Giáo án môn Công nghệ lớp 4 - Bài 12: Làm chong chóng (Sách Cánh diều)
lượt xem 2
download
Giáo án môn Công nghệ lớp 4 - Bài 12: Làm chong chóng (Sách Cánh diều) được biên soạn với mục tiêu nhằm giúp học sinh làm được chong chóng đồ chơi phù hợp với lứa tuổi theo hướng dẫn; tính toán chi phí cho một chong chóng đồ chơi tự làm;... Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo án môn Công nghệ lớp 4 - Bài 12: Làm chong chóng (Sách Cánh diều)
- TUẦN KHỐI 4 Bài 12: Làm chong chóng ( Tiết 1) I. Yêu cầu cần đạt 1. Kiến thức: Sau khi học xong bài học, Hs: - Làm được chong chóng đồ chơi phù hợp với lứa tuổi theo hướng dẫn. - Tính toán chi phi cho một chong chóng đồ chơi tự làm. 2. Năng lực: - Năng lực công nghệ: + Năng lực nhận thức công nghệ: Nhận biết được các bộ phận chính và yêu cầu sản phẩm của chong chóng đồ chơi. - Năng lực công nghệ: + Lựa chọn được vật liệu, dụng cụ làm chong chóng đồ chơi đúng yêu cầu. + Làm được chong chóng đồ chơi phù hợp với lứa tuổi theo hướng dẫn. + Tính toán được chi phi cho làm một chong chóng đồ chơi tự làm. + Sử dụng an toàn chong chóng đồ chơi do mình tự làm ra. - Năng lực đánh giá công nghệ: Giới thiệu được sản phẩm do mình làm ra và nhận xét được sản phẩm theo các tiêu chí đánh giá. - Năng lực chung: + Năng lực tự học và tự chủ: Tự làm được đồ chơi theo sự phân công, hướng dẫn và đúng thời gian quy định. + Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Hình thành được ý tưởng trang trí chong chóng đồ chơi theo ý muốn. 3. Phẩm chất: - Chăm chỉ: Có ý thức thực hành nghiêm túc, luôn cố gắng đạt kết quả tốt. - Trách nhiệm: Có ý thức giữ gìn dụng cụ làm thủ công và ý thức tiết kiệm vật liệu làm đồ dùng học tập. II. Đồ dùng dạy học a. Giáo viên - Sách giáo khoa, máy tính, máy chiếu, vật dụng mẫu, các vật dụng cần thiết để làm chong chóng,…. b. Học sinh - Vở ghi, SGK, các vật dụng cần thiết để làm chong chóng. III. Các hoạt động dạy học HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Mở đầu (4 phút) a. Mục tiêu - Tạo hứng thú và nhu cầu tìm hiểu cách làm chong chóng đồ chơi phù hợp với lứa tuổi. b. Cách thức thực hiện - GV tổ chức trò chơi “Đố vui” - GV phổ biến luật chơi cho HS cả lớp: GV nêu - HS lắng nghe. câu hỏi, HS giơ tay giành quyền trả lời. - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi. - HS chơi trò chơi.
- HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS - Gv nhận xét, khen ngợi, trao thưởng và dẫn - HS nghe. dắt vào bài mới. 2. Khám phá 2.1. Xác định các bộ phận chính và yêu cầu sản phẩm chong chóng đồ chơi (10 phút) a. Mục tiêu - Nhận biết được các bộ phận chính và yêu cầu để làm ra được sản phẩm đồ chơi. b. Cách thức thực hiện - GV cho HS quan sát sản phẩm mẫu. - HS quan sát. - GV nêu câu hỏi: Để tạo thành một chong chóng hoàn chỉnh thì nó cần có những bộ phận nào tạo thành? - Hs hoạt động cá nhân suy - GV gọi hs trả lời. nghĩ trả lời: cánh chong chóng, thân và trục quay. - GV gọi HS nhận xét. - HS nhận xét. - GV nhận xét – tuyên dương - HS lắng nghe, ghi nhớ. - Gv hỏi tiếp: Theo em, yêu cầu để tạo ra được chong chóng là gì? - Hs hoạt động cá nhân suy - GV gọi hs trả lời. nghĩ trả lời: Đầy đủ các bộ phận, chắc chắn, cân đối, cánh quay đều và trang trí - GV gọi HS nhận xét. đẹp. - HS nhận xét. - GV nhận xét – tuyên dương - HS lắng nghe, ghi nhớ. 2.2.Chuẩn bị vật liệu, dụng cụ làm chong chóng đồ chơi (8 phút) a. Mục tiêu - Lựa chọn được vật liệu, dụng cụ làm chong chóng đồ chơi đúng yêu cầu. b. Cách thức thực hiện - GV chia lớp thành các nhóm 8, phát phiếu - HS nhận nhóm, nhận PHT. học tập (PHT) “Vật liệu và dụng cụ làm chong chóng” cho các nhóm. - GV cho HS quan sát lại vật mẫu. - GV YCHS tìm hiểu SGK, thảo luận nhóm, hoàn thành PHT trong thời gian 4 phút. - GV quan sát hỗ trợ HS. - GV gọi 2 nhóm đứng tại chỗ trình bày kết quả thảo luận. - GV gọi HS nhóm khác nhận xét bài của nhóm
- HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS bạn. - HS quan sát. - GV nhận xét, chốt kiến thức: Vật liệu và dụng cụ cần thiết để làm chong - HS thực hiện nhiệm vụ. chóng : - HS trình bày. - HS nhận xét. - HS nghe, ghi nhớ. 3. Luyện tập (7 phút) a. Mục tiêu - HS ôn tập lại kiến thức trong bài học qua các câu hỏi. b. Cách thức thực hiện - GV tổ chức trò chơi “ Ô của bí mật” - Gv hướng dẫn luật và cách chơi - HS lắng nghe. - Ô cửa 1: Những bộ phần nào cấu tạo thành - Hs chơi một chong chóng hoàn chỉnh? a. Cánh chong chóng, trục quay, thân b. Thân, cánh chong chóng c. Đầu, thân và cánh chong chóng - Ô cửa 2: Hãy nêu yêu cầu để tạo một chong chóng hoàn chỉnh? - Ô của 3: Ô may mắn ( hs được nhận một phần quà) 4. Vận dụng (6 phút) a. Mục tiêu - HS ôn tập lại kiến thức trong bài học qua các câu hỏi. b. Cách thức thực hiện - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Tiếp sức - HS nhận nhóm, nhận đồng đội”. GV chia lớp thành 3 nhóm (theo tổ). nhiệm vụ. - GV phổ biến luật chơi: 3 nhóm xếp thành 3 hàng dọc trước bảng. Các nhóm lần lượt viết đáp án lên bảng. Sau 2 phút nhóm nào viết - HS nghe.
- HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS được nhiều đáp án đúng và nhanh nhất là đội chiến thắng. - GV chiếu, nêu câu hỏi: Em hãy kể tên những vật liệu, dụng cụ cũng những tác dụng của những vật liệu và dụng cụ ấy để làm được một - HS nghe, quan sát. chong chóng? - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi. - HS chơi trò chơi. - GV nhận xét, chốt đáp án, tuyên dương nhóm - HS nghe, ghi nhớ. chiến thắng. - GV hệ thống lại kiến thức bài học, nhắc nhở - HS nghe. HS ôn bài ở nhà. IV. Điều chỉnh sau bài dạy ……………………………………………….. ………………………………………………. ………………………………………………. ………………………………………………. ……………………………………………….………
- CHỦ ĐỀ II: THỦ CÔNG, KỸ THUẬT BÀI 12: LÀM CHONG CHÓNG (TIẾT 2) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 1. Năng lực a. Năng lực chung: - Năng lực tự chủ và tự học: Chuẩn bị nguyên liệu và dụng cụ đầy đủ, hoàn thành nhiệm vụ đúng với thời gian quy định. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Chia sẻ quan điểm và cách làm của cá nhân với các bạn trong lớp. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Trang trí cánh chong chóng theo trí tưởng tượng. b. Năng lực công nghệ: - Sử dụng công nghệ: Biết cách đo các kích thước sao cho đúng - Thiết kế kỹ thuật: Thực hiện được tuần tự các thao tác để làm cánh chong chóng. - Đánh giá công nghệ: Nêu được nhận xét của em về sản phẩm tự làm và sản phẩm của các bạn. 2. Phẩm chất: - Chăm chỉ: Kiên trì hoàn thành sản phẩm. - Trách nhiệm: Hoàn thành việc tạo cánh chong chóng theo hướng dẫn. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Giáo viên: Dụng cụ và nguyên liệu để làm cánh chong chóng, một số chong chóng mẫu, phiếu học tập. 2. Học sinh: Dụng cụ và nguyên liệu để làm cánh chong chóng. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. KHỞI ĐỘNG (5 phút) a, Mục tiêu: Tạo hứng thú đầu tiết học b, Cách thực hiện: - Giáo viên giới thiệu một số chong - Quan sát, ghi nhớ về việc ứng dụng chóng mẫu sáng tạo để các em thấy được các nguyên liệu khác nhau có thể sử sự đang dạng, sáng tạo của các loại chong dụng khi làm chong chóng, sự sáng chóng. tạo trong quá trình trang trí cho cánh chong chóng.
- - HS lắng nghe, ghi vở. - GV nhận xét và giới thiệu vào bài 2. LUYỆN TẬP (20 phút) a, Mục tiêu: - Biết thực hiện các bước để làm cánh chong chóng. - Biết đo và đánh dấu các vị trí chính xác. b, Cách thực hiện: GV hướng dẫn HS làm cánh chong HS chuẩn bị nguyên liệu, dụng cụ chóng: như tiết trước để bắt đầu thực hành. - Bước 1: Em vẽ hình vuông có cạnh dài - HS đo và cắt giấy hình vuông, ghi 16cm trên giấy thủ công. chữ A, B, C, D vào vị trí 4 góc trên tờ giấy. - Bước 2: + Em vẽ hai đường chèo AC và BD. Hai đường này cắt nhau tại tâm O ở giữa tờ - HS kẻ đường chéo và đánh dấu vị trí giấy. chữ O và các điểm E, G, H, I và cắt theo hướng dẫn. + Từ O, em đánh dấu các điểm E, G, H, I trên 4 đoạn thẳng sao cho khoảng cách từ O đến các điểm này bằng 3cm. Sau đó, em dùng kéo cắt từ đỉnh hình vuông đến các điểm này. - Bước 3: Dùng bút đánh dấu các chấm tròn như hình.
- - Bước 4: Bôi hồ dán vào điểm đánh dấu. Gấp mép tờ giấy sao cho điểm đánh dấu dán chồng lên tâm O. Sau đó, làm tương tự như vậy đối với các điểm đánh dấu còn lại của tờ giấy. - Bước 5: Chọn giấy thủ công khác màu, vẽ và cắt hình tròn có bán kính 1cm, bôi hồ và dán chồng lên vị trí chữ O. - Bước 6: Em có thể trang trí cánh chong chóng sau khi hoàn thành. Trong quá trình hướng dẫn, GV sửa lỗi cho một số HS. HS chờ hồ dán khô và trang trí sản phẩm. 3. VẬN DỤNG (10 phút) a, Mục tiêu: - Chia sẻ sản phẩm của cá nhân trước lớp. - Tự đánh giá sản phẩm của mình và đánh giá sản phẩm của bạn. b, Cách thực hiện:
- - GV mời HS chia sẻ sản phẩm. - Một số HS giới thiệu sản phẩm trước lớp, HS khác nhận xét. - GV nhận xét lưu ý ở một số điểm để làm cho cánh chong chóng tốt hơn khi quay. - Học sinh đánh giá chéo sản phẩm - Giáo viên phát phiếu đánh giá để học của bạn và giới thiệu cánh quạt mà sinh đánh giá sản phẩm của bạn bên mình thích nhất trong lớp. cạnh Tiêu Đánh giá chí đánh ✰ ✰✰ ✰✰✰ giá Cánh cắt đều Cánh dán tốt, không bị bung. Cánh trang trí đẹp GV lưu ý một số lỗi ở các chong chóng chưa hoàn thiện và tuyên dương các sản phẩm tốt. IV. Điều chỉnh bổ sung nếu có: ……………………………….…………… ……………………………………………………………………………………
- CHỦ ĐỀ II: THỦ CÔNG, KỸ THUẬT Bài 12: Làm chong chóng (Tiết 3) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 1. Năng lực a. Năng lực chung: - Năng lực tự chủ và tự học: Chuẩn bị nguyên liệu và dụng cụ đầy đủ, hoàn thành nhiệm vụ đúng với thời gian quy định. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Chia sẻ quan điểm và cách làm của cá nhân với các bạn trong lớp. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Hiểu và có thể áp dụng cách khác nhau để tạo chốt chặn. b. Năng lực công nghệ: - Sử dụng công nghệ: Biết cách sử dụng các nguyên liệu phù hợp để làm trục, thân và chốt chặn. - Thiết kế kỹ thuật: Thực hiện được tuần tự các thao tác để hoàn thành chong chóng. - Đánh giá công nghệ: Nêu được nhận xét của em về sản phẩm tự làm và sản phẩm của các bạn. 2. Phẩm chất: - Chăm chỉ: Kiên trì hoàn thành sản phẩm. - Trách nhiệm: Hoàn thành việc tạo chong chóng theo hướng dẫn. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Giáo viên: Ống hút giấy hoặc nhựa, băng dính giấy, tăm tre hoặc xiên tre, phiếu học tập. 2. Học sinh: Ống hút giấy hoặc nhựa, băng dính giấy, tăm tre hoặc xiên tre. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. KHỞI ĐỘNG (5 phút) a, Mục tiêu: Tạo hứng thú đầu tiết học b, Cách thực hiện: - GV cho HS quan sát một chong chóng - Quan sát và trả lời theo sự hiểu biết: mẫu, giới thiệu các vị trí: Thân, trục, chốt chặn và đặt một số câu hỏi về nguyên liệu + Thân, trục và chốt chặn đều bằng làm trục, chốt chặn chong chóng: nhựa. + Em thường thấy thân, trục và chốt chặn + Thân bằng gỗ, trục bằng que tăm, chong chóng làm bằng nguyên liệu gì? chốt chặn bằng nhựa. … - GV nhận xét và giới thiệu vào bài - HS khác nhận xét. - HS lắng nghe, ghi vở.
- 2. LUYỆN TẬP (20 phút) a, Mục tiêu: - Biết thực hiện các bước để làm thân, trục, chốt chặn chong chóng. - Biết gắn các nguyên liệu đúng vị trí, chắc chắn, thẩm mỹ. b, Cách thực hiện: GV hướng dẫn HS làm thân, trục, chốt HS chuẩn bị nguyên liệu, dụng cụ để chặn chong chóng: bắt đầu thực hành. - Bước 1: Dùng ống hút làm thân chong - HS có thể sử dụng ống hút giấy hoặc chóng, dùng 1 ống hút khác và cắt 1 ống hút nhựa để làm thân chong đoạn dài 2 cm. chóng. - Bước 2: Dùng băng dính giấy dán cố định 2 đoạn ống hút. - Bước 3: + Dùng mũi compa tạo lỗ qua điểm O. + Cắt xiên que 1 đoạn dài 5 cm làm trục quay chong chóng. + Dùng băng dính giấy quấn nhiều vòng ở một đầu xiên tre tạo chốt chặn. Luồn đầu còn lại của xiên que vào lỗ đã tạo. - HS có thể đo và bẻ cây xiên que để làm phần que tre dài 5 cm.
- - Bước 4: + Luồn trục quay vào đoạn ống hút ngắn của thân chong chóng. + Dùng băng dính giấy quấn nhiều vòng vào phần đầu còn lại của trục quay để tạo chốt chặn. Trong quá trình hướng dẫn, GV sửa lỗi cho một số HS.
- - HS kiểm tra sản phẩm bằng cách giơ chong chóng lên quạt hoặc thổi vào chong chóng. 3. VẬN DỤNG (10 phút) a, Mục tiêu: - Chia sẻ sản phẩm của cá nhân trước lớp. - Tự đánh giá sản phẩm của mình và đánh giá sản phẩm của bạn. b, Cách thực hiện: - GV mời HS chia sẻ sản phẩm. - Một số HS giới thiệu sản phẩm trước lớp, HS khác nhận xét. - HS lắng nghe. - GV nhận xét lưu ý để các em có thể tự làm ở nhà: + Phần trục quay phải luôn luôn nhỏ hơn phần ống hút lồng quanh trục. + Phần giấy dán làm chốt chặn chỉ dán trên que tre để không bị dán vào đoạn ống hút bên ngoài sẽ làm cho que tre và ống hút dính vào nhau. + Nếu lỗ tại điểm O vừa vặn với trục quay thì cánh chong chóng khi quay sẽ thẳng, không bị xiên. - Giáo viên phát phiếu đánh HS tập đánh giá chi phí làm một chong chóng đơn giản. - Học sinh tự đánh giá và so sánh với việc thay thế các nguyên liệu khác, các đồ dùng tái chế.
- GV lưu ý một số lỗi ở các chong chóng chưa hoàn thiện và tuyên dương các sản phẩm tốt. IV. Điều chỉnh bổ sung nếu có: ……………………………….…………… ……………………………………………………………………………………
- CHỦ ĐỀ II: THỦ CÔNG, KỸ THUẬT Bài 12: Làm chong chóng (Tiết 4) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 1. Năng lực a. Năng lực chung: - Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động trong các hoạt động của lớp. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Hoạt động nhóm - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết sáng tạo với các nguyên liệu tái chế. b. Năng lực công nghệ: Đánh giá công nghệ: Nêu được nhận xét của em về sản phẩm tự làm và sản phẩm của các bạn. 2. Phẩm chất: - Trách nhiệm: Hoàn thành các nhiệm vụ giáo viên giao. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Giáo viên: Chong chóng, phiếu học tập. 2. Học sinh: Chong chóng. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. KHỞI ĐỘNG (5 phút) a, Mục tiêu: Tạo hứng thú đầu tiết học b, Cách thực hiện: - GV tổ chức cho HS nhận xét sản phẩm - HS đánh giá chéo giữa 2 bạn. của bạn theo phiếu học tập sau: - Một số cặp HS đem sản phẩm và phiếu đánh giá của bạn về sản phẩm đó lên trình bày trước lớp. - HS chia sẻ sản phẩm mình thích nhất trong lớp. - GV nhận xét và giới thiệu vào bài - Lắng nghe, ghi vở 2. VÂN DỤNG (30 phút) a, Mục tiêu: HS được trải nghiệm chơi với chong chóng để biết nhận xét tốt hơn về chong chóng, biết so sánh chong chóng tốt với một số chong chóng bị lỗi, quay chưa đẹp. b, Cách thực hiện: GV tổ chức cho HS làm 4 tổ và ra sân - Mỗi tổ xếp thành 1 hàng ngang và 4 trường để chơi trò chơi “Chong chóng tổ đứng thành 4 cạnh của hình vuông.
- quay” - Các tổ lần lượt thực hiện chạy 1 đoạn 10 m để thi đua xem chong chóng tổ nào chạy thẳng với trục và chắc chắn nhất (cánh không bị bung), trục quay tốt. - Các tổ chấm điểm, nhận xét tổ có số chong chóng tốt nhất. - GV nhận xét, tuyên dương tổ có số chong chóng làm tốt nhất. IV. Điều chỉnh bổ sung nếu có: ……………………………….…………… ……………………………………………………………………………………
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo án môn Công nghệ lớp 3 (Học kỳ 1)
80 p | 12 | 5
-
Giáo án môn Công nghệ lớp 10 sách Cánh diều: Bài 23
7 p | 20 | 3
-
Giáo án môn Công nghệ lớp 7 sách Kết nối tri thức: Bài 1
11 p | 51 | 3
-
Giáo án môn Công nghệ lớp 3 sách Kết nối tri thức: Tuần 30
6 p | 28 | 3
-
Giáo án môn Công nghệ lớp 10 sách Cánh diều: Bài 15
13 p | 30 | 3
-
Giáo án môn Công nghệ lớp 10 sách Cánh diều: Bài 8
11 p | 43 | 2
-
Giáo án môn Công nghệ lớp 10 sách Cánh diều: Bài 10
5 p | 23 | 2
-
Giáo án môn Công nghệ lớp 10 sách Cánh diều: Bài 18
9 p | 25 | 2
-
Giáo án môn Công nghệ lớp 10 sách Cánh diều: Bài 20
9 p | 26 | 2
-
Giáo án môn Công nghệ lớp 10 sách Cánh diều: Bài 6
8 p | 31 | 2
-
Giáo án môn Công nghệ lớp 10 sách Cánh diều: Bài 1
6 p | 43 | 2
-
Giáo án môn Công nghệ lớp 3 sách Kết nối tri thức: Tuần 23
6 p | 28 | 2
-
Giáo án môn Công nghệ lớp 3 sách Kết nối tri thức: Tuần 18
3 p | 45 | 2
-
Giáo án môn Công nghệ lớp 3 sách Kết nối tri thức: Tuần 17
4 p | 31 | 2
-
Giáo án môn Công nghệ lớp 3 sách Kết nối tri thức: Tuần 16
4 p | 19 | 2
-
Giáo án môn Công nghệ lớp 3 sách Kết nối tri thức: Tuần 15
8 p | 22 | 2
-
Giáo án môn Công nghệ lớp 3 sách Kết nối tri thức: Tuần 2
4 p | 21 | 2
-
Giáo án môn Công nghệ lớp 3 sách Kết nối tri thức: Tuần 1
6 p | 29 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn