intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo án Lịch sử lớp 11: Nhân dân Việt Nam kháng chiến chống Pháp xâm lược (Từ năm 1858 đến trước 1873)

Chia sẻ: Phuong Phuong | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:12

116
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo "giáo án Lịch sử lớp 11: Nhân dân Việt Nam kháng chiến chống Pháp xâm lược (Từ năm 1858 đến trước 1873) các bạn sẽ đánh giá được phong trào kháng của nhân dân Nam kì sau hiệp ước 1862. Giải thích được nguyên nhân các tỉnh Nam kì rơi vào tay Pháp. Trình bày được âm mưu của thực dân Pháp ở các tỉnh Nam kì. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo án Lịch sử lớp 11: Nhân dân Việt Nam kháng chiến chống Pháp xâm lược (Từ năm 1858 đến trước 1873)

  1. CHƯƠNG I VIỆT NAM TỪ NĂM 1858 ĐẾN CUỐI THẾ KỶ XIX Bài 19(tiết 2) Nhân dân Việt Nam kháng chiến chống Pháp xâm lược  (Từ năm 1858 đến trước 1873 ) I Mục tiêu bài học Sau bài học này học sinh có khả năng 1)Về kiến thức       ­  Đánh giá được phong trào kháng của nhân dân Nam kì sau hiệp ước 1862.       ­  Giải thích được nguyên nhân các tỉnh Nam kì rơi vào tay Pháp.       ­  Trình bày được âm mưu của thực dân Pháp ở các tỉnh Nam kì. 2) Về thái độ  ­ Hiểu được bản chất xâm lược của chủ nghĩa thực dân và sự tàn bạo của chúng. ­ Tự hào về truyền thống chống xâm lược của cha ông. ­ Có thái độ  đúng mức khi tìm hiểu về  nguyên nhân và trách nhiệm của nhà Nguyễn trong việc để mất nước cuối  thế kỉ XIX. ­ Có nhận thức đúng đối với các sự kiện, nhân vật lịch sử cụ thể. 3) Về kĩ năng ­ Rèn luyện kĩ năng phân tích, so sánh, nhận xét, đánh giá sự kiện, vấn đề lịch sử.
  2. ­ Biết liên hệ, rút ra bài học kinh nghiệm.. II Tài liệu và thiết bị dạy học           ­Sách giáo khoa lịch sử lớp 11. ­Đại cương lịch sử Việt Nam tập 2­ Đinh Xuân Lâm(cb)­ NXB Giáo dục Việt nam. ­ Tư liệu lịch Việt Nam­ Trịnh Đình Tùng­ NXB Giáo dục. ­ Hướng dẫn sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa lịch sủ 11­Nguyễn Thị Côi(cb)­ NXB Giáo dục. III Tiến trình tổ chức bài học  1.Ổn định lớp. 2.Kiểm tra bài cũ. 3.Mở đầu bài học Trong tiết học trước, chúng ta đã biết được ngay từ khi Pháp xâm lược, quân và dân ta đã anh dũng đứng lên kháng   chiến, bước đầu làm thất bại âm mưu “đánh nhanh, thắng nhanh” của thực dân Pháp trong chiến sự  Đà Nẵng. Thấy  không thể  chiếm được Đà Nẵng, Pháp quyết định đưa quân vào đánh chiếm Gia Định và các tỉnh Nam Kì. Giữa lúc  phong trào đấu tranh của nhân dân đang dâng cao và lan rộng, triều đình Huế  đã kí với Pháp Hiệp  ước Nhâm Tuất   (1862). Mặc dù vậy, phong trào chống Pháp của nhân dân ta  ở  các tỉnh Nam Kì vẫn tiếp diễn. Vậy cuộc kháng chiến   chống Pháp  ở  đây đã diễn ra như  thế  nào, có phải Pháp chỉ  chiếm ba tỉnh miền Đông Nam Kì hay còn có âm mưu gì   khác. Để hiểu rõ hơn về phần này  chúng ta tiếp tục bài học ngày hôm nay.
  3. 4.Tổ chức dạy và học. Hoạt động của giáo viên và học sinh Kiến thức trọng tâm HĐ1: Tìm hiểu về cuộc kháng chiến của nhân dân Nam kì  III Cuộc kháng chiến của nhân dân Nam kì sau  sau hiệp ước 1862 hiệp ước 1862 Hđ1Nhân dân ba tỉnh miền Đông tiếp tục kháng chiến sau hiệp   1.Nhân dân ba tỉnh miền Đông tiếp tục kháng chiến  ước 1862 sau hiệp ước 1862 Gv: Sau khi kí kết bản hiệp ước Nhâm Tuất 5/6/1862  Triều  ­ Các phong trào diễn ra mạnh mẽ đình Nhà Nguyễn đã có hành động như thế nào?       + Văn thân sĩ phu: bám đất, bám dân, cổ vũ nghĩa  Hs: Suy nghĩ trả lời binh. Gv: Nhận xét và bổ xung câu trả lời của học sinh        + Phong trào “tị địa” Triều Đình: Vì mang nặng  tư tưởng thất bại chủ nghĩa, sợ          +Phong trào vũ trang:  Trương Định…. địch ngay từ đầu, không hiểu chỗ yếu của địch mà đệ chiến  ­Phong trào Trương  Định:  thắng chúng mà chỉ nhìn thấy ưu thế về kĩ thuật và vũ khí. Hơn  + Xây dựng lực lượng chuẩn bị vũ khí. nữa, triều Nguyễn muốn bắt tay với Pháp để có thể dồn lực  +Chống  Pháp và chống triều đình Huế. lượng tiêu diệt các phong trào  đấu tranh  rầm  rộ ngoài Bắc.  => Trương định hi sinh­>phong trào thất bại Chính vì những điều đó mà triều đình Huế đã kí với Pháp bản  hiệp ước Nhâm Tuất phản bội lại quyền lợi của quần chúng  nhân dân, quyền lợi Tổ Quốc.
  4. ­Sau khi kí kết triều đình ra lệnh giải tán nghĩa binh chống Pháp  ở các tỉnh Gia Định, Định Tường, Biên Hoà.  Gv:Phong trào đấu tranh  ở  ba tỉnh miền Đông sau Hiệp  ước   1862 diễn ra như thế nào? Có điểm gì khác trước? Hs: Dựa vào nội dung trong sgk, kết hợp khai thác Lược đồ  hình 52: Lược đồ  cuộc kháng chiến chống Pháp  ở  Nam Kì để  giải quyết vấn đề. Gv: Giáo viên nhận xét, bổ xung câu trả lời của học sinh:  Các toán nghĩa quân đã không chịu công nhận chính quyền  mới,cương  quyết bám đất, bám dân tiến hành các cuộc kháng  chiến ngay trong lòng địch. Bất chấp sự ngăn cấm của triều  đình, phong trào đấu tranh vẫn tiếp tục dâng cao. Các toán  nghĩa quân  phong trào “tị địa” diễn ra sôi nổi gây cho Pháp gặp  nhiều khó khăn trong việc tổ chức, quản lí những vùng đất  chúng mới chiếm được. ­Phong trào “tị địa”­chủ trương của các văn thân, sĩ phu  miền Đông rời bỏ sang miền Tây không cộng tác với giặc.
  5. Gv: Em có hiểu biết gì về Trương Định. Hs: Suy nghĩ trả lời câu hỏi. Gv:Nhận xét,bổ xung:  Trương Định là một người văn võ song toàn, đã thu nạp được  nhiều anh tài như Đỗ Quang, Nguyễn Thông… Ngay từ năm  1859, Trương Định đã đem quân phối hợp với quân triều đình  chống Pháp tại Gia Định. Hoạt động mạnh mẽ của nghĩa quân  làm cho giặc Pháp và triều đình lo sợ. Triều đình đã hạ lệnh  cho ông phải bãi binh, điều ông đi nhận chức Lãnh binh ở An  Giang và Phú Yên. Khi nghe tin sắc phong của triều đình, quần  chúng nhân dân đã suy tôn Trương Định lên làm chủ soái để  giết giặc, cứu nước, cứu dân. 2 Thực dân Pháp ba tỉnh miền Tây Nam Kì.  Gv: Yêu cầu học sinh quan sát hình 51: Miêu tả lại quang cảnh     Nhân dân ba tỉnh miền Tây chống Pháp. lễ phong soái cho Trương Định (quang cảnh, thành phần, khí  Mặt  Cuộc tấn  Thái độ  Cuộc kháng  thế của dân chúng trong buổi lễ), qua đó đánh giá hành động  Trận  công của  của triều  chiến của nhân  của Trương Định khi quyết định ở lại cùng nhân dân chiến  thực dân  đình dân
  6. đấu. Pháp Hs: suy nghĩ trả lời Kháng  ­Ngày  Triều đình  ­Nhân dân  chiến  20/6/1867  lúng túng  miền Tây  Gv: nhận xét, bổ sung hình ảnh tại  Pháp dàn  bạc  kháng chiến  Đứng ở vị trí trung tâm bức tranh làTrương Định, ông nhận  miền  trận trước  nhược , đã  anh dũng với  thanh kiếm từ người già có uy tín ,suy tôn ông là” Bình Tây Đại  Tây  thành Vĩnh  cử Phan  tinh thần  Nguyên Soái”.Những  người dân đứng xung quanh đều giơ giáo  Nam kì Long. Thanh  người trước  ­Từ ngày  Giản­ đại  ngã xuống  mác ủng hộ ông. Việc Trương Định kiên quyết phản đối sắc  20 đến  diện của  người sau  phong của triều đình và đứng về phía nhân dân chống giặc  24/6/1867  triều đình  đứng lên. Pháp,nhận được sự ủng hộ của nhân dân gây nên thái  độ kinh  Huế đầu  Pháp  ­ Tiêu biểu  ngạc đối với đại diện của triều đình . chiếm gọn  hàng nhất có cuộc  Gv: Sau khi nhận sắc phong ông đã lãnh đạo phong trào quần  ba tỉnh  khởi nghĩa của  chúng nhân dân như thế nào? miền Tây  Nguyễn Trung  Nam  Trực, Nguyễn  Hs: suy nghĩ  trả lời Kì( Vĩnh  Hữu Huân Gv: nhận xét, bổ sung  Long, An  Dưới ngọn cờ “Bình Tây đại nguyên soái”, ông đã thu hút được  Giang, Hà  Tiên ) đông đảo quần chúng nhân dân đi theo. Ông đã xây dựng được 
  7. lực lượng với hơn 1 vạn nghĩa binh trên một vùng căn cứ rộng  không tốn  lớn. Biết được căn cứ trung tâm của phong trào là Tân Hòa,  một viên  ngày 28/2/1863, giặc Pháp mở cuộc tấn công quy mô vào căn  đạn  cứ này. Nghĩa quân đã chiến đấu anh dũng suốt 3 ngày đêm, sau      đó rút lui về căn cứ Tân Phước để bảo toàn lực lượng. Ngày  20/8/1864, Pháp tập kích vào căn cứ Tân Phước, nghĩa quân  chống trả quyết liệt, Trương Định hi sinh. ­Đây là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu cho tinh thần quật khởi của  nhân dân Nam Kì, đồng thời cũng là dấu mốc hình thành trận  tuyến của nhân dân (tách ra khỏi cuộc kháng chiến của triều  đình), bước đầu kết hợp giữa hai nhiệm vụ: chống thực dân  xâm lược và chống phong kiến đầu hàng. Hđ2: Thực dân Pháp chiếm ba tỉnh miền Tây Nam Kì và  Nhân dân ba tỉnh miền tây chống Pháp Gv: Chia lớp làm  2 nhóm: Nhóm 1:  Tìm hiểu về quá trình thực dân Pháp chiếm Tây  Nam 
  8. Kì. Nhóm 2: Tìm hiểu về phong trào đấu tranh của nhân dân ở ba  tỉnh miền Tây Nam Kì Gv: Nguyên nhân tại sao các tỉnh miền Tây Nam kì rơi vào tay  Pháp. Pháp: Sau khi chiếm được Đông Nam Kì thực dân Pháp ráo riết  chuẩn bị âm mưu chiếm nốt ba tỉnh miền Tây NamKì. Năm  1863 Cao Miên phải công nhận quyền bảo hộ của Pháp, số  phận của ba tỉnh miền Tây Nam Kì có thể được xem là định  đoạn. ­Sau đó, chúng vu cáo triều đình Huế vi phạm các điều đã  cam kết trong Hiệp ước 1862. Tháng 10/1866 Pháp cử phái viên  ra Huế, hứa hẹn nếu bằng lòng giao ba tỉnh miền Tây thì chúng  sẽ giúp Triều đình tiêu trừ hết giặc biển và đình hết mọi khoản  tiền bồi thường. Ngày 20/6/1867,  lợi dụng sự bạc nhược của  triều đình Huế, Pháp đã ép Phan Thanh Giản giao thành Vĩnh 
  9. Long. Từ ngày 20 đến ngày 24/6/1867, Pháp đã chiếm gọn  được ba tỉnh miền Tây (An Giang, Vĩnh Long, Hà Tiên) mà  không tốn một viên đạn. ­Triều đình: Triều đình Huế trước sau vẫn theo đuổi đến cùng  chính sach cầu hoà chuộc đất, giải tán nghĩa quân miền Đông,  nghiêm cấm nhân dân miền tây ủng hộ miền Đông kháng  chiến. + Nghe tin thực dân Pháp tấn công PhanThanh Giản nộp thành  mà không có một chút khán cự. Khi thực dân Pháp chiếm xong  ba tỉnh miền Tây NamKì triều đình nhà Nguyễn không hề có  bất cứ phản ứng, mà chỉ xinđổi ba tỉnh miền Tây mới mất để  lấy tỉnh Biên Hoà nhưng Pháp không đồng ý. Giáo viên dẫn dắt: Sau khi ba tỉnh miền Tây Nam Kì rơi vào tay  Pháp, triều đình Huế  phản  ứng một cách yếu  ớt, nhưng một   cao trào kháng chiến mới của nhân dân lại bắt đầu. Gv: yêu cầu học sinh đọc sgk và hỏi:  Em hãy nêu tên những  
  10. cuộc khởi nghĩa tiêu biểu. Hs: Theo dõi sgk trả lời câu hỏi. Dựa vào lược đồ  hình 52: Lược đồ  kháng chiến chống Pháp ở  Nam Kì, giáo viên nêu diễn biến chính của phong trào kháng  chiến chống Pháp ở ba tỉnh miền Tây sau năm 1867:  Phong trào không hề  bị  giảm sút mà tiếp tục gia tăng, xuất  hiện ngày càng nhiều những trung tâm mới, những nhân tố mới,   với nhiều tấm gương sáng chói về  lòng yêu nước, tinh thần   dũng cảm, kiên cường, bất khuất chống ngoại xâm. Một số  văn thân, sĩ phu yêu nước bất hợp tác với giặc, tìm  cách vượt  biển ra vùng Bình  Thuận nhằm mưu  cuộc  kháng  chiến lâu dài. Một số khác tiến hành cuộc vũ trang chống Pháp. Trương Quyền lập cơ  sở  kháng chiến  ở  Tây Ninh, liên kết  với Pu­côm­bô chống Pháp. Năm 1867, Phan Tôn, Phan Liêm  lập căn cứ  ở  Bến Tre. Nguyễn Trung Trực lập căn cứ   ở Rạch  Giá. Nguyễn Hữu Huân lập căn cứ ở Mĩ Tho…
  11. Giáo viên nêu câu hỏi:  Em có nhận xét gì về  cuộc đấu tranh   của nhân dân ba tỉnh miền Tây? Hs: suy nghĩ trả lời Gv: nhận xét, bổ xung: Phong trào diễn ra trong hoàn cảnh rất  khó khăn nhưng quyết liệt, với các hình thức phong phú, các  căn cứ được xây dựng ở khắp nơi. Tuy nhiên, cuối cùng cũng bị  thất bại do chênh lệch lực lượng, vũ khí thô sơ. Qua đó, thể  hiện lòng yêu nước, ý chí bất khuất chống ngoại xâm của nhân  dân ta.   IV Sơ kết bài học Học sinh trả lời các câu hỏi: Câu 1. Hãy lựu trọn một nhân vật tiêu biếu sau đó trình bày lại công lao của nhân vật đó.
  12. Câu 2. Thông qua bài học, hay nêu nhận xét về tinh thần chống Pháp của vua quan triều đình nhà Nguyễn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2