Giáo án môn Lịch sử và Địa lí lớp 4 - Bài 3: Thiên nhiên vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ (Sách Cánh diều)
lượt xem 0
download
Giáo án môn Lịch sử và Địa lí lớp 4 - Bài 3: Thiên nhiên vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ (Sách Cánh diều) được biên soạn với mục tiêu nhằm giúp học sinh xác định được vị trí địa lí, một số địa danh trên lược đồ; xác định được một số địa danh tiêu biểu (ví dụ: dãy núi Hoàng Liên Sơn, đỉnh Phan-xi-păng, cánh cung Sông Gâm, cao nguyên Mộc Châu, cao nguyên Sơn La...) của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ trên bản đồ hoặc lược đồ;... Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo án môn Lịch sử và Địa lí lớp 4 - Bài 3: Thiên nhiên vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ (Sách Cánh diều)
- VÙNG TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ BÀI 3: THIÊN NHIÊN VÙNG TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ (3 tiết) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 1. Năng lực đặc thù môn Lịch sử và Địa lí - Nhận thức khoa học LS&ĐL: Xác định được vị trí địa lí, một số địa danh trên lược đồ. Xác định được một số địa danh tiêu biểu (ví dụ: dãy núi Hoàng Liên Sơn, đỉnh Phan-xi-păng, cánh cung Sông Gâm, cao nguyên Mộc Châu, cao nguyên Sơn La...) của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ trên bản đồ hoặc lược đồ. - Tìm hiểu LS&ĐL: Quan sát lược đồ, tranh ảnh, mô tả được một trong những đặc điểm thiên nhiên (ví dụ: địa hình, khí hậu, sông ngòi, ...) của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. - Vận dụng kiến thức, kĩ năng: Nêu được một cách đơn giản ảnh hưởng của vị trí địa lí, địa hình, khí hậu, sông ngòi đối với đời sống và sản xuất của người dân ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. - Đưa ra được một số biện pháp bảo vệ thiên nhiên và phòng chống thiên tai ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. 2. Năng lực chung - Tự chủ và tự học: Tự đọc thông tin, quan sát tranh, xem video tự đưa được ra phương án giải quyết các nhiệm vụ học tập. - Giao tiếp và hợp tác: Làm việc nhóm, trình bày được kết quả thực hiện các nhiệm vụ học tập. - Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Đưa ra được lời khuyên phù hợp để bảo đảm sức khỏe và phòng chống thiên tai. 3. Phẩm chất - Trách nhiệm: Có ý thức bảo vệ thiên nhiên và phòng chống thiên tai. - Chăm chỉ: Hoàn thành đầy đủ nhiệm vụ học tập và luôn tự giác tìm hiểu, khám phá tri thức liên quan đến nội dung bài học. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Giáo viên - Powerpoint minh hoạ cho bài học. - Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam khổ to, in sẵn khổ A0 dùng cho các nhóm. - Lược đồ hình 1 trang 15 SGK phóng to. - Video MV XIN CHÀO VIỆT NAM - JMI KO FT. TRUNG LƯƠNG https://www.youtube.com/watch?v=cSZz5iYG0pg&t=4s
- - Tranh ảnh, video về phong cảnh về dãy Hoàng Liên Sơn, vùng trung du và một số cao nguyên nổi tiếng như: Đồng Văn (tỉnh Hà Giang) Mộc Châu (tỉnh Sơn La)... - Tranh ảnh một số thiên tai: lũ quét, sạt lở đất, giá rét... - Máy tính, tivi. 2. Học sinh - Sưu tầm một số bức ảnh về phong cảnh, ảnh tuyết rơi ở Trung du và miền núi Bắc Bộ. - Đọc trước phần Vận dung, hỏi ý kiến người thân hoặc tìm kiếm các thông tin liên quan đến một trong hai nhiệm vụ để giải quyết nhiệm vụ ghi chép sẵn ra vở ghi chép cá nhân. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động 5’ – 7’ Mục tiêu: - Kết nối được kiến thức của HS đã biết với nội dung kiến thức mới trong bài. - Giới thiệu sơ lược về các vùng miền học trong chương trình LS&ĐL lớp 4. - Tạo hứng thú và gợi được những hiểu biết của HS về đỉnh núi cao nhất của nước ta. * Chiếu video bài hát “Xin chào Việt Nam”, dẫn dắt giới - Xem video. thiệu về nội dung video và chương trình LS&ĐL Lớp 4. * Yêu cầu HS mở phần mục lục, hỏi HS các chủ đề tương ứng với các vùng miền của nước ta. - Cá nhân đọc. Trình chiếu kết hợp giới thiệu. - 2 HS nêu. * Dẫn vào bài học: (Kĩ thuật tia chớp) - Cá nhân nghe, quan sát. - Nêu câu hỏi ở phần Khởi động trang 14 SGK. + Em hãy cho biết đỉnh núi nào cao nhất nước ta? - Cá nhân nghe, quan sát. + Đỉnh núi đó thuộc vùng nào của Việt Nam? - Suy nghĩ, thi đua trả lời. + Hãy chia sẻ hiểu biết về thiên nhiên vùng đất này. - Mời 2 - 4 HS trả lời các câu hỏi. - Nhận xét. - 2 - 4HS trả lời. - Giới thiệu chủ đề, khuyến khích HS thực hiện dự án tổng - Cá nhân nghe, quan sát. hợp sản phẩm học tập sau chủ đề thành bộ sưu tập. - Giới thiệu bài học. 2. Khám phá 2.1. Vị trí địa lí 7’ -10’ Hoạt động 1: Xác định vị trí địa lí vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ Mục tiêu: HS xác định được vị trí địa lí của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ trên lược đồ. * Hướng dẫn HS xác định hướng, vị trí trên lược đồ. - Cá nhân theo dõi. - Quan sát. Vẽ nhanh vào vở ghi chép cá nhân. - Nhắc HS lưu ý: khi chỉ trên bản đồ phạm vi của vùng thì - Cá nhân theo dõi. phải khoanh kín theo ranh giới của vùng đó. - Giao việc: Quan sát lược đồ hình 1 trang 15 SGK, em - Cá nhân nghe, nhận nhiệm hãy: vụ. + Chỉ ranh giới của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ
- trên hình 1. + Cho biết vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ tiếp giáp với những vùng nào, quốc gia nào? - Yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi thực hiện nhiệm vụ. - Thảo luận nhóm đôi. - Mời đại diện một số cặp trình bày kết quả làm việc trước - 2- 3 HS lên bảng. lớp. HS khác nhận xét câu trả lời và cách chỉ lược đồ của bạn. - Nhận xét, khen, khuyến khích HS. - Kết luận, chốt kiến thức kết hợp chỉ lại và trình chiếu. 2.2. Đặc điểm thiên nhiên 5’ -7’ Hoạt động 2: Tìm hiểu về địa hình vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ Mục tiêu: HS mô tả được đặc điểm địa hình vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, xác định được vị trí một số địa danh tiêu biểu (ví dụ: dãy núi Hoàng Liên Sơn, đỉnh Phan-xi-păng, cao nguyên Mộc Châu,...) trên lược đồ. * Hướng dẫn HS đọc chú giải, xác định độ cao, địa hình - Cá nhân theo dõi, quan sát. tương ứng với từng màu sắc; xác định các kí hiệu liên quan. * Tổ chức cho HS làm việc theo nhóm 4 để thực hiện - Cá nhân nhận nhiệm vụ. nhiệm vụ: - Cá nhân thực hiện nhiệm vụ. Đọc thông tin, quan sát hình 1 trang 15 SGK và tranh ảnh về dãy Hoàng Liên Sơn, vùng trung du và cao - Thảo luận nhóm 4. nguyên Đồng Văn (tỉnh Hà Giang), cao nguyên Mộc Châu - Đại diện các nhóm trình bày (tỉnh Sơn La),... (nếu có), em hãy: kết quả làm việc trước lớp. + Xác định vị trí dãy Hoàng Liên Sơn, đỉnh Phan-xi-păng, - Các nhóm khác nhận xét, bổ cao nguyên Mộc Châu sung câu trả lời và cách chỉ + Mô tả địa hình vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. lược đồ. - Cá nhân nghe, quan sát. - Nhận xét, khen, khuyến khích HS. - Hoạt động nhóm đôi. - Kết luận. - 2 HS đọc, lớp theo dõi. * Yêu cầu HS chỉ và nói lại với nhau trong nhóm đôi nội - Cá nhân nghe, quan sát. dung cô vừa chữa. - Cá nhân nghe, quan sát. * Mời HS đọc mục Em có biết? trang 15. - Mở rộng cho HS thông tin về dãy Hoàng Liên Sơn. - Chốt kết hợp minh hoạ trình chiếu: Đặc điểm địa hình vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ: địa hình chủ yếu là núi cao, đồi dạng bát úp và nhiều cao nguyên nổi tiếng. Nơi đây có dãy Hoàng Liên Sơn cao, đồ sộ nhất nước ta với đỉnh Phan-xi-păng được mệnh danh là “Nóc nhà Đông Dương”… Hoạt động 3: Tìm hiểu về khí hậu vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ 5’ -7’ Mục tiêu: HS mô tả được đặc điểm khí hậu vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. * Giới thiệu sơ lược về các đới khí hậu cơ bản trên Trái - Cá nhân nghe, quan sát. Đất.
- - Phân tích sơ lược cho HS hiểu: ảnh hưởng của vị trí địa - Cá nhân nghe, quan sát. lí, địa hình đến khí hậu. - Cá nhân ghi vào vở ghi chép cá nhân các đới khí hậu. * Tổ chức cho HS làm việc theo nhóm 4 để thực hiện nhiệm vụ học tập. + Đọc thông tin và quan sát hình 2 trang 16 SGK, em hãy - Cá nhân nghe, quan sát. mô tả đặc điểm khí hậu của vùng Trung du và miền núi - Cá nhân nhận nhiệm vụ. Bắc Bộ. - Cá nhân thực hiện nhiệm vụ. + Vì sao vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có khí hậu - Thảo luận nhóm 4. như vậy? +Hãy giới thiệu về một số bức ảnh tuyết rơi ở Trung du và - Đại diện các nhóm trình bày miền núi Bắc Bộ mà em đã sưu tầm (câu hỏi này không kết quả làm việc trước lớp kết bắt buộc, khuyến khích HS làm). hợp chia sẻ bức ảnh tuyết rơi (nếu có). - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung câu trả lời và cách chỉ lược đồ. - Kết luận, chốt: Đặc điểm khí hậu ở vùng Trung du và - Cá nhân nghe, quan sát. miền núi Bắc Bộ: khí hậu có sự khác biệt giữa mùa hạ và mùa đông. Đây là nơi có mùa đông lạnh nhất nước ta và đôi khi có tuyết rơi ở một số vùng núi cao. Hoạt động 4: Tìm hiểu về sông ngòi vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ 5’ -7’ Mục tiêu: Mô tả được đặc điểm sông ngòi vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. – Bước 1: GV tổ chức cho HS làm việc theo cặp để thực - Cá nhân nghe, quan sát. hiện nhiệm vụ học tập. - Cá nhân nhận nhiệm vụ. + Xác định vị trí sông Hồng, sông Đà và sông Lô trên hình - Cá nhân thực hiện nhiệm vụ. 1 trang 15 SGK. - Thảo luận nhóm 2. + Đọc thông tin và quan sát hình 3 trang 16 SGK, em hãy mô tả đặc điểm sông ngòi của vùng Trung du và miền núi - Đại diện các nhóm trình bày Bắc Bộ. kết quả làm việc trước lớp kết Lưu ý cho HS: khi chỉ một dòng sông trên bản đồ thì cần hợp chia sẻ bức ảnh tuyết rơi phải chỉ từ nơi bắt nguồn đến nơi dòng sông đổ ra. (nếu có). - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung câu trả lời - Nhận xét kết quả thảo luận của các nhóm. - KL, chốt kiến thức: Đặc điểm sông ngòi vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ: có nhiều sông, sông có nhiều thác ghềnh, nước chảy mạnh. 2.3. Ảnh hưởng của thiên nhiên đối với đời sống và sản xuất Hoạt động 5: Khám phá những ảnh hưởng của thiên nhiên đối với đời sống và sản xuất 5’ -7’ Mục tiêu: Nêu được một cách đơn giản ảnh hưởng của địa hình, khí hậu, sông ngòi đối với đời sống và sản xuất của người dân ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. Bước 1: GV tổ chức cho HS làm việc nhóm 6 theo kĩ thuật - Cá nhân nghe, quan sát. “Mảnh ghép” - Cá nhân nhận nhiệm vụ. Nhiệm vụ: Đọc thông tin và quan sát tranh ảnh một số - Cá nhân thực hiện nhiệm vụ. thiên tai (nếu có), em hãy nêu ảnh hưởng của vị trí địa lí, - Thảo luận nhóm 6.
- địa hình, khí hậu, sông ngòi đối với đời sống và sản xuất - Đại diện các nhóm trình bày của người dân. kết quả làm việc trước lớp kết GV gợi ý: Tìm những thuận lợi, khó khăn của địa hình, khí hợp chia sẻ - hình thức: Phóng hậu, sông ngòi đối với đời sống và sản xuất. viên Nêu những dẫn chứng cụ thể cho thuận lợi và khó khăn về Các nhóm khác tương tác các thiên nhiên nơi đây. thắc mắc, bổ sung thêm. - Nhận xét phần thảo luận, trình bày và tương tác của các - Cá nhân nghe, quan sát. nhóm, khen các nhóm tương tác tích cực. - Kết luận, chuẩn kiến thức: Thiên nhiên vùng Trung du và - Cá nhân nghe, quan sát. miền núi Bắc Bộ có nhiều thuận lợi nhưng cũng gây ra không ít khó khăn đối với đời sống, sản xuất: + Thuận lợi: địa hình đa dạng, khí hậu có mùa đông lạnh, cao nguyên có nhiều đồng cỏ, sông dốc, nhiều nước. + Khó khăn: địa hình dốc, phức tạp, có nhiều thiên tai ..... 2.4. Một số biện pháp bảo vệ thiên nhiên và phòng chống thiên tai Hoạt động 6: Đề xuất một số biện pháp bảo vệ thiên nhiên và phòng chống thiên tai 5’ -7’ Mục tiêu: Đưa ra được một số biện pháp bảo vệ thiên nhiên và phòng chống thiên tai ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. * Tổ chức cho HS làm việc nhóm 6, sử dụng kĩ thuật - Cá nhân nghe, quan sát. “Khăn trải bàn” . - Cá nhân nhận nhiệm vụ. Nhiệm vụ học tập: - Cá nhân thực hiện nhiệm vụ. Đọc thông tin, kết hợp với vốn hiểu biết của bản thân, hãy - Thảo luận nhóm 6. đưa ra một số biện pháp bảo vệ thiên nhiên và phòng - Các nhóm trưng bày sản chống thiên tai ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. phẩm làm việc của nhóm mình xung quanh lớp. HS lần lượt tham quan tất cả các sản phẩm. + GV chọn một số sản phẩm của nhóm và mời đại diện - Một số đại diện trình bày, các nhóm lên trình bày kết quả làm việc. nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Cá nhân nghe, quan sát. - Nhận xét, tổng kết kết quả làm việc của các nhóm. - Giáo dục cho HS: ý thức bảo vệ thiên nhiên và phòng - Cá nhân nghe, quan sát. chống thiên tai. 3. Luyện tập 12’ – 15’ Mục tiêu: Củng cố nội dung kiến thức, kĩ năng đã học trong bài: Chỉ được vị trí một số địa điểm theo yêu cầu. Nêu được ảnh hưởng của đặc điểm tự nhiên đến đời sống và sản xuất. Từ đó đề xuất được biện pháp phù hợp. 3.1 Câu hỏi 1: -Yêu cầu HS đọc câu hỏi. - Lớp đọc. - Phát phiếu in sẵn Bản đồ tự nhiên khổ giấy A0, yêu cầu - Cá nhân làm. HS quan sát, dùng bút màu đánh dấu vị trí các địa điểm Hình 4; 5; 6 trên Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam. - Yêu cầu HS đổi chéo kiểm tra bài làm. - 2 HS cùng bàn đổi chéo phiếu kiểm tra, báo cáo kết quả. - Mời 2-3 HS lên bảng chỉ. - 2-3 HS lên bảng chỉ. - Nhận xét, chỉ lại kết hợp trình chiếu minh hoạ. - Cá nhân nghe, quan sát. 3.2. Câu hỏi 2
- - Tổ chức cho HS thảo luận theo “kĩ thuật Mảnh ghép” Lượt 1: Nhóm chuyên gia: Chia lớp thành 3 tổ, mỗi tổ - Mỗi HS suy nghĩ trình bày kết thực hiện một đặc điểm thiên nhiên để hoàn thành nhiệm quả thảo luận, sau đó thống vụ: đặc điểm về địa hình, khí hậu, sông ngòi. (Dùng vòng nhất kết quả ghi kết quả của quay chiếc nón kì diệu để phân chia nhiệm vụ) nhóm mình vào một tờ phiếu Lượt 2: Nhóm mới: Đánh số hoặc “ Ong về tổ” ghép hoặc vở bài tập. lần lượt 2 HS ở nhóm chuyên gia ở 3 tổ vào nhóm 6 mới. - Lần lượt các chuyên gia chia Các chuyên gia chia sẻ với các bạn trong nhóm, sản phẩm sẻ kết quả của nhóm mình với chung trình bày xung quanh lớp. các bạn trong nhóm. - Cả nhóm tập hợp thông tin, dán hoặc viết vào một tờ giấy khổ to trình bày dạng sơ đồ như SGK hoặc sơ đồ tư duy. - Tham quan các nhóm khác. – Nhận xét, khen cá nhân, nhóm hoạt động tích cực, có - Cá nhân nghe, quan sát. câu trả lời một cách sáng tạo. - Chốt kiến thức, kết luận chung. - Cá nhân nghe, quan sát. 4. Vận dụng 5’ Mục tiêu: HS vận dụng được kiến thức, kĩ năng đã học vào thực tiễn. HS lựa chọn một trong hai nhiệm vụ (chuẩn bị thực hiện ở nhà và trình bày kết quả trên lớp): Nêu được trang phục cần chuẩn bị khi đi du lịch Lào Cai vào dịp Tết Nguyên đán. Nêu được dự đoán rủi ro và đưa ra lời khuyên cho người dân về việc chọn địa điểm xây dựng nhà ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. - Yêu cầu HS cùng bàn kiểm tra, Trưởng ban Học tập báo - 2 HS cùng bàn kiểm tra chéo. cáo phần thực hiện ở nhà của các bạn trong lớp. - Thảo luận nhóm 4. - Yêu cầu HS chia sẻ với nhau trong nhóm 4. - Đại điện nhóm HS trình bảy - Mời đại diện một số nhóm trình bày kết quả trước lớp. kết quả thực hiện nhiệm vụ. + Nhiệm vụ 1: Bạn Lan cần chuẩn bị quần áo ẩm, tất, khăn, mũ len,... vì thời điểm đó ở Sa Pa là mùa đông rất lạnh + Nhiệm vụ 2: Những rủi ro như nhà bị xiêu vẹo, hư hỏng hoặc đổ nát, người bị thương hoặc chết nếu không ra khỏi nhà kịp thời. Biện pháp: Không xây dựng nhà cửa ở khu vực có nguy cơ xảy ra sạt lở đất… - Cá nhân nghe, quan sát. - Nhận xét, biểu dương và chuẩn xác kiến thức. - Cá nhân nghe, quan sát. - Mở rộng: Chiếu video/ hình ảnh thực tế kết hợp giáo dục. Củng cố, dặn dò - Yêu cầu HS xem lại bài, nêu lại nội dung chính của bài - Cá nhân xem lại bài. học. - 2-3 HS nêu lại nội dung chính của bài. - Hướng dẫn HS hoàn thiện sản phẩm cho dự án về từng - Cá nhân nghe, quan sát. miền. - Dặn HS về hoàn thiện nốt phần còn làm dở, sưu tầm - Cá nhân nghe, quan sát. thêm tranh ảnh, tìm hiểu thêm các thông tin liên quan đến Về thực hiện.
- bài học. Dặn HS chuẩn bị cho bài sau: Sưu tầm tranh ảnh về một số dân tộc: trang phục, hoạt động sản xuất, lễ hội của ngươi dân ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY: ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ......................................................................................................................................
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo án môn Lịch sử và Địa lí lớp 4 (Sách Chân trời sáng tạo)
212 p | 23 | 4
-
Giáo án môn Lịch sử và Địa lí lớp 4 - Bài 15: Thiên nhiên vùng Tây Nguyên (Sách Cánh diều)
8 p | 20 | 2
-
Giáo án môn Lịch sử và Địa lí lớp 4 - Bài 9: Thăng Long – Hà Nội (Sách Cánh diều)
12 p | 28 | 2
-
Giáo án môn Lịch sử và Địa lí lớp 4 - Bài 4: Dân cư, hoạt động sản xuất và một số nét văn hóa ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ (Sách Cánh diều)
11 p | 15 | 1
-
Giáo án môn Lịch sử và Địa lí lớp 4 - Bài 14: Phố cổ Hội An (Sách Cánh diều)
10 p | 17 | 1
-
Giáo án môn Lịch sử và Địa lí lớp 4 - Bài 13: Cố đô Huế (Sách Cánh diều)
9 p | 17 | 1
-
Giáo án môn Lịch sử và Địa lí lớp 4 - Bài 11: Thiên nhiên vùng Duyên hải miền Trung (Sách Cánh diều)
9 p | 11 | 1
-
Giáo án môn Lịch sử và Địa lí lớp 4 - Bài 10: Văn Miếu – Quốc Tử Giám (Sách Cánh diều)
5 p | 12 | 1
-
Giáo án môn Lịch sử và Địa lí lớp 4 - Bài 8: Sông Hồng và văn minh sông Hồng (Sách Cánh diều)
11 p | 17 | 1
-
Giáo án môn Lịch sử và Địa lí lớp 4 - Bài 20: Thành phố Hồ Chí Minh (Sách Cánh diều)
6 p | 15 | 1
-
Giáo án môn Lịch sử và Địa lí lớp 4 - Bài 2: Địa phương em (tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương) (Sách Cánh diều)
12 p | 17 | 0
-
Giáo án môn Lịch sử và Địa lí lớp 4 - Bài 7: Dân cư, hoạt động sản xuất và một số nét văn hóa ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ
10 p | 4 | 0
-
Giáo án môn Lịch sử và Địa lí lớp 4 - Bài 6: Thiên nhiên vùng Đồng bằng Bắc Bộ (Sách Cánh diều)
7 p | 13 | 0
-
Giáo án môn Lịch sử và Địa lí lớp 4 - Bài 5: Đền Hùng và lễ giỗ Tổ Hùng Vương (Sách Cánh diều)
10 p | 25 | 0
-
Giáo án môn Lịch sử và Địa lí lớp 4 - Bài 1: Làm quen với phương tiện học tập môn Lịch sử và Địa Lí (Sách Cánh diều)
11 p | 16 | 0
-
Giáo án môn Lịch sử và Địa lí lớp 4 - Bài 16: Dân cư, hoạt động sản xuất và một số nét văn hóa ở vùng Tây Nguyên (Sách Cánh diều)
16 p | 13 | 0
-
Giáo án môn Lịch sử và Địa lí lớp 4 - Bài 17: Lễ hội Cồng chiêng Tây Nguyên (Sách Cánh diều)
12 p | 16 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn