intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo án môn Công nghệ lớp 4 - Bài 13: Làm đèn lồng (Sách Cánh diều)

Chia sẻ: Hiên Viên Ngưng Tịch | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:13

38
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo án môn Công nghệ lớp 4 - Bài 13: Làm đèn lồng (Sách Cánh diều) được biên soạn với mục tiêu nhằm giúp học sinh làm được đèn lồng đồ chơi phù hợp với lứa tuổi theo hướng dẫn; tính toán chi phí cho một đèn lồng đồ chơi tự làm;... Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo án môn Công nghệ lớp 4 - Bài 13: Làm đèn lồng (Sách Cánh diều)

  1. CHỦ ĐỀ 2: THỦ CÔNG KỸ THUẬT BÀI 13: LÀM ĐÈN LỒNG (Tiết 1) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: - Làm được đèn lồng đồ chơi phù hợp với lứa tuổi theo hướng dẫn. - Tính toán chi phí cho một đèn lồng đồ chơi tự làm. 1. Về năng lực. a. Năng lực chung Năng lực tự chủ, tự học: Tự làm được đồ chơi theo sự phân công, hướng dẫn và đúng thời gian quy định. Năng lực giao tiếp và hợp tác: Học sinh thảo luận nhóm trong hoạt động tìm hiểu cách sử dụng phần mềm, cách lựa chọn bài luyện tập. Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Hình thành được ý tưởng trang trí đèn lồng đồ chơi theo ý muốn hoặc tận dụng vật liệu tái chế để làm ra sản phẩm. b. Năng lực công nghệ Năng lực nhận thức công nghệ: - Nhận biết được các bộ phận chính và yêu cầu sản phẩm đèn lòng đồ chơi. Năng lực sử dụng công nghệ: - Lựa chọn được vật liệu, dụng cụ làm đèn lồng đồ chơi đúng yêu cầu. - Làm được đèn lồng đồ chơi phù hợp với lứa tuổi theo hướng dẫn. - Tính toán chi phí cho một đèn lồng đồ chơi tự làm. - Sử dụng an toàn đèn lồng đồ chơi do mình làm ra. Năng lực đánh giá công nghệ: Giới thiệu được sản phẩm do mình làm và nhận xét được sản phẩm theo các tiêu chí đánh giá. 2. Về phẩm chất: Chăm chỉ: Có ý thức thực hành nghiêm túc, luôn cố gắng đạt kết quả tốt. Trách nhiệm: Có ý thức giữ gìn dụng cụ làm thủ công và ý thức tiết kiệm vật liệu làm đồ dùng học tập. II. PHƯƠNG PHÁP VÀ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Phương pháp dạy học. + Vấn đáp, động não, dạy học hợp tác (HĐ nhóm), giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực. 2. Đồ dùng dạy học. - Một số hình ảnh tiến trình trong SGK làm đèn lồng đồ chơi. - Video hướng dẫn các bước tiến hành làm đèn lồng. - Chuẩn bị đầy đủ III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
  2. HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS * Ổn định: 1. Hoạt động 1: Mở đầu a. Mục tiêu: Giúp HS có tâm trạng thoải mái, tham gia vào một chủ đề học tập mới. Thông qua hoạt động này, HS có thể thể hiện vốn hiểu biết của mình về Tết trung thu và đồ chơi dịp Trung thu, liên hệ đồ chơi dân gian. b. Cách thực hiện: - GV tổ chức trò chơi “Thi kể”, yêu cầu HS kể tên một số đồ chơi trong dịp tết - HS lắng nghe và trả lời, HS khác Trung thu. Các bạn HS kể tên một đồ chơi nhận xét. dân gian, tên đồ chơi kể sau không trùng với tên gọi đồ chơi đã kể trước đó. - GV hỏi thêm các câu hỏi như sau: + Những đồ chơi dân gian nào có thể tự - HS trả lời làm? + Chơi như thế nào? + Làm từ vật liệu nào? Cách làm ra sao? … - GV nhận xét câu trả lời của học sinh - HS lắng nghe, quan sát và nhận đồng thời giới thiệu đồ chơi dân gian Đèn biết. lồng thông qua slide ảnh các loại đèn lồng (chốt lại với hình ảnh đèn lồng giấy) 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 2.1: Tìm hiểu sản phẩm mẫu a. Mục tiêu: - Thông qua hoạt động, HS hiểu được ý nghĩa của đèn lồng trong đời sống hằng ngày; nêu được màu sắc, các bộ phận của đèn, vật liệu để làm đèn lồng. b. Cách thực hiện: - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi: HS quan sát hình ảnh đèn lồng, đèn lồng mẫu, yêu cầu HS thảo luận: - HS thảo luận + Đèn lồng thường được nhìn thấy ở đâu? Vào dịp nào? + Đèn lồng thường được làm bằng vật liệu gì? + Đèn lồng thường có màu sắc như thế nào? + Đèn lồng đồ chơi có mấy bộ phận chính? Là những bộ phận nào? Kích thước ra sao?
  3. HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS - GV mời HS chia sẻ nội dung thảo luận. - Lớp trưởng điều khiển phần chia sẻ: đại diện 1 – 2 nhóm chia sẻ trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá, kết luận: (kèm trình chiếu hình ảnh đèn lồng) + Đèn lồng của người Việt Nam sự biểu - HS lắng nghe, tiếp thu. hiện của ấm no và hạnh phúc gia đình. + Đèn lồng trung thu được làm cho trẻ em với vô số hình dáng từ bông hóa, cá, gấu… Đèn được làm thủ công từ tre và - HS quan sát hình ảnh. giấy gió, tô vẽ bên ngoài đèn là những nét vẽ đường thêu vô cùng đặc sắc. + Các bộ phận chính của chiếc đèn lồng: quai xách, lồng đèn. + Yêu cầu về sản phẩm: lồng đèn tròn đều, cân đối, quai xách ở vị trí phù hợp, màu sắc hài hòa, trang trí đẹp, chắc chắn. 4. VẬN DỤNG a. Mục tiêu: HS tìm hiểu được nhiều loại đèn lồng. b. Cách thực hiện: - GV yêu cầu HS sưu tầm các mẫu đèn - HS tham gia cá nhân: quan sát, lồng, nhận biết được các bộ phận của các nhận biết, đánh giá và trả lời. mẫu đó. GV nhận xét. * Củng cố: - HS lắng nghe. - YCHS đọc lại phần ghi nhớ. - Dặn dò, nhận xét tiết học. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY: …………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………….
  4. BÀI 13: LÀM ĐÈN LỒNG (TIẾT 2) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 1. Năng lực: - Năng lực chung: + Năng lực tự học và tự chủ: Chủ động tìm hiểu bài từ SGK. + Năng lực giao tiếp và hợp tác: Chia sẻ ý kiến với giáo viên và các bạn. + Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Đưa ra những ý tưởng về sử dụng các nguyên liệu khác, tiết kiệm chi phí hơn. - Năng lực công nghệ: Nhận thức công nghệ: Biết lựa chọn các nguyên liệu, dụng cụ sử dụng để làm nên đèn lồng. 3. Phẩm chất: - Chăm chỉ: Có ý thức thực hành nghiêm túc, luôn cố gắng đạt kết quả tốt. - Trách nhiệm: Hoàn thành các nhiệm vụ học tập mà giáo viên giao. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC a. Giáo viên: Đèn lồng mẫu, bài trình chiếu, phiếu học tập, bảng phụ. b. Học sinh: III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH A. KHỞI ĐỘNG (5 phút) a. Mục tiêu: Tạo hứng thú đầu tiết học. b. Cách thức thực hiện: Trò chơi “Đố vui” - GV tổ chức trò chơi bằng cách nêu - HS tham gia trò chơi các câu đố về chủ đề ngày Tết trung thu: - Đèn ông sao. Câu 1: “Mọi đêm quen ở trên trời Vui trung thu bạn rước tôi đi cùng” Là cái gì? - Tết trung thu Câu 2: “Tết này giữa rằm tháng tám Bánh nướng, bánh dẻo đèn lồng ông sao.” Là tết nào? - Đèn kéo quân. Câu 3: “Mỗi năm mỗi độ thu về, Bắc Nam xuôi ngược, chợ quê thị thành, từng đoàn người ngựa diễu hành, rước vui trẩy hội lượn quanh ngọn đèn” Là cái gì? - Lắng nghe, ghi vở. - GV nhận xét, tuyên dương, dẫn dắt vào bài. B. KHÁM PHÁ (15 phút) a. Mục tiêu: Lựa chọn được vật liệu, dụng cụ làm đèn lồng đúng yêu cầu. b. Cách thức thực hiện - GV chia lớp thành các nhóm 8, phát - HS chia nhóm và thực hành nhóm.
  5. bảng phụ. - GV yêu cầu các nhóm quan sát đèn lồng mẫu và ghi vào bảng các nguyên liệu, dụng cụ mà các em cần để có thể làm được chiếc đèn lồng. - GV quan sát hỗ trợ HS. - Đại diện các nhóm trình bày trước lớp, các nhóm khác nhận xét. - GV nhận xét, chốt lại các vật liệu và - HS quan sát, lắng nghe. dụng cụ cần thiết để làm chong chóng : - H: Theo em, với các nguyên liệu, dụng cụ này, em có thể thay thế bởi các nguyên liệu, dụng cụ khác không? - GV dặn HS chuẩn bị các nguyên liệu, dụng cụ đầy đủ cho tiết học tiếp theo. C. VẬN DỤNG (15 phút) a. Mục tiêu: HS ôn tập lại kiến thức trong bài học qua các câu hỏi. b. Cách thức thực hiện: Trò chơi “Tiếp sức” - GV chia lớp thành 3 đội - HS nhận nhóm, nhận nhiệm vụ. - GV phổ biến luật chơi: 3 nhóm xếp thành 3 hàng dọc trước bảng. Các nhóm lần lượt viết đáp án lên bảng. Sau 2 phút nhóm nào viết được nhiều đáp án đúng và nhanh nhất là đội chiến thắng. - HS nghe, quan sát. - GV chiếu, nêu câu hỏi: Em hãy kể tên những vật liệu, dụng cụ cũng những tác dụng của những vật liệu và dụng cụ ấy để làm được một chong chóng? - HS chơi trò chơi. - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi. - HS nghe, ghi nhớ. - GV nhận xét, chốt đáp án, tuyên dương nhóm chiến thắng. - HS nghe. - GV hệ thống lại kiến thức bài học, nhắc nhở HS ôn bài ở nhà. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY ……………………………………………….. ………………………………………………. ………………………………………………. ………………………………………………. ……………………………………………….………
  6. BÀI 13: LÀM ĐÈN LỒNG (TIẾT 3) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 1. Năng lực: - Năng lực chung: + Năng lực tự học và tự chủ: Chủ động tìm hiểu bài từ SGK. + Năng lực giao tiếp và hợp tác: Chia sẻ ý kiến với giáo viên và các bạn. + Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Trang trí đèn lồng đẹp và sử dụng tốt hơn, gấp đôi giấy để cắt nhanh hơn. - Năng lực công nghệ: - Sử dụng công nghệ: Biết cách đo các kích thước sao cho đúng, dán hồ với lượng vừa phải, sử dụng kéo cắt chính xác, thẳng hàng. - Thiết kế kỹ thuật: Thực hiện được tuần tự các thao tác để làm trụ thân đèn lồng. - Đánh giá công nghệ: Nêu được nhận xét của em về sản phẩm tự làm và sản phẩm của các bạn. 3. Phẩm chất: - Chăm chỉ: Có ý thức thực hành nghiêm túc, luôn cố gắng đạt kết quả tốt. - Trách nhiệm: Hoàn thành các nhiệm vụ học tập mà giáo viên giao. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC a. Giáo viên: Nguyên liệu, dụng cụ làm đèn lồng, bài trình chiếu. b. Học sinh: Nguyên liệu, dụng cụ làm đèn lồng. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH A. KHỞI ĐỘNG (5 phút) a. Mục tiêu: Tạo hứng thú đầu tiết học. b. Cách thức thực hiện: - GV giới thiệu cho HS một số mẫu đèn - HS quan sát, tìm hiểu thêm về lồng giấy. cách trang trí, làm đèn lồng sáng tạo.
  7. - Lắng nghe, ghi vở. - GV dẫn dắt vào bài. B. LUYỆN TẬP (25 phút) a. Mục tiêu: Thực hiện được các bước làm trụ thân đèn lồng. b. Cách thức thực hiện - GV hướng dẫn HS các bước thực hiện - HS quan sát, lắng nghe, đo đạc làm trụ thân đèn lồng: chính xác các kích thước để có trụ + Bước 1: Làm thân đèn lồng. thân lồng đèn đẹp. 1. Em chọn giấy bìa màu, vẽ và cắt hình chữ nhật có kích thước 17cm x 28 cm. - HS lưu ý về dán hồ với lượng vừa 2. Em bôi keo sữa ở mép một cạnh ngắn đủ. và dán lên mép cạnh ngắn còn lại tạo thành trụ thân đèn lồng. 3. Chọn giấy bìa màu, vẽ và cắt 2 hình chữ nhật có kích thước 2 cm x 28 cm. - HS có thể cắt nhanh hơn bằng 4. Chọn giấy thủ công khác màu với cách gấp đôi tờ giấy trước khi cắt. giấy bìa, cắt thành hình chữ nhật có kích thước 19cm x 28 cm. Dùng kéo cắt thành các dải liên tiếp có độ rộng 1 cm.
  8. 5. Bôi keo sữa lên 2 hình chữ nhật bìa màu, dán lên trên và dưới ở mặt màu của dải giấy thủ công. 6. Tại mặt ô li của dải giấy thủ công, bôi keo sữa (hình a) và dán vòng quanh phía dưới trụ thân đèn lồng (hình b). Làm tương tự với phần phía trên (hình c). - HS chờ hồ khô và hoàn thành sản phẩm. C. VẬN DỤNG (5 phút) a. Mục tiêu: - HS tự đánh giá sản phẩm của cá nhân và sản phẩm của bạn. - Biết chia sẻ ý kiến trước lớp. b. Cách thức thực hiện:
  9. - GV mời HS chia sẻ sản phẩm. - Một số HS giới thiệu sản phẩm trước lớp, HS khác nhận xét. - GV nhận xét, lưu ý ở một số điểm để - HS nghe. làm cho trụ thân đèn lồng thẳng, đều ở hai đầu. - Giáo viên phát phiếu đánh giá để học - HS đánh giá chéo và một số bạn sinh đánh giá sản phẩm của bạn bên trình bày kết quả đánh giá trước cạnh lớp. Tiêu Đánh giá chí ✰ ✰✰ ✰✰✰ đánh giá Trụ thân đều 2 đầu Giấy màu cắt thẳng. Dán thẳng, đẹp - GV nhận xét, nhắc HS chuẩn bị nguyên liệu, dụng cụ cho tiết học tiếp - HS lắng nghe. theo. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY ……………………………………………….. ………………………………………………. ………………………………………………. ………………………………………………. ……………………………………………….………
  10. BÀI 13: LÀM ĐÈN LỒNG (TIẾT 4) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 1. Năng lực: - Năng lực chung: + Năng lực tự học và tự chủ: Chủ động tìm hiểu bài từ SGK. + Năng lực giao tiếp và hợp tác: Chia sẻ ý kiến với giáo viên và các bạn. + Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Trang trí đèn lồng đẹp và sử dụng tốt hơn, gấp đôi giấy để cắt nhanh hơn. - Năng lực công nghệ: - Sử dụng công nghệ: Biết cách đo các kích thước sao cho đúng, dán hồ với lượng vừa phải, sử dụng kéo cắt chính xác, thẳng hàng. - Thiết kế kỹ thuật: Thực hiện được tuần tự các thao tác để làm tay cầm và đuôi đèn lồng. - Đánh giá công nghệ: Nêu được nhận xét của em về sản phẩm tự làm và sản phẩm của các bạn. 3. Phẩm chất: - Chăm chỉ: Có ý thức thực hành nghiêm túc, luôn cố gắng đạt kết quả tốt. - Trách nhiệm: Hoàn thành các nhiệm vụ học tập mà giáo viên giao. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC a. Giáo viên: Nguyên liệu, dụng cụ làm đèn lồng, bài trình chiếu. b. Học sinh: Nguyên liệu, dụng cụ làm đèn lồng, đồ dùng trang trí đèn lồng. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH A. KHỞI ĐỘNG (5 phút) a. Mục tiêu: Tạo hứng thú đầu tiết học. b. Cách thức thực hiện: Hát bài hát “Rước đèn tháng 8” - GV tổ chức cho cả lớp cầm sản phẩm - HS hát và vận động theo bài hát. của mình ở tiết trước và xếp hàng, đi quanh lớp cùng hát bài “Rước đèn tháng 8”. - GV đặt câu hỏi: “Thế đèn của các em - HS trả lời: Tay cầm, đuôi đèn... còn thiếu bộ phận nào?” - GV dẫn dắt vào bài. - Lắng nghe, ghi vở. B. LUYỆN TẬP (25 phút) a. Mục tiêu: Thực hiện được các bước làm tay cầm và đuôi đèn lồng. b. Cách thức thực hiện - GV hướng dẫn HS các bước thực hiện - HS quan sát, lắng nghe, có thể lựa làm tay cầm và đuôi đèn lồng: chọn giấy màu theo sự yêu thích và + Bước 2: Làm tay cầm đèn lồng. đo đạc chính xác các kích thước để 1. Chọn giấy bìa màu, vẽ và cắt hình làm tay cầm. chữ nhật có kích thước 1 cm x 28 cm. 2. Bôi keo sữa vào mép hai cạnh ngắn - HS lưu ý giữ tay cho đến khi keo
  11. và dán vào phía trong trụ thân đèn lồng khô để tay cầm dính chắc chắn vào làm tay cầm. trụ thân đèn lồng. + Bước 3: Làm đuôi đèn lồng. - HS có thể cắt nhanh hơn bằng cách 1. Vẽ và cắt hình chữ nhật bằng giấy gấp đôi tờ giấy trước khi cắt. thủ công màu có kích thước 5 cm x 12 cm. Dùng kéo cắt thành các dải liên tiếp có độ rộng 5 mm (hình a). Cắt sợi len dài khoảng 20 cm, dán một đầu vào mép vải giấy, cuốn dải giấy quanh sợi len (hình b). Bôi keo sữa vào cuối dải giấy để dán cố định tạo đuôi đèn lồng (hình c). 2. Cắt đoạn ống hút giấy dài bằng HS chú ý cắt ống hút bằng đường đường kính trụ thân đèn lồng. Bôi keo kính trụ đèn để đèn lồng được chắc sữa vào hai đầu ống hút và dán vào bên chắn. trong, phía dưới đèn lồng tạo trục giữa. 3. Buộc đầu còn lại của sợi len vào trục giữa đèn lồng.
  12. - HS sáng tạo với các nguyên liệu, đồ trang trí mang theo. - Bước 4: Trang trí đèn lồng Dùng bút màu trang trí hoặc có thể cắt thêm một số chi tiết rồi dán vào đèn lồng tùy thích. C. VẬN DỤNG (5 phút) a. Mục tiêu: - HS tự đánh giá sản phẩm của cá nhân và sản phẩm của bạn. - Biết chia sẻ ý kiến trước lớp. b. Cách thức thực hiện: - GV mời HS chia sẻ sản phẩm, đặc - Một số HS giới thiệu sản phẩm biệt là các sản phẩm đảm bảo yêu cầu trước lớp, HS khác nhận xét. chắc chắn, đẹp, đầy đủ bộ phận. - HS nghe. - HS đánh giá chéo và một số bạn - Giáo viên phát phiếu đánh giá để học trình bày kết quả đánh giá trước lớp. sinh tự đánh giá chi phí làm đèn lồng của mình. - HS đánh giá chéo và một số bạn - GV phát phiếu đánh giá sản phẩm của trình bày kết quả đánh giá trước lớp. bạn cho mỗi HS - HS lắng nghe. - GV nhận xét. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY ……………………………………………….. ………………………………………………. ……………………………………………….
  13. ………………………………………………. ……………………………………………….………
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2