intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo án Silic, công nghiệp silicat – Bài 30 hóa học lớp 9

Chia sẻ: Nguyễn Long | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:6

289
lượt xem
21
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

HS biết được: - Silic là phi kim hoạt động hóa học yếu ( tác dụng được với oxi, không phản ứng trực tiếp với hidro ). Silic là chất bán dẫn. - Silic đioxit là chất có nhiều trong thiên nhiên ở dưới dạng đất sét, cao lanh, thạch anh… silic đioxit là một oxit axit ( tác dụng với kiềm, muối cacbonat kim loại kiềm ở nhiệt độ cao )

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo án Silic, công nghiệp silicat – Bài 30 hóa học lớp 9

  1. GIÁO ÁN HÓA HỌC 9 SILIC . CÔNG NGHIỆP SILICAT  MỤC TIÊU 1.1 Kiến thức: HS biết được: - Silic là phi kim hoạt động hóa học yếu ( tác dụng được với oxi, không phản ứng trực tiếp với hidro ). Silic là chất bán dẫn. - Silic đioxit là chất có nhiều trong thiên nhiên ở dưới dạng đất sét, cao lanh, thạch anh… silic đioxit là một oxit axit ( tác dụng với kiềm, muối cacbonat kim loại kiềm ở nhiệt độ cao ) - Một số ứng dụng quan trọng của silic, silic đioxit, và muối silicat - Sơ lược về thành phần và các công đoạn chính sản xuất thủy tinh, đồ gốm, xi măng. 1.2 Kỹ năng: - Đọc để thu được thông tin về silic, silic đioxit, và công nghiệp silicat. - Viết được các phương trình hóa học minh họa cho tính chất của Si, SiO2, muối silicat 1.3 Thái độ: Hứng thú với công nghiệp hóa học NỘI DUNG BÀI HỌC Si, SiO2 và sơ lược về đồ gốm, sứ, xi măng, thủy tinh.  CHUẨN BỊ 3.1 GV: các mẩu vật:đồ gốm sứ, thủy tinh, xi măng, sơ đồ lò quay clanhke. 3.2 HS: - Xem bài 30:” Silic và công nghiệp silicat” SGK / 92 và trả lời theo nội dung sau: a) Em biết gì về nguyên tố silic. b) Silic đioxit có tính chất hóa học như thế nào? c) Kể tên các sản phẩm của ngành công nghiệp silicat.  TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 4.1 Ổn định tổ chức & kiểm diện 4.2 Kiểm tra miệng Câu hỏi: Câu 1:Dãy gồm các chất đều bị nhiệt phân hủy là: (9Đ) A. Na2CO3 ; MgCO3 ; K2CO3 B. CaCO3 ; K2CO3 ; NaHCO3 C. K2CO3 ; Ca(HCO3)2 ; CaCO3 D. CaCO3 ; MgCO3 ; NaHCO3 Hãy viết PTHH xảy ra. Câu 2:Dãy gồm các chất đều tác dụng với dd CaCl2 là: A. CaCO3 ; Na2CO3. B. NaHCO3 ; MgCO3 ; C. Na2CO3, K2CO3. D. Na2CO3 ; Ca(HCO3)2 Hãy viết PTHH xảy ra (8đ) Trả lời: Huỳnh Thị Thuỳ Dương Page 130
  2. GIÁO ÁN HÓA HỌC 9 GV: gọi 2 HS làm bài. HS1: Câu 1: chọn D.(9Đ) o t PTHH: CaCO3  CaO + CO2  o t MgCO3  MgO + CO2  o t 2NaHCO3  Na2CO3 + CO2 + H2O  HS2: Câu 2 : Chọn C. (8Đ) PTHH: Na2CO3 + CaCl2  CaCO3  + 2NaC l K2CO3 + CaCl2  CaCO3  + 2KC l GV: gọi 1 HS khác ở lớp nhận xét, đánh giá và sửa sai nếu có – kết luận chấm điểm. 4.3 Tiến trình bài học HOẠT ĐỘNG 1: 10 phút I. Silic (1) Mục tiêu: Kiến thức: trạng thái tự nhiện, tính chất ( Silic là phi kim hoạt động hóa học yếu : tác dụng được với oxi, không phản ứng trực tiếp với hidro . Silic là chất bán dẫn.)và ứng dụng của silic. Kĩ năng: phân biệt được tính chất của Si với các PK đã học (2) Phương pháp, phương tiện dạy học: Phương pháp: vấn đáp – tìm tòi Phương tiện dạy học: không (3) Các bước của hoạt động HOẠT ĐỘNG CỦA GV -HS NỘI DUNG BÀI HỌC I. Silic: (Si = 28 đ.v.C) Bước 1: Tìm hiểu tạng thái tự nhiên Silic 1. Trạng thái tự nhiên: GV: Trong tự nhiên silic có ở đâu? - Silic chiếm khoảng ¼ khối lượng vỏ HS: silic tồn tại ở dạng hợp chất có trong cát Trái Đất. trắng, đất sét ( cao lanh) - Silic tồn tại ở dạng hợp chất có trong Bước 2: Tìm hiểu tính chất silic cát trắng, đất sét ( cao lanh) GV: em hãy giới thiệu tính chất vật lý của 2. Tính chất: nguyên tố này. - Là chất rắn, màu xám, khó nóng chảy, HS: là chất rắn, màu xám, khó nóng chảy, có có vẻ sáng của kim loại, dẫn điện kém, vẻ sáng của kim loại, dẫn điện kém. tinh thể silic tinh khiết là chất bán dẫn. GV: giới thiệu thêm: tinh thể silic tinh khiết - Silic hoạt động hóa học yếu hơn cả C là chất bán dẫn. Vậy làm thế nào để thu được nên chỉ tác dụng với O2 ở nhiệt độ cao tinh thể silic tinh khiết? tạo ra silic đioxit. HS:đọc “ em có biết ?” SGK /95 Phần 1. PTHH: GV: nguyên tố silic có tính chất hóa học của o Si + O2  SiO2 t  một nguyên tố phi kim không? (r) (k) (r) GV: silic hoạt động hóa học yếu hơn cả C Silic đioxit nên chỉ tác dụng với O2 ở nhiệt độ cao tạo ra - Được dùng làm vật liệu bán dẫn trong Huỳnh Thị Thuỳ Dương Page 131
  3. GIÁO ÁN HÓA HỌC 9 silic đioxit. kỹ thuật điện tử và dùng để chế tạo pin HS: viết PTHH: mặt trời. o t Si + O2  SiO2  (r) (k) (r) Silic đioxit GV: silic có ứng dụng gì? HS:được dùng làm vật liệu bán dẫn trong kỹ thuật điện tử và dùng để chế tạo pin mặt trời. HOẠT ĐỘNG 2: 10 phút II.Silic đioxit (1) Mục tiêu: Kiến thức: tính chất hoá học của silic đioxit silic đioxit là một oxit axit ( tác dụng với kiềm, muối cacbonat kim loại kiềm ở nhiệt độ cao ) - Silic đioxit là chất có nhiều trong thiên nhiên ở dưới dạng đất sét, cao lanh, thạch anh… Kĩ năng: viết PTHH và gọi tên (2) Phương pháp, phương tiện dạy học: Phương pháp: nêu vấn đề – giải quyết vấn đề Phương tiện dạy học: không (3) Các bước của hoạt động HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC Bước 1: giới thiệu sự tồn tại silic đioxit trong tự nhiên. GV:Silic đioxit là chất có nhiều trong thiên nhiên ở dưới dạng đất sét, cao lanh, thạch anh… Bước 2: Tìm hiểu TCHH của silic đioxit II. Silic đioxit (SiO2 ) GV: silic đioxit là thuộc loại hợp chất vô cơ Silic đioxit là oxit axit, tác dụng được với gì ? Nó có tính chất hóa học như thế nào? với dd bazơ, và oxit bazơ ở nhiệt độ cao. HS: SiO2 là oxit axit nên có tính chất hóa PTHH: học của oxit axit. o t SiO2 + 2NaOH  Na2SiO3 + H2O  GV: em hãy dẫn chứng điều đó? (r) (r) (r) (h) HS:tác dụng với kiềm, với bazơ và với Natri silicat nước. o t SiO2 + CaO  CaSiO3 GV: nhấn mạnh: SiO2 không phản ứng (r) (r) (r) được với nước, nó chỉ tác dụng với dd Canxi silicat bazơ, và oxit bazơ ở nhiệt độ cao.  Lưu ý: SiO2 không phản ứng được với HS: viết PTHH: nước o t SiO2 + 2NaOH  Na2SiO3 + H2O  (r) (r) (r) (h) Natri silicat o t SiO2 + CaO  CaSiO3  Huỳnh Thị Thuỳ Dương Page 132
  4. GIÁO ÁN HÓA HỌC 9 (r) (r) (r) Canxi silicat GV: gọi HS nhận xét và sau đó đọc tên sản phẩm HOẠT ĐỘNG 3: 20phút III.Sơ lược về công nghiệp silicat (1) Mục tiêu: Kiến thức: Sơ lược về thành phần và các công đoạn chính sản xuất thủy tinh, đồ gốm, xi măng. Kĩ năng: Đọc để thu được thông tin về công nghiệp silicat. (2) Phương pháp, phương tiện dạy học Phương pháp: đàm thoại, thảo luận nhóm (xyz) Phương tiện dạy học: mẩu vật đồ gốm, sứ, thuỷ tinh. (3) Các bước của hoạt động HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC III. Sơ lược về công nghiệp silicat. Bước 1: tìm hiểu về ngành công nghiệp sản 1. Sản xuất đồ gốm, sứ: xuất đồ gốm sứ. a) Nguyên liệu: GV: giới thiệu: công nghiệp silicat gồm sản Đất sét, thạch anh, fenpat. xuất đồ gốm – sứ, sản xuất xi măng, và sản b) Các công đoạn chính: xuất thủy tinh từ những hợp chất thiên - Nhào đất sét, thạch anh, fenpat với nước nhiên của silic như: cát, đất sét. để tạo thành khối dẻo. Sau đây là một số mẩu vật sản xuất từ - Tạo hình ngành công nghiệp silicat. - Sấy khô. HS: quan sát các mẩu vật. - Nung ở nhiệt độ cao thích hợp. GV: vậy sản xuất đồ gốm- sứ cần những c) Cơ sở sản xuất: Bát Tràng ( Hà Nội), Hải nguyên liệu nào? Các công đoạn sản xuất Dương… ra sao? Oå nước ta thì nơi nào sản xuất? HS: thảo luận nhóm khoảng 3 trình bày. Nguyên liệu: Đất sét, thạch anh, fenpat. Các công đoạn chính: Nhào đất sét, thạch anh, fenpat với nước để tạo thành khối dẻo. Tạo hình Sấy khô. Nung ở nhiệt độ cao thích hợp. Cơ sở sản xuất: Bát Tràng ( Hà Nội), Hải Dương. GV: bổ sung (nếu có) GV: giải thích: fenpat là khoáng vật có thành phần gồm các oxit của silic, nhôm, kali, natri, canxi… Huỳnh Thị Thuỳ Dương Page 133
  5. GIÁO ÁN HÓA HỌC 9 Bước 2: tìm hiểu về ngành sản xuất si 2. Sản xuất xi măng: măng a) Nguyên liệu: Đất sét, đá vôi, cát… GV: giới thiệu: xi măng là nguyên liệu kết b) Các công đoạn chính: dính trong xây dựng. Thành phần chính của + Nghiền nhỏ hỗn hợp đá vôi, đất sét rồi xi măng là canxi silicat và canxi aluminat. trộn với cát và nước thành dạng bùn. Vậy, nguyên liệu sản xuất xi măng là gì? + Nung hỗn hợp trên lò quay khoảng 1400 Gồm các công đoạn nào? Ơû đâu sản xuất? – 1500 OC thu được clanhke rắn. HS:Nguyên liệu: Đất sét, đá vôi, cát… + Nghiền clanhke nguội và phụ gia thành GV:các em quan sát H3.20 sau đây: bột mịn đó là xi măng. - Giới thiệu tranh c) Cơ sở sản xuất: Hà Tiên, Hải Dương, - Dựa vào tranh giảng các công đoạn sản Hải Phòng… xuất xi măng. + Nghiền nhỏ hỗn hợp đá vôi, đất sét rồi trộn với cát và nước thành dạng bùn. + Nung hỗn hợp trên lò quay khoảng 1400 – 1500 OC thu được clanhke rắn. + Nghiền clanhke nguội và phụ gia thành bột mịn đó là xi măng. GV: nêu tên một vài cơ sở sản xuất xi măng, một số nhãn hiệu xi măng mà em biết? 3. Sản xuất thủy tinh: HS: Hà Tiên, Hải Dương, Hải Phòng… a) Nguyên liệu: cát thạch anh ( cát trắng), Bước 3: tìm hiểu về ngành sản xuất thuỷ đá vôi, sôđa tinh. b) Các công đoạn chính: GV: thành phần chính của thủy tinh là hỗn - Trộn hỗn hợp cát, đá vôi, sôđa theo tỉ lệ hợp canxi silicat và natri silicat. Như vậy thích hợp. nguyên liệu dùng để sản xuất thủy tinh là - Nung trong lò nung khoảng 900OC thành gì? thủy tinh dạng nhão HS:cát thạch anh ( cát trắng), đá vôi, sôđa - Làm nguội từ từ, sau đó ép thổi thủy tinh GV: thuyết trình các công đoạn sản xuất dẻo thành các đồ vật. - Trộn hỗn hợp cát, đá vôi, sôđa theo tỉ lệ PTHH: thích hợp. o t CaCO3  CaO + CO2  - Nung trong lò nung khoảng 900OC thành o t CaO + SiO2  CaSiO3  thủy tinh dạng nhão o t - Làm nguội từ từ, sau đó ép thổi thủy tinh Na2CO3 + SiO2  Na2SiO3  dẻo thành các đồ vật. c) Cơ sở sản xuất : Hà Nội, TP HCM, Bắc PTHH: Ninh… o t CaCO3  CaO + CO2  o t CaO + SiO2  CaSiO3  o t Na2CO3 + SiO2  Na2SiO3 GV: em hãy cho biết nơi nào sản xuất thủy tinh? Huỳnh Thị Thuỳ Dương Page 134
  6. GIÁO ÁN HÓA HỌC 9 HS: Hà Nội, TP HCM, Bắc Ninh… GV: giới thiệu: thủy tinh có thể bị tan ra dưới tác dụng của axit flohidric (HF), cho nên không được dùng thủy tinh để chứa dd axit HF. Ngoài ra, người ta có thể khắc chữ, hoa văn, họa tiết trên vật liệu thủy tinh nhờ axit HF: vì axit HF hòa tan dễ dàng silic đioxit theo phản ứng sau: 4HF + SiO2  SiF4 + H2O. TỔNG KẾT & HƯỚNG DẪN HỌC TẬP 5.1 Tổng kết : - GV: dùng kĩ thuật” Tia chớp” để củng cố khắc sâu các kiến thức đã học - GV: phát phiếu học tập cho mỗi nhóm HS Bài tập Bài 1: Những cặp chất nào dưới đây có thể tác dụng với nhau? Viết PTHH nếu có: a) SiO2 và CO2 b) SiO2 và NaOH c) SiO2 và CaO d) SiO2 và H2SO4 e) SiO2 và H2O Bài 2: Viết các PTHH thực hiện chuyển đổi hóa học sau đây thành thành phần chính của thủy tinh a Na2CO3 + ……  …… + …… b …… + SiO2  …… + ………  Đáp án: o t Bài 1: PTHH: SiO2 + 2NaOH  Na2SiO3 + H2O  o t SiO2 + CaO  CaSiO3 o t Bài 2: Na2CO3 + SiO2  Na2SiO3  o t CaCO3 + SiO2  CaSiO3 + CO2  5.2 Hướng dẫn học tập Đối với bài học ở tiết học này: - Học bài: silic – công nghiệp silicat - Làm bài tập: 3,4 SGK / 95 Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: - Đọc bài 31:” Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học” SGK / 96 và trả lời theo nội dung sau : a Bảng HTTH được sắp xếp theo nguyên tắc nào? b Bảng HTTH có cấu tạo như thế nào? Nêu đặc điểm của từng cấu tạo ấy.  PHỤ LỤC Huỳnh Thị Thuỳ Dương Page 135
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2