Giáo án minh họa: Uống nước nhớ nguồn
lượt xem 3
download
Giáo án minh họa Uống nước nhớ nguồn trình bày nội dung về: Mục tiêu môn học; Các năng lực hướng tới hình thành và phát triển ở học sinh; Phương pháp/ Kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng; Phương tiện dạy học; Tổ chức dạy học,... Mời các bạn cùng tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo án minh họa: Uống nước nhớ nguồn
- GIÁO ÁN MINH HỌA – NGOÀI GIỜ LÊN LỚP LỚP 10 CHỦ ĐỀ : UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN Bài 4. Tình yêu Bác Hồ dành cho những khúc dân ca ( 2 tiết) 1. MỤC TIÊU BÀI HỌC. Học xong 2 tiết của bài này học sinh có khả năng. 1. Về kiến thức. Hiểu và cảm nhận được tình yêu của Bác Hồ đối với những giai điệu dân ca. 2. Về kĩ năng. Biết cách kể lại câu truyện cho người khác. Biết hát một số điệu dân ca. Biết làm clip giới thiệu về loại hình nghệ thuật của địa phương. 3. Về thái độ. Biết trân trọng và góp phần bảo tồn những giá trị văn hóa dân tộc. II CÁC NĂNG LỰC HƯỚNG TỚI HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIÊN Ở HỌC SINH. Năng lực tự học, năng lực tư duy phê phán, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực quản lí và phát triển bản thân. IIIPHƯƠNG PHÁP /KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG Trực quan, thảo luận nhóm, kỹ năng trình bày 1 phút, trò chơi, thuyết trình, vấn đáp, KT đăt câu hỏi... IV PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC. Sách tham khảo Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống dành cho học sinh – lớp 10. Nhà XB Giáo dục Việt Nam, năm 2017. Máy chiếu đa năng; video hình ảnh của Bác Hồ trước lúc lâm chung. Giấy A0, bút dạ, keo dính, phiếu học tập, phiếu cá nhân. V. TỔ CHỨC DẠY HỌC. * Tiết 1. Hoạt động cơ bản của giáo viên và học sinh Nội dung bài học 1. KHỞI ĐỘNG: Chiếu đoạn video về Bác Hồ trước phút lâm chung. ( 6 phút) * Mục tiêu: Kích thích học sinh hứng thú tìm hiểu xem mình đã biết gì về mong muốn cuối cùng của Bác Hồ trước phút lâm chung. Rèn luyện năng lực quan sát, tư duy của học sinh.
- Hoạt động cơ bản của giáo viên và học sinh Nội dung bài học * Cách tiến hành: GV trình chiếu phim: https://www.youtube.com/watch? time_continue=9&v=H6gEuXOLH4 GV:yêu cầu học sinh quan sát hình ảnh GV hỏi: Các em thấy điều gì qua hình ảnh vừa xem? Cho biết cảm tưởng của em khi xem video trên. HS trả lời: Dự đoán : Thấy Bác Hồ và các đồng chí lãnh đạo của Đảng và Nhà nước bên giường Bác Hồ. GV kết luận: Trước lúc đi xa Người muốn thế hệ sau hãy yêu, hãy trân trọng và giữ gìn nền văn hoá của dân tộc. 2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC. Hoạt động 1: Đọc hợp tác để tìm hiểu câu truyện Tình yêu của Bác Hồ dành cho những khúc dân ca. ( 10 phút) *Mục tiêu: HS hiểu được câu chuyện. Rèn luyện năng lực tư duy sáng tạo và kỹ năng giao tiếp, hợp tác kỹ năng phân tích. * Phương pháp: Đọc hợp tác và thảo luận nhóm. * Cách tiến hành. GV cho HS đọc truyện Tình yêu của Bác Hồ dành cho những khúc dân ca – trang 15 Sách tham khảo Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống dành cho học sinh – lớp 10. Nhà XB Giáo dục Việt Nam, năm 2017. Học sinh đọc và trả lời câu hỏi vào phiếu học tập theo cặp: Câu 1. Bác Hồ muốn nghe Hò Huế, ví dặm Nghệ Tĩnh, Quan họ Bắc Ninh trong hoàn cảnh như thế nào? Câu 2. Bác muốn nghe hát thể hiện mong ước gì của Bác trước lúc đi xa? Câu 3. Em có nhận xét gì về thể loại âm nhạc mà Bác Hồ muốn nghe trước lúc đi xa? Điều đó nói lên điều gì về vẻ đẹp tâm hồn
- Hoạt động cơ bản của giáo viên và học sinh Nội dung bài học của Chủ tịch Hồ Chí Minh? Câu 4. Dù đang trong giây phút sắp lâm chung, sau khi được nghe cô y tá Ngô Thị Oanh hát, những cử chỉ của Bác có gì đặc biệt? Việc đó nói lên điều gì? Học sinh hoàn thành vào phiếu học tập theo cặp, sau đó trao đổi cho các cặp khác kiểm tra. 1. Nội dung câu chuyện Tình yêu GV chọn phiếu của một số cặp dán vào của Bác Hồ danh cho những khúc giấy Ao đã chuẩn bị từ trước dân ca. Dự kiến sản phẩm: Câu 1: Học sinh nêu được thời gian, địa a. Hoàn cảnh ra đời câu chuyện. điểm, bối cảnh ra đời câu chuyện.: Từ đầu đến ... căn phòng này: + Thời gian: Buổi sáng ngày 2/9/1969. + Địa điểm: Căn nhà A67. + Bối cảnh: Bác Hồ đã rất yếu. + Tâm trạng của Bác: Lo lắng cho dân: tình hình chiến đấu Miền Nam, tình hình lũ lụt Miền Bắc, quan tâm đến đời sống tinh thần cho nhân dân: Tổ chức mừng ngày Quốc Khánh long trọng để nhân dân vui.... Câu 2: Học sinh nêu được mong muốn của b. Mục đích của Bác Hồ khi Bác. muốn nghe hát. Lần 1 : Bác muốn nghe hò Huế : Huế là nơi gắn bó với tuổi thơ khi còn đi học. Mục đích : Bác muốn mang theo Lần 2 : Bác muốn nghe điệu ví dặm : Đây là hình ảnh quê hương xứ sở, hình làn điệu dân ca của quê hương Bác. ảnh miền Nam yêu thương vào Lần 3 : Bác muốn nghe làn điệu dân ca quan cuộc trường sinh họ Bắc Ninh. Câu 3: Học sinh nêu được nhận xét về thể loại âm nhạc mà Bác muốn nghe trước lúc đi xa; nhận xét được vẻ đẹp tâm hồn trong Nhận xét: Những khúc dân ca là con người Bác: linh hồn, là nơi lắng đọng tình yêu, tinh hoa, bản sắc văn hoá dân tộc. Nó là nguồn sữa tinh thần bồi đắp nuôi dưỡng và thanh lọc tâm hồn con người.
- Hoạt động cơ bản của giáo viên và học sinh Nội dung bài học Vẻ đẹp tâm hồn của Bác: Bác Hồ không chỉ yêu cuộc sống, yêu con người, hòa đồng với thiên nhiên, cỏ cây, hoa lá. Người để lại bài học sâu sắc, thấm thía rằng muốn yêu Tổ Quốc thì phải yêu những khúc hát dân ca. + Ý nghĩa: Cho đến phút cuối đời Câu 4: Học sinh nêu được cử chỉ của Bác Người vẫn dành trọn tình cảm khi nghe cô y tá hát: của mình cho dân, cho nước, dành + Bác mỉm cười, nhờ người tặng hoa cho cô sự quan tâm đặc biệt cho mọi y tá. người nhất là phụ nữ. * GV chốt kiến thức cơ bản ở hoạt động 1, chuyển sang hoạt động 2. Hoạt động 2: Thảo luận nhóm tìm hiểu ý nghĩa của những giá trị văn hóa tinh thần của dân tộc trong câu chuyện.(10 phút) *Mục tiêu: Học sinh hiểu được ý nghĩa của nền văn hóa dân tộc. Rèn luyện năng lực tư duy, phê phán... * Phương pháp: Thảo luận nhóm. *Cách tiến hành: GV chia lớp thành 4 nhóm. Giao nhiệm vụ cho các nhóm: + Nhóm 1+ 3: câu 1; + Nhóm 2+ 4: câu 2. Câu 1: Các em nghĩ gì khi Bác Hồ một người đã có hàng mấy chục năm trời bôn ba khắp nơi trên thế giới, tiếp thu nhiều nền văn hóa khác nhau nhưng vẫn vô cùng yêu mến những giá trị văn hóa dân tộc? Câu 2: Theo các em, thông điệp mà câu chuyện muốn gửi gắm tới người đọc là gì? HS thảo luận nhóm, viết vào giấy Ao. GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ học sinh. Cho học sinh trình bày sản phẩm lên bảng hoặc treo tường. Cho đại diện nhóm 1 và 2 trình bày, nhóm 3,2 bổ sung, hoàn thiện.
- Hoạt động cơ bản của giáo viên và học sinh Nội dung bài học GV chốt ý nghĩa của những giá trị văn hóa dân tộc qua câu chuyện. Là bản sắc văn hóa, là cốt lõi Hoạt động 3: Tổ chức trò chơi để giáo dục đời sống tinh thần của dân tộc tình yêu đối với các giá trị văn hóa truyền Việt Nam, là nguồn sữa tinh thần thống của dân tộc. (10 phút) bồi đắp và nuôi dưỡng tâm hồn *Mục tiêu: con người. Giáo dục cho học sinh tình cảm và trách nhiệm giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Rèn luyên năng lực quan sát, hợp tác, phê phán... *Phương pháp: Trò chơi, kỹ năng trình bày 1 phút. * Cách tiến hành: GV giao nhiệm vụ: Em nghĩ như thế nào về thực trạng ngày nay giới trẻ thích nhạc hiện đại hơn những thể loại nhạc truyền thống như quan họ, chèo, tuồng, cải lương, ca trù, dân ca các miền nói chung? GV phát cho học sinh nhóm 1 và 2 các phiếu cá nhân, yêu cầu các em dùng hai từ để nói lên thực trạng của giới trẻ khi nghe nhạc truyền thống sau đó dán lên bảng, nhóm nào nhiều hơn sẽ thắng. GV phát cho học sinh nhóm 3 và 4 các phiếu cá nhân, yêu cầu các em dùng hai từ để nói lên thực trạng của giới trẻ khi nghe nhạc hiện đại sau đó dán lên bảng theo hàng dọc, nhóm nào nhiều hơn sẽ thắng. GV nhận xét và chốt lại nội dung. GV giao nhiệm vụ: Theo em để âm nhạc truyền thống hấp dẫn được giới trẻ, cần phải làm gì? GV phát cho học sinh các phiếu cá nhân, yêu cầu các em dùng hai từ để nói cách để âm nhạc truyền thống hấp dẫn được giới trẻ. GV cho 4 nhóm lên dán phiếu theo hàng dọc và kiểm phiếu, cho điểm. GV nhận xét, chuyển nhiệm vụ. GV giao nhiệm vụ: Ngoài âm nhạc, theo các em, những giá trị văn hóa truyền thống của Việt Nam cần phải làm cho giới trẻ yêu
- Hoạt động cơ bản của giáo viên và học sinh Nội dung bài học thích, trân trọng, giữ gìn là những lĩnh vực nào? HS có 2 phút thảo luận và cử đại diện trình bày trong 1 phút về vấn đề ngoài âm nhạcnhững giá trị văn hóa truyền thống của Việt Nam cần phải làm cho giới trẻ yêu thích, trân trọng, giữ gìn GV nhận xét, chuyển nhiệm vụ. 3.HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP. ( 9 phút) * Mục tiêu: Củng cố lại nội dung đã học. Rèn luyện kỹ năng hợp tác, tư duy. * Phương pháp: Trả lời câu hỏi trắc nghiệm. * Cách tiến hành: GV cho HS chuẩn bị các đáp án A, B, C, D bằng giấy bìa cứng, màu. GV chiếu câu hỏi trắc nghiệm lên bảng, cho học sinh giơ cao đáp án trả lời. HS trả lời. *GVnhận xét, bổ sung, kết luận tiết 1, giao nhiệm vụ tiết 2. Giao nhiệm vụ: HS làm clip ngắn giới thiệu về loại hình nghệ thuật ở quê hương ( làm sao để người xem hiểu và yêu loại hình nghệ thuật ấy.) – Tập hát dân ca. * Tiết 2: 4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG ( 20 phút) * Mục tiêu: HS biết vận dụng những điều đã học vào cuộc sống. Rèn luyện kỹ năng hợp tác. * Phương pháp: Thi hát dân ca * Cách tiến hành : GV chuẩn bị thăm trong đó ghi tên thể loại làn điệu dân ca, cho đại diện nhóm bắt thăm. Các nhóm có 1 phút chuẩn bị sau đó trình bày. (Mỗi bài hát đúng và hay được cộng 10 điểm, nếu không hát đúng và không hay thì tùy mức độ cho điểm. Nếu không hát được nhóm khác có quyền giơ tín hiệu để hát và được cộng 10 điểm; đội không hát được sẽ bị trừ 10 điểm trong tổng điểm.) 5. Hoạt động mở rộng: (20 phút)
- HS chiếu clip ngắn giới thiệu về loại hình nghệ thuật ở quê hương và thảo luận về các biện pháp làm thế nào để mọi người yêu thích. GV cung cấp tài liệu cho học sinh về cuộc thi kể chuyện Bác Hồ trên mạng Internet.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp chỉ đạo thực hiện Năm trật tự và văn minh đô thị
34 p | 50 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp chỉ đạo tổ chuyên môn hưởng ứng Năm trật tự và văn minh đô thị gắn với việc chăm sóc, giáo dục trẻ em tại Trường mầm non B xã Liên Ninh
6 p | 38 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn