Giáo án Lịch sử lớp 11: Các nước tư bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới năm 1919 - 1939
lượt xem 3
download
Giáo án Lịch sử lớp 11 "Các nước tư bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới năm 1919 - 1939" có nội dung gồm trật tự thế giới hình thành sau chiến tranh thế giới thứ nhất; cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới và những tác động; các biện pháp thoát khỏi khủng hoảng kinh tế giữa các nước tư bản. Mời quý thầy cô và các em cùng tham khảo nội dung chi tiết tại đây.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo án Lịch sử lớp 11: Các nước tư bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới năm 1919 - 1939
- CHUYÊN ĐỀ SỬ 11 CÁC NƯỚC TƯ BẢN GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1919 – 1939) (3 tiết) A. NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ I. TRẬT TỰ THẾ GIỚI HÌNH THÀNH SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT – HỆ THỐNG VECXAI – OASINHTON Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, các nước TB đã tổ chức hội nghị hoà bình ở Vecxay và Oasinhton để phân chia quyền lợi. Một trật tự thế giới được thiết lập, mang tên hệ thống hòa ước VecxaiOasinhton. Hệ thống VecxaiOasinhton mang lại nhiều lợi lộc cho các nước thắng trận. Gây nên mâu thuẫn sâu sắc giữa các nước ĐQ. II. CUỘC KHỦNG HOẢNG KINH TẾ THẾ GIỚI VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG Nguyên nhân: Những năm 1924 – 1929 các nước TB bất ổn về chính trị, đạt mức tăng trưởng cao về kinh tế. Do sản xuất ồ ạt, chạy đua theo lợi nhuận dẫn đến cung lớn hơn cầu. Hàng hoá dư thừa. 10/1929 khủng hoảng bùng nổ ở Mỹ rồi lan tràn thế giới. Hậu quả: + Kinh tế: Tàn phá nặng nề nền kinh tế các nước tư bản. + Xã hội: Hàng triệu người đói khổ. + Chính trị: Bất ổn định, các cuộc đấu tranh, biểu tình diễn ra liên tục lôi kéo hàng triệu người tham gia. Quan hệ quốc tế: Hình thành 2 khối đối lập: Anh – Pháp Mĩ và ĐứcItalia Nhật, ráo riết chạy đua vũ trang. Báo hiệu nguy cơ cuộc chiến tranh mới III. CÁC BIỆN PHÁP THOÁT KHỎI KHỦNG HOẢNG KINH TẾ CỦA CÁC NƯỚC TƯ BẢN 1. Chính sách mới của tổng thống Mĩ Ph.Rudơvengiải pháp thoát khỏi khủng hoảng Năm 1932 Rudơven thực hiện chính sách mới. Nội dung: Chính sách kinh tế xã hội: + Nhà nước can thiệp tích cực đời sống kinh tế
- + Giải quyết nạn thất nghiệp thông qua các đạo luật: ngân hàng, phục hưng công nghiệp, điều chỉnh nông nghiệp. > Nhà nước điều tiết KT, giải quyết các vấn đề chính trị, xã hội, vai trò của nhà nước được tăng cường. Kết quả: + Giải quyết việc làm cho người thất nghiệp để xoa dịu mâu thuẫn xã hội. + Khôi phục được sản xuất. + Thu nhập quốc dân tăng liên tục từ 1933. Chính sách ngoại giao: + Thực hiện chính sách “Láng giềng thân thiện”. + 11/1933 công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với Liên Xô. + Trung lập với các xung đột quân sự ngoài châu Mĩ 2. Nước Đức trong thời kỳ Hítle cầm quyền (1933 – 1939): Khủng hoảng kinh tế thế giới tác động mạnh vào kinh tế chính trị xã hội nước Đức. Để đối phó, giai cấp tư sản đưa Hítle thủ lĩnh Đảng Quốc Xã lên nắm quyền. Đảng cộng sản kiên quốc đấu tranh, nhưng không ngăn cản được. Ngày 30/01/1933 Hítle lên làm thủ tướng – Chủ nghĩa phát xít thắng thế ở Đức Trong thời kỳ cầm quyền, Hitle thực hiện chính sách phản động: + Chính trị: Khủng bố đảng phái dân chủ tiến bộ, đặt công sản ra ngoài vòng pháp luật. Thủ tiêu nền Cộng hòa Vaima, lập nền chuyên chính độc tài do Hitle làm thủ tướng tối cao và tuyệt đối. + Kinh tế: Tổ chức kinh tế theo hướng tập trung mệnh lệnh, phục vụ nhu cầu quân sự. + Đối ngoại: Tuyên bố rút khỏi hội Quốc Liên. Ra lệnh tổng động viên quân địch, xây dựng nước Đức thành một trại lính khổng lồ. Ký với Nhật hiệp ước “chống Quốc tế cộng sản”. Hình thành khối Phát xít Đức – Italia – Nhật. Mục tiêu: tiến tới chiến tranh để phân chia lại thế giới. 3. Con đường đi tới chiến tranh của Nhật Bản: Khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 ở Nhật:
- Khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 tác động vào nền kinh tế Nhật làm cho kinh tế bị giảm sút trầm trọng, nhất là nông nghiệp. Biểu hiện: + Năm 1931 sản lượng công nghiệp giảm 32,5%. + Nông nghiệp giảm 1,7% + Ngoại thương giảm 80%. + Đồng Yên sụt giá nghiêm trọng. Hậu quả: khủng hoảng đạt đỉnh cao năm 1931, tác động mạnh đến xã hội. + Nông dân bị phá sản. + 3 triệu công nhân thất nghiệp. + Mâu thuẫn xã hội lên cao. Những cuộc đấu tranh của nhân dân bùng nổ Quá trình quân sự hoá bộ máy Nhà nước: Để thoát khỏi khủng hoảng Nhật của tướng quân phiệt hoá bộ máy nhà nước, gây chiến tranh xâm lược. Đặc điểm của quá trình quân phiệt hoá. + Diễn ra sự kết hợp giữa chủ nghĩa quân phiệt với nông nghiệp tiến hành chiến tranh xâm lược. + Quá trình quân phiệt hoá kéo dài trong thập niên 30. Song song với quá trình quân phiệt hoá, Nhật đẩy mạnh chiến tranh xâm lược + Năm 1931, Nhật đánh chiếm vùng Đông Bắc Trung Quốc, biến đây thành bàn đạp để tấn công Châu Á. Nhật trở thành lò lửa chiến tranh châu Á. B. TỔ CHỨC DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức Đánh giá mối quan hệ quốc tế giữa các nước tư bản sau chiến tranh thế giới thứ nhất Trình bày được nguyên nhân và những tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933. Tóm tắt được những nội dung cơ bản trong chính sách mới của Mĩ. Giải thích những tác động của chính sách mới đến tình hình nước Mĩ giai đoạn 1919 – 1939. Trình bày được những biện pháp phát xít hóa bộ máy nhà nước của Đức.
- Thông báo những biểu hiện của chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản So sánh những biện pháp thoát khỏi khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 của các nước Mĩ, Đức, Nhật, giải thích những tác động của chính sách đó tới tình hình thế giới. 2. Kĩ năng Phát triển kĩ năng khai thác tranh ảnh, tư liệu lịch sử. Phát triển kĩ năng phân tích, so sánh, đối chiếu các sự kiện lịch sử 3. Thái độ Biết chia sẻ, thông cảm với những người lao động bị mất việc làm, đời sống khó khăn, do tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới. Tôn trọng và học tập tinh thần làm việc Lên án những hành động xâm lược, chạy đua vũ trang của các lực lượng phát xít. 4. Định hướng các năng lực hình thành Năng lực chung Năng lực tự học, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề; năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác; năng lực sử dụng ngôn ngữ. Năng lực chuyên biệt Năng lực tái hiện hiện tượng, sự kiện lịch sử khủng hoảng kinh tế thế giới, tác động to lớn của nó đối với các nước tư bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới. Năng lực thực hành bộ môn: khai thác sử dụng tài liệu tranh ảnh, biểu đồ lien quan đến nội dung chuyên đề Năng lực giải quyết mối quan hệ, ảnh hưởng của Hòa ước Vecxai Oasinhton đến quan hệ quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ nhất So sánh, phân tích những con đường khác nhau của các nước tư bản để tìm cách thoát khỏi khủng hoảng kinh tế Biết thể hiện chính kiến của mình về các vấn đề lịch sử như: đánh giá về nhân vật Hítle và sự xuất hiện của chủ nghĩa phát xít, đe dọa nền hòa bình an ninh thế giới. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1.Chuẩn bị của giáo viên Bản đồ chính trị Châu Âu 1914 – 1923 Tranh ảnh nước Đức, Mĩ, Nhật Bản Tài liệu tham khảo
- Phiếu học tập 2.Chuẩn bị của học sinh: Sách giáo khoa, nghiên cứu nội dung chuyên đề Cho HS sưu tầm tranh ảnh nước Đức,Mĩ, Nhật Bản Tham khảo tài liệu có liên quan bài học III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ: 1. Giới thiệu của giáo viên Cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc năm 1918 đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết, đặc biệt là mối quan hệ của các nước đế quốc giữa Đức, Anh, Pháp, Mĩ sẽ như thế nào? Tình hình thế giới có gì thay đổi sau năm 1918 và sự thay đổi này sẽ tác động trực tiếp ra sao? Chúng ta cùng thay đổi chuyên đề “Các nước tư bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới” để trả lời câu hỏi này. 2. Tổ chức các hoạt động học tập a. Hoạt động 1. Tìm hiểu về trật tự thế giới hình thành sau Chiến tranh thế giới thứ nhất – Hệ thống Vecxai – Oasinhton Hoạt động Cả lớpcá nhân * Phương pháp: hỏi đáp
- GV: Dẫn dắt học sinh về tổ chức Hội nghị hoà bình ở Vecxay (1919 – 1920) và Oasinhtơn (19211922). Cho HS đọc sách tìm hiểu nội dung của hai Hòa ước và Hội nghị. HS: Đọc sách – trả lời. GV: Nhận xét, bổ sung chốt ý Hoạt động Cả lớp. * Phương pháp: hỏi đáp GV: Cho HS theo dõi lược đồ. GV: Hãy so sánh sự biến đổi lãnh thổ các nước Châu Âu năm 1923 với 1914. GV: Với hệ thống VO, trật tự thế giới mới được thiết lập như thế nào? Em có nhận xét gì về tính chất của hệ thống này? HS: Dựa vào sự so sánh trên lược đồ – trả lời. GV: Gọi các em HS khác bổ sung. GV: Chốt ý. Đức mất 1/8 đất đai, ½ dân số, 1/3 mỏ sắt, 1/3 mỏ than… Áo – Hung tách thành 2 nước Áo và Hungari diện tích nhỏ hơn rất nhiều. Đất ÁoHung cũ lập
- thành những nước mới Tiệp Khắc, Nam Tư, một số đất đai khác cắt cho Rumani, Italia Ba Lan được thành lập với vùng đất thuộc ÁoĐứcNga. Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, các nước TB đã tổ chức hội nghị hoà bình ở Vecxay và Oa Sinh Tơn để phân chia quyền lợi. Một trật tự thế giới được thiết lập, mang tên hệ thống hòa ước VecxaiOa Sinh Tơn. Hệ thống VecxaiOasinhton mang lại nhiều lợi lộc cho các nước thắng trận Gây nên mâu thuẫn sâu sắc giữa các nước ĐQ. b. Hoạt động 2. Tìm hiểu về cuộc khủng hoảng kinh tế và những tác động * Hoạt động Cả lớp. * Phương pháp: hỏi đáp GV: Cho HS theo dõi SGK tìm nguyên nhân khủng hoảng KT. HS: Xem SGK – trả lời. GV: Nhận xét – chốt ý. Cho HS quan sát hình và trả lời câu hỏi: Khủng hoảng dẫn đến hậu quả gì cho các nước TB?
- HS: trả lời. GV: Nhận xét – chốt ý. GV: Vì sao xuất hiện 2 khối đối lập dẫn đến chiến tranh? HS: Suy nghĩ trả lời. GV: Nhận xét: Khối nhiều thuộc địa. Khối ít thuộc địa. Nguyên nhân: Những năm 1924 – 1929 các nước TB bất ổn về chính trị, đạt mức tăng trưởng cao về KT. Do sản xuất ồ ạt, chạy đua theo lợi nhuận dẫn đến cung lớn hơn cầu. Hàng hoá dư thừa. 10/1929 khủng hoảng bùng nổ ở Mỹ rồi lan tràn thế giới. Hậu quả: + Kinh tế: Tàn phá nặng nề nền KT các nước TB. + Xã hội: Hàng triệu người đói khổ. + Chính trị: Bất ổn định, các cuộc đấu tranh, biểu tình diễn ra liên tục lôi kéo hàng triệu người tham gia.
- Quan hệ quốc tế: Hình thành 2 khối đối lập: Anh – Pháp Mĩ và ĐứcItalia Nhật, ráo riết chạy đua vũ trang. Báo hiệu nguy cơ cuộc chiến tranh mới
- c. Hoạt động 3. Tìm hiểu về những biện pháp thoát khỏi khủng hoảng kinh tế thế giới của các nước tư bản c.1. Chính sách mới của Mĩ – giải pháp thoát khỏi khủng hoảng GV: Giới thiệu về Rudơven thuộc đảng dân chủ, tổng thống thứ 32, liền trong 4 nhiệm kỳ (1933 – 1945). Hoạt động Cả lớp Phương pháp: hỏi đáp GV: Yêu cầu HS đọc và tóm tắt nội dung chính sách mới.
- HS: Xem SGK – trả lời. GV: Nhận xét, bổ sung. GV: Qua nội dung chính sách mới của Mỹ, đã mang đến kết quả gì? Bức tranh đương thời mô tả chính sách mới (người khổng lồ tượng trưng cho Nhà nước
- Chính sách mới của tổng thống Mĩ Ph.Rudơvengiải pháp thoát khỏi khủng hoảng: Năm 1932 Rudơven thực hiện chính sách mới. Nội dung: + Nhà nước can thiệp tích cực đời sống KT. + Giải quyết nạn thất nghiệp thông qua các đạo luật: ngân hàng, phục hưng công nghiệp, điều chỉnh nông nghiệp. > Nhà nước điều tiết KT, giải quyết các vấn đề chính trị, xã hội, vai trò của nhà nước được tăng cường. Kết quả: + Giải quyết việc làm cho ngườithất nghiệp > xoa dịu mâu thuẩn XH. + Khôi phục được sản xuất. + Thu nhập quốc dân tăng liên tục từ 1933. Chính sách ngoại giao: + Thực hiện chính sách “ Láng giềng thân thiện”. + 11/1933 công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với Liên Xô. + Trung lập với các xung đột quân sự ngoài châu Mĩ
- c.2. Con đường đi tới chiến tranh của nước Đức Hoạt động: tìm hiểu nước Đức trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế thế giới GV: Sự kiện trong ảnh tác động như thế nào đến tình hình nước Đức? HS :trả lời GV nhận xét: Tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, nước Đức gặp khó khăn, Đảng Quốc xã do Hítle đứng đầu, chủ trương phát xít hóa bộ máy nhà nước. Hoạt động nhóm: Tìm hiểu về nước Đức trong năm 1929 – 1933 + Chính trị: Khủng bố đảng phái dân chủ tiến bộ, đặt công sản ra vòng pháp luật. Thủ tiêu nền CH Vaima, lập nền chuyên chính độc tài do Hitle làm thủ tối cao và tuyệt đối. + Kinh tế: Tổ chức KT theo hướng tập trung mệnh lệnh, phục vụ nhu cầu quân sự. + Đối ngoại:
- Tuyên bố rút khỏi hội Quốc Liên. Ra lệnh tổng động viên quân địch, XD nước Đức thành một trại lính khổng lồ. Ký với Nhật hiệp ước “chống QTCS”. Hình thành khối Phát xít Đức – Italia – Nhật. Mục tiêu: tiến tới chiến tranh để phân chia lại thế giới.
- c.3.Con đường đi tới chiến tranh của Nhật: Hoạt động/toàn lớp Quan sát lược đồ nước Nhật: nhận xét về sự thay đổi của nước Nhật Tìm hiểu cuộc khủng hoảng KT 1929 – 1933 ở Nhật? Khủng hoảng KT 1929 – 1933 tác động vào nền KT Nhật làm cho KT bị giảm sút trầm trọng, nhất là nông nghiệp. Biểu hiện: + Năm 1931 sản lượng công nghiệp giảm 32,5%. + N2 giảm 1,7% + Ngoại thương giảm 80%. + Đồng Yên sụt giá nghiêm trọng. Hậu quả: khủng hoảng đạt đỉnh cao năm 1931. tác động mạnh đến XH. + Nông dân bị phá sản. + 3 triệu công nhân thất nghiệp. + Mâu thuẫn xã hội lên cao > những cuộc đấu tranh của nhân dân bùng nổ Chủ nghĩa quân phiệt Nhật hình thành như thế nào?
- Quá trình quân sự hoá bộ máy Nhà nước: Để thoát khỏi khủng hoảng Nhật của tướng quân phiệt hoá bộ máy nhà nước, gây chiến tranh XL. Đặc điểm của quá trình quân phiệt hoá. + Diễn ra sự kết hợp giữa CN quân phiệt với N2 tiến hành chiến tranh XL. + Quá trình quân phiệt hoá kéo dài trong thập niên 30. Song song với quá trình quân phiệt hoá. Nhật đẩy mạnh chiến tranh XL. + Năm 1931, Nhật đánh chiếm vùng Đông Bắc TQ, biến đây thành bàn đạp để tấn công Châu Á. Nhật trở thành lò lửa chiến tranh châu Á. 3. Củng cố bài: Chia lớp thành 3 nhóm, HS hoàn thành sơ đồ tư duy theo các nội dung sau: Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 Những tác động của cuộc khủng hoảng đến các nước tư bản Các biện pháp của các nước tư bản để thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế 4. Bài tập về nhà Yêu cầu: HS tìm những tư liệu lịch sử liên quan đến những tác động cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới ở Việt Nam.
- C. XÂY DỰNG BẢNG MÔ TẢ VÀ BIÊN SOẠN CÁC CÂU HỎI CỦA CHUYÊN ĐỀ 1. Bảng mô tả các mức yêu cầu cần đạt cho mỗi loại câu hỏi/bài tập trong chuyên đề: Vận dụng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng cao thấp Nội dung (Mô tả yêu cầu (Mô tả yêu cầu (Mô tả yêu (Mô tả yêu đạt) cần đạt) cầu cần đạt) cầu cần đạt) Trình bày được Lý giải được Đánh giá sự hình thành sau Chiến tranh những tác Tình hình thế giới thứ động của các nước trật tự thế giới nhất một trật cuộc KHKTG TBCN giữa mới theo hệ tự thế giới mới 2933 tới tình hai cuộc thống Vecxai – được thiết lập hình CT TG. Chiến hệ thống Đánh giá tranh thế Oasinhtơn. Vécxai – những sự giới (1918 – Trình bày được Oasinhtơn. kiện của 1939) nguyên nhân, Tại sao người LSTG (1929 – Đức lại căm 1933) tác hậu quả cuộc động gì đến khủng hoảng ghét hòa ước LSVN. kinh tế thế giới Vécxai – (1929 – 1933). Oasinhtơn. Lý giải được tại sao khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933) đã gây ra những hậu quả lớn. Lý giải được
- tại sao khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933) lại dẫn tới nguy cơ một cuộc chiến tranh thế giới mới. Trình bày được Vẽ được sơ . những điểm cơ Khái quát được đồ tỷ lệ thất Nhận xét được Chính Nước Mĩ bản trong Chính những nét chính nghiệp của sách mới do giữa hai sách mới của về cuộc khủng nước Mĩ chính quyền Tổng thống cuộc Tổng thống Mĩ hoảng kinh tế ở trong giai Rudơven đề Chiến Rudơven và tác Mĩ và những tác đoạn này. ra đối với tranh thế dụng của nó động của nó nền KT Mĩ. Liên hệ giới (1918 trong việc đưa đến kinh tế, xã Chính sách – 1939) nước Mĩ thoát hội nước Mĩ. mới của khỏi cuộc Rudơven đối khủng hoảng. với vai trò điều tiết nền kinh tế của Nhà nước. Trình bày được Giải thích Phân tích Nhận xét Nước Đức những chính được tại sao được: Đức được về hậu giữa hai sách về chính giai cấp tư sản tìm lối thoát quả của việc cuộc trị, kinh tế, đối ủng hộ Hitle lên khủng hoảng Hitle lên nắm Chiến ngoại của nước nắm chính bằng việc quyền đối tranh thế Đức thời Hítle. quyền phát xít hoá với nước giới (1918 bộ máy nhà Đức và thế
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo án Lịch sử lớp 11 - GV. Nguyễn Văn Tiên
43 p | 293 | 53
-
Giáo án Lịch sử lớp 11 năm 2015
83 p | 202 | 16
-
Giáo án Lịch sử lớp 11 - Bài 9: Cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và triều Hồ (Sách Chân trời sáng tạo)
9 p | 33 | 4
-
Giáo án Lịch sử lớp 11 - Bài 13: Việt Nam và Biển Đông (Sách Chân trời sáng tạo)
13 p | 41 | 4
-
Giáo án Lịch sử lớp 11 - Bài 2: Sự xác lập và phát triển của chủ nghĩa tư bản (Sách Chân trời sáng tạo)
10 p | 36 | 4
-
Giáo án Lịch sử lớp 11 (Trọn bộ cả năm)
207 p | 23 | 4
-
Giáo án Lịch sử lớp 11 - Bài 1: Một số vấn đề chung về cách mạng tư sản (Sách Chân trời sáng tạo)
10 p | 23 | 3
-
Giáo án Lịch sử lớp 11 - Bài 10: Cuộc cải cách của Lê Thánh Tông (thế kỉ XV)
10 p | 76 | 3
-
Giáo án Lịch sử lớp 11: Nhân dân Việt Nam kháng chiến chống Pháp xâm lược (Từ năm 1858 đến trước 1873)
12 p | 119 | 3
-
Giáo án Lịch sử lớp 11 - Bài 8: Một số cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử Việt Nam (từ thế kỉ III TCN – đến cuối thế kỉ XIX)
16 p | 30 | 3
-
Giáo án Lịch sử lớp 11 - Bài 7: Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam (trước năm 1945)
19 p | 50 | 3
-
Giáo án Lịch sử lớp 11 - Bài 6: Hành trình đi đến độc lập dân tộc ở Đông Nam Á (Sách Chân trời sáng tạo)
10 p | 16 | 2
-
Giáo án Lịch sử lớp 11 - Bài 4: Chủ nghĩa xã hội từ năm 1991 đến nay (Sách Chân trời sáng tạo)
8 p | 30 | 2
-
Giáo án Lịch sử lớp 11 - Bài 3: Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết ra đời và sự phát triển của chủ nghĩa xã hội sau Chiến tranh thế giới thứ hai (Sách Chân trời sáng tạo)
10 p | 18 | 2
-
Giáo án Lịch sử lớp 11 - Bài 11: Cuộc cải cách của Minh Mạng (nửa đầu thế kỉ XIX)
8 p | 47 | 2
-
Giáo án Lịch sử lớp 11 - Bài 12: Vị trí và tầm quan trọng của Biển Đông (Sách Chân trời sáng tạo)
14 p | 15 | 2
-
Giáo án Lịch sử lớp 11 - Bài 5: Quá trình xâm lược và cai trị của chủ nghĩa thực dân ở Đông Nam Á (Sách Chân trời sáng tạo)
10 p | 40 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn