intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo án môn Vật lí lớp 10 sách Kết nối tri thức: Bài 26

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:7

36
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo án môn Vật lí lớp 10 sách Kết nối tri thức: Bài 26 được biên soạn với mục tiêu nhằm giúp học sinh phân tích được sự chuyển hóa qua lại giữa động năng và thế năng; phát biểu được định nghĩa cơ năng và đơn vị đo cơ năng; viết được công thức tính cơ năng của vật trong trường trọng lực; vận dụng được sự chuyển hóa qua lại giữa động năng, thế năng và định luật bảo toàn cơ năng vào một số tình huống thực tế;... Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo án môn Vật lí lớp 10 sách Kết nối tri thức: Bài 26

  1. KHUNG KẾ HOẠCH BÀI DẠY Trường: THPT LÝ TỰ TRỌNG Họ và tên giáo viên: Tổ: LÝ – HÓA ­ CN ………………………. TÊN BÀI DẠY: CƠ NĂNG VÀ ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN CƠ NĂNG Môn học/Hoạt động giáo dục: VẬT LÝ lớp: 10 Thời gian thực hiện: 02 tiết I. Mục tiêu 1. Về năng lực:  1.1. Năng lực vật lí: ­ Phân tích được sự chuyển hóa qua lại giữa động năng và thế năng. ­ Phát biểu được định nghĩa cơ năng và đơn vị đo cơ năng. ­ Viết được công thức tính cơ năng của vật trong trường trọng lực. ­ Vận dụng được sự chuyển hóa qua lại giữa động năng, thế  năng và định luật bảo   toàn cơ năng vào một số tình huống thực tế. 1.2. Năng lực chung: ­ Tự chủ và tự học: ...... ­ Giao tiếp và hợp tác: .... ­ Giải quyết vấn đề và sáng tạo: ..... 2. Về phẩm chất:  ­ Trung thực: ..... ­ Trách nhiệm: ..... ­ Chăm chỉ: ...... II. Thiết bị dạy học và học liệu 1. Đối với giáo viên: ­ Máy chiếu, máy tính.   ­ Các hình ảnh sử dụng trong bài học.     ­  Dự kiến sản phẩm.   ­ Tiêu chí đánh giá hoặc đáp án, hướng dẫn chấm,.... 2. Đối với học sinh: SGK, vở ghi, giấy nháp, máy tính, bút, thước kẻ… III. Tiến trình dạy học A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (5 phút)
  2. 2 a. Mục tiêu:  GV tiếp nhận quan niệm sẵn có của HS về  động năng, thế  năng, cơ  năng để  giúp các em phân tích được sự chuyển hóa qua lại giữa động năng và thế  năng. b. Nội dung: GV dựa vào kiến thức sẵn có của HS về về động năng, thế năng, yêu  cầu HS trả lời câu hỏi: Tại sao vận động viên nhảy sào có thể  nhảy cao hơn vận   động viên nhảy cao nhiều đến thế?  c. Sản phẩm học tập: Bước đầu HS đưa ra các ý kiến về phân tích được sự chuyển  hóa qua lại giữa động năng và thế năng. d. Tổ chức thực hiện: * Chuyển giao nhiệm vụ học tập: ­  Yêu cầu HS xem hình ảnh vận động viên nhảy sào và trả lời câu hỏi sau đây vào  giấy nháp.   ­ CH1:  Kỉ  lục nhảy sào thế  giới hiện nay là   6,17 m do vận  động viên người Thụy  Điển  Amand Duplantis lập năm 2020, kỉ  lục nhảy  cao thế  giới hiện nay là 2,45 m do vận động  viên   người   Cuba   Javier   Sotomayor   lập   năm  1993. Tại sao vận động viên nhảy sào có thể  nhảy cao hơn vận động viên nhảy cao nhiều  đến thế? *Thực hiện nhiệm vụ học tập: ­ HS vận dụng những hiểu biết sẵn có để đưa ra ý kiến cá nhân  trả lời CH1. ­ GV quan sát, theo dõi các hoạt động. * Báo cáo kết quả, thảo luận: ­ Mời ít nhất 3 HS trả lời CH1. ­ Quan sát kết quả của các HS khác qua giấy nháp. * Kết luận, nhận định: Từ nội dung báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ của HS, GV đặt vấn đề vào bài 26:  “Cơ năng và định luật bảo toàn cơ năng” B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC ( 40 phút) Hoạt động 1. Tìm hiểu sự chuyển hóa giữa động năng và thế năng    a. Mục tiêu:  ­ Viết được công thức tính cơ năng của vật trong trường trọng lực.          ­ Phân tích kỹ hơn sự chuyển hóa qua lại giữa động năng và thế năng. b. Nội dung: Yêu cầu HS đọc SGK (KNTT, bài 26, trang 102,103) và thực hiện các yêu cầu trong  PHT số 1 c. Sản phẩm học tập: 
  3. 3 d. Tổ chức hoạt động: * Chuyển giao nhiệm vụ: ­ Tạo nhóm (4 HS gần nhau), yêu cầu các nhóm thảo luận hoàn thành PHT số 01 * Thực hiện nhiệm vụ: ­ HS thảo luận, thực hiện các yêu cầu trong PHT số 01 ­ GV quan sát, theo dõi và hỗ trợ HS kịp thời. * Báo cáo, thảo luận: ­ GV chọn ít nhất 02 nhóm báo cáo kết quả. ­ Các nhóm khác nhận xét, góp ý; thảo luận. ­ GV xử lí các tình huống SP phát sinh trong quá trình thảo luận. * Kết luận, nhận định: Trên  cơ sở nội dung báo cáo kết quả THNV  và thảo luận của HS, GV nhận xét,  chuẩn hóa kiến thức và yêu cầu HS ghi các nội dung cơ bản vào vở. Hoạt động 2. Định luật bảo toàn cơ năng.    a. Mục tiêu: ­ Từ thí nghiệm, HS phát hiện sự bảo toàn cơ năng và khái quát thành nội dung định  luật.    b. Nội dung:     Yêu cầu HS xem video về con lắc đồng hồ và thực hiện các yêu cầu trong PHT số 2 c. Sản phẩm học tập:  d. Tổ chức hoạt động: * Chuyển giao nhiệm vụ: ­ Tạo nhóm (4 HS gần nhau), yêu cầu các nhóm thảo luận hoàn thành PHT số 02 * Thực hiện nhiệm vụ: ­ HS thảo luận, thực hiện các yêu cầu trong PHT số 02 ­ GV quan sát, theo dõi và hỗ trợ HS kịp thời. * Báo cáo, thảo luận: ­ GV chọn ít nhất 02 nhóm báo cáo kết quả. ­ Các nhóm khác nhận xét, góp ý; thảo luận. ­ GV xử lí các tình huống SP phát sinh trong quá trình thảo luận. * Kết luận, nhận định: Trên  cơ sở nội dung báo cáo kết quả THNV  và thảo luận của HS, GV nhận xét,  chuẩn hóa kiến thức và yêu cầu HS ghi các nội dung cơ bản vào vở. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (40 phút) a. Mục tiêu:  Thông  qua hệ  thống câu hỏi tự  luận và trắc nghiệm  giúp  HS củng cố  lại  kiến thức.
  4. 4 b. Nội dung: Thực hiện PHT số 3, 4 (Các câu hỏi tự luận và trắc nghiệm – bám sát mục  tiêu) c. Sản phẩm học tập: Kết quả thực hiện PHT số 3,4  d. Tổ chức thực hiện:  * Chuyển giao nhiệm vụ: ­ Tạo nhóm (4 HS gần nhau), yêu cầu các nhóm thảo luận hoàn thành PHT số 03,4 * Thực hiện nhiệm vụ: ­ HS thảo luận, thực hiện các yêu cầu trong PHT số 3,4 ­ GV quan sát, theo dõi và hỗ trợ HS kịp thời. * Báo cáo, thảo luận: ­ GV chọn ít nhất 02 nhóm báo cáo kết quả. ­ Các nhóm khác nhận xét, góp ý; thảo luận. ­ GV xử lí các tình huống SP phát sinh trong quá trình thảo luận. * Kết luận, nhận định: Trên  cơ sở nội dung báo cáo kết quả THNV  và thảo luận của HS, GV nhận xét,  chuẩn hóa kiến thức và yêu cầu HS ghi các nội dung cơ bản vào vở. D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (5 phút) a. Mục tiêu:  Vận dụng kiến thức đã học về  cơ  năng, định luật bảo toàn cơ  năng    vào  những tình huống thực tế. b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ về nhà cho HS   1. Vận dụng định luật bảo toàn cơ  năng giải thích một số tình huống trong đời sống và  thực tế?   2. Bài tập 1,2 trang 105 – SGK. c. Sản phẩm học tập: HS nắm vững và vận dụng kiến thức về cơ  năng, định luật bảo  toàn cơ năng  vào tình huống thực tế. d. Tổ chức thực hiện: * Chuyển giao nhiệm vụ:    Yêu cầu học sinh về nhà thực hiện nhiệm vụ. * Thực hiện nhiệm vụ: * Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ: Báo cáo đầu tiết học đến. * Kết luận, nhận định:  IV. PHỤ LỤC PHIẾU HỌC TẬP 01 Câu 1: Khi nước chảy từ trên thác xuống:
  5. 5 a) Lực nào làm cho nước chảy từ đỉnh thác xuống dưới? ........................................................................................................................................ b) Lực nào sinh công trong quá trình này? ........................................................................................................................................ c) Động năng và thế năng của nó thay đổi như thế nào? ........................................................................................................................................ d) Hãy dự đoán về mối liên hệ giữa độ tăng động năng và độ giảm thế năng? ........................................................................................................................................ CÂU 2: Từ  một điểm  ở độ  cao h so với mặt đất, ném một vật có khối lượng m  lên cao với vận tốc ban đầu v0. a) Khi vật đi lên có những lực nào tác dụng vào vật, lực đó sinh công cản hay  công phát động? ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ b) Trong quá trình vật đi lên rồi rơi xuống thì dạng năng lượng nào tăng, dạng  năng lượng nào giảm? Hãy dự đoán về mối liên hệ giữa độ tăng của động năng  và độ giảm của thế năng? ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................... PHIẾU HỌC TẬP SỐ 02 CÂU 1:  Khi vật chuyển động trên cung AO thì: a) Những lực nào sinh công? Công nào là công phát động, công nào là công cản? .......................................................................................................................................... .........................................................................................................................................
  6. 6 b) Động năng và thế năng của vật thay đổi như thế nào? ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ CÂU 2:   Trả lời những câu hỏi trên cho quá trình vật chuyển động trên cung OB. ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ CÂU 3:   Nếu bỏ  qua ma sát thì A và B luôn nằm trên cùng một độ  cao. Hiện tượng   này chứng tỏ điều gì? ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ CÂU 4:  Phát biểu định luật  bảo toàn cơ năng? ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ CÂU 5:  Giải thích lại câu hỏi phần đầu tiết học? ........................................................................................................................................ .......................................................................................................................................... PHIẾU HỌC TẬP 03 Câu 1: Bài tập ví dụ trang 104 – SGK. Câu 2: Tương tự ví dụ 1, tính độ lớn vận tốc tại vị trí C hợp với phương thẳng đứng   1 góc 200? PHIẾU HỌC TẬP 04 Câu 1: Cơ năng là đại lượng A. vô hướng, có thể dương, âm hoặc bằng không.         B. vô hướng, có thể dương hoặc bằng không. C. véc tơ, độ lớn có thể âm, dương hoặc bằng không. D. véc tơ, độ lớn có thể dương hoặc bằng không. Câu 2: Trong quá trình rơi tự do của một vật thì A. động năng tăng, thế năng giảm.                                   B. động năng tăng, thế năng  tăng. 
  7. 7 C. động năng giảm, thế năng giảm.                                  D. động năng giảm, thế năng  tăng.  Câu 3: Một vật được ném thẳng đứng từ dưới lên, trong quá trình chuyển động của  vật thì  A. động năng giảm, thế năng giảm.                                B. động năng giảm, thế năng  tăng.  C. động năng tăng, thế năng giảm.                                   D. động năng tăng, thế năng  tăng.  Câu 4: Một vật có khối lượng m được ném thẳng đứng lên cao từ mặt đất với vận tốc   7m/s. Bở qua sức cản của không khí. Lấy g=10m/s2. Vật đạt được độ cao cực đại so với  mặt đất là    A. 2,54m. B. 4,5m. C. 4,25m D. 2,45m. Câu 5: Người ta thả rơi tự do một vật 400g từ điểm B cách mặt đất 20 m. Bỏ qua mọi  ma sát, lấy g= 10 m/s2. Cơ năng của vật  là      A. 20J  B. 60J C. 40J D. 80J
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2