intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo án môn Địa lớp 10: Thổ nhưỡng quyển. Các nhân tố hình thành thổ nhưỡng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:2

10
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo án môn Địa lớp 10 "Thổ nhưỡng quyển. Các nhân tố hình thành thổ nhưỡng" là tài liệu tham khảo dành cho quý thầy cô giáo và các em học sinh. Cung cấp cho các em kiến thức về thổ nhưỡng quyển, các nhân tố hình thành thổ nhưỡng. Hi vọng với tài liệu này thầy cô và các em sẽ có kết quả học tập và giảng dạy thật tốt nhé.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo án môn Địa lớp 10: Thổ nhưỡng quyển. Các nhân tố hình thành thổ nhưỡng

  1. Bài 17: THỔ NHƯỠNG QUYỂN. CÁC NHÂN TỐ HÌNH THÀNH THỔ NHƯỠNG. I. Thổ nhưỡng : + Thổ nhưỡng là lớp vật chất tơi xốp ở bề mặt lục địa, được đặc trưng bởi độ phì. + Độ phì đất là khả năng cung cấp nước, khí, nhiệt và các chất dinh dưỡng cần thiết cho thực vật sinh trưởng và phát triển. + Thổ nhưỡng quyển: lớp vỏ chứa vật chất tơi xốp trên bề mặt các lục địa. II. Các nhân tố hình thành đất 1. Đá mẹ + Là những sản phẩm được phong hoá từ đá gốc. + Vai trò: là nguồn cung cấp vật chất vô cơ cho đất, quyết định thành phần khoáng vật, thành phần cơ giới và ảnh hưởng trực tiếp tới các tính chất lí, hoá của đất. 2. Khí hậu + Các yếu tố nhiệt, ẩm ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hình thành đất. Nhiệt và ẩm làm cho đá gốc bị phá hủy thành những sản phẩm phong hóa,làm ảnh hưởng tới sự hỏa tan, rửa trôi, tích tụ vật chất trong các tầng đất. 3. Sinh vật + Đóng vai trò chủ đạo trong sự hình thành đất. + Thực vật: cung cấp xác vật chất hữu cơ cho đất, phá huỷ đá. + Vi sinh vật: Phân giải xác sinh vật và tổng hợp thành mùn. + Động vật: Góp phần làm thay đổi tính chất của đất. 4. Địa hình
  2. + Ảnh hưởng gián tiếp đến quá trình hình thành đất thông qua sự thay đổi lượng nhiệt và độ ẩm. +Địa hình dốc: tầng đất mỏng và bạc màu + Vùng bằng phẳng: tầng đất dày, đất màu mỡ 5. Thời gian + Thời gian hình thành đất là tuổi đất. + Đất có tuổi già nhất ở miền nhiệt đới và cận nhiệt, tuổi trẻ ở cực và ôn đới. 6. Con người + Hoạt động của con người làm gián đoạn hoặc thay đổi hướng phát triển của đất. + Đất bị xói mòn do đốt rừng, làm rẫy. + Đất mất cấu tượng do quả trình canh tác lúa nước. + Việc thau chua, rửa mặn, bón phân hữu cơ sẽ làm cho đất tốt hơn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2