Giáo án môn Công nghệ lớp 4 - Bài 2: Một số loại hoa phổ biến (Sách Cánh diều)
lượt xem 3
download
Giáo án môn Công nghệ lớp 4 - Bài 2: Một số loại hoa phổ biến (Sách Cánh diều) được biên soạn với mục tiêu nhằm giúp học sinh nhận biết được một số loại hoa phổ biến; tự tìm hiểu, mô tả được đặc điểm một số loại hoa ở trường học, gia đình hoặc địa phương; giới thiệu được với bạn bè, người thân một loại hoa phổ biến ở địa phương;... Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo án môn Công nghệ lớp 4 - Bài 2: Một số loại hoa phổ biến (Sách Cánh diều)
- TUẦN 3 KHỐI 4 Chủ đề 1: CÔNG NGHỆ VÀ ĐỜI SỐNG Bài 2: Một số loại hoa phổ biến ( Tiết 1) I. Yêu cầu cần đạt 1. Kiến thức: Sau khi học xong bài học, Hs: - Nhận biết được một số loại hoa phổ biến. 2. Năng lực: - Năng lực chung: + Năng lực tự chủ, tự học: Học sinh có khả năng quan sát để nhận biết được một số loại hoa được trưng bày trong gia đình. - Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận nhóm để nêu được tên một số loại hoa và màu của từng loại hoa đó. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học vận dụng vào trả lời các câu hỏi GV đưa ra. - Năng lực đặc thù: + Nla: Nêu được tên và màu sắc của một số loại hoa phổ biến. 3. Phẩm chất: Học sinh tích cực, chăm chỉ trong việc hoàn thành các hoạt động học tập. II. Đồ dùng dạy học a. Giáo viên - Máy tính, máy chiếu, hình ảnh một số loại hoa phổ biến, SGK, SGV. b. Học sinh - Vở ghi, SGK. III. Các hoạt động dạy học HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Khởi động a. Mục tiêu - Tạo tâm thế thoải mái, hứng thú cho HS khi bước vào bài học mới. b. Cách thức thực hiện - GV trình chiếu cho HS quan sát một số hình ảnh về các loại hoa: Tổ chức trò chơi - HS quan sát. “Ai nhanh nhất” trả lời câu hỏi sau: Trong dịp tết, gia đình em thường trang trí phòng khách bằng loại hoa nào? - GV phổ biến luật chơi cho HS cả lớp: GV - HS lắng nghe. nêu câu hỏi, HS giơ tay giành quyền trả lời. - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi. - HS chơi trò chơi. - GV nhận xét, khen ngợi, trao thưởng và - HS nghe. dẫn dắt vào bài mới. 2. Khám phá 2.1. Hoa đào
- HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS a. Mục tiêu - Nêu được đặc điểm, màu sắc, thời điểm nở của hoa đào. b. Cách thức thực hiện - GV giới thiệu một số hình ảnh về hoa đào. - HS quan sát, nhận biết. - Yêu cầu HS làm việc cá nhân, quan sát - HS đọc, quan sát các hình ảnh ở Hình 1 - 3 SHS tr.8 và trả lời câu hỏi: Hoa SGK tr.8. đào thường nở vào thời điểm nào? - HS hoạt động cá nhân suy nghĩ trả lời: Hoa đào thường nở vào mùa xuân. - Các HS khác quan sát, lắng nghe, nêu ý - HS nhận xét. kiến khác (nếu có). + Hoa đào có những màu sắc nào? - HS trả lời. - GV gọi HS nhận xét. - HS nhận xét. - Em hãy quan sát hình 1, hình 2 và hình 3 Một số loại hoa đào SGK tr.8 trả lời câu hỏi - HS quan sát hình ảnh, trả lời. sau: Hình nào là hoa đào cánh đơn, hình nào là hoa đào cánh kép? - Yêu cầu HS khác nhận xét. - GV giải thích hoa đào cánh đơn và hoa - HS lắng nghe, ghi nhớ. đào cánh kép trực tiếp thông qua hình ảnh - HS khác nhắc lại. trên slide. - GV nhận xét, chốt kiến thức, đưa ra kết luận về Hoa đào: Hoa đào thường nở vào mùa xuân. Hoa đào thường có nhiều màu - HS quan sát. sắc khác nhau như: đỏ, trắng, hồng nhạt. Hoa đào có loại cánh đơn 5 cánh hoặc - HS trả lời. cánh kép có nhiều lớp xếp chồng lên nhau. - HS nhận xét. Hoạt động thảo luận - HS nghe, lĩnh hội. - GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm đôi trả - HS thảo luận nhóm. lời câu hỏi sau: Vào các ngày lễ, tết, hoa đào thường được - HS trả lời. dùng để làm gì? - GV mời đại diện 1 - 2 HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá, chốt lại đáp án: - HS nghe, lĩnh hội. Vào các ngày tết, hoa đào thường được dùng để trang trí, làm đẹp không gian nhà ở, cơ quan, xí nghiệp,… 2.2. Hoa mai a. Mục tiêu - Trình bày được đặc điểm, màu sắc, thời điểm nở của hoa mai. b. Cách thức thực hiện
- HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS - GV hướng dẫn HS đọc thông tin, quan sát - HS đọc thông tin. hình ảnh SGK tr.9 và trả lời câu: + Hoa mai thường nở vào thời điểm nào? - HS trả lời: Nở vào mùa xuân. + Hoa mai có những màu sắc nào? - HS trả lời - HS khác nhận xét. - GV nhận xét, kết luận. - HS nghe, ghi nhớ. - GV cho HS quan sát các hình 1,2,3 một số loại hoa mai trả lời câu hỏi sau: - HS quan sát các hình. Hình nào là hoa mai cánh đơn, hình nào là - Trả lời. hoa mai cánh kép? - GV gọi HS khác nhận xét nếu có ý kiến bổ sung. - GV nhận xét, kết luận: Hoa mai thường - HS nghe, ghi nhớ. nở vào mùa xuân. Hoa mai có hai màu sắc phổ biến là vàng và trắng. Hoa mai thường có loại cánh đơn 5 cánh hoặc cánh kép có nhiều lớp xếp chồng lên nhau, mọc thành chùm. - HS nhắc lại nội dung. - Yêu cầu HS nhắc lại kết luận. - GV chia lớp thành các nhóm 4, phát phiếu học tập (PHT) cho các nhóm. - HS thực hiện nhiệm vụ. - GV cho HS quan sát các hình ảnh của hoa - HS quan sát kỹ hình ảnh. đào, hoa mai. - GV yêu cầu HS quan sát, tìm hiểu, thảo - HS thảo luận nhóm. luận nhóm, hoàn thành PHT trong thời gian 4 phút. - GV quan sát hỗ trợ HS. - HS trình bày. - GV gọi 2 nhóm đứng tại chỗ trình bày kết quả thảo luận. - HS nhận xét.
- HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS - GV gọi HS nhóm khác nhận xét bài của nhóm bạn. - HS nghe, ghi nhớ. - GV nhận xét, chốt kiến thức: - Giống nhau: + Đều nở vào mùa xuân. + Đều có loại cánh đơn 5 cánh hoặc cánh kép có nhiều lớp xếp chồng lên nhau. - Khác nhau: + Về màu sắc: Hoa đào có màu đỏ và hồng nhạt, Hoa mai có màu vàng. + Hoa mai mọc thành chùm. 3. Luyện tập a. Mục tiêu - HS ôn tập lại kiến thức trong bài học qua các câu hỏi. b. Cách thức thực hiện - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Ai nhanh ai đúng”. - GV phổ biến luật chơi: Ghép tên với đặc - HS lắng nghe luật chơi. điểm tương ứng của các loại hoa dưới đây. - HS chơi trò chơi. - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi: - HS tìm ra đặc điểm của từng loại hoa và nối chúng lại với nhau. - HS bổ sung nếu có. - GV gọi HS nhận xét và nối lại nếu bạn làm sai. - GV chốt đáp án, khen ngợi HS trả lời - HS lĩnh hội. đúng. - GV đưa ra câu hỏi, yêu cầu HS suy nghĩ, - HS suy nghĩ, tìm ra câu trả lời. trả lời: Vào dịp tết nguyên đán hoa đào và hoa mai thường được trưng bày nhiều nhất vào miền nào trong đất nước ta? - GV nhận xét, giải thích. - HS lĩnh hội. 4. Vận dụng a. Mục tiêu - HS ôn tập lại kiến thức trong bài học qua câu hỏi.
- HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS b. Cách thức thực hiện - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Ai kể - HS nhận nhóm, nhận nhiệm vụ. nhiều hơn”. GV chia lớp thành 3 nhóm (theo tổ). - GV phổ biến luật chơi: Các nhóm thảo - HS nghe. luận và cử 1 bạn đại diện lên bảng viết tên các loại hoa mà các em biết. Sau 2 phút nhóm nào viết được nhiều và nhanh nhất là đội chiến thắng. Các nhóm lần lượt viết đáp án lên bảng. - GV chiếu, nêu câu hỏi: Em hãy viết tên - HS nghe, quan sát. các loại hoa mà em biết? - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi. - HS chơi trò chơi. - Hết giờ GV cử bạn lớp trưởng đếm số loại - HS dưới lớp cùng đếm với bạn hoa từng nhóm viết được và thông báo lớp trưởng. nhóm chiến thắng. - GV nhận xét, tuyên dương nhóm chiến - HS nghe. thắng. * CỦNG CỐ - GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung - HS nghe, ghi nhớ. chính của bài học. - GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát. * DẶN DÒ - GV nhắc nhở HS: + Ôn lại các loại hoa đã học: Hoa đào, hoa - HS nghe, thực hiện. mai. + Đọc tiếp Bài 2 - Một số loại hoa phổ biến (SGK tr.8). IV. Điều chỉnh sau bài dạy (Nếu có):
- PHIẾU HỌC TẬP Nhóm……….Lớp 4…. Họ và tên:…………………………………………….. ………………………………………………………... ………………………………………………………... ………………………………………………………... Câu hỏi: Em hãy nêu sự giống và khác nhau giữa hoa đào và hoa mai? Trả lời: Giống nhau:……………………………………………………………. …………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………. Khác nhau: ……………………………………………………………. …………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………….
- Ngày soạn: .../.../... Ngày dạy: .../.../... BÀI 2: MỘT SỐ LOẠI HOA PHỔ BIẾN ( Tiết 2) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức: Sau bài học này, HS đạt các yêu cầu sau: - Nhận biết được một số loại hoa phổ biến. 2. Năng lực Năng lực chung: - Năng lực tự chủ, tự học: Tự tìm hiểu, mô tả được đặc điểm một số loại hoa ở trường học, gia đình hoặc địa phương. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Giới thiệu được với bạn bè, người thân một loại hoa phổ biến ở địa phương. Năng lực riêng (năng lực công nghệ): - Nhận biết được một số loại hoa phổ biến. 3. Phẩm chất - Chăm chỉ: Có ý thức tìm hiểu về các loại hoa trong đời sống. - Trách nhiệm: Yêu thích hoa. II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC 1. Đối với GV: - SGK, tài liệu giảng dạy, giáo án PPT. - Máy tính, máy chiếu. - Video giới thiệu một số loại hoa phổ biến: hoa hồng, hoa cúc, hoa đào, hoa mai, hoa mười giờ. - Hình ảnh, mẫu vật hoặc video giới thiệu một số loại hoa để mở rộng cho HS. - Thẻ tên và đặc điểm của 5 loại hoa trong bài học. 2. Đối với HS: SGK, SBT, vở ghi. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS
- A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: - Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học. b. Cách tiến hành: - GV chiếu bức tranh trang 5 SGK - HS quan sát tranh - GV nêu câu hỏi: Ở trường và lớp em có trồng những loại - HS lắng nghe. hoa nào? - Gọi một số HS trả lời - Trả lời - Gọi HS khác nhận xét, bổ sung. - Nhận xét, bổ sung - GV nhận xét, tuyên dương. - Lắng nghe - GV dẫn dắt vào bài mới, ghi đầu bài lên bảng - Ghi bài vào vở B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 1. HOA HỒNG Hoạt động 1: Tìm hiểu về hoa hồng a. Mục tiêu: HS nhận biết được đặc điểm của hoa hồng. b. Cách tiến hành - GV chia HS thành các nhóm (4 – 6 HS/nhóm). - HS chia nhóm. - GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm, đọc thông tin mục 3 - HS thảo luận theo nhóm. kết hợp quan sát Hình 1, 2, 3 SGK trang 9 và trả lời câu hỏi: Cho biết đặc điểm của hoa hồng. - GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày kết quả thảo luận. Các cặp HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung - HS trả lời. cho bạn (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và kết luận: +Nở quanh năm. - HS lắng nghe, tiếp thu. + Có nhiều màu sắc: trắng, đỏ, vàng,... + Có nhiều cánh xếp thành vòng, thường có hương thơm. - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: + Kể thêm một số màu sắc của hoa hồng mà em biết. + Nêu một số đặc điểm khác của cây hoa hồng như thân, - HS lắng nghe GV đặt câu
- lá,... hỏi. - GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày kết quả thảo luận. Các cặp HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung cho bạn (nếu có). - HS trả lời. - GV nhận xét, đánh giá và kết luận: + Một số màu sắc của hoa hồng: xanh, son môi, tím, đen,... + Đặc điểm khác: - HS lắng nghe, tiếp thu. Thân gỗ nhỏ, dạng bụi, mọc đứng hoặc mọc leo, phân cành nhiều, thường có gai. Lá kép lông chim, màu xanh, mép lá hình răng cưa. - GV trình chiếu cho HS quan sát hình ảnh về một số loại hoa hồng: - HS quan sát hình ảnh. Hoa hồng cổ Sơn La Hoa hồng cổ Sapa Hoa hồng cổ Văn Khôi Hoa hồng cổ Bạch Ho Hoa hồng cổ trắng Tầm Hoa hồng Tầm Xuân cánh Xuân Bắc kép 2. HOA CÚC Hoạt động 2: Tìm hiểu về hoa cúc
- a. Mục tiêu: HS nhận biết được đặc điểm của hoa cúc. b. Cách tiến hành - GV yêu cầu HS làm việc theo cặp, đọc thông tin mục 4 - HS làm việc theo cặp. kết hợp quan sát Hình 1, 2, 3 SGK trang 10 và trả lời câu hỏi: Cho biết đặc điểm của hoa cúc. - GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày kết quả thảo luận. - HS trả lời. Các cặp HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung cho bạn (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và kết luận: - HS lắng nghe, tiếp thu. + Nở vào mùa thu. + Có nhiều màu sắc: trắng, tím, vàng,... + Có nhiều cánh nhỏ. - GV yêu cầu HS làm việc theo cặp và trả lời câu hỏi: Hãy - HS lắng nghe GV đặt câu gọi tên các loại hoa cúc có trong hình trên. hỏi. - GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày kết quả thảo luận. - HS trả lời. Các cặp HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung cho bạn (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và kết luận: - HS quan sát, lắng nghe. + Hình 1: Cúc đại đóa/cúc. + Hình 2: Cúc thạch thảo (cúc cánh mối) trắng/cúc tím. + Hình 3: Cúc chuồn/cúc vàng. - GV yêu cầu HS thực hiện thêm: - HS quan sát, lắng nghe GV + Kể thêm một số loại hoa cúc mà em biết. đặt câu hỏi. + Nêu một số đặc điểm khác của cây hoa cúc (thân, lá),... - GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày kết quả thảo luận. Các cặp HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung cho bạn (nếu có).
- - GV nhận xét, đánh giá và kết luận: - HS trả lời. + Một số loại hoa cúc khác: cúc họa mi, cúc mâm xôi, cúc vạn thọ,... - HS lắng nghe, tiếp thu. + Đặc điểm khác: Thân thảo nhỏ, nhiều đốt, giòn, dễ gãy. Lá đơn, mọc so le nhau, bản lá xẻ thùy, phiến lá mềm mỏng. Mặt dưới lá có một lớp lông tơ, mặt trên nhẵn, gân lá hình mạng. - GV trình chiếu cho HS quan sát video về một số loại hoa cúc: https://youtu.be/NWf3zDN2lsc - HS quan sát video. 3. HOA MƯỜI GIỜ Hoạt động 3: Tìm hiểu về hoa mười giờ a. Mục tiêu: HS nhận biết được đặc điểm của hoa mười giờ. b. Cách tiến hành - GV yêu cầu HS làm việc theo cặp, đọc thông tin mục 5 - HS làm việc theo cặp. kết hợp quan sát Hình 1, 2, 3 SGK trang 10 và trả lời câu hỏi: Cho biết đặc điểm của hoa mười giờ. - GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày kết quả thảo luận. - HS trả lời. Các cặp HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung cho bạn (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và kết luận: - HS lắng nghe, tiếp thu. + Nở vào lúc mười giờ sáng. + Có nhiều màu sắc: đỏ, tím, vàng,...
- + Có loại cánh đơn, có loại cánh kép. - GV yêu cầu HS làm việc theo cặp và trả lời câu hỏi: Hình - HS lắng nghe GV đặt câu nào là hoa mười giờ cánh đơn, hình nào là hoa mười giờ hỏi. cánh kép? - HS trả lời. - GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày kết quả thảo luận. Các cặp HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung cho bạn (nếu có). - HS quan sát, lắng nghe. - GV nhận xét, đánh giá và kết luận: + Hình 1, 3: hoa mười giờ cánh đơn. + Hình 2: hoa mười giờ cánh kép. - GV yêu cầu HS thực hiện thêm: - HS quan sát, lắng nghe GV + Kể thêm một số loại hoa mười giờ mà em biết. đặt câu hỏi. + Nêu một số đặc điểm khác của cây hoa mười giờ (thân, lá,...). - HS trả lời. - GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày kết quả thảo luận. Các cặp HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung cho bạn (nếu có). - HS lắng nghe, tiếp thu. - GV nhận xét, đánh giá và kết luận: + Cây thân thảo, nhỏ, mọng nước, phân nhiều nhánh. + Lá hình dải hơi dẹt, màu xanh nhạt, mọng nước. - GV trình chiếu cho HS quan sát video về một số loại hoa mười giờ: - HS quan sát video. https://youtu.be/_RcU9igDEfw (0:25 – 3:00) C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: Củng cố đặc điểm của các loại hoa phổ biến và mở rộng thêm một số loại hoa khác mà HS biết. b. Cách tiến hành - HS chia nhóm. Nhiệm vụ 1: Chơi trò chơi Ai nhanh, ai đúng? - HS lắng nghe GV phổ biến - GV chia HS cả lớp thành các nhóm đôi. luật chơi. - GV phổ biến luật chơi: Mỗi nhóm đôi hãy ghép thẻ tên hoa với đặc điểm của từng loại hoa. Nhóm nào ghép
- nhanh, đúng nhiều nhất là nhóm dành phần thắng. - GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày kết quả. Các HS khác - HS trả lời. lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Nối 1 – D, 2 – A, 3 – - HS lắng nghe, tiếp thu. E, 4 – B, 5 – C. Nhiệm vụ 2: Chơi trò chơi Ai kể nhiều hơn? - GV chia HS cả lớp thành các nhóm đôi. - HS chia nhóm. - GV phổ biến luật chơi: Các nhóm đôi chơi trò chơi: Một - HS lắng nghe GV phổ biến bạn đọc đặc điểm của hoa và một bạn nói tên hoa, sau đó luật chơi. làm ngược lại. Nhóm nào nói đúng nhiều loại hoa và đặc điểm nhất là nhóm chiến thắng. - GV lưu ý HS: Kể tên các loại hoa khác những loại hoa đã được học. - GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày kết quả thảo luận. - HS trả lời. Các HS khác nhận xét chéo kết quả làm của các nhóm. - GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Mổt số loại hoa phổ biến: hoa đào, hoa mai, hoa hồng, hoa cúc, hoa mười - HS lắng nghe, thực hiện. giờ,... Mỗi loại hoa đều có những đặc điểm và vẻ đẹp riêng. D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- a. Mục tiêu: HS mô tả được đặc điểm một loại hoa phổ biến ở địa phương mà HS thích. b. Cách tiến hành - HS làm việc cá nhân theo - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân và thực hiện hoạt động hướng dẫn của GV. Vận dụng: Hãy mô tả đặc điểm một loại hoa phổ biến ở địa phương mà em thích. - GV hướng dẫn HS báo cáo kết quả theo mẫu sau: Tên hoa Màu sắc Hương thơm Mùa hoa nở - GV yêu cầu HS báo cáo sản phẩm vào bài học sau. * CỦNG CỐ - GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học. - GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, - HS lắng nghe, tiếp thu. khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát. - HS lắng nghe, tiếp thu. * DẶN DÒ - GV nhắc nhở HS: + Đọc lại bài học Một số loại hoa phổ biến. + Đọc trước Bài 3 – Một số loại cây cảnh phổ biến (SHS - HS lắng nghe, thực hiện. tr.12).
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo án môn Công nghệ lớp 4 (Sách Chân trời sáng tạo)
97 p | 74 | 12
-
Giáo án môn Công nghệ lớp 3 sách Kết nối tri thức: Tuần 6
4 p | 45 | 7
-
Giáo án môn Công nghệ lớp 3 sách Kết nối tri thức: Tuần 3
5 p | 27 | 4
-
Giáo án môn Công nghệ lớp 3 sách Kết nối tri thức: Tuần 11
3 p | 18 | 4
-
Giáo án môn Công nghệ lớp 3 sách Kết nối tri thức: Tuần 7
4 p | 21 | 4
-
Giáo án môn Công nghệ lớp 3 sách Kết nối tri thức: Tuần 9
3 p | 26 | 4
-
Giáo án môn Công nghệ lớp 3 sách Kết nối tri thức: Tuần 13
4 p | 16 | 3
-
Giáo án môn Công nghệ lớp 3 sách Kết nối tri thức: Tuần 12
3 p | 19 | 3
-
Giáo án môn Công nghệ lớp 3 sách Kết nối tri thức: Tuần 10
3 p | 17 | 3
-
Giáo án môn Công nghệ lớp 3 sách Kết nối tri thức: Tuần 8
3 p | 18 | 3
-
Giáo án môn Công nghệ lớp 3 sách Kết nối tri thức: Tuần 5
6 p | 44 | 3
-
Giáo án môn Công nghệ lớp 3 sách Kết nối tri thức: Tuần 4
5 p | 25 | 3
-
Giáo án môn Công nghệ lớp 3 sách Kết nối tri thức: Tuần 2
4 p | 21 | 2
-
Giáo án môn Công nghệ lớp 3 sách Kết nối tri thức: Tuần 15
8 p | 21 | 2
-
Giáo án môn Công nghệ lớp 3 sách Kết nối tri thức: Tuần 17
4 p | 27 | 2
-
Giáo án môn Công nghệ lớp 3 sách Kết nối tri thức: Tuần 18
3 p | 39 | 2
-
Giáo án môn Công nghệ lớp 10 sách Cánh diều: Bài 20
9 p | 23 | 2
-
Giáo án môn Công nghệ lớp 3 sách Kết nối tri thức: Tuần 1
6 p | 22 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn