Giáo án môn Vật lí lớp 10 sách Kết nối tri thức: Bài 28
lượt xem 3
download
Giáo án môn Vật lí lớp 10 sách Kết nối tri thức: Bài 28 được biên soạn với mục tiêu nhằm giúp học sinh phát biểu được định nghĩa của động lượng và nêu được ý nghĩa vật lý của các đại lượng đó; phát biểu và viết được công thức liên hệ giữa lực tác dụng lên vật và tốc độ biến thiên của động lượng;... Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo án môn Vật lí lớp 10 sách Kết nối tri thức: Bài 28
- THPT NÔNG SƠN KHUNG KẾ HOẠCH BÀI DẠY NHÓM VẬT LÍ CN BÀI 28: ĐỘNG LƯỢNG (2 tiết) I. MỤC TIÊU 1. Năng lực: 1.1. Năng lực Vật lí: Phát biểu được định nghĩa của động lượng và nêu được ý nghĩa vật lý của các đại lượng đó. Phát biểu và viết được công thức liên hệ giữa lực tác dụng lên vật và tốc độ biến thiên của động lượng. 1.2. Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học: + Tự giác tìm tòi, khám phá để lĩnh hội được kiến thức và biết liên hệ các ví dụ có trong thực tế. + Biết nâng cao khả năng tự đọc hiểu SGK + Có tinh thần xây dựng bài: có tinh thần xây dựng bài, hợp tác làm việc nhóm. Giao tiếp và hợp tác: tương tác giữa giáo viên và học sinh, giữa học sinh và học sinh trong thảo luận nhóm. Giải quyết vấn đề và sáng tạo: đưa ra được nhiều phương án để giải quyết vấn đề. 2. Phẩm chất: Chăm chỉ: Tích cực tìm tòi, sáng tạo trong thảo luận nhóm, Chăm chỉ, kiên trì thực hiện nhiệm vụ Trung thực: mạnh dạn nói lên ý kiến góp ý xây dựng bài, bảo vệ cái đúng, nói lên chính kiến của mình thông qua hoạt động nhóm. Trách nhiệm: hoàn thành tốt công việc và nhiệm vụ được giao. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Đối với giáo viên: Máy chiếu, máy tính. Các hình ảnh sử dụng trong bài học. Dự kiến sản phẩm. Tiêu chí đánh giá hoặc đáp án, hướng dẫn chấm,.... 2. Đối với học sinh: SGK, vở ghi, giấy nháp, bút, thước kẻ. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (mở đầu)(5 phút) a. Mục tiêu: Thông qua tìm hiểu những ví dụ thực tế để học sinh bước đầu nhận thấy có mối liên quan giữa khối lượng và vận tốc. b. Nội dung: GV dựa vào mối liên hệ giữa khối lượng và vận tốc ảnh hưởng đến sự truyền chuyển động trong tương tác. [Type text]Page 1
- c. Sản phẩm học tập: Ảnh hưởng của khối lượng và vận tốc của vật đến sự truyền chuyển động trong tương tác. d. Tổ chức thực hiện: * Chuyển giao nhiệm vụ học tập: Tạo nhóm đôi (2 HS ngồi cạnh nhau), yêu cầu các nhóm thảo luận và trả lời câu hỏi sau đây vào giấy nháp. CH1: Hình a: Xe tải và xe ô tô con đang chạy cạnh nhau với cùng vận tốc. Khi đèn tín hiệu màu đỏ bật sáng, xe nào muốn dừng lại thì phải có một lực hãm lớn hơn. Tại sao? CH2: Hình b: Cầu thủ đá bóng sút phạt 11m. Thủ môn khó bắt bóng hơn khi bóng bay tới có tốc độ lớn hay nhỏ. Tại sao? *Thực hiện nhiệm vụ học tập: HS vận dụng những hiểu biết sẵn có để đưa ra ý kiến cá nhân và thảo luận để trả lời CH1, CH2 GV quan sát, theo dõi các nhóm hoạt động. * Báo cáo kết quả, thảo luận: Mời đại diện 1 nhóm trả lời CH1. Các nhóm khác thảo luận và bổ sung. Mời đại diện 1 nhóm trả lời CH2. Các nhóm khác thảo luận và bổ sung. *Kết luận, nhận định: CH1: Quan sát hiện tượng trong hình vẽ b (cầu thủ sút bóng) ta thấy được tác dụng truyền chuyển động giữa các vật phụ thuộc vào 1 đại lượng là vận tốc. CH2: Quan sát tiếp hiện tượng ở hình vẽ a (xe tải và ô tô con) ta thấy rằng đại lượng đặc trưng cho chuyển động của một vật thì ngoài vận tốc còn phải xét đến khối lượng của vật Từ nội dung báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ của HS, GV đặt vấn đề vào bài : “ĐỘNG LƯỢNG” B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1. Tìm hiểu động lượng. (15 phút) a. Mục tiêu: Nhận biết và hiểu được ý nghĩa của động lượng. Dựa trên kết quả quan sát và thảo luận ở thí nghiệm để hình thành khái niệm động lượng. b. Nội dung: Nêu được khái niệm, công thức, đơn vị và ý nghĩa các đại lượng trong công thức động lượng. [Type text]Page 2
- c. Sản phẩm học tập: Hoàn thành nội dung PHT số 01 d. Tổ chức hoạt động: * Chuyển giao nhiệm vụ: Tạo nhóm đôi (2 HS gần nhau), yêu cầu các nhóm thảo luận hoàn thành PHT số 01 PHT SỐ 01 1. Thực hiện thí nghiệm 1 và 2 trong hình 28.1 SGK. Cho biết trong TN1 vận tốc của hai viên bi A và B khi đến chân dốc có giống nhau không? Viên bi nào đẩy viên bi C lăn xa hơn? Tại sao? Chọn 3 viên bi A,B,C (viên bi B có khối lượng lớn hơn bi A và C) ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ 2. Trong TN2 (Thả viên bi A lăn xuống máng trượt nhưng tăng độ dốc của máng trượt) ứng với độ dốc nào thì viên bi A có vận tốc lớn hơn khi va chạm với viên bi C? Ở trường hợp nào viên bi C lăn xa hơn? Tại sao? ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................ 3. Đại lượng đặc trưng cho khả năng truyền chuyển động của một vật khi tương tác với vật khác gọi là gì? Nêu định nghĩa, công thức tính động lượng, giải thích các đại lượng trong công thức và cho biết đơn vị tính động lượng trong hệ SI. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................ 4. Cho biết động lượng là đại lượng vô hướng hay đại lượng véctơ? ............................................................................................................................................ 5. Nêu một số ví dụ minh họa cho ý nghĩa vật lí của động lượng? Động lượng của xe ô tô con hay ô tô tải trong hình ở đầu bài có động lượng lớn hơn? [Type text]Page 3
- ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................. * Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận, thực hiện các yêu cầu trong PHT số 01 GV quan sát, theo dõi và hỗ trợ HS kịp thời. * Báo cáo, thảo luận: GV chọn ít nhất 02 nhóm báo cáo kết quả. Các nhóm khác nhận xét, góp ý; thảo luận. GV xử lí các tình huống SP phát sinh trong quá trình thảo luận. * Kết luận, nhận định: Trên cơ sở nội dung báo cáo kết quả THNV và thảo luận của HS, GV nhận xét, chuẩn hóa kiến thức và yêu cầu HS ghi các nội dung cơ bản vào vở. BÀI 28: ĐỘNG LƯỢNG I. ĐỘNG LƯỢNG: 1. Định nghĩa: Đại lượng đặc trưng cho khả năng truyền chuyển động của một vật khi tương tác với vật khác Động lượng của một vật khối lượng m đang chuyển động với vận tốc là đại lượng được xác định bởi công thức: = m. 2. Đơn vị: kgm/s Hoạt động 2. Hình thành khái niệm xung lượng của lực và cách viết dạng thứ hai của định luật 2 Newton (TT hoạt động 1) (25 phút) a. Mục tiêu: Thông qua những kiến thức đã có để xét mối liên hệ giữa độ biến thiên động lượng với lực tác dụng lên một vật có khối lượng m trong khoảng thời gian b. Nội dung: Nêu được khái niệm xung lượng của lực, mối liên hệ giữa xung lượng của lực với độ biến thiên động lượng của vật và dạng tổng quát của định luật 2 Newton. c. Sản phẩm học tập: Hoàn thành nội dung PHT số 02 d. Tổ chức hoạt động: * Chuyển giao nhiệm vụ: Tạo nhóm (6 HS ), yêu cầu các nhóm thảo luận hoàn thành PHT số 02 PHT SỐ 02 [Type text]Page 4
- 1.Trong các ví dụ sau, các vật đã chịu tác dụng của các lực nào trong thời gian rất ngắn? Cầu thủ thực hiện một cú đá vô lê đã đưa được bóng vào lưới đối phương. Trong môn bia, quả bia đang chuyển động thì va chạm vào thành bàn làm nó bị đổi hướng. Trong môn chơi gôn, một quả bóng gôn đang nằm yên. Sau một cú đánh, quả bóng bay đi rất nhanh. ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ 2. Hãy chỉ ra sự biến đổi trạng thái chuyển động của vật trong các ví dụ trên như thế nào? Tại sao lực tác dụng lên vật trong khoảng thời gian ngắn lại có thể gây ra biến đổi đáng kể trạng thái chuyển động của vật đó? ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................ 3. Nêu khái niệm và đơn vị xung lượng của lực? ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................ 4. Từ định luật II Newton , hãy chứng minh và nêu mối liên hệ giữa xung lượng của lực và độ biến thiên động lượng? ............................................................................................................................................ 5. Từ mối liên hệ giữa xung lượng của lực và độ biến thiên động lượng viết biểu thức tổng quát của định luật II Newton? ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................. * Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận, thực hiện các yêu cầu trong PHT số 02 GV quan sát, theo dõi và hỗ trợ HS kịp thời. * Báo cáo, thảo luận: GV chọn ít nhất 02 nhóm báo cáo kết quả. Các nhóm khác nhận xét, góp ý; thảo luận. GV xử lí các tình huống SP phát sinh trong quá trình thảo luận. * Kết luận, nhận định: Trên cơ sở nội dung báo cáo kết quả THNV và thảo luận của HS, GV nhận xét, chuẩn hóa kiến thức và yêu cầu HS ghi các nội dung cơ bản vào vở. *Gợi ý đánh giá TX: Thông báo cho HS về việc đánh giá quá trình thực hiện nhiệm vụ (PHT2): Hình thức, điểm số, .... Có thể cho HS tự đánh giá, đánh giá chéo hoặc GV đánh giá. [Type text]Page 5
- II. XUNG LƯỢNG CỦA LỰC: 1. Xung lượng: Khi một lực tác dụng lên một vật trong khoảng thời gian t thì tích t được định nghĩa là xung lượng của lực trong khoảng thời gian t ấy. Đơn vị của xung lượng của lực là N.s 2. Liên hệ giữa xung lượng của lực và độ biên thiên động lượng: * Mối liên hệ giữa động lượng và xung lượng của lực: Ta có : = t Hay: = t Độ biến thiên động lượng của một vật trong khoảng thời gian nào đó bằng xung lượng của tổng các lực tác dụng lên vật trong khoảng thời gian đó. Ý nghĩa: Lực tác dụng đủ mạnh trong một khoảng thời gian thì có thể gây ra biến thiên động lượng của vật. 3. Dạng tổng quát của định luật 2 Newton: C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (40 phút) a. Mục tiêu: Thông qua hệ thống câu hỏi trắc nghiệm và tự luận giúp HS củng cố lại kiến thức. b. Nội dung: Thực hiện phiếu HT số 3 (Các câu hỏi TNKQ và tự luận – bám sát mục tiêu) c. Sản phẩm học tập:Kết quả thực hiện PHT số 3 d. Tổ chức thực hiện: * Chuyển giao nhiệm vụ học tập: Cá nhân hoàn thành PHT số 3 PHT SỐ 03 Câu hỏi 1 trang 111 Vật Lí 10: a) Nêu định nghĩa và đơn vị của động lượng. b) Vẽ vectơ động lượng của một quả bóng tennis vừa bật khỏi mặt vợt (Hình 28.2). [Type text]Page 6
- Câu hỏi 2 trang 111 Vật Lí 10: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về động lượng? A. Động lượng của một vật đặc trưng cho trạng thái chuyển động của vật đó. B. Động lượng là đại lượng vectơ. C. Động lượng có đơn vị là kg.m/s. D. Động lượng của một vật chỉ phụ thuộc vào vận tốc của vật đó. Câu hỏi 3 trang 111 Vật Lí 10: Tính độ lớn động lượng trong các trường hợp sau: a) Một xe buýt khối lượng 3 tấn đang chuyển động với tốc độ 72 km/h. b) Một hòn đá khối lượng 500 g chuyển động với tốc độ 10 m/s. c) Một electron chuyển động với tốc độ 2.107 m/s. Biết khối lượng electron bằng 9,1.10 31 kg. Câu hỏi 4 trang 111 Vật Lí 10: Một xe tải có khối lượng 1,5 tấn chuyển động với vận tốc 36 km/h và một ô tô có khối lượng 750 kg chuyển động ngược chiều với vận tốc 54 km/h. So sánh động lượng của hai xe. Câu hỏi 5 trang 111 Vật Lí 10: Tại sao đơn vị của động lượng còn có thể viết là N.s? Câu hỏi 1 trang 112 Vật Lí 10: a) Xung lượng của lực gây ra tác dụng gì? b) Một quả bóng khối lượng m đang bay ngang với tốc độ v thì đập vào một bức tường và bật trở lại với cùng tốc độ. Xung lượng của lực gây ra bởi tường lên quả bóng là A. mv. B. –mv. C. 2mv. D. –2mv. Câu hỏi 2 trang 112 Vật Lí 10: Thủ môn khi bắt bóng không muốn đau tay và khỏi ngã thì phải co tay lại và lùi người một chút theo hướng đi của quả bóng. Thủ môn làm thế để A. làm giảm động lượng của quả bóng. B. làm giảm độ biến thiên động lượng của quả bóng. C. làm tăng xung lượng của lực quả bóng tác dụng lên tay. D. làm giảm cường độ của lực quả bóng tác dụng lên tay. Câu hỏi 3 trang 112 Vật Lí 10: Một quả bóng gôn có khối lượng 46 g đang nằm yên, sau một cú đánh quả bóng bay lên với tốc độ 70 m/s. Tính xung lượng của lực và độ lớn trung bình của lực tác dụng vào quả bóng. Biết thời gian tác dụng là 0,5.103s. Câu hỏi 4 trang 112 Vật Lí 10: Hai vật có khối lượng lần lượt là m1 = 1 kg và m2 = 2 kg, chuyển động với vận tốc có độ lớn lần lượt là v1 = 3 m/s và v2 = 2 m/s. [Type text]Page 7
- a) Tính động lượng của mỗi vật. b) Vật nào khó dừng lại hơn? Vì sao? * Thực hiện nhiệm vụ học tập: Cá nhân HS hoàn thành PHT số 3. GV quan sát, theo dõi, hỗ trợ. * Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận: GV gọi ít nhất 2 HS báo cáo KQ Các HS khác nhận xét, góp ý, bổ sung. GV quan sát, theo dõi, xử lí tình huống SP phát sinh. * Kết luận, nhận định: Từ kết quả BC, thảo luận, GV nhận xét, chuẩn hóa KT và yêu cầu HS ghi các nội dung cần thiết vào PHT3 hoặc vào vở *Gợi ý đánh giá TX: Thông báo cho HS về việc đánh giá quá trình thực hiện nhiệm vụ (PHT3): Hình thức, điểm số, .... Có thể cho HS tự đánh giá, đánh giá chéo hoặc GV đánh giá. D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (5 phút) a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học về động lượng và mối liên hệ giữa độ biến thiên động lượng với xung lượng của lực vào những tình huống thực tế. b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ về nhà cho HS c. Sản phẩm học tập: HS nắm vững và vận dụng kiến thức về động lượng và mối liên hệ giữa độ biến thiên động lượng với xung lượng của lực vào những tình huống thực tế. d. Tổ chức thực hiện: * Chuyển giao nhiệm vụ: Ứng dụng kiến thức đã học giải quyết tình huống thực tiễn: Trong thi đấu quần vợt, vì sao tuyển thủ dùng lực lớn để tác động vào quả bóng thì vận tốc của quả bóng sẽ tăng nhanh khiến đối phương khó đỡ hơn so với khi tác động 1 lực nhẹ hơn? Vì sao Xe ô tô đi với tốc độ càng cao, khi va chạm thì hậu quả càng nghiêm trọng? * Thực hiện nhiệm vụ: * Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ: Báo cáo qua zalo, …., hoặc đầu tiết học đến. * Kết luận, nhận định: IV. PHỤ LỤC: 1.Đáp án các câu hỏi PHT số 3 SGK: Câu hỏi 1 trang 111 Vật Lí 10: [Type text]Page 8
- a) Đại lượng đặc trưng cho khả năng truyền chuyển động của một vật khi tương tác với vật khác được gọi là động lượng của vật. Đơn vị của động lượng là kg.m/s. b) Động lượng là một đại lượng vectơ có cùng hướng với vận tốc của vật. Do đó, vectơ động lượng của một quả bóng tennis vừa bật khỏi mặt vợt được biểu diễn như sau: Câu hỏi 2 trang 111 Vật Lí 10: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về động lượng? A. Động lượng của một vật đặc trưng cho trạng thái chuyển động của vật đó. B. Động lượng là đại lượng vectơ. C. Động lượng có đơn vị là kg.m/s. D. Động lượng của một vật chỉ phụ thuộc vào vận tốc của vật đó. Lời giải: A, B, C đúng D – sai vì: Động lượng được xác định bởi công thức ⇒ động lượng phụ thuộc vào cả vận tốc và khối lượng của vật đó. Đáp án đúng là: D Câu hỏi 3 trang 111 Vật Lí 10: Tính độ lớn động lượng trong các trường hợp sau: a) Một xe buýt khối lượng 3 tấn đang chuyển động với tốc độ 72 km/h. b) Một hòn đá khối lượng 500 g chuyển động với tốc độ 10 m/s. c) Một electron chuyển động với tốc độ 2.107 m/s. Biết khối lượng electron bằng 9,1.1031 kg. Lời giải: a) Đổi 3 tấn = 3000 kg; 72 km/h = 20 m/s Độ lớn động lượng của xe bus là: p1 = m1.v1 = 3000.20 = 60000 kg.m/s b) Đổi 500 g = 0,5 kg [Type text]Page 9
- Độ lớn động lượng của hòn đá là: p2 = m2.v2 = 0,5.10 = 5 kg.m/s c) Độ lớn động lượng của electron là: p3 = m3.v3 = 9,1.1031.2.107 = 1,82.1023 kg.m/s Câu hỏi 4 trang 111 Vật Lí 10: Một xe tải có khối lượng 1,5 tấn chuyển động với vận tốc 36 km/h và một ô tô có khối lượng 750 kg chuyển động ngược chiều với vận tốc 54 km/h. So sánh động lượng của hai xe. Lời giải: Đổi 1,5 tấn = 1500 kg; 36 km/h = 10 m/s; 54 km/h = 15 m/s Độ lớn động lượng của xe tải là: p1 = m1.v1 = 1500.10 = 15000 kg.m/s Độ lớn động lượng của xe ô tô là: p2 = m2.v2 = 750.15 = 11250 kg.m/s Vì 15000 > 11250 nên xe tải có độ lớn động lượng lớn hơn xe ô tô. Động lượng của hai xe cùng phương, ngược chiều. Câu hỏi 5 trang 111 Vật Lí 10: Tại sao đơn vị của động lượng còn có thể viết là N.s? Lời giải: Ta có: p = m.v = v Trong đó: + P: đơn vị là N. + g: đơn vị là m/s2. + v: đơn vị là m/s. => Đơn vị của động lượng còn có thể viết là: Câu hỏi 1 trang 112 Vật Lí 10: a) Xung lượng của lực gây ra tác dụng gì? b) Một quả bóng khối lượng m đang bay ngang với tốc độ v thì đập vào một bức tường và bật trở lại với cùng tốc độ. Xung lượng của lực gây ra bởi tường lên quả bóng là A. mv. B. –mv. C. 2mv. D. –2mv. Lời giải: a) Xung lượng của lực gây ra tác dụng làm biến thiên động lượng của vật b) [Type text]Page 10
- Xung lượng của lực gây ra bởi tường lên quả bóng là: Chiếu biểu thức vectơ xuống trục tọa độ đã chọn: => F.∆t = mv mv = 2mv Câu hỏi 2 trang 112 Vật Lí 10: Thủ môn khi bắt bóng không muốn đau tay và khỏi ngã thì phải co tay lại và lùi người một chút theo hướng đi của quả bóng. Thủ môn làm thế để A. làm giảm động lượng của quả bóng. B. làm giảm độ biến thiên động lượng của quả bóng. C. làm tăng xung lượng của lực quả bóng tác dụng lên tay. D. làm giảm cường độ của lực quả bóng tác dụng lên tay. Ta có: Suy ra: càng lớn thì F càng nhỏ. Người thủ môn co tay lại và lùi người một chút nhằm tăng thời gian để quả bóng dừng lại dẫn đến làm giảm cường độ của lực quả bóng tác dụng lên tay. Đáp án đúng là: D Câu hỏi 3 trang 112 Vật Lí 10: Một quả bóng gôn có khối lượng 46 g đang nằm yên, sau một cú đánh quả bóng bay lên với tốc độ 70 m/s. Tính xung lượng của lực và độ lớn trung bình của lực tác dụng vào quả bóng. Biết thời gian tác dụng là 0,5.103s. Lời giải: Đổi 46 g = 0,046 kg Xung lượng của lực tác dụng lên quả bóng là: F.∆t = ∆p = m.v2 m.v1 = 0,046.70 0 = 3,22N.s Độ lớn trung bình của lực tác dụng vào quả bóng là: F.∆t = ∆p => F = Δp/Δt =3,22/0,5.10 3 = 6440N Câu hỏi 4 trang 112 Vật Lí 10: Hai vật có khối lượng lần lượt là m1 = 1 kg và m2 = 2 kg, chuyển động với vận tốc có độ lớn lần lượt là v1 = 3 m/s và v2 = 2 m/s. a) Tính động lượng của mỗi vật. b) Vật nào khó dừng lại hơn? Vì sao? Lời giải: a) Tính động lượng của mỗi vật. Động lượng của vật 1 là: [Type text]Page 11
- p1 = m1.v1 = 1.3 = 3 kg.m/s Động lượng của vật 2 là: p2 = m2.v2 = 2.2 = 4 kg.m/s c)Vật 2 khó dừng lại hơn vì vật 2 có động lượng lớn hơn. 2. Phiếu đánh giá hoạt động nhóm trong quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập: A. TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG NHÓM (GV và HS cùng tham gia xây dựng tiêu chí) Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Mức 5 (9,10 (8 điểm) (7 điểm) (6 điểm) (5 điểm) điểm) Tự hoàn Tự hoàn Tự hoàn Hoàn thành Hoàn thành thành NV, thành NV, thành NV, NV nhờ sự NV nhờ sự đóng góp có đóng góp không có trợ giúp hướng dẫn tích cực cho cho nhóm, đóng góp gì của các bạn chi tiết của nhóm, giúp có giúp đỡ cho nhóm hoặc giáo các bạn hoặc đỡ nhiệt cho các bạn viên giáo viên tình cho các yếu hơn bạn yếu hơn B. ĐÁNH GIÁ: Nhóm: ……; Lớp: …….; Môn: ………….; Tiết học: …………….; Ngày …. tháng …. năm …… ST Họ Cá Nh GV đánh giá T và nh óm tê ân đá n tự nh đá giá nh giá M1 M M M M M M M M M M M M M M 2 3 4 5 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 [Type text]Page 12
- [Type text]Page 13
- Thư kí Nhóm trưởng GV bộ môn [Type text]Page 14
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo án môn Vật lí lớp 10 sách Kết nối tri thức: Bài ôn tập học kì 1
11 p | 205 | 26
-
Giáo án môn Vật lí lớp 10 sách Kết nối tri thức: Bài 19
12 p | 68 | 13
-
Giáo án môn Vật lí lớp 8 (Học kì 2)
144 p | 20 | 5
-
Giáo án môn Vật lí lớp 10 sách Kết nối tri thức: Bài 10
35 p | 39 | 5
-
Giáo án môn Vật lí lớp 7 (Học kì 2)
129 p | 12 | 4
-
Giáo án môn Vật lí lớp 10 sách Kết nối tri thức: Bài 33
13 p | 29 | 4
-
Giáo án môn Vật lí lớp 10 sách Kết nối tri thức: Bài 26
7 p | 40 | 4
-
Giáo án môn Vật lí lớp 10 sách Kết nối tri thức: Bài 24
8 p | 44 | 4
-
Giáo án môn Vật lí lớp 10 sách Kết nối tri thức: Bài 21
33 p | 31 | 4
-
Giáo án môn Vật lí lớp 6 (Trọn bộ cả năm)
261 p | 18 | 4
-
Giáo án môn Vật lí lớp 10 sách Kết nối tri thức: Bài 14
6 p | 38 | 4
-
Giáo án môn Vật lí lớp 10 sách Kết nối tri thức: Bài 4
9 p | 36 | 4
-
Giáo án môn Vật lí lớp 10 sách Kết nối tri thức: Bài 17
10 p | 24 | 3
-
Giáo án môn Vật lí lớp 10 sách Kết nối tri thức: Bài 15
18 p | 21 | 3
-
Giáo án môn Vật lí lớp 10 sách Kết nối tri thức: Bài 6
13 p | 38 | 3
-
Giáo án môn Vật lí lớp 10 sách Kết nối tri thức: Bài 2
19 p | 44 | 3
-
Giáo án môn Vật lí lớp 10 sách Kết nối tri thức: Bài 1
17 p | 50 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn