intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo án Lịch sử 12 bài 8: Nhật Bản

Chia sẻ: Mã Thanh Thanh | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:9

936
lượt xem
44
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Những giáo án trong bộ sưu tập “Nhật Bản” được trình bày một cách rõ ràng và biên soạn chi tiết được tổng hợp từ nhiều giáo viên khác nhau. Giúp cho học sinh nắm được: Quá trình phát triển của NB sau CTTG II. Vai trò KT quan trọng của NB, là một trong 3 trung tâm KT – tài chính, KH – KT của TG, đặc biệt khu vực châu Á. Lí giải được sự phát triển “thần kì” của NB. Học sinh cũng xác định trách nhiệm công dân đối với đất nước và hiểu được sự cần thiết đưa mối quan hệ VN – NB lên tầm cao mới trong công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế của nước ta.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo án Lịch sử 12 bài 8: Nhật Bản

Bài 8 – NHẬT BẢN

 

I. Mục tiêu

  • Học xong bài này, học sinh cần:

1. Kiến thức

  • Khái quát được các giai đoạn phát triển của lịch sử Nhật Bản từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 2000 về các mặt kinh tế, chính trị và đối ngoại.
  • Biết được những nguyên nhân đưa đến sự phát triển “thần kì” của nền kinh tế Nhật Bản.
  • Hiểu rõ vai trò “siêu cường” về kinh tế, tài chính của Nhật Bản trên thế giới, đặc biệt là ở châu Á.

2. Kĩ năng

  • Biết so sánh các giai đoạn phát triển của lịch sử nước Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai về các mặt kinh tế, chính trị và chính sách đối ngoại.
  • So sánh, đánh giá chính sách đối ngoại của Mĩ, Tây Âu và Nhật Bản qua các giai đoạn sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
  • Rèn luyện kĩ năng phân tích, khái quát hóa, phương pháp sử dụng SGK, khai thác kênh hình lịch sử,…

3. Thái độ, tư tưởng

  • Khâm phục tinh thần lao động cần cù, sáng tạo của người dân Nhật Bản.
  • Nhận thức rõ tinh thần, trách nhiệm của thế hệ trẻ trong công cuộc xây dựng đất nước hiện nay.

II. Gợi ý tiến trình và phương pháp tổ chức dạy học

1. Ổn định lớp học

2. Kiểm tra bài cũ

  • GV có thể sử dụng câu hỏi sau:
    • Trình bày tóm tắt các giai đoạn phát triển của kinh tế Tây Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai? Vì sao nói từ nửa sau thế kỉ XX, Tây Âu là một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới?
    • Lập niên biểu những sự kiện chính trong quá trình hình thành, phát triển của Liên minh châu Âu.

3. Bài mới

Chuẩn kiến thức

 (Kiến thức cần đạt)

Hoạt động dạy – học của thầy, trò

I. Nhật Bản từ năm 1945 đến năm 1952

* Tình hình chung:

 

 

 

 

- Nước Nhật phải gánh chịu nhiều  hậu quả nặng nề do chiến tranh để lại: 3 triệu người chết và mất tích, 13 triệu người thất nghiệp,…

 

 

- Bị quân đội Mĩ chiếm đóng dưới danh nghĩa quân Đồng minh

" Nhật Bản rơi vào tình trạng khó khăn chưa từng có

 

 

 

* Chính sách ổn định, khôi phục:

- Loại bỏ chủ nghĩa quân phiệt và trừng trị tội phạm chiến tranh.

- Ban hành Hiến pháp mới quy định Nhật Bản là nước quân chủ lập hiến.

- Dựa vào viện trợ của Mĩ và nước ngoài thông qua hình thức vay nợ (vay được 114 tỉ USD)

- Khẩn trương tiến hành nhiều cải cách dân chủ, tiến bộ như thủ tiêu các tập đoàn kinh tế tài phiệt, cải cách ruộng đất,…

 

* Kết quả:

Năm 1950 - 1951, kinh tế Nhật Bản đã được phục hồi và đạt mức trước chiến tranh.

 

 

* Về đối ngoại:

Phải phụ thuộc và liên minh chặt chẽ với Mĩ: kí kết Hiệp ước hòa bình Xan Phranxixcô và Hiệp ước an ninh Mĩ – Nhật (9/1951), chấp nhận đứng dưới “chiếc ô” bảo vệ hạt nhân của Mĩ.

Hoạt động 1: GV đặt câu hỏi:

Tình hình Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai có gì nổi bật? So sánh với Mĩ, Tây Âu.

HS: Nghiên cứu SGK, thảo luận và trả lời:

GV: Nhận xét, bổ sung và phân tích (dựa vào số liệu trong SGK, kết hợp khai thác một số hình ảnh trong đĩa Encatar về đất nước Nhật Bản bị tàn phá bởi chiến tranh): Nếu như Chiến tranh thế giới thứ hai đã đem lại cơ hội vàng cho Mĩ, đưa nước Mĩ giàu lên nhanh chóng thì Tây Âu và Nhật Bản lại bị kiệt quệ hoàn toàn, tan nát và suy sụp. Những hậu quả nặng nề mà Nhật Bản phải gánh chịu là: số người chết, bị thương và mất tích khoảng 3 triệu người; toàn bộ của cải tích lũy trong 10 năm (1935 – 1945) bị tiêu hủy; hơn 13 triệu người thất nghiệp; lạm phát phi mã và nạn đói đe dọa,… Ngoài ra, dưới danh nghĩa quân Đồng minh, quân đội Mĩ đã kéo vào chiếm đóng Nhật Bản.

HS: Lắng nghe và ghi chép ý chính

Hoạt động 2: GV nêu vấn đề:

1. Vậy đứng trước những khó khăn trên, giới cầm quyền Nhật Bản đã làm gì để phục hồi đất nước? Tác dụng của chính sách phục hồi này như thế nào?

2. Chính sách đối ngoại của Nhật Bản những năm đầu sau chiến tranh như thế nào?

HS: Tiếp tục tìm hiểu SGK và trả lời

GV: Nhận xét, bổ sung và phân tích giúp HS hiểu được:

+ Cùng với sự nỗ lực rất lớn của người dân Nhật Bản thì vai trò của nhân tố bên ngoài, tiêu biểu là “nhân tố Mĩ” là rất quan trọng trong sự phục hồi và phát triển của Nhật Bản. Chế độ quân quản Mĩ ở Nhật Bản dưới danh nghĩa quân Đồng minh đã giúp đỡ nước này tiến hành nhiều cải cách quan trọng về chính trị, kinh tế (nội dung các cuộc cải cách trình bày như SGK). Nó được ví như “luồng sinh khí mới” thổi vào xã hội Nhật Bản.

+ Chính sách đối ngoại của Nhật Bản giai đoạn này là phụ thuộc và liên minh chặt chẽ với Mĩ (do phụ thuộc vào kinh tế và vì lợi ích quốc gia). Nhật Bản đã kí với Mĩ Hiệp ước hòa bình Xan Phranxixcô và Hiệp ước an ninh Mĩ – Nhật (9/1951) để chấm dứt chế độ chiếm đóng của quân Mĩ trên đất nước mình, đổi lại họ sẽ chấp nhận đứng dưới “chiếc ô” bảo hộ hạt nhân của Mĩ, đồng ý để Mĩ đóng quân và xây dựng căn cứ quân sự trên lãnh thổ Nhật Bản.

HS: Theo dõi và ghi chép ý chính

--- xem online hoặc tải về máy---

Trên đây là một phần trích trong toàn bộ nội dung của giáo án Nhật Bản. Để xem toàn bộ và đầy đủ nội dung của giáo án này, mời quý thầy cô và các em học sinh vui lòng đăng nhập vào trang Elib.vn để xem online hoặc tải về máy

Ngoài giáo án trên, quý thầy cô và các em học sinh có thể tham khảo thêm bài giảng này tại đây: 

  • Nhật Bản gồm nội dung lý thuyết được sơ lược những ý chính liên quan đến bài học và có các hình ảnh, lược đồ để các em học sinh dễ dàng quan sát nắm bắt các sự kiện lịch sử và giúp cho quý thầy cô làm bài giảng của mình trở nên sinh động thu hút sự chú ý của các em học sinh. 
  • Hướng dẫn trả lời 2 câu hỏi bài tập SGK Lịch sử 12 giúp các em học sinh nắm bài nhanh hơn. 
  • 10 câu hỏi trắc nghiệm liên quan đến nội dung bài Nhật Bản giúp các em học sinh tự đánh giá nội dung bài mà mình tiếp thu được để có phương pháp học đúng đắn.

Và xem thêm giáo án bài tiếp theo: Giáo án Lịch sử 12 bài 9: Quan hệ quốc tế trong và sau thời kỳ chiến tranh lạnh 

ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2