điện đã trở thành quang năng. d) Tổ chức thực hiện: - GV yêu cầu các nhóm học sinh tiến hành thảo luận 3 câu hỏi trong sgk/184. - GV gọi ngẫu nhiên đại diện nhóm học sinh trình bày kết quả hoạt động thảo luận - GV gọi nhóm HS khác nhận xét, bổ sung kết quả (nếu có) - GV chiếu đáp án và kết luận - GV kết luận: + Năng lượng có thể chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác. + VD: Khi bình nóng lạnh hoạt động, đã có sự chuyển hóa năng lượng từ điện năng thành nhiệt năng. -> Năng lượng chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác được ứng dụng nhiều trong cuộc sống để chế tạo các động cơ nhiệt, các động cơ điện, đèn thắp sáng… - GV chiếu BT củng cố kiến thức: Hãy phân tích sự chuyển hóa năng lượng trong hoạt động của đèn tín hiệu giao thông dùng năng lượng mặt trời. - GV yêu cầu HS hoàn thiện BT cá nhân, gọi Hs chữa bài, HS khác nhận xét - GV chốt đáp án, cho điểm HS: Năng lượng từ ánh sáng mặt trời (quang năng) chuyển thành điện năng. Năng lượng điện chuyển thành năng lượng ánh sáng do bóng đèn phát ra. Hoạt động 2.1.3: Tìm hiểu định luật bảo toàn năng lượng a) Mục tiêu: Giúp HS - Nêu được định luật bảo toàn năng lượng. - Lấy được ví dụ cụ thể và phân tích được sự bảo toàn năng lượng của hiện tượng đó trong cuộc sống. b) Nội dung: - HS quan sát hình 42.4 trả lời phiếu học tập số 3 c) Sản phẩm: - Câu trả lời của học sinh trên phiếu học tập số 3 d) Tổ chức thực hiện:
- 4 - GV tổ chức hoạt động nhóm cặp đôi cho HS thảo luận trên phiếu học tập số 3 - GV nhận xét câu trả lời của các nhóm, chuẩn hóa kiến thức cho học sinh và rút ra định luật bảo toàn năng lượng. + GV bổ sung thông tin: Kết quả thu được từ phép đo chính xác cho biết phần năng lượng hao hụt của viên bi khi chuyển động đúng bằng phần nhiệt năng mới xuất hiện trong quá trình chuyển động đó. + GV kết luận kiến thức: Nội dung định luật bảo toàn năng lượng “năng lượng không tự nhiên sinh ra cũng không tự nhiên mất đi đi nó chỉ chuyển từ dạng này sang dạng khác hoặc truyền từ vật này sang vật khác” - GV chiếu bài tập củng cố: Khi quạt điện hoạt động điện năng cung cấp cho quạt chuyển hóa thành những dạng năng lượng nào. Theo em, tổng các dạng năng lượng đó có bằng phần điện năng ban đầu cung cấp cho quạt không? - HS suy nghĩ trả lời. - GV chiếu đáp án: Khi quạt điện hoạt động, điện năng cung cấp cho quạt điện chuyển hóa thành cơ năng làm cho quạt quay và nhiệt năng làm nóng quạt. Tổng hai dạng năng lượng này bằng điện năng cung cấp cho quạt. - GV chuyển ý: Trong quá trình chuyển động của viên bi phần năng lượng bị hao hụt đúng bằng phần nhiệt năng mới xuất hiện trong quá trình đó, khi quạt điện hoạt động một phần điện năng bị chuyển hóa thành nhiệt năng, nhiệt năng xuất hiện trong những trường hợp này đều được gọi là năng lượng hao phí trong sử dụng. Hoạt động 2.2: Tìm hiểu năng lượng hao phí trong sử dụng a) Mục tiêu: - HS nắm được khái niệm năng lượng hao phí và năng lượng có ích trong quá trình chuyển hoá năng lượng. b) Nội dung: Quan sát hình 42.5, 42.6, 42.7, 42.8 trả lời câu hỏi: 1/ Trong các hoạt động trên hình 42.5, 42.6, 42.7, năng lượng ban đầu đã chuyển hóa thành những dạng năng lượng nào? Hãy chỉ ra phần năng lượng nào là có ích, phần năng lượng nào là hao phí? 2/ Quan sát hình 42.8 và cho biết bóng đèn sợi đốt đang sáng, điện năng cung cấp cho bóng đèn đã chuyển hóa thành những dạng năng lượng nào? Dạng năng lượng nào là có ích, dạng năng lượng nào là hao phí? c) Sản phẩm: 1/ Khi đun nước sôi, năng lượng nhiệt từ ngọn lửa đã làm nóng nước, ấm và môi trường xung quanh, trong đó chỉ có phần làm nóng nước là có ích. 2/ Khi ô tô chuyển động, xăng được đốt cháy đã cung cấp năng lượng chuyển thành cơ năng cho ô tô chạy và nhiệt năng làm nóng ô tô và tỏa ra môi trường. Phần chuyển hóa thành cơ năng cung cấp cho ô tô chạy là có ích, phần nhiệt năng là hao phí. d) Tổ chức thực hiện - GV tiến hành cho Hs thảo luận theo phân công: Tổ 1,2 thảo luận câu hỏi 1/ Tổ ¾ thảo luận câu hỏi 2 - GV gọi đại diện lần lượt đại diện các nhóm báo cáo kết quả, nhóm khác nhận xét, bổ sung
- - GV kết luận: Khi năng lượng truyền từ vật này sang vật khác hoặc chuyển từ dạng này sang dạng khác luôn xuất hiện năng lượng hao phí. Hoạt động 2.3: Tìm hiểu về tiết kiệm năng lượng và các biện pháp tiết kiệm năng lượng. a) Mục tiêu: - Nhận biết được các hoạt động wsử dụng năng lượng tiết kiệm có hiệu quả b) Nội dung: - Trả lời câu hỏi 8,9 cá nhân trong SGK/186 c) Sản phẩm: Những hoạt động sử dụng năng lượng Những hoạt động sử dụng năng lượng hiệu quả không hiệu quả Tắt các thiết bị khi không sử dụng. Để các thực phẩm có nhiệt độ cao vào trong tủ lạnh (thức ăn còn nóng). 0 Để điều hòa ở mức trên 20 C. Ngắt tủ lạnh ra khỏi nguồn điện khi nhiệt độ không ổn định. Chỉ dùng máy giặt khi có đủ lượng quần áo Bật lò vi sóng trong phòng có máy lạnh. để giặt. Sử dụng nước với một lượng vừa đủ nhu Sử dụng bóng đèn dây tóc thay vì bóng đèn cầu. LED Sử dụng điện mặt trời trong trường học. Khi không sử dụng các thiết bị như máy tính, ti vi…nên để ở chế độ chờ. d) Tổ chức thực hiện - GV cho HS thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi 8,9 - Đại diện nhóm báo cáo kết quả, nhóm khác nhận xét - GV kết luận: Cần phải sử dụng năng lượng một cách tiết kiệm để tiết kiệm chi phí cho gia đình, góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường. 3. Hoạt động 3: Luyện tập a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải quyết một số bài tập cơ bản b) Nội dung: - Em hãy nêu một số biện pháp tiết kiệm năng lượng khi sử dụng điện ở nhà. (vẽ sơ đồ tư duy) c) Sản phẩm: - Sản phẩm sơ đồ tư duy của học sinh. d) Tổ chức thực hiện: - Giao nhiệm vụ học tập: + GV yêu cầu HS thực hiện cá nhân yêu cầu của bài tập - HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên. - GV gọi ngẫu nhiên vài HS lần lượt trình bày - Kết luận: GV nhấn mạnh nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy trên bảng. 4. Hoạt động 4: Vận dụng a) Mục tiêu: Học sinh vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết tình huống thực tế. b) Nội dung: GV yêu cầu HS giải quyết tình huống
- 6 Tình huống: Trong cuộc thảo luận về khoa học kĩ thuật, Bạn An đề xuất mô hình như sau: Nếu chỉ để quạt điện làm mát thì chưa tận dụng hết công suất của quạt. Vì vậy, ta gắn thêm vào trục cánh quạt các thiết bị khác như động cơ sạc điện, động cơ máy lạnh…Khi đó, ta sẽ được một thiết bị đa năng, vừa quạt mát và vừa thực hiện được các chức năng khác. Vậy, ý tưởng của An có hợp lí không, vì sao? c) Sản phẩm: - Nếu gắn thêm trục cánh quạt thì các thiết bị khác như động cơ sạc điện… thì cánh quạt sẽ quay chậm lại. Theo định luật bảo toàn năng lượng, không thể xảy ra việc không cung cấp thêm năng lượng cho quạt, quạt phải làm nhiều hơn mà tốc độ quay của quạt không đổi. Vì vậy, ý tưởng của An không hợp lí. d) Tổ chức thực hiện: - Giao cho học sinh thực hiện ở nhà, giải thích kết quả của tình huống! -------------Hết-------------
- PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 (HĐ CẶP ĐÔI) Họ và tên: ………………………………………lớp:………………………. Họ và tên: ………………………………………lớp:………………………. Bài tập: Quan sát các bức tranh sau hãy cho biết năng lượng được truyền từ vật nào sang vật nào? Khi người đẩy xe hàng, xe hàng đã nhận được năng lượng để chuyển động. Ta nói Khi rót nước Coca vào cốc chứa nước năng lượng từ …… đã truyền sang …… đá, đá tan ra. Ta nói năng lượng từ ……………. đã truyền sang …………. Khi phơi thóc dưới ánh nắng mặt trời, thóc Khi đun ấm nước trên bếp củi, ấm nước nóng lên và khô. Ta nói năng lượng từ sôi khi ta nói năng lượng từ …………… …………… đã truyền sang ………… đã truyền sang …………….. Qua phân tích các ví dụ trên em rút ra được kết luận: ………………………………………………………………………………………....... …………………………………………………………………………………………... …………………………………………………………………………………………... ………………………………………………………………………………………….
- 8 PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 Nhóm: ………………………………………Lớp:………………………. THẢO LUẬN NHÓM (08HS/NHÓM) Câu 1/ Vào lúc trời lạnh, người ta thường xoa hai bàn tay vào nhau, khi đó dạng năng lượng nào đã chuyển thành nhiệt để làm ấm bàn tay? Câu 2/ Khi ô tô động cơ nhiệt chạy, dạng năng lượng nào chuyển thành năng lượng cho ô tô hoạt động? Câu 3/ Khi đèn đường được thắp sáng, dạng năng lượng nào đã chuyển thành quang năng? ………………………………………………………………………………………....... ………………………………………………………………………………………....... ………………………………………………………………………………………....... ………………………………………………………………………………………....... ………………………………………………………………………………………....... ………………………………………………………………………………………....... ………………………………………………………………………………………....... ………………………………………………………………………………………....... ………………………………………………………………………………………....... ………………………………………………………………………………………....... ………………………………………………………………………………………....... ………………………………………………………………………………………....... ………………………………………………………………………………………....... ………………………………………………………………………………………....... ………………………………………………………………………………………....... ………………………………………………………………………………………....... ………………………………………………………………………………………....... ………………………………………………………………………………………....... ………………………………………………………………………………………....... ………………………………………………………………………………………....... ………………………………………………………………………………………....... ………………………………………………………………………………………....... ………………………………………………………………………………………....... ………………………………………………………………………………………....... ………………………………………………………………………………………....... ………………………………………………………………………………………....... ………………………………………………………………………………………....... ………………………………………………………………………………………....... ………………………………………………………………………………………....... ………………………………………………………………………………………....... ………………………………………………………………………………………....... ………………………………………………………………………………………......
- PHIẾU BÀI TẬP SỐ 3 (HĐ cặp đôi) Họ và tên: ………………………………………lớp:………………………. Họ và tên: ………………………………………lớp:………………………. Bài tập: Thả viên bi từ vị trí A viên bi lăn xuống đến vị trí B rồi lăn đến vị trí C. Quan sát hính 42.4 trả lời câu hỏi: 1/ Khi viên bi chuyển động từ vị trí A đến vị trí B thế năng và động năng của viên bi thay đổi như thế nào? ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………… 2/ Khi viên bi chuyển động từ vị trí B đến vị trí C, thế năng và động năng của nó thay đổi ra sao? ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………… 3/ So sánh năng lượng của viên bi khi ở vị trí A và khi viên bi ở vị trí C? ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………… 4* Trong quá trình viên bi chuyển động, ngoài động năng và thế năng còn có dạng năng lượng nào xuất hiện? ………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………
- 10 ………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo án Khoa học tự nhiên 6 - Bài 1: Giới thiệu về Khoa học tự nhiên (Sách Chân trời sáng tạo)
9 p |
3 |
0
-
Giáo án Khoa học tự nhiên 6 - Bài 33: Đa dạng sinh học (Sách Chân trời sáng tạo)
10 p |
1 |
0
-
Giáo án Khoa học tự nhiên 6 - Bài 32: Thực hành quan sát và phân loại động vật ngoài thiên nhiên (Sách Chân trời sáng tạo)
6 p |
6 |
0
-
Giáo án Khoa học tự nhiên 6 - Bài 31: Động vật (Sách Chân trời sáng tạo)
10 p |
3 |
0
-
Giáo án Khoa học tự nhiên 6 - Bài 30: Thực hành phân loại thực vật (Sách Chân trời sáng tạo)
4 p |
2 |
0
-
Giáo án Khoa học tự nhiên 6 - Bài 27: Nguyên sinh vật (Sách Chân trời sáng tạo)
9 p |
2 |
0
-
Giáo án Khoa học tự nhiên 6 - Bài 25: Vi khuẩn (Sách Chân trời sáng tạo)
16 p |
1 |
0
-
Giáo án Khoa học tự nhiên 6 - Bài 23: Thực hành xây dựng khóa lưỡng phân (Sách Chân trời sáng tạo)
9 p |
3 |
0
-
Giáo án Khoa học tự nhiên 6 - Bài 12: Nhiên liệu và an ninh năng lượng (Sách Chân trời sáng tạo)
7 p |
3 |
0
-
Giáo án Khoa học tự nhiên 6 - Bài 10: Không khí và bảo vệ môi trường không khí (Sách Chân trời sáng tạo)
12 p |
1 |
0
-
Giáo án Khoa học tự nhiên 6 - Bài 9: Oxygen (Sách Chân trời sáng tạo)
8 p |
6 |
0
-
Giáo án Khoa học tự nhiên 6 - Bài 7: Thang nhiệt độ Celsius. Đo nhiệt độ (Sách Chân trời sáng tạo)
10 p |
3 |
0
-
Giáo án Khoa học tự nhiên 6 - Bài 6: Đo thời gian (Sách Chân trời sáng tạo)
14 p |
2 |
0
-
Giáo án Khoa học tự nhiên 6 - Bài 5: Đo khối lượng (Sách Chân trời sáng tạo)
11 p |
0 |
0
-
Giáo án Khoa học tự nhiên 6 - Bài 4: Đo chiều dài (Sách Chân trời sáng tạo)
15 p |
0 |
0
-
Giáo án Khoa học tự nhiên 6 - Bài 3: Quy định an toàn trong phòng thực hành. Giới thiệu một số dụng cụ đo - Sử dụng kính lúp và kính hiển vi quang học (Sách Chân trời sáng tạo)
12 p |
2 |
0
-
Giáo án Khoa học tự nhiên 6 - Bài 2: Các lĩnh vực chủ yếu của khoa học tự nhiên (Sách Chân trời sáng tạo)
10 p |
4 |
0
-
Giáo án Khoa học tự nhiên 6 - Bài 34: Tìm hiểu sinh vật ngoài thiên nhiên (Sách Chân trời sáng tạo)
11 p |
1 |
0


Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
