intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo án môn Vật lí lớp 10 sách Kết nối tri thức: Bài 21

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:33

32
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo án môn Vật lí lớp 10 sách Kết nối tri thức: Bài 21 được biên soạn với mục tiêu nhằm giúp học sinh nhận ra tác dụng làm quay của lực phụ thuộc những yếu tố nào, moment lực, quy tắc momen lực, ngẫu lực, điều kiện cân bằng của vật rắn; nhận ra điểm sai và chỉnh sửa được nhận thức hoặc lời giải thích về chủ đề đang quan tâm;... Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo án môn Vật lí lớp 10 sách Kết nối tri thức: Bài 21

  1.  KẾ HOẠCH BÀI DẠY (Tập huấn ngày 12,13,14 tháng 08 năm 2022­2023) Trường: THPT Trần Văn Dư Họ và tên giáo viên: Tổ: Vật lý ………………………. TÊN BÀI DẠY: MOMENT LỰC –CÂN BẰNG CỦA VẬT RẮN Môn học Vật lý  lớp 10 Thời gian thực hiện: 2 tiết I. MỤC TIÊU: 1. Năng lực: 1.1. Năng lực vật lí:  ­ Năng lực nhận thức vật lí:   + Dựa trên phương pháp dạy học  PPDH: trực quan (video), giải quyết vấn đề, hợp tác và kĩ  thuật dạy học (khăn trải bàn, sơ  đồ  tư  duy) giúp hs chủ  động nhận ra tác dụng làm quay của lực   phụ thuộc những yếu tố nào, moment lực, quy tắc moment lực, ngẫu lực, điều kiện cân bằng của   vật rắn.     + Nhận ra điểm sai và chỉnh sửa được nhận thức hoặc lời giải thích về chủ đề đang quan   tâm. ­ Năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí: + Phát hiện được tác dụng làm quay của vật rắn là do moment lực; hiểu đượ c điều kiện   cân bằng của vật rắn.         +  Thực hiện thu thập, lưu giữ được dữ liệu, đánh giá được kết quả khi tìm hiểu về chủ  đề. ­ Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học:  + Sử dụng toán học để để giải các bài toán đơn giản về moment lực và các đại lượng   có liên quan đến bài học. + Giải thích được một số tình huống thực tế chứng tỏ ngẫu lực chỉ làm cho vật quay   chứ không tịnh tiến 1.2. Năng lực chung: ­ Năng lực tự chủ và tự học và tập trung cao: Tự tham khảo tài liệu và tìm hiểu các chủ  đề có liên quan đến moment làm quay vật rắn và điều kiện cân bằng vật rắn như: sách giáo  khoa, sách giáo viên, sách bài tập, tài liệu trên mạng..
  2. ­ Năng lực giải quyết vấn đề  và sáng tạo: Có năng lực liên hệ  lí thuyết của bài học với  thực tế vào đời sống và sản xuất: xây dựng; cầu cống… ­ Năng lực giao tiếp và hợp tác:  Sử  dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học có hoạt  động nhóm phát huy được tinh thần làm việc chung, trình bày và trao đổi thông tin nhằm tăng  khả năng giao tiếp trong học sinh ( thông qua kĩ thuật dạy học khăn trải bàn; bể cá; XYZ…) 2. Phẩm chất:  ­ Chăm chỉ: Có thái độ hứng thú trong học tập môn Vậy lý. Hăng say, học hỏi và nhiệt  tình tham gia ý kiến, hoạt động trong giờ  học.   Có sự  yêu thích tìm hiểu và liên hệ  các hiện  tượng thực tế liên quan. ­ Trung thực:  Có thái độ  khách quan trung thực, nghiêm túc học tập.   Mạnh dạn nói lên ý  kiến của mình, biết bảo vệ cái đúng, cái tốt.       ­ Trách nhiệm: Phát biểu xây dựng bài, hoàn thành tốt nhiệm vụ của nhóm được phân   công.  Có tác phong làm việc của nhà khoa học. II. THIẾT BỊ VÀ HỌC LIỆU: ­ Máy tính, máy chiếu, ti vi. ­ Các phiếu học tập, SGK, video (hình ảnh động), tài liệu tham khảo, bộ dụng cụ thí nghiệm  biểu diễn về qui tắc moment lực (hình 21.3 sgk)                                           III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: Tiết 1: Moment lực­ Qui tắc momen lực­ Ngẫu lực A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU ( 15 phút) 1. Mục tiêu: Tạo tình huống tìm hiểu tác dụng làm quay của lực  và đặt được các câu hỏi để  tìm hiểu về vấn đề này. 2. Nội dung: Yêu cầu học sinh cho ví dụ về tác dụng làm quay của lực đối với vật rắn   từ đó giáo viên định hướng hs xây dựng khái niệm momen lực, công thức và đơn vị 3. Sản phẩm:  Dự kiến sản phẩm ­ Việc đóng mở cánh cửa ­ Búa nhổ đinh ­ Đĩa quay trong trò chơi bắn phi tiêu ­ Vô lăng ô tô ­ Cờ lê mở ốc vít ­ Dùng cây bẩy hòn đá 
  3. ­ Một người cầm càng xe cút kít nâng lên ­ Một người cầm hòn gạch trên tay ­ ……………………….               PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1­ HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG Tình huống 1: (Xem sgk) Trả lời :……………………………… Tình huống 2: Cánh cửa ra vào quay quanh một trục cố định, dùng tay đẩy cửa theo  những chiều khác nhau, cửa chịu tác động như thế nào? Trả lời:……………….. Nhận xét chung:………………………………..
  4.    4. Tổ chức thực hiện: * Chuyển giao nhiệm vụ: ­ Chuyển giao nhiệm vụ cho các nhóm (hoặc yêu cầu các nhóm ghi lại yêu cầu của nhiệm vụ  học tập) và yêu cầu các nhóm làm việc. ­ Yêu cầu học sinh thảo luận để đi đến thống nhất về các câu hỏi nghiên cứu của bài học. * Thực hiện nhiệm vụ: Tiến hành xây dựng khái niệm momen và qui tắc momen * Báo cáo, thảo luận: Nhận định hoặc dự kiến về kiến thức sẽ  thu được từ các tình huống  và ví dụ thực tiễn đã đặt ra ở phần trên. * Nhận xét, đánh giá, kết luận, nhận định: Tùy điều kiện thực tiễn của học sinh đưa ra  mà giáo viên có thể trợ giúp hoặc định hướng học sinh về nội dung sắp nghiên cứu. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC  (30phút – lồng ghép trò chơi “LẬT HÌNH”) B.1: Hoạt động 1: Moment lực và qui tắc moment lực 1. Mục tiêu:  ­ Thông qua hình ảnh động hoặc hình ảnh trong sgk về việc dùng búa nhổ đinh để hiểu   về  tác dụng làm quay của lực  (https://youtu.be/zZe9FFewseE)  đồng thời hs cũng hiểu  cách xác định đại lượng cánh tay đòn.   ­ Thông qua tình huống học sinh nêu ra ở phần khởi động kết hợp thí nghiệm hình 21.3/84 sgk   (đĩa tròn có trục quay đi qua tâm) về lực có tác dụng làm quay một vật có trục quay cố định, hs   nêu khái niệm, công thức và đơn vị của momen lực. ­ Thông qua đoạn video (https://youtu.be/xAajgnnvuOM) hoặc hình ảnh về cầm vô lăng lái ô tô,  từ đó biết được khi nào một vật có trục quay cố định cân bằng (qui tắc momen lực)                                                                   
  5.                          2. Nội dung: Chuẩn bị PHT theo 2 nội dung dưới đây  + Yêu cầu hs nêu được lực có tác dụng làm quay một vật có trục quay cố  định khi giá của nó  không đi qua trục quay ( Các lực có giá song song với trục quay hoặc cắt trục quay  + Yêu cầu hs phân tích hình 21.4/ 84 sgk (hình  ảnh về  bập bênh cân bằng) từ  đó phát biểu qui  tắc momen lực PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2­ MOMENT LỰC Câu 1: (Tác dụng làm quay của lực)  Trả lời:………… * Tìm hiểu về cánh tay đòn:  ……………..   ? Khoảng cách từ trục quay tới giá của lực và khoảng cách từ  điểm đặt của lực tới trục  quay có phải là một không? Trả lời:……… Kết luận:…………. Câu 2: (moment lực) ­ Phát biểu: ….. ­ Công thức: ……….. ­ Đơn vị: …………..
  6. Gợi ý:
  7. KHĂN TRẢI BÀN GIẤY BÁO CÁO (A0 hoặc A1) (Hình ẩn trên mặt tờ giấy là nhà Vật lí Ác­ si mét) Các bước tiến hành: ( Chia lớp thành 4 nhóm­ Bầu nhóm trưởng) + Bước 1: Chủ đề cần thảo luận: Moment lực Phát 4 tờ  giấy A0 (dưới mặt tờ A0 có hình  ảnh nhà Vật lí) cho 4 nhóm , phát hết PHT  cho cả lớp và yêu cầu nhóm trưởng phân công nhiệm vụ. + Bước 2: Mỗi thành viên trong nhóm ngồi vào đúng vị trí của mình. Làm việc độc lập  trong một thời gian nhất định. Sau đó điền vào khu vực được  ấn định cho từng thành viên   trong nhóm  + Bước 3: Mỗi cá nhân dựa vào kết quả  làm việc của mình trình bày trước nhóm. Cả  nhóm thảo luận và thống nhất nội dung trọng tâm của nhiệm vụ được giao. + Bước 4: Trình bày những ý kiến chung của cả nhóm vào ô giữa của tấm giấy báo cáo   (khăn trải bàn) + Bước 5: Các nhóm trình bày kết quả. Các nhóm đánh giá lẫn nhau và GV nhận xét,  đánh giá. Thang đo và đáp án Mảnh ghép  Điểm tối đa Đáp án
  8. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3­QUI TẮC MOMENT LỰC Câu 1: (Thí nghiệm)    Trả lời: ………… * Qui tắc moment lực:  ­ Phát biểu: ….. ­ Biểu thức: ….   Trả lời: …. ?  Câu hỏi đặt ra thứ 1:
  9. Giải thích vì sao cánh cửa không quay? Viết biểu thức? Trả lời: …… Câu hỏi đặt ra thứ 2:  Trả lời: …
  10. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4­NGẪU LỰC Câu 1: (Ngẫu lực là gì)  ­ Khái niệm: …..  ­ Ví dụ: ….. Hình 21.5 (a và b)  Câu 2: (moment của ngẫu lực) Moment của ngẫu lực được xác định như thế nào? Viết biểu thức và nêu rõ các  đại lượng có trong biểu thức? Trả lời: ….
  11. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 5­ Điều kiện cân bằng của vật rắn Câu 1: Đặt ra vấn đề  Trả lời: ….. Câu 2: Nêu điều kiện cân bằng của vật rắn? Trả lời: ….. ?   Trả lời: …. 3. Sản phẩm:
  12. Dự kiến sản phẩm
  13. Các nhóm trình bày bằng bảng phụ kết quả thực hiện nhiệm vụ ở PHT2,3,4 (Các nhóm tự do tương tác dưới hình thức chất vấn, phản biện để đưa ra kiến thức đầy đủ  và chính xác nhất) 4. Tổ chức thực hiện: * Chuyển giao nhiệm vụ: Phát PHT2,3,4 và xem video * Thực hiện nhiệm vụ: Sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn về moment lực  ­ HS thực hiện NV trên PHT và trả lời yêu cầu sau khi xem video ­ GV quan sát, theo dõi, hỗ trợ kịp thời trong lúc hs thực hiện nhiệm vụ * Báo cáo, thảo luận: ­ HS báo cáo kết quả THNV, các HS khác theo dõi, góp ý, bổ sung, .. ­ GV theo dõi, xử lí các tình huống phát sinh trong thảo luận * Nhận xét, đánh giá, kết luận, nhận định:  Trên cơ sở HS báo cáo KQ thực hiện NV và thảo luận, GV nhận xét, đánh giá và chuẩn hóa  kiến thức và chuyển sang hoạt động khác.
  14. Nội dung HS ghi chép vào vở học trong HĐ này
  15. Các tình huống: Cờ lê mở ốc vít, búa nhổ đinh… I. Momen lực: Lực có tác dụng làm quay vật có trục quay cố định khi giá của nó không đi qua trục quay Định nghĩa:  Công thức: M = F.d (d: cánh tay đòn của lực (m); M (N.m)) II. Qui tắc momen      Phát biểu qui tắc: sgk     Biểu thức:     hay M1 + M2 + M3 +…Mn = 0 Tiết 2: NGẪU LỰC – CÂN BẰNG TỔNG QUÁT CỦA VẬT RẮN B.2: Hoạt động 2.1: Ngẫu lực ( 10 phút) (Đã phát PHT ở tiết trước về nhà chuẩn bị) Sử dụng PPDH: Phát hiện và giải quyết vấn đề 1. Mục tiêu:  Thông qua các câu hỏi lệnh về  tình huống hình 21.6 a và b/ 84 sgk  để  học sinh suy nghĩ trả  lời , tuy nhiên kiến thức hiện có của học sinh (HS) chỉ giải quyết được một phần vấn đề, không   thể giải quyết trọn vẹn vấn đề đưa ra. Nội dung: GV đặt hai câu hỏi lệnh: Câu lệnh :Các lực tác dụng có đồng thời hay không, có hướng và độ  lớn như thế nào và có tác   dụng gì đối với vật ? 2. Nội dung: Tạo tình huống học tập về  tác dụng của 2 lực song song ngược chiều, khái niệm   ngẫu lực và momen của ngẫu lực. 3. Sản phẩm: ­ Bảng phụ hoặc cá nhân hs trình bày về nội dung thực hiện nhiệm vụ của PHT ­ Dự kiến sản phẩm: Học sinh nêu được + Khái niệm ngẫu lực + Ví dụ trong thực tế
  16. 4. Tổ chức thực hiện: * Chuyển giao nhiệm vụ:  ­ GV  cho các em quan sát 1 số  dụng cụ tạo ngẫu lực như chai có nắp vặn, tuanơvít... Yêu cầu hs lên  thực hành vặn nút chai, tua vit, các bạn khác quan sát chiều, độ lớn của các lực do tay tác dụng vào? ­ Giới thiệu khái niệm ngẫu lực * Thực hiện nhiệm vụ: ­ HS tiếp thu nhiệm vụ chuyển giao của GV sau đó thực hiện ­ GV quan sát, theo dõi, hỗ trợ kịp thời * Báo cáo, thảo luận:  ­ HS xung phong thực hành,báo cáo kết quả THNV, các HS khác theo dõi, góp ý, bổ sung, .. ­ GV theo dõi, xử lí các tình huống phát sinh trong thảo luận * Nhận xét, đánh giá, kết luận, nhận định:  Trên cơ  sở  HS báo cáo KQ thực hiện NV và thảo luận, GV nhận xét, đánh giá và chuẩn hóa kiến   thức. B. Hoạt động 2.2 Tác dụng của ngẫu lực đối với vật rắn, momen của ngẫu lực ( 5 phút) 1. Mục tiêu:  Qua các ví dụ thực tiễn hs trình bày được tác dụng của ngẫu lực đối với vật rắn và ứng dụng của  nó trong kĩ thuật và viết được công thức tính momen ngẫu lực 2. Nội dung:  ­ HS cần nêu ví dụ  trong thực tiễn để  thấy được  tác dụng của ngẫu lực đối với vật rắn và ứng   dụng của nó trong kĩ thuật. ­ Từ đó xây dựng được công thức tính momen ngẫu lực 3. Sản phẩm: ­ Sản phẩm của HS thực hiện nhiệm vụ: + Tác dụng của ngẫu lực đối với vật rắn + Công thức tính momen ngẫu lực ­ Dự kiến sản phẩm : Tác dụng của ngẫu lực đối với 1 vật rắn ­ Trường hợp vật không có trục quay cố  định: nếu vật chỉ  chịu tác dụng của ngẫu lực thì nó sẽ  quay quanh một trục đi qua trọng tâm và vuông góc với mặt phẳng chứa ngẫu lực. ­ Trường hợp vật   có trục quay cố  định: nếu vật chỉ  chịu tác dụng của ngẫu lực thì nó sẽ  quay  quanh trục cố định đó. Momen của ngẫu lực M = Fd (F là độ lớn của mỗi lực, d là khoảng cách giữa hai giá của hai lực trong ngẫu lực). 4. Tổ chức thực hiện: * Chuyển giao nhiệm vụ: 
  17. GV phát cho mỗi nhóm  một phiếu học tập Vật không có trục quay cố  Vật có trục quay cố đinh đinh
  18. Tác dụng của ngẫu lực ................... ...................
  19. Ứng dụng trong thực tế ................... ...................
  20. Momen của ngẫu lực ................... ­Yêu cầu các nhóm đọc SGK và thảo luận, hoàn thành phiếu học tập sau 3 phút hoàn thành ­ Gọi 1 nhóm cử đại diện lên thuyết trình về nội dung đã hoàn thành * Thực hiện nhiệm vụ: HS nhận n/v và hoạt động nhóm * Báo cáo, thảo luận: Các nhóm treo bảng của mình lên và cử đại diện báo cáo * Nhận xét, đánh giá, kết luận, nhận định:  ­ Tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả và thảo luận  ­ GV nhận xét kết quả hoạt động của các nhóm và chuẩn hóa kiến thức  
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2