intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo án Lịch sử 12 bài 6: Nước Mỹ

Chia sẻ: Mã Thanh Thanh | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:7

966
lượt xem
37
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn tham khảo bộ sưu tập “Nước Mỹ” để hiểu thêm về vai trò cường quốc hàng đầu của Mĩ trong đời sống KT, CT và quan hệ quốc tế. Bên cạnh đó còn giúp học sinh nắm được quá trình phát triển chung và thành tựu KT, VH, KH – KT của nước Mĩ sau CTTG II đến 2000. Có nhận thức khách quan và toàn diện về nước Mĩ và con người Mĩ: ý chí vươn lên, tính cộng đồng XH, yêu chuộng TDDC và tự hào thắng lợi của ND ta trong kháng chiến chống ĐQ hùng mạnh là ĐQ Mĩ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo án Lịch sử 12 bài 6: Nước Mỹ

BÀI 6. NƯỚC MĨ

I. Mục tiêu

Học xong bài này, học sinh cần:

1. Kiến thức

- Trình bày được các giai đoạn phát triển của nước Mĩ từ năm 1945 đến năm 2000 với những nét tiêu biểu, điển hình về kinh tế, chính trị và chính sách đối ngoại.

- Hiểu rõ những nhân tố chủ yếu thúc đẩy nền kinh tế Mĩ phát triển nhanh chóng trong giai đoạn 1945 – 1973. 

2. Kĩ năng

- Biết so sánh tình hình kinh tế, chính trị và chính sách đối ngoại của nước Mĩ qua các giai đoạn phát triển từ năm 1945 đến năm 2000.

- Rèn luyện phương pháp tự học, tự nghiên cứu, khai thác kênh hình,…

3. Thái độ, tư tưởng

- Nhận thức được kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ luôn là trung tâm kinh tế, tài chính số 1 của thế giới, là nước đi đầu trong cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật lần thứ hai. Từ đó, có ý thức tiếp thu những thành tựu của khoa học thế giới vào công cuộc xây dựng đất nước ta hiện nay.

- Nhận thức rõ những âm mưu của giới cầm quyền Mĩ trong việc thi hành chính sách đối ngoại “chiến lược toàn cầu” nhằm mưu đồ làm bá chủ thống trị toàn thế giới, nhưng cuối cùng Mĩ đã vấp phải nhiều thất bại nặng nề, tiêu biểu là thất bại trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam (1954 – 1975).

II. Gợi ý tiến trình và phương pháp tổ chức dạy học

1. Ổn định lớp học

2. Kiểm tra bài cũ

GV có thể sử dụng câu hỏi sau:

1. Hãy nêu những thành quả chính trong cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Tại sao năm 1960 được gọi là “Năm châu Phi”?

2. Hãy nêu khái quát những thắng lợi trong cuộc đấu tranh giành và bảo vệ độc lập của nhân dân Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Những thành tựu và khó khăn về kinh tế - xã hội mà các nước Mĩ Latinh gặp phải?

3. Bài mới

 

Chuẩn kiến thức

 (Kiến thức cần đạt)

Hoạt động dạy – học của thầy, trò

I. Nước Mĩ từ năm 1945 đến năm 1973

* Về kinh tế:

- Thành tựu: Mĩ trở thành nước có nền kinh tế tư bản phát triển mạnh nhất, là trung tâm kinh tế - tài chính số 1 của thế giới trong suốt 20 năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

 

- Nguyên nhân của sự phát triển:

+ Lãnh thổ Mĩ rộng lớn, giàu tài nguyên, có nhiều nhân công với trình độ kĩ thuật, tay nghề cao,…

+ Mĩ không bị chiến tranh tàn phá, mà làm giàu từ chiến tranh thông qua buôn bán vũ khí

+ Biết áp dụng những thành tựu khoa học kĩ thuật hiện đại

+ Quá trình tập trung tư bản cao, các tổ hợp công nghiệp – quân sự hoạt động có hiệu quả

+ Vai trò điều tiết của Nhà nước

 

* Về khoa học kĩ thuật:

 

Mĩ là nước đi đầu trong cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật hiện đại với việc chế tạo chiếc máy tính điện tử vào năm 1946, sử dụng nhiều nguồn năng lượng mới, chinh phục vũ trụ,…

 

 

* Về đối nội, đối ngoại:

 

 

 

 

- Đối nội: Các tổng thống đề ban hành một số chính sách để vừa ổn định tình hình chính trị, khắc phục khó khăn trong nước; vừa ngăn chặn, đàn áp các phong trào đấu tranh của công nhân và các lực lượng tiến bộ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Đối ngoại:

 

+ Đề ra “chiến lược toàn cầu”  với tham vọng thống trị và làm bá chủ thế giới, như: ngăn chặn, tiến tới xóa bỏ CNXH trên phạm vi toàn thế giới; đàn áp các phong trào giải phóng dân tộc, phong trào chống chiến tranh; bắt các nước tư bản, đế quốc khác phải lệ thuộc vào Mĩ.

 

 

 

 

+ Năm 1972, Mĩ hòa hoãn với hai nước lớn là Liên Xô và Trung Quốc để ngăn chặn họ giúp đỡ các phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.

Hoạt động 1: GV trình bày nêu vấn đề: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, kinh tế Mĩ phát triển nhanh chóng, trở thành trung tâm kinh tế - tài chính số 1 của thế giới. Vậy biểu hiện của sự phát triển đó là gì? Những nhân tố nào thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng nền kinh tế Mĩ sau chiến tranh?

HS: Nghiên cứu SGK, trao đổi và trả lời:

GV: Nhận xét, bổ sung và phân tích (dựa vào số liệu và nguyên nhân trong SGK).

Để giúp HS hiểu rõ những thành tựu và nguyên nhân của sự phát triển, GV vẽ biểu đồ hình tròn để so sánh sản lượng công nghiệp Mĩ (năm 1948 chiếm 56,4%) so với sản lượng công nghiệp toàn thế giới; Lược đồ nước Mĩ để cụ thể hóa cho nguyên nhân Mĩ có lãnh thổ rộng lớn, giàu tài nguyên, được hai đại dương là Thái Bình Dương và Đại Tây Dương bao bọc nên cách xa trung tâm chiến tranh, đất nước không bị tàn phá và có điều kiện hòa bình để phát triển,…

HS: Lắng nghe và ghi chép ý chính

 

Hoạt động 2: GV thông báo kiến thức và liệt kê những thành tựu tiêu biểu của nước Mĩ trong cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật hiện đại.

Để minh họa cho những thành tựu của nước Mĩ trong cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật, GV hướng dẫn HS quan sát và giới thiệu một số hình ảnh về máy tính điện tử, vật liệu mới, Trung tâm hàng không vũ trụ Kennơđi, Mĩ đưa người đặt chân lên Mặt Trăng, thành tựu về  “cách mạng xanh” trong nông nghiệp,...

Hoạt động 3: GV nêu câu hỏi:

Giai đoạn  1945 – 1973, các giới cầm quyền Mĩ đã thực hiện chính sách đối nội và đối ngoại như thế nào? Em biết gì về “chủ nghĩa Mác Cácti” và chiến lược toàn cầu của Mĩ?

HS: Nghiên cứu SGK để trao đổi và trả lời

GV: Nhận xét, bổ sung và trình bày

+ Nếu có điều kiện, GV lập niên biểu và cho HS quan sát chân dung 5 đời tổng thống Mĩ nắm quyền trong giai đoạn này đã thực hiện các chính sách đối nội, đối ngoại như thế nào: H. Truman (1945 – 1953), Đ. Aixenhao (1953 – 1961), G. Kennơđi (1961 – 1963), L. Giônxơn (1963 – 1969) và R. Níchxơn (1968 – 1974).

+ GV cũng cần giúp HS hiểu rằng: Mặc dù Mĩ được biết đến là trung tâm kinh tế - tài chính của thế giới, các tổng thống luôn đưa ra các chính sách để ổn định tình hình chính trị, xã hội, nhưng nước Mĩ vẫn không ổn định vì sự mâu thuẫn giữa các tầng lớp trong xã hội như người giàu với người nghèo, người da đen với người da trắng,…

+ Vì có trong tay tiềm lực về kinh tế - tài chính và quân sự to lớn nên Mĩ đã đề ra “chiến lược toàn cầu” với tham vọng làm bá chủ, thống trị  thế giới. GV nêu rõ 3 mục tiêu của chiến lược này (theo như SGK) và phân tích: Trong lịch sử gần 200 năm của mình, đây là lần đầu tiên Mĩ có tham vọng lớn như vậy (cuối thế kỉ XIX, Mĩ chỉ có tham vọng ở châu Mĩ thông qua Học thuyết Mơn-rô “châu Mĩ của người châu Mĩ”). Để thực hiện tham vọng, Mĩ đã khởi xướng Chiến tranh lạnh, trực tiếp gây ra hoặc ủng hộ hàng chục cuộc chiến tranh xâm lược, bạo loạn, lật đổ chính quyền. Tiêu biểu là Mĩ đã gây nên chiến tranh ở Triều Tiên (1950 – 1953), Việt Nam (1954 – 1975), dính líu vào Trung Đông,… Nhằm ngăn chặn sự ủng hộ của các nước lớn đối với phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới, Mĩ còn thực hiện chính sách hòa hoãn với Liên Xô và Trung Quốc (năm 1972 sang Trung Quốc, sau đó là Liên Xô). Song tất cả những mưu đồ của Mĩ đều thất bại, phải chịu nhiều thiệt hại nặng nề, tác động xấu đến tình hình chính trị và xã hội nước Mĩ.

HS: Tập trung theo dõi và ghi ý chính

Trên đây là một phần trích trong toàn bộ nội dung của giáo án Nước Mỹ. Để xem toàn bộ và đầy đủ nội dung của giáo án này, mời quý thầy cô và các em học sinh vui lòng đăng nhập vào trang Tailieu.vn để xem online hoặc tải về máy

Ngoài giáo án trên, quý thầy cô và các em học sinh có thể tham khảo thêm bài giảng này tại đây: 

  • Nước Mỹ gồm nội dung lý thuyết được sơ lược những ý chính liên quan đến bài học và có các hình ảnh, lược đồ để các em học sinh dễ dàng quan sát nắm bắt các sự kiện lịch sử và giúp cho quý thầy cô làm bài giảng của mình trở nên sinh động thu hút sự chú ý của các em học sinh. 
  • Hướng dẫn trả lời 2 câu hỏi bài tập SGK trang 46 Lịch sử 12 giúp các em học sinh nắm bài nhanh hơn. 
  • 10 câu hỏi trắc nghiệm liên quan đến nội dung bài Nước Mỹ giúp các em học sinh tự đánh giá nội dung bài mà mình tiếp thu được để có phương pháp học đúng đắn. 

 ⇒ Để xem bài giảng tiếp theo mời quý thầy cô và các em học sinh tham khảo tại đây: 

ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2