intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo án Lịch sử 12 bài 11: Tổng kết lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 đến năm 2000

Chia sẻ: Mã Thanh Thanh | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:7

576
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bộ sưu tập “Tổng kết lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 đến năm 2000" bao gồm nhiều giáo án với nội dung chi tiết được tổng hợp bởi nhiều giáo viên. Giúp học sinh củng cố kiến thức đã học về lịch sử thế giới hiện đại từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 2000. Phân kỳ hai giai đoạn của lịch sử thế giới hiện đại từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 2000 và nắm được nội dung chủ yếu của mỗi giai đoạn. HS cũng nhận thức được những nội dung, tính chất của hai giai đoạn, bao trùm là tính chất gay gắttrong cuộc đấu tranh vì những mục tiêu: HB, ĐLDT, DC&TBXH.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo án Lịch sử 12 bài 11: Tổng kết lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 đến năm 2000

Giáo án môn Lịch sử lớp 12

Bài 11 – TỔNG KẾT LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 2000

 

I. Mục tiêu

  • Học xong bài này, học sinh cần:

1. Kiến thức

  • Có khả năng củng cố, hệ thống hóa, khái quát hóa những kiến thức lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 đến năm 2000.
  • Biết phân kì và hiểu được những nội dung cơ bản về các giai đoạn phát triển của Lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 đến năm 2000.

2. Kĩ năng

  • Rèn luyện kĩ năng phân tích, khái quát hóa vấn đề, nhận định và đánh giá,… về các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử của lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 đến năm 2000.

3. Thái độ, tư tưởng

  • Nhận thức được, trong học tập lịch sử cần thiết phải phân kì và khái quát hóa được những nội dung cơ bản về các giai đoạn phát triển của lịch sử. Từ đó, hiểu rõ sự phát triển của lịch sử Việt Nam luôn luôn là một bộ phận của lịch sử thế giới, gắn liền với cách mạng thế giới, đặc biệt từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
  • Hiểu rõ, bao trùm suốt thời kì lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 đến nay là cuộc đấu tranh vì mục tiêu: hòa bình, ổn định, độc lập dân tộc, tiến bộ xã hội và hợp tác để cùng nhau phát triển.

II. Gợi ý tiến trình và phương pháp tổ chức dạy học

1. Ổn định lớp học

2. Kiểm tra bài cũ

  • Tùy điều kiện, GV có thể kiểm tra bài cũ ngay đầu giờ học, hoặc kiểm tra trong quá trình hướng dẫn HS học bài tổng kết

3. GV giới thiệu nội dung bài tổng kết

  • Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, nhân loại bước vào một giai đoạn mới của Lịch sử thế giới hiện đại với hi vọng sẽ được sống trong hòa bình, ổn định, độc lập dân tộc, tiến bộ xã hội và hợp tác để cùng nhau phát triển. Tuy nhiên, trong lịch sử thế giới, hiếm có một giai đoạn nào lại có nhiều thay đổi, biến động và căng thẳng như giai đoạn nửa sau thế kỉ XX. Chỉ trong vòng nửa thế kỉ, tình hình thế giới ở các châu lục đã diễn biến hết sức phức tạp, đem lại những thay đổi lớn lao và cả những đảo lộn bất ngờ. Hôm nay, chúng ta sẽ học bài tổng kết để phân kì các giai đoạn phát triển và khái quát lại những nội dung chủ yếu của Lịch sử thế giới hiện đại giai đoạn từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay (năm 2000).

4. Tổ chức cho HS học bài tổng kết

  • Một số gợi ý:
    • Đây không phải là bài học nghiên cứu kiến thức mới, mục đích của bài học này là GV tổ chức cho HS hệ thống hóa, khái quát hóa những kiến thức lịch sử thế giới đã học theo chủ đề từ năm 1945 đến năm 2000. Vì vậy, vai trò của GV khi dạy học bài này là hướng dẫn HS tự làm việc độc lập, không “tổng kết” giúp HS.
    • Để không khí bài học tổng kết không bị nhàm chám, buồn tẻ mà trở nên sinh động, gây hứng thú cho HS, GV có thể tổ chức một số dạng trò chơi dưới hình thức “học mà chơi, chơi mà học”.

 

Chuẩn kiến thức

 (Kiến thức cần đạt)

Hoạt động dạy – học của thầy, trò

I. Những nội dung chủ yếu của lịch sử thế giới từ sau năm 1945

 

 

1. Trật tự hai cực Ianta hình thành  do Mĩ, Liên Xô đứng đầu mỗi cực, chi phối quan hệ quốc tế từ năm 1945 đến năm 1991.

 

2. CNXH vượt ra khỏi phạm vi một nước, trở thành một hệ thống thế giới kéo dài từ châu Âu sang châu Á và khu vực Mĩ Latinh.

 

3. Cao trào giải phóng dân tộc dấy lên mạnh mẽ ở châu Á, châu Phi và khu vực Mi Latinh, đưa tới sự ra đời của hơn 100 quốc gia độc lập trẻ tuổi.

 

4. Hệ thống chủ nghĩa đế quốc có nhiều biến chuyển: Mĩ trở thành cường quốc kinh tế số 1, Tây Âu và Nhật Bản là một trong 3 trung tâm kinh tế lớn của thế giới,…

 

5. Quan hệ quốc tế được mở rộng và đa dạng hơn trước

 

6. Cách mạng khoa học - kĩ thuật diễn ra từ những năm 40 của thế kỉ XX đạt được nhiều thành tựu

Hoạt động 1: GV trình bày nêu vấn đề:

Lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 đến nay có thể phân kì làm hai giai đoạn: Giai đoạn từ năm 1945 đến 1991 với mốc sự tan rã của CNXH ở Liên Xô, Đông Âu và sự sụp đổ của Trật tự hai cực Ianta và giai đoạn từ năm 1991 đến nay. Vậy dựa vào SGK và những kiến thức lịch sử thế giới đã học từ năm 1945 đến 1991, các em hãy cho biết nội dung chủ yếu của lịch sử thế giới hiện đại của giai đoạn này gồm những vấn đề cơ bản nào?

HS: Nghiên cứu SGK và kết hợp với những kiến thức đã học để trao đổi và trả lời.

GV - HS: Nhận xét, chốt lại 6 nội dung chủ yếu như SGK. HS lắng nghe và ghi vở.

Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS lập niên biểu tổng hợp về những sự kiện quan trọng của lịch sử thế giới hiện đại giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1991. GV thông báo, nếu HS nào làm xong trước sẽ chấm điểm để khuyến khích tinh thần tự giác học tập của các em.

HS: Hoàn thành bảng niên biểu tổng hợp

 

Thời gian

Sự kiện

 cơ bản

Tác động,

ý nghĩa

 

2/1945

Nguyên thủ 3 nước Liên Xô, Mĩ, Anh họp Hội nghị Ianta

Hình thành khuôn khổ trật tự hai cực Ianta

 

6/1945

Hội nghị quốc tế thành lập tổ chức Liên hợp quốc

Góp phần duy trì hòa bình và an ninh thế giới

…..

..…

…..

 

GV - HS: Sau khi HS hoàn thành bảng niên biểu, GV gọi một số em trình bày bài làm của mình, các bạn khác theo dõi, có thể bổ sung. Cuối cùng, GV sửa chữa và HS đối chiếu, hoàn chỉnh bảng niên biểu của mình.

II. Xu thế phát triển của thế giới sau Chiến tranh lạnh

 

 

 

 

1. Tất cả các quốc gia đều ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển, lấy kinh tế làm trọng tâm.

 

 

2. Các nước điều chỉnh mối quan hệ theo hướng đối thoại, thỏa hiệp, tránh sự xung đột trực tiếp để từng bước xác lập vị thế của mình trong trật tự thế giới mới.

 

 

3. Hòa bình, ổn định là xu thế chủ đạo của thế giới từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nhưng ở nhiều khu vực vẫn diễn ra cuộc nội chiến, mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo, tranh chấp lãnh thổ,…

 

 

4. Sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, xu thế toàn cầu hóa ngày càng diễn ra mạnh mẽ.

 

 

 

" Tình hình thế giới hiện nay vừa tạo ra thời cơ, vừa đặt ra thách thức đối với các quốc gia dân tộc. Vì vậy, mỗi nước cần có sự điều chỉnh chiến lược phát triển cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của mình.

 

Hoạt động 1: GV trình bày nêu vấn đề:

Sau khi CNXH ở Liên Xô và Đông Âu tan rã, trật tự thế giới hai cực Ianta sụp đổ, lịch sử thế giới đã chuyển sang giai đoạn mới, thường được gọi là giai đoạn sau Chiến tranh lạnh. Nhiều hiện tượng mới và xu thế mới đã xuất hiện. Các em hãy dựa vào SGK, kết hợp với những kiến thức lịch sử thế giới đã học từ năm 1991 đến năm 2000 để xác định các xu thế phát triển của thế giới hiện nay.

HS: Nghiên cứu SGK và kết hợp với những kiến thức đã học để trao đổi và trả lời.

GV - HS: Nhận xét, chốt lại 4 nội dung chủ yếu như SGK. HS lắng nghe và ghi vở.

Hoạt động 2: GV nêu câu hỏi, tổ chức cho HS trao đổi nhóm (theo từng bàn), liên hệ thực tế:

Trước xu thế phát triển của lịch sử thế giới hiện nay, các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam sẽ gặp thời cơ và thách thức gì? Chúng ta phải làm gì để đưa đất nước phát triển đi lên?

HS: Trao đổi theo nhóm theo và để trình bày

GV: Hết thời gian trao đổi, GV yêu cầu đại diện một số nhóm trình bày, cả lớp lắng nghe và bổ sung. Cuối cùng, GV nhận xét và chốt ý.

Hoạt động 3: GV hướng dẫn HS lập niên biểu tổng hợp, chọn ra 10 sự kiện quan trọng nhất của lịch sử thế giới hiện đại giai đoạn từ năm 1991 đến năm nay (theo gợi ý của GV).

HS: Hoàn thành bảng niên biểu tổng hợp

 

Thời gian

Sự kiện

 cơ bản

25/12/1991

CNXH ở Liên Xô sụp đổ

6/1991

Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) tuyên bố giải thể

7/1991

Tổ chức Vácsava ngừng hoạt động

1/1993

Liên minh châu Âu (EU) ra đời

....

......

 

GV - HS: GV gọi một HS trình bày bài làm của mình, các bạn khác theo dõi. Cuối cùng, GV sửa chữa để HS đối chiếu, hoàn chỉnh bảng niên biểu của mình.

--- xem online hoặc tải về máy---

Trên đây là một phần trích trong toàn bộ nội dung của giáo án Tổng kết lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 đến năm 2000. Để xem toàn bộ và đầy đủ nội dung của giáo án này, mời quý thầy cô và các em học sinh vui lòng đăng nhập vào trang tailieu.vn để xem online hoặc tải về máy

Ngoài giáo án trên, quý thầy cô và các em học sinh có thể tham khảo thêm bài giảng này tại đây: 

  • Tổng kết lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 đến năm 2000 gồm nội dung lý thuyết được sơ lược những ý chính liên quan đến bài học và có các hình ảnh, lược đồ để các em học sinh dễ dàng quan sát nắm bắt các sự kiện lịch sử và giúp cho quý thầy cô làm bài giảng của mình trở nên sinh động thu hút sự chú ý của các em học sinh. 
  • Hướng dẫn trả lời 2 câu hỏi bài tập SGK Lịch sử 12 giúp các em học sinh nắm bài nhanh hơn. 
  • 10 câu hỏi trắc nghiệm liên quan đến nội dung bài Tổng kết lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 đến năm 2000 giúp các em học sinh tự đánh giá nội dung bài mà mình tiếp thu được để có phương pháp học đúng đắn. 

 ⇒ Để xem bài giảng tiếp theo mời quý thầy cô và các em học sinh tham khảo tại đây: Giáo án Lịch sử 12 bài 12: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925

 

ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0