Giáo án Lịch sử 12 bài 20: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc (1953 - 1954)
lượt xem 62
download
Mục tiêu bài học “Cuộc kháng chiến TC chống TD Pháp kết thúc” là giúp cho học sinh nắm được những kiến thức về âm mưu của Pháp – Mĩ và kế hoạch Nava.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo án Lịch sử 12 bài 20: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc (1953 - 1954)
- Giáo án môn Lịch sử lớp 12 Bài 20 – CUỘC KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC KẾT THÚC (1953 – 1954) I. Mục tiêu Học xong bài này, học sinh cần: 1. Kiến thức - Hiểu được âm mưu, hành động mới của Pháp - Mĩ trong kế hoạch Nava - Nêu được những diễn biến chính và ý nghĩa của cuộc Tiến công chiến l ược đông – xuân 1953 – 1954. - Trình bày tóm tắt được diễn biến chính của dịch lịch sử Điện Biên Phủ. Ý nghĩa của chiến dịch. - Nêu nội dung cơ bản và ý nghĩa của Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương. - Nêu và phân tích được nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954). 2. Kĩ năng - Củng cố kĩ năng các phân tích, đánh giá, tổng hợp và biết tìm hiểu những nguyên nhân, ý nghĩa của sự kiện lịch sử. - Rèn luyện kĩ năng sử dụng SGK, tài liệu tham khảo, quan sát tranh ảnh, bản đồ, phim tư liệu,… để nhận thức, đánh giá sự kiện lịch sử. 3. Thái độ, tư tưởng - Hiểu thêm về âm mưu, can thiệp mới của Mĩ ở Đông Dương thông qua kế hoạch Nava, qua đó giáo dục HS lòng căm thù thực dân Pháp và can thiệp Mĩ.
- - Tự hào về những thắng lợi huy hoàng của dân tộc ta trong kháng chiến chống Pháp và can thiệp Mĩ. Từ đó, củng cố lòng tin ở thế hệ trẻ vào sự lãnh đ ạo c ủa Đ ảng trong công cuộc xây dựng đất nước hiện nay. II. Gợi ý tiến trình và phương pháp tổ chức dạy học 1. Ổn định lớp học 2. Kiểm tra bài cũ GV có thể sử dụng hai câu hỏi sau: GV chuẩn bị sẵn các câu hỏi trắc nghiệm kết hợp với tự luận, thực hành theo tinh thần đổi mới kiểm tra, đánh giá, xây dựng trên PowerPoint. Khi kiểm tra, GV kích chuột trên màn hình để hiển thị câu hỏi, đồng thời đọc to để cả lớp theo dõi và gọi HS trả lời. Sau mỗi câu trả lời của HS, GV đánh giá và cho điểm. 1. Đại hội toàn quốc lần thứ II (2/1951) của Đảng đánh dấu bước phát triển mới trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Em hãy chọn ra những đáp án đúng và giải thích lí do vì sao? A. Đại hội quyết định mở chiến dịch Tây Bắc để giải phóng thị xã Lai Châu. B. Đại hội thông qua Báo cáo chính trị của Chủ tịch Hồ Chí Minh trình bày, tổng kết kinh nghiệm đấu tranh của Đảng ta qua các chặng đường LS. C. Đại hội thông qua Báo cáo “Bàn về cách mạng Việt Nam” của đồng chí Trường Chinh, quyết định đưa Đảng ra hoạt động công khai, lấy tên là Đảng Lao động Việt Nam. D. Đại hội nghe đồng chí Võ Nguyên Giáp trình bày chủ trương của ta trong đông-xuân 1951-1952 phải giữ vững quyền chủ động trên các chiến trường E. Đại hội thông qua Tuyên ngôn, Chính cương, Điều lệ mới, xuất bản báo Nhân dân; bầu ra Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Bộ Chính trị mới. 2. Hãy trình bày trên lược đồ các chiến dịch tiến công giữ vững quyền chủ động trên chiến trường của quân và dân ta từ sau chiến dịch Biên giới - thu đông năm 1950 đến xuân – hè năm 1953 (GV chuẩn bĩ sẵn lược đồ trên PowerPoint).
- 3. Bài mới Chuẩn kiến thức Hoạt động dạy – học của thầy, trò (Kiến thức cần đạt) I. Âm mưu mới của Pháp – Mĩ Hoạt động 1: GV nêu vấn đề, rồi yêu cầu hai ở Đông Dương: Kế hoạch HS làm một nhóm, nghiên cứu SGK để trao đổi Nava Vì sao bước sang đông - xuân 1953 - 1954, 1. Âm mưu mới của Pháp – Mĩ Pháp - Mĩ lại đề ra kế hoạch Nava? trong kế hoạch Nava. 2. Nội dung của kế hoạch Nava và quá trình Pháp - Mĩ triển khai thực hiện?” * Hoàn cảnh ra đời: HS: Tìm hiểu SGK, trao đổi theo gợi ý của GV GV - HS: Hết thời gian, GV yêu cầu HS trình bày, cả lớp lắng nghe và bổ sung ý kiến. Sau - Thực dân Pháp bị thiệt hại đó, GV nhận xét, phân tích và chốt ý. nặng nề, lâm vào thế phòng ngự bị động, không còn khả năng kéo Lưu ý: + Để cụ thể hóa về hoàn cảnh ra đời dài cuộc chiến tranh. của kế hoạch Nava, GV sử dụng số liệu và hình ảnh nói về sự thất bại nặng nề của Pháp sau 8 năm tiến hành chiến tranh xâm lược Việt Nam (hơn 39 vạn quân bị loại khỏi vòng chiến đấu, tiêu tốn hơn 2.000 tỉ frăng, kinh tế và tài - Mĩ tiếp tục can thiệp sâu vào chính trong nước suy sụp, nhân dân phản đối, cuộc chiến tranh, chuẩn bị thay …) chân Pháp ở Đông Dương. + GV nhấn mạnh âm mưu của Mĩ là tiếp tục can thiệp sâu vào chiến tranh ở Đông Dương, tích cực chuẩn bị thay thế Pháp (thông qua việc tăng viện trợ để ép Pháp phải kéo dài cuộc - Ngày 7/5/1953, Pháp cử Nava chiến tranh - GV so sánh tỉ lệ ngân sách của Mĩ sang làm Tổng chỉ huy quân đội viện trợ cho Pháp qua các năm; tán thành việc ở Đông Dương, thực hiện kế đưa Nava sang làm Tổng chỉ huy quân Pháp ở hoạch quân sự mới hi vọng Đông Dương - GV sử dụng chân dung tướng chuyển bại thành thắng sau 18
- tháng. Nava sang để tạo biểu tượng cho HS). HS: Lắng nghe và ghi vở Hoạt động 2: GV nêu câu hỏi để HS tìm hiểu Kế hoạch Nava có nội dung gì? Pháp – Mĩ đã triển khai kế hoạch này như thế nào? HS: Tìm hiểu SGK và trả lời * Nội dung kế hoạch Nava: GV - HS: GV nhận xét, rồi yêu cầu HS tập trung lên màn hình theo dõi hai bước của kế - Bước 1 (từ thu - đông 1953 đến hoạch Nava qua lược đồ giáo khoa điện tử (đã xuân 1954): giữ thế phòng ngự được GV thiết kế sẵn trên Power Point). HS trên chiến trường miền Bắc, vừa theo dõi, vừa ghi ý chính vào vở. thực hiện tiến công chiến lược GV trình bày xong thì nêu câu hỏi: “Em có để bình định miền Trung và miền nhận xét gì về kế hoạch Nava? Nam. Sau khi HS trả lời, GV kết luận: Kế hoạch Nava là cố gắng cuối cùng, là sự nỗ lực cao nhất của Pháp có sự can thiệp Mĩ tại Đông Dương. Chính phủ Pháp đặt nhiều hi vọng vào - Bước 2 (từ thu - đông 1954): kế hoạch quân sự mới này. Thủ tướng Pháp chuyển lực lượng ra miền Bắc, Lanien bấy giờ đã nói: “Kế hoạch Nava chẳng thực hiện tiến công chiến lược, những được chính phủ Pháp, mà cả những giành thắng lợi quân sự quyết người bạn Mĩ cũng tán thành. Nó cho phép định để kết thúc chiến tranh. chúng ta hi vọng đủ mọi điều”. GV: Chuyển sang mục 2: Trước âm mưu mới Là cố gắng cuối cùng của Pháp của Pháp-Mĩ, Đảng và Chính phủ ta đã đề ra có Mĩ can thiệp ở Đông Dương. chủ trương gì để đối phó với kế hoạch Nava? * Triển khai thực hiện: Tập trung 44 tiểu đòan cơ động ở đồng bằng Bắc Bộ, càn quét,
- bình định, mở rộng vùng chiếm đóng,… để phá kế hoạch tiến công của ta. 2. Chủ trương của ta Hoạt động: GV nhắc lại câu hỏi ở trên, rồi yêu cầu cả lớp theo dõi đoạn phim tư liệu - Tháng 9/1953, Hội nghị Bộ “Bộ Chính trị Trung ương Đảng họp quyết Chính trị họp đề ra kế hoạch tác định mở cuộc Tiến công chiến lược Đông – chiến trong đông-xuân 1953-1954 Xuân 1953 – 1953”. Ở đây, khi tổ chức cho HS với quyết tâm phải tiêu diệt địch. xem phim tư liệu, GV nhấn mạnh nhiệm vụ của các em là phải tập trung theo dõi đoạn phim để trả lời được câu hỏi đã nêu trước đó - Phương hướng chiến lược: (câu hỏi liên quan đến nội dung của mục 2. Tập trung lực lượng tiến công Chủ trương của ta). địch ở những địa bàn quan trọng mà địch sơ hở, buộc chúng phải GV - HS: HS xem phim xong, GV dành cho các chia nhỏ lực lượng để đối phó em 1 - 2 phút để tự hệ thống lại những kiến với ta ở những địa bàn xung yếu thức vừa theo dõi, kết hợp với SGK trả lời câu mà chúng không thể bỏ. hỏi: Đảng và Chính phủ ta đã có chủ trương gì trong việc đối phó với kế hoạch Nava? GV: GV nhận xét, trình bày và chốt ý. - Phương châm: “Tích cực, chủ động, cơ động, linh hoạt”, HS: Theo dõi, ghi tóm tắt ý chính. “Đánh ăn chắc, đánh chắc GV: Dẫn dắt HS chuyển sang mục II: thắng”. II. Cuộc Tiến công chiến lược Hoạt động: GV trình bày nêu vấn đề: đông – xuân 1953 – 1954 và Thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị, trong chiến dịch Điện Biên Phủ 1954 đông - xuân 1953 - 1954, quân ta mở các chiến dịch tiến công địch ở nhiều nơi trên chiến trường Đông Dương. Vậy diễn biến và kết 1. Cuộc Tiến công chiến lược quả của các chiến dịch này như thế nào? đông – xuân 1953 – 1954 GV- HS: Trình bày nêu vấn đề xong, GV phát Phiếu học tập cho HS, dành 1 phút hướng dẫn các em đọc lướt yêu cầu trong phiếu (GV xem
- phần Phụ lục ở cuối giáo án). - Tháng 12/1953, quân ta mở Tiếp đó, GV hướng dẫn HS quan sát trên màn chiến dịch Tây Bắc, giải phóng hình, theo dõi và lắng nghe diễn biến chính toàn bộ thị xã Lai Châu. Nava cuộc Tiến công chiến lược đông-xuân 1953- phải điều quân lên tập trung tại 1954 của quân ta trên bản đồ để vừa trả lời Điện Biên Phủ. câu hỏi, vừa điền thông tin vào phiếu học tập. Ở đây, GV sử dụng bản đồ giáo khoa điện tử Cuộc Tiến công chiến lược đông-xuân 1953- 1954 có sẵn tiếng thuyết minh trong đĩa CD - Tháng 12/1953, phối hợp với bộ (xem ở nguồn đã dẫn). Phương pháp hiệu quả đội Lào, ta mở chiến dịch Trung nhất khi sử dụng bản đồ này là GV sử dụng Lào và thắng lớn. Ta bao vây que chỉ hoặc tia laze, chỉ hướng và địa điểm Xavanakhet và Xênô, Nava phải tiến công phải thống nhất với tiếng thuyết tăng thêm quân cho Xênô. minh (ví như nói đến chiến dịch Tây Bắc, Thượng Lào, hoặc địa danh Xênô, Plâycu,… GV chỉ ngay trên màn hình nơi có mũi tên và hiệu ứng đang nhấp nháy trên bản đồ). Bản đồ này còn có tích hợp với một số đoạn phim tư - Tháng 1/1954, ta và Lào mở liệu, nên GV cần khai thác triệt để nhằm tạo chiến dịch Thượng Lào, giải không khí lịch sử và khí thế chiến thắng cho phóng toàn tỉnh Phongxalì. Nava HS. buộc phải điều thêm quân cho Luôngphabăng. HS: Tập trung theo dõi diễn biến cuộc Tiến công đông - xuân 1953 - 1954 của quân ta trên bản đồ, kết hợp điền thông tin vào phiếu. GV – HS: Trình bày xong diễn biến trên bản - Tháng 2/1954, ta mở chiến dịch đồ, GV dành cho HS khoảng 2 phút để hoàn Bắc Tây Nguyên, giải phóng toàn thiện Phiếu học tập, rồi gọi một số em thông bộ Kontum, bao vây Plâycu. Nava báo kết quả mình vừa làm, các bạn khác lắng phải điều thêm quân cho Plâycu, nghe, nhận xét và bổ sung. HS nào làm tốt và biến nơi đây thành điểm tập xong sớm, GV có thể cho điểm động viên tinh trung quân thứ năm của địch. thần học tập. Tiếp đó, GV hướng HS nhìn lên màn hình xem thông tin phản hồi kèm theo lời
- phân tích, giải thích. HS theo dõi và có thể chỉnh sửa nếu mình làm chưa đúng. GV: Dặn HS kẹp Phiếu học tập vào vở ghi để - Ngoài ra, ta còn đẩy mạnh về nhà ôn lại bài. chiến tranh du kích, vùng sau lưng địch giành nhiều thắng lợi, GV: Dẫn dắt vẫn đề chuyển sang mục 2: chuẩn bị tốt về vật chất, tinh Cuộc Tiến công chiến lược đông-xuân 1953- thần trước khi tiêu diệt địch ở 1954 của quân dân ta đã bước đầu làm phá sản Điện Biên Phủ. kế hoạch Nava của Pháp – Mĩ. Bị thất bại trong đông-xuân 1953-1954, Pháp-Mĩ đã làm gì? Kế hoạch Nava bị phá sản hoàn toàn như thế nào? Cuộc Tiến công chiến lược đông-xuân 1953-1954 của quân ta đã bước đầu làm phá sản kế hoạch Nava của Pháp - Mĩ. 2. Chiến dịch lịch sử Điện Biên Hoạt động 1: GV nêu câu hỏi để HS tìm hiểu: Phủ (1954) Vì sao Pháp-Mĩ lại chọn Điện Biên Phủ để xây dựng tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương? Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ được Pháp xây dựng như thế nào? HS: Nghiên cứu SGK, trao đổi và trả lời. * Âm mưu của Pháp – Mĩ ở Điện GV: GV nhận xét, rồi hướng dẫn HS theo dõi Biên Phủ: trên màn hình, lắng nghe và quan sát bản đồ giáo khoa điện tử Cứ điểm Điện Biên Phủ trong đĩa CD (xem nguồn đã dẫn). Bản đồ có sẵn tiếng thuyết minh miêu tả về cứ điểm Điện Biên Phủ. Phương pháp sử dụng như bản đồ như hướng dẫn ở mục II.1 Sử dụng bản đồ trên sẽ làm cho HS hiểu
- được: + Khi kế hoạch Nava bước đầu phá sản, phát hiện quân chủ lực của ta tiến quân lên Tây - Thất bại trong đông-xuân 1953- Bắc, Nava điều quân về giữ Điện Biên Phủ. 1954, Nava chọn Điện Biên Phủ Đây là một thung lũng nằm ở phía Tây vùng xây dựng thành tập đoàn cứ điểm rừng núi Tây Bắc, gần biên giới Lào, cách Hà mạnh nhất Đông Dương, đưa ra Nội 300 km, cách Luôngphabăng 200 km, cách thách thức sẽ nghiền nát bộ đội hậu phương của ta (Việt Bắc, Thanh - Nghệ - chủ lực của ta nếu ta dám tấn Tĩnh) từ 300 đến 500 km. Đối với Pháp, đây là công lên cứ điểm này. vị trí chiến lược then chốt, có thể trở thành một căn cứ lục quân và không quân trong âm mưu xâm lược của chúng ở Đông Dương và Đông Nam Á. Trước mắt, Điện Biên Phủ có tác dụng thu hút chủ lực của ta, tạo cho chúng bình định đồng bằng Bắc Bộ, đánh chiếm liên khu V. Điện Biên Phủ từ chỗ không nằm trong nội dung của kế hoạch Nava đã trở thành tâm điểm của kế hoạch Nava. + Để thực hiện mưu đồ trên, Nava tăng dần số quân chiếm đóng ở Điện Biên Phủ lên 16.200 tên, gồm những đơn vị thuộc các binh chủng tinh nhuệ nhất ở Đông Dương. Nava cho xây dựng ở đây 49 cứ điểm, 2 sân bay, chia làm 3 phân khu: Trung tâm Mường Thanh, Bắc và Nam. Tất cả các vị trí đều nằm trong công sự và giao thông hào chìm dưới mặt đất rất kiên cố,… Pháp – Mĩ coi Điện Biên Phủ là “pháo - Tổng cố quân địch ở Điện Biên đài bất khả xâm phạm”, “cái máy nghiền Phủ có 16.200 tên, chia làm 49 cứ khổng lồ” và đưa ra lời tuyên bố sẽ giữ căn cứ điểm và 3 phân khu: phân khu này với bất cứ giá nào. Bắc có đồi Him Lam, Độc Lập, Bản Kéo; phân khu Trung tâm có HS: HS quan sát, lắng nghe và ghi vở. sân bay Mường Thanh, tập trung Hoạt động 2: GV nêu câu hỏi để HS suy nghĩ:
- 2/3 quân địch và phân khu Nam. Trước âm mưu của Pháp-Mĩ ở Điện Biên Phủ, Đảng và Chính phủ ta đã có chủ trương gì? HS: Tìm hiểu SGK và trả lời. GV: Nhận xét, trình bày bổ sung và chốt ý. Pháp – Mĩ coi Điện Biên Phủ là Để tăng thêm phần sinh động cho bài giảng và “pháo đài bất khả xâm phạm”. cụ thể hóa về sự chuẩn bị của quân dân ta cho chiến dịch Điện Biên Phủ với tinh thần“tất cả vì chiến thắng”, GV sử dụng một số tư liệu nghe - nhìn nói, như: bài hát “Hò kéo pháo”, xe * Chủ trương của ta: đạp thồ phục vụ chiến dịch, kể chuyện về Anh hùng Tô Vĩnh Diện lấy thân mình cứu - Tháng 12/1953, Bộ Chính trị pháo,… Trung ương Đảng họp, quyết định mở chiến dịch Điện Biên HS: HS lắng nghe và tóm tắt ý chính. Phủ. - Mục tiêu: tiêu diệt quân địch ở Điện Biên Phủ, giải phóng vùng Tây Bắc và tạo điều kiện giải phóng Bắc Lào. - Cả nước tích cực chuẩn bị cho chiến dịch Điện Biên Phủ với tinh thần “tất cả vì chiến thắng”. * Diễn biến chiến dịch lịch sử Hoạt động 1: GV trình bày nêu vấn đề: Điện Biên Phủ (1954): Sau hơn hai tháng tích cực chuẩn bị cho chiến dịch Điện Biên Phủ với tinh thần “tấ cả vì chiến thắng”, ngày 13/3/1954, quân ta bắt đầu nổ súng tiến công địch. Vậy chiến dịch diễn ra
- + Đợt 1: Từ 13/3 đến 17/3/1954, như thế nào? Các em hãy quan sát lược đồ trên quân ta tiến công địch ở Him màn hình, kết hợp nghe giảng và trả lời câu Lam và toàn bộ phân khu Bắc, hỏi. tiêu diệt gần 2000 tên. Tiếp đó, GV sử dụng lược đồ giáo khoa điện tử “Diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ 1954” có lời thuyết minh và phim tư liệu trong đĩa CD để trình bày (nguồn đã dẫn). Ở đây, GV cần sử dụng que chỉ, hoặc tia laze để chỉ trên lược đồ sao cho lôgic với tiếng thuyết Đợt 2: Từ 30/3 đến 26/4/1954, minh. Ví dụ, khi tiếng thuyết minh nói ngày quân ta đồng loạt tiến công địch 13/3/1954, quân ta tấn công tiêu diệt cụm cứ ở phân khu Trung tâm tại các đồi điểm Him Lam, Độc Lập, GV chỉ khoanh vùng A1, C1, D1, C2,… chiếm được lên ngay trên màn hình - nơi có hiệu ứng nhấp phần lớn các cứ điểm. Mĩ khẩn nháy, tiếng súng, đại bác nổ giòn giã. cấp viện trợ cho Pháp và dọa sẽ ném bom nguyên tử. Trước khi tường thuật về đợt tiến công lần thứ hai, GV tắt nút điều khiển diễn biến của đợt 2 để thông báo và nêu câu hỏi: Đợt tiến công lần thứ hai ở Điện Biên Phủ của quân ta kéo dài gần 1 tháng (từ ngày 30/3 đến ngày 26/4/1954) và hết sức khó khăn, quyết liệt Đợt 3: Từ 1/5 đến 7/5/1954, quân (trong khi đợt 1 chỉ có 5 ngày). Vậy vì sao trong ta đồng loạt tiến công địch ở đợt tiến công này quân ta lại mất nhiều thời phân khu Trung tâm và phân khu gian như vậy? Chúng ta đã giành được kết Nam. Chiều 7/5, tướng Đờ quả gì? Cátxtơri và toàn bộ Ban tham Nêu câu hỏi xong, GV lại bấm nút điều khiển mưu của địch bị bắt sống. Chiến trên màn hình để tường thuật, kết hợp giải dịch Điện Biên Phủ kết thúc thích (nơi đây quân Pháp tập trung đông quân thắng lợi. nhất – 2/3 quân số trong tổng số 16.200 quân, được trang bị nhiều vũ khí hiện đại, có hầm chỉ huy của tướng Đờ Caxtơri; yếu tố bất ngờ lúc này không còn; Mĩ ra sức viện trợ cho Pháp, * Kết quả, ý nghĩa: thậm chí dọa ném bom nguyên tử,…)
- HS: Quan sát trên màn hình, lắng nghe để trả lời câu hỏi và kết hợp ghi ý chính. - Tính từ đông-xuân 1953 đến chiến dịch Điện Biên Phủ, quân Hoạt động 2: GV tổ chức HS trao đổi về kết ta loại khỏi vòng chiến đấu 12,8 quả và ý nghĩa của chiến dịch Điện Biên Phủ: vạn tên, hạ 162 máy bay và thu Chiến dịch Điện Biên Phủ 1954 có ý nghĩa gì? nhiều vũ khí, đạn dược,… HS: Tìm hiểu SGK, trao đổi theo gợi ý của GV GV-HS: GV nhận xét và chốt ý, HS ghi bài - Làm phá sản hoàn toàn kế hoạch Nava của Pháp có Mĩ giúp sức. - Tạo điều kiện thuận lợi cho ta trên bàn đàm phán ở Hội nghị Giơnevơ về Đông Dương. III. Hiệp định Giơnevơ năm Hoạt động 1: GV chia lớp làm 4 nhóm nhỏ để 1954 về chấm dứt chiến tranh, trao đổi, thảo luận 4 câu hỏi: lập lại hòa bình ở Đông Dương 1. Ngay từ đầu, chủ trương của Đảng và Chính phủ ta đối với Pháp như thế nào? 1. Hội nghị Giơnevơ 2. Hội nghị Giơnevơ về Đông Dương diễn ra trong bối cảnh lịch sử nào? 3. Lập trường của Pháp – Mĩ trong quá trình diễn ra hội nghị Giơnevơ? 4. Vì sao khi Hiệp định Giơnevơ được kí kết, nhưng phía Mĩ lại tuyên bố không chịu ràng buộc bởi Hiệp định? HS: Trao đổi, thảo luận theo nhóm và trả lời. - Thắng lợi của ta trong đông -xuân 1953 - 1954 đã mở ra khả GV: Nhận xét, sử dụng một số hình ảnh liên năng giải quyết cuộc chiến tranh quan để trình bày bổ sung và chốt ý. bằng con đường hòa bình. Ở đây, GV cần làm rõ: +/ Ngay từ đầu cuộc
- chiến tranh, chủ trương của Đảng và Chính phủ ta là muốn giải quyết vấn đề kết thúc chiến tranh bằng đường lối hòa bình (ta đã kí với Pháp Hiệp định Sơ bộ ngày 6/3/1946, Tạm ước ngày 14/9/1946,…). Trước những hành động trắng trợn của Pháp, ta buộc phải tiến hành cuộc kháng chiến toàn quốc chống Pháp lần thứ hai, giành được người thắng lợi lớn qua các chiến dịch. Đặc biệt, thắng lợi của ta - Tháng 1/1954, Ngoại trưởng trong đông – xuân 1953 – 1954 và đỉnh cao là bốn nước Liên Xô, Mĩ, Anh và chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ đã buộc Pháp họp, thống nhất triệu tập Pháp phải ngồi vào Hội nghị cùng với ta để một hội nghị quốc tế ở Giơnevơ bàn bạc. để giải quyết vấn đề chiến tranh +/ Trong quá trình diễn ra hội nghị, lập trường ở Triều Tiên và Đông Dương. của ta là chấm dứt chiến tranh trên toàn cõi Đông Dương, giải quyết vấn đề quân sự và chính trị cùng một lúc cho cả 3 nước Việt Nam, Lào và Cmpuchia trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của mỗi nước. Phía Pháp – Mĩ thì thiếu thiện chí, ngoan cố, chưa muốn kết thúc - Ngày 8/5/1954, Hộ nghị chiến tranh ở Đông Dương. Căn cứ vào điều Giơnevơ về Đông Dương được kiện cụ thể của cuộc kháng chiến của ta, cũng khai mạc. Phái đoàn ta do Phó như so sánh lực lượng giữa ta và Pháp trong Thủ tướng Phạm Văn Đồng làm chiến tranh và xu thế của thế giới là giải Trưởng đoàn được mời họp. quyết các vấn đề tranh chấp bằng con đường hòa bình, nên ta đã kí Hiệp định Giơnevơ vào ngày 21/7/1954. HS: Lắng nghe và ghi vở - Hội nghị diễn ra rất căng thẳng, đến ngày 21/7/1954 thì được
- Hiệp định Giơnevơ được kí kết 2. Hiệp định Giơnevơ Hoạt động: GV tổ chức cho HS tìm hiểu, trao đổi nội dung, ý nghĩa của Hiệp định Giơnevơ: 1. Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương có * Nội dung Hiệp định: những nội dung cơ bản gì? (GV cho HS ghi nhớ 5 nội dung 2. Việc Pháp và các nước kí kết vào Hiệp định chính của Hiệp định như SGK) Giơnevơ phản ánh điều gì? HS: Tìm hiểu SGK và trao đổi, trả lời GV: Nhận xét, bổ sung và chốt ý: * Ý nghĩa: + Nội dung Hiệp định (SGK) - Pháp phải chất dứt chiến tranh + Ý nghĩa Hiệp định: GV cần cho HS thấy ở Đông Dương và rút quân về được ý nghĩa tích cực của hiệp định, đồng thời nước phải giúp các em hiểu rõ những âm mưu của Mĩ, nhất là trong bối cảnh “chiến tranh lạnh” nên đã gây khó khăn cho ba nước Đông Dương (ở Việt Nam chỉ có miền Bắc được giải - Mĩ thất bại trong âm mưu kéo phóng, ở Lào chỉ có hai tỉnh Sầm Nưa và dài, mở rộng và quốc tế hóa cuộc Phongxalì, Camphuchia không có vùng tập kết chiến tranh ở Đông Dương – GV sử dụng lược đồ cho HS quan sát vùng giải phóng; Mĩ tuyên bố cam kết tôn trọng Hiệp định, nhưng lại không chịu kí vào văn - Miền Bắc được hoàn toàn giải bản,…). phóng để xây dựng CNXH, trở HS: Lắng nghe và ghi chính thành hậu phương vững chắc cho miền Nam đấu tranh chống Mĩ. IV. Nguyên nhân thắng lợi, ý Hoạt động: GV chia lớp thành hai nhóm nghĩa lịch sử của cuộc kháng hướng dẫn HS phân tích (có dẫn chứng) chiến chống thực dân Pháp nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của
- (1945 – 1954) cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954): 1. Những nguyên nhân nào dẫn đến thắng lợi của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954)? Nguyên nhân nào là quan trọng nhất? Vì sao? * Nguyên nhân thắng lợi: 2. Cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954) có ý nghĩa lịch sử như thế nào? HS: Tìm hiểu SGK, trao đổi theo nhóm, trả lời GV: Nhận xét, phân tích ý cơ bản và kết luận. Ở đây, GV cần giúp HS hiểu được những nguyên nhân chủ quan và khách quan, cũng như ý nghĩa thắng lợi trong nước và quốc tế: * Nguyên nhân thắng lợi: - Chủ quan: +/ Chúng ta có sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh với đường lối kháng chiến đúng đắn, sáng - Có sự lãnh đạo sáng suốt của tạo. Ngay từ đầu cuộc kháng chiến, Đảng đã Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ đề ra đường lối toàn dân, toàn diện, trường Chí Minh với đường lối kháng kì và tự lực cánh sinh, tranh thủ sự đồng tình chiến đúng đắn, sáng tạo. ủng hộ của quốc tế. Chúng ta đã kết hợp hai nhiệm vụ chống đế quốc và chống phong kiến phù hợp với điều kiện nước ta. Đường lối đó đã phát huy được chỗ mạnh căn bản và khắc phục những nhược điểm, làm cho cuộc kháng chiến của nhân dân ta chuyển từ yếu sang mạnh, dần dần tiến lên giành thắng lợi. +/ Chúng ta có hệ thống chính quyền dân chủ nhân dân và mặt trận thống nhất được củng
- cố, mở rộng. Đảng đã xây dựng lực lượng vũ trang ba thứ quân, có chiến lược, chiến thuật phong phú, sáng tạo; đã xây dựng được một hậu phương ngày càng rộng lớn và vững chắc - nhân tố quan trọng bảo đảm cho - Hệ thống chính quyền dân chủ thắng lợi ở tiền tuyến. Toàn Đảng, toàn dân nhân dân và mặt trận thống nhất và toàn quân ta đoàn kết, dũng cảm chiến được củng cố, mở rộng; toàn đấu vì “độc lập, tự do”, với tinh thần “thà hi Đảng, toàn dân và toàn quân ta sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất đoàn kết một lòng đánh Pháp. nước, nhất định không chịu làm nô lệ”, nêu cao truyền thống yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng để chiến đấu giành thắng lợi. * Khách quan: Đó là thắng lợi của tình đoàn kết giữa nhân dân ba nước Đông Dương trong liên minh chiến đấu chống kẻ thù chung; là thắng lợi của sự giúp đỡ từ Trung Quốc, Liên Xô, các nước dân chủ nhân dân khác; sự đồng tình ủng hộ của nhân dân Pháp và loài người tiến bộ trên thế giới. Trong các nguyên nhân trên, nguyên nhân đầu tiên là quyết định nhất. - Có sự đoàn kết chiến đấu của nhân dân ba nước Đông Dương’ sự ủng hộ, giúp đỡ của Trung Quốc, Liên Xô và nhân dân các nước tiến bộ trên thế giới * Ý nghĩa lịch sử * Ý nghĩa lịch sử: - Trong nước: +/ Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược kết thúc đã buộc Pháp phải công nhận độc lập, chủ quyền,
- - Chấm dứt cuộc chiến tranh xâm thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của ba nước lược và ách đô hộ của Pháp trên Đông Dương về mặt pháp lí, chấm dứt cuộc đất nước ta: miền Bắc được giải chiến tranh xâm lược và ách thống trị của phóng để xây dựng CNXH, làm thực dân Pháp trong gần một thế kỉ trên đất hậu phương vững chắc cho cuộc nước ta: Miền Bắc nước ta được giải phóng, chiến tranh chống Mĩ ở miền chuyển sang giai đoạn cách mạng xã hội chủ Nam, thống nhất Tổ quốc. nghĩa, trở thành hậu phương vững chắc cho cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc sau này. - Quốc tế: + Là một đòn nặng nề giáng vào tham vọng xâm lược, âm mưu nô dịch của chủ nghĩa đế quốc từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, góp phần làm tan rã hệ thống - Giáng đòn nặng nề vào âm mưu thuộc địa của chúng. Thắng lợi này cũng là nô dịch và tham vọng xâm lược thắng lợi của các lực lượng hòa bình dân chủ của các nước đế quốc; góp phần trên thế giới, có tác dụng cổ vũ phong trào làm tan rã hệ thống thuộc địa của giải phóng dân tộc, chống chủ nghĩa đế quốc chủ nghĩa thực dân; cổ vũ mạnh thực dân ở châu Á, châu Phi và Mĩ La tinh. mẽ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc trên thế giới. III. Củng cố, dặn dò 1. Củng cố - GV tổ chức cho HS củng cố kiến thức ngay tại lớp, nhấn mạnh các mốc thời gian có ý nghĩa, tên địa danh, chiến dịch, nhân vật lịch sử và số liệu quan tr ọng, nh ư: ngày 7/5/1954, tháng 9/1953, 13/3/1954, 21/7/1954, chiến dịch Tây Bắc, Thượng Lào, phân khu Bắc, Đờ Cátxtơri,… - GV nêu câu hỏi để HS trình bày khái quát: Nhân dân ta đã đánh thắng Pháp trong cuộc Tiến công chiến lược đông-xuân 1953-1954 và ở chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ
- như thế nào? Vì sao nói chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng l ợi quân s ự lớn nh ất, quyết định nhất trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954)? 2. Bài tập về nhà - Xem lại kiến thức đã học và lập niên biểu những sự kiện tiêu biểu của bài. - Sưu tầm tranh ảnh, bài viết đề cập đến những đóng góp của địa phương em cho chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ 1954. - Đọc SGK bài 21 ở nhà trước khi lên lớp để gạch chân những thuật ngữ, tên riêng, mới về nhân vật và địa danh nổi tiếng liên quan đến bài học, tìm hiểu các câu hỏi nhỏ in nghiêng cuối mỗi mục trong SGK.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo án Lịch sử 12 - Bài 25: Việt Nam xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh bảo vệ tổ quốc (1976-1986)
8 p | 252 | 13
-
Giáo án Lịch sử 12 - Bài 16: Phong trào giải phóng dân tộc và tổng khởi nghĩa tháng Tám (1939-1945), nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời
3 p | 171 | 5
-
Giáo án Lịch sử 12 - Bài 18: Những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp (1946-1950)
2 p | 90 | 3
-
Giáo án Lịch sử 12 - Bài 23: Khôi phục và phát triển kinh tế – xã hội Miền Bắc giải phóng hoàn toàn Miền Nam (1973–1975)
6 p | 124 | 3
-
Giáo án Lịch sử 12 - Bài 24: Việt Nam trong năm đầu sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước năm 1975
3 p | 97 | 2
-
Giáo án Lịch sử 12 - Bài 1: Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai (1945–1949)
51 p | 81 | 2
-
Giáo án Lịch sử 12 - Bài 12: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ 1919 đến 1925
3 p | 48 | 1
-
Giáo án Lịch sử 12 - Bài 11: Tổng kết lịch sử thế giới hiện đại từ 1945 đến năm 2000
3 p | 68 | 1
-
Giáo án Lịch sử 12 - Bài 5: Các nước Châu Phi và Mỹ - Latinh
4 p | 50 | 1
-
Giáo án Lịch sử 12 - Bài 2: Liên Xô và các nước Đông Âu (1945-1991), Liên Bang Nga (1991-2000)
7 p | 63 | 1
-
Giáo án Lịch sử 12 - Bài 26: Đất nước trên con đường đổi mới đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội (1986–2000)
5 p | 60 | 1
-
Giáo án Lịch sử 12 - Bài 26: Đất nước trên đường đổi mới đi lên CNXH (1986–2000)
3 p | 69 | 1
-
Giáo án Lịch sử 12 - Bài 17: Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa từ sau ngày 2/9/1945 đến trước 19/12/1946
3 p | 57 | 1
-
Giáo án Lịch sử 12 - Bài 18: Những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp (1946–1950) (Tiết 3)
2 p | 69 | 1
-
Giáo án Lịch sử 12 - Bài 24: Việt Nam trong năm đầu sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước 1975
3 p | 52 | 1
-
Giáo án Lịch sử 12 - Bài 19: Bước phát triển mới của cuộc kháng chiến toàn quốc chống Pháp (1950–1953)
3 p | 120 | 1
-
Giáo án Lịch sử 12 - Bài 22: Nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu chống đế quốc Mỹ xâm lược, nhân dân Miền Bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất (1965-1973)
3 p | 73 | 1
-
Giáo án Lịch sử 12 - Bài 21: Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc đấu tranh chống đế quốc Mỹ và chính quyền Sài Gòn ở Miền Nam (1954–1965)
2 p | 63 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn