Giáo dục đại học Việt Nam trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế
lượt xem 2
download
Bài viết đề cập đến vấn đề toàn cầu hóa – xu hướng tất yếu đối với giáo dục đại học, các chức năng cơ bản của một trường đại học hội nhập và một số định hướng cho giáo dục đại học Việt Nam trong xu thế toàn cầu hóa vàhội nhập quốc tế.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo dục đại học Việt Nam trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế
- BÙI VIỆT PHÚ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VIỆT NAM TRONG XU THẾ TOÀN CẦU HÓA VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ BÙI VIỆT PHÚ TÓM TẮT: Trong xã hội hiện đại, giáo dục nói chung và giáo dục đại học nói riêng đang chịu sự tác động to lớn của xu thế toàn cầu hóa và hợp tác quốc tế. Trong xu thế đó, làm thế nào để giáo dục đại học Việt Nam phát triển kịp với các nước tiên tiến là vấn đề cần được quan tâm giải quyết. Bài viết đề cập đến vấn đề toàn cầu hóa – xu hướng tất yếu đối với giáo dục đại học, các chức năng cơ bản của một trường đại học hội nhập và một số định hướng cho giáo dục đại học Việt Nam trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế. Từ khóa: giáo dục đại học; toàn cầu hóa; hội nhập quốc tế. ABSTRACT: In modern society, education in general and higher education in particular are experiencing the great impact of globalization and international cooperation. In that trend, how to make Vietnamese higher education develop in line with advanced countries is a matter to be solved. The paper addresses the issue of globalization - the indispensable trend for higher education, the basic functions of an integrated university and some orientations for Vietnamese higher education in the trend of globalization and international integration. Key words: higher education; globalization; international integration. ĐTVNĐ Mục tiêu tổng quát của giáo dục đại học Việt Giáo dục đại học chịu ảnh hưởng sâu sắc của Nam đến năm 2020 là phải tạo bước chuyển cơ thể chế kinh tế, chính trị, văn hóa của mỗi quốc gia. bản về chất lượng và quy mô; năng lực cạnh tranh Trên thế giới hiện nay, hệ thống giáo dục đại học của từng trường và của toàn hệ thống được nâng rất đa dạng, song mỗi quốc gia mang một sắc thái cao; thích ứng và hoạt động có hiệu quả trong cơ riêng, không có một hệ thống đại học nào hoàn chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; trên toàn giống hệt nhau. Phần lớn các hệ thống giáo cơ sở đó, thực hiện tốt sứ mệnh đào tạo nguồn nhân dục hiện đại ngày nay đều được xây dựng mô lực có trình độ cao, có phẩm chất đạo đức, năng phỏng theo một số mô hình giáo dục đại học của lực chuyên môn và hoạt động xã hội, đáp ứng yêu các nước tiên tiến trên thế giới. Nhiều quốc gia trên cầu của sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội và nhu thế giới đều lấy giáo dục phổ thông làm nền tảng cầu học tập của nhân dân, góp phần nâng cao tiềm và coi giáo dục đại học là yếu tố quyết định chất năng trí tuệ của dân tộc, nâng cao sức cạnh tranh lượng nguồn nhân lực. Trong bối cảnh toàn cầu của nguồn nhân lực và của nền kinh tế đất nước; hóa, tùy thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội của xây dựng một số trường đại học đạt đẳng cấp quốc mình, mỗi quốc gia có thể nhấn mạnh các khía tế. Để thực hiện được mục tiêu trên giáo dục đại cạnh khác nhau trong chiến lược phát triển giáo học Việt Nam cần tạo động lực quan trọng cho sự dục đại học. phát triển mạnh mẽ, đó chính là yêu cầu hội nhập. Tuy nhiên, hội nhập thế nào Tiến sĩ. Đại học Sư phạm Đà Nẵng. 6 4
- TẠP CHÍ KHOA HỌC QUẢN LÝ GIÁO DỤC Số 03(15)/2017 giảng dạy, nhất là khi kết hợp với Internet đã luôn là một câu hỏi khiến tất cả những người làm khiến cho việc giao tiếp trở nên dễ dàng và giáo dục không thể không quan tâm. nhanh chóng hơn. Sự ra đời của các trường đại 2 TOÀN CẦU HÓA – XU HƯỚNG T T học đa quốc gia khiến việc phổ biến những YẾU ĐỐI VỚI GIÁO DỤC ĐẠI HỌC chương trình đào tạo mới và nhiều cải cách khác Toàn cầu hóa là kết quả tất yếu từ sự phát biến thành hiện thực nhanh chóng nhằm đáp triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất. Chúng là ứng nhu cầu tức thời của những nước mà hệ biểu hiện hệ quả của sự phát triển mạnh mẽ của thống giáo dục đại học chưa có đủ những nhà lực lượng sản xuất trong các nền kinh tế riêng cung cấp tương xứng. biệt; từ đó, quá trình này dẫn đến phá vỡ sự biệt Tuy nhiên, cùng với toàn cầu hóa cũng xuất lập của từng quốc gia, tạo ra mối quan hệ gắn hiện và phát triển xu hướng thương mại hóa của kết, tương tác và phụ thuộc lẫn nhau giữa các giáo dục đại học. Những giá trị của thị trường đã quốc gia, dân tộc trên quy mô toàn cầu trong sự ùa vào trường đại học và bắt nhà trường phải vận động phát triển. thay đổi theo ý nó. Một trong những nhân tố Ở Việt Nam, toàn cầu hóa gắn với ba yếu chính là sự thay đổi trong thái độ của xã hội đối tố: với trường đại học. Việc cung cấp tri thức trở Thứ nhất, sự sụp đổ của phe xã hội chủ thành một giao dịch thương mại đơn thuần. Giáo nghĩa ở Đông Âu dẫn đến kết thúc của chiến dục đại học đang ngày càng bị coi là một sản tranh lạnh. Quá trình này đã xóa bỏ những ranh phẩm thương mại để mua và bán giống như giới của toàn cầu hóa ý thức hệ hay toàn cầu hóa những thứ hàng hóa khác trên thị trường. cục bộ (tức sự “làm phẳng” trong nội bộ phe xã Thương mại hóa giáo dục giờ đây đã vươn ra thị hội chủ nghĩa), giúp Việt Nam mở cửa hội nhập trường toàn cầu. Tổ chức Thương mại Thế giới với phần thế giới còn lại và cũng là phần đang (World Trade Organisation - WTO) đang xem phát triển mạnh mẽ nhất trong lịch sử hiện đại. xét một loạt các đề nghị về việc xem giáo dục Thứ hai, sự xóa bỏ nền kinh tế tập trung bao đại học như một lĩnh vực thương mại nhằm bảo cấp, chuyển sang nền kinh tế thị trường, kết quả đảm cho việc xuất nhập khẩu giáo dục đại học rõ rệt nhất là việc gia nhập Tổ chức Thương mại tuân theo những luật lệ phức tạp, những quy định thế giới. pháp quy theo nghị định thư WTO và bảo đảm Thứ ba, ảnh hưởng của sự phát triển công cho nó gần như không bị hạn chế. Và sự phát nghệ thông tin. triển một hệ thống giáo dục đại học như những Ba yếu tố này trong những mức độ khác tổ chức trí tuệ, với trách nhiệm cốt yếu của mình nhau đã góp phần “làm phẳng” thế giới, tạo nên về giảng dạy, học tập và nghiên cứu, giữ vững quá trình toàn cầu hóa. sự trung thành với những giá trị học thuật truyền Các trường đại học ở bất kỳ nơi nào trên thế thống không phải là điều dễ dàng, nhưng cái giá giới cũng đều đang bị xu hướng toàn cầu hóa chi phải trả cho sự tăng cường thương mại hóa giáo phối - đại chúng hóa giáo dục, tác động của công dục còn lớn hơn nhiều. nghệ truyền thông, trách nhiệm của nhà trường Như vậy đối với Việt Nam, toàn cầu hóa đối với nhà nước, một lực lượng giảng viên ngày không mang tính chất cưỡng bức, áp đặt mà là càng tăng tính chất quốc tế và lưu động, mạng một cơ hội, mang tính tất yếu. Trong bối cảnh lưới nghiên cứu toàn cầu, và nhiều hiện tượng đó, đặt vấn đề toàn cầu hóa và giáo dục hoàn toàn khác nữa. không chỉ có ý nghĩa tiêu cực. Toàn cầu hóa, Việc sử dụng tiếng Anh như một ngôn ngữ kinh tế thị trường, công nghệ thông tin hay chung cho truyền thông khoa học và 65
- BÙI VIỆT PHÚ khác cũng góp phần thúc đẩy của các xu hướng bất cứ hiện tượng nào của cuộc sống cũng đều phát triển chung của đời sống xã hội hiện đại có hai mặt. Cái chính là ở tỉ lệ của hai mặt đó (Hình 1). cũng như sự khai thác, sử dụng của con người. Sự phát triển của hệ thống giáo dục đại học một mặt bị tác động, chi phối và một mặt Công nghệ, Tài chính- hàng hoá tiền tệ Giáo dục đại học Thông tin, tri thức Nhân lực KH&CN Văn hoá Hình 1. Sơ đồ các luồng di chuyển trong thị trường toàn cầu đối với giáo dục đại học Hội nhập sâu rộng vào mọi mặt của quá Hội nhập giúp bổ sung những giá trị và tiến trình toàn cầu hóa gây ảnh hưởng tới quyền lực bộ của văn hóa, văn minh của thế giới, làm giàu nhà nước, ảnh hưởng tới bản sắc dân tộc, giá trị văn hóa dân tộc và thúc đẩy tiến bộ xã hội. truyền thống. Hội nhập quốc tế có tác động quan Trong bối cảnh sôi động của các xu hướng trọng đến giáo dục đại học ở các khía cạnh khác phát triển của đời sống xã hội hiện đại, giáo dục đại nhau: học ở các nước đã và đang phải đối mặt với nhiều Quá trình hội nhập giúp mở rộng thị trường cơ hội và thách thức to lớn đặc biệt là vấn đề giải để thúc đẩy thương mại, giáo dục, y tế và các quan quyết các mối quan hệ giữa quy mô - chất lượng hệ kinh tế quốc tế khác, từ đó thúc đẩy tăng trưởng và hiệu quả đào tạo; giữa đào tạo và nghiên cứu, và phát triển kinh tế - xã hội. dịch vụ; giữa nhu cầu và nguồn lực cho phát triển. Hội nhập tạo động lực nâng cao năng lực Để giải quyết các yêu cầu đó giáo dục đại học ở cạnh tranh trong giáo dục đại học, nhất là cạnh các nước đã và đang thực hiện các cuộc đổi mới và tranh về chất lượng. cải cách sâu rộng với các xu hướng sau: Hội nhập giúp nâng cao trình độ của nguồn Đại chúng hóa: Chuyển từ giáo dục tinh hoa nhân lực và nền khoa học công nghệ quốc gia, nhờ (Elite) sang giáo dục đại chúng và phổ cập hợp tác giáo dục - đào tạo và nghiên cứu khoa học (Massification & Univerzalization). Qui mô giáo với các nước và tiếp thu công nghệ mới thông qua dục đại học tăng nhanh. Ở nhiều nước như Mỹ, đầu tư trực tiếp nước ngoài và chuyển giao công Nhật Bản, Hàn Quốc, tỷ lệ sinh viên đại học trong nghệ từ các nước tiên tiến. độ tuổi 18-26 lên đến 40-60%. 6 6
- TẠP CHÍ KHOA HỌC QUẢN LÝ GIÁO DỤC Số 03(15)/2017 Đối với Việt Nam, hiện nay các trường đại Đa dạng hóa (Diversification): Phát triển học lớn vẫn chưa được đứng trong bảng xếp hạng nhiều loại hình trường với cơ cấu đào tạo đa dạng 200 trường đại học top đầu châu Á, trong khi nhiều về trình độ và ngành nghề theo hướng hàn lâm trường đại học của các nước trong khu vực như (Academy) hoặc nghề nghiệp và công nghệ nặng Philippines, Indonesia đều lọt vào danh sách này, về thực hành (Proffessional). đặc biệt Thái Lan lọt vào top 200 trường đại học Tư nhân hóa (Privatization): Để tăng hiệu quả tốt nhất thế giới. Để khắc phục được vấn đề này, đào tạo và thu hút nhiều nguồn lực ngoài ngân sách chúng ta cần giải quyết đồng bộ 3 yếu tố: Đào tạo nhà nước cho giáo dục đại học nhiều nước như Mỹ, – Nghiên cứu khoa học – Phục vụ xã hội. Nhật Bản, Phillipines,… phần lớn các trường đại học là đại học tư. Bảo đảm chất lượng (Quality Assurance) và nâng cao khả năng cạnh tranh. Tập đoàn hóa và công nghiệp hóa hệ thống giáo dục đại học. Phát triển mạng lưới các đại học nghiên cứu để trở thành các trung tâm sản xuất, sử dụng, phân phối, xuất khẩu tri thức và chuyển giao công nghệ mới, hiện đại. Thông qua đào tạo và nghiên cứu để phát hiện và thu hút nhân tài khoa học và công nghệ. Đẩy mạnh các loại hình dịch vụ đào tạo nhân lực quốc tế và khu vực. Các trường đại học trở Hình 2. Sơ đồ ba chức năng cơ bản của một thành các cơ sở dịch vụ đào tạo nhân lực thu hút trường đại học hội nhập vốn đầu tư vào đào tạo từ nhiều nước đặc biệt là các nước đang phát triển có nhu cầu tiếp cận với Đào tạo: Trước hết cần xây dựng chương công nghệ hiện đại. trình đào tạo tiên tiến, hiện đại; thực hiện dạy 3 BA CHỨC NĂNG CƠ BẢN CỦA MỘT chuyên ngành bằng tiếng Anh; tổ chức những TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỘI NHẬP chương trình/ngành đào tạo cấp bằng liên kết về Trong xu thế hội nhập hiện nay, có thể nhận những ngành học có tính cạnh tranh trong nước và thấy giáo dục đại học ở các nước tiên tiến đều phát toàn cầu; khởi động và thúc đẩy đào tạo theo nhu triển đa dạng với nhiều loại hình từ trường công cầu xã hội; xây dựng một số chương trình đào tạo lập và tư thục, chính quy và không chính quy cho định hướng nghề nghiệp và ứng dụng; xây dựng đến giáo dục suốt đời. Trong đó, các mô hình giáo giáo trình điện tử, phát triển và hoàn thiện trang dục thành công của Mỹ, Anh, Đức, Nhật, học liệu mở,… quản lý chất lượng đào tạo theo Singapore… đều mang tính tư nhân hóa cao, đẩy hướng quản lý chất lượng tổng thể, tạo chuyển mạnh cải cách giáo dục theo hướng trao quyền tự biến cơ bản về chất lượng và quy mô, đáp ứng nhu chủ, tự chịu trách nhiệm và quản lý theo mô hình cầu nhân lực cho sự nghiệp phát triển kinh tế, xã doanh nghiệp - công ty, hoặc thành lập các công ty hội, nâng cao trí lực của dân tộc, tiếp cận trình độ đại học quốc gia đồng thời chú trọng thiết lập quan tiên tiến trong khu vực và trên thế giới, nâng một hệ hợp tác, trao đổi trong hoạt động đào tạo với các số trường đại học lên đẳng cấp quốc tế, góp phần trường đại học trên thế giới nhằm tạo nên những nâng cao năng lực cạnh tranh của nguồn nhân lực trường đại học đẳng cấp khu vực với phương thức và nền kinh tế đất nước. tự chủ và theo các tiêu chuẩn giáo dục quốc tế. 67
- BÙI VIỆT PHÚ kiên trì, kiên quyết trong tổ chức thực hiện từng Nghiên cứu khoa học: Trong công tác đào tạo bước. Một trong những rào cản lớn nhất hiện nay đại học hiện nay, nghiên cứu khoa học được xem đối với giáo dục đại học Việt Nam là năng lực là một trong những yếu tố quan trọng trong việc ngoại ngữ (tiếng Anh) của sinh viên còn nhiều yếu nâng cao chất lượng đào tạo, tạo ra nguồn nhân lực kém, để giải được bài toán này chúng ta cần phải đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của xã hội. có một sự đột phá mạnh mẽ và toàn diện từ tổ chức, nghiên cứu khoa học có tầm quan trọng đặc biệt quản lý việc dạy học tiếng Anh từ trường phổ trong giáo dục đại học vì không những góp phần thông; đồng thời đối với trường đại học cần tăng nâng cao chất lượng đào tạo mà còn tạo ra những cường mở rộng việc dạy chuyên ngành bằng tiếng tri thức mới, sản phẩm mới phục vụ cho sự phát Anh cho sinh viên nhằm hỗ trợ sinh viên ra trường triển của nhân loại. Với tầm quan trọng như vậy, có thể hội nhập nhanh vào một xã hội đang rộng Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2, Ban Chấp hành TW mở như một số nước Đông Nam Á đã thực hiện. khóa VIII của Đảng Cộng sản Việt Nam đã nêu: 2) Việc đổi mới tư duy giáo dục đại học hiện "Các trường đại học phải là các trung tâm nghiên nay cần “gắn với xây dựng xã hội học tập; bảo đảm cứu khoa học, công nghệ, chuyển giao và ứng dụng các điều kiện nâng cao chất lượng; hệ thống giáo công nghệ vào sản xuất và đời sống". dục được chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa, xã Việc ứng dụng tri thức thông qua nghiên cứu hội hóa và hội nhập quốc tế; giữ vững định hướng khoa học hoặc phát triển sáng tạo của giảng viên, xã hội chủ nghĩa và mang đậm bản sắc dân tộc. Đổi sinh viên của trường đại học sẽ làm gia tăng tiềm mới mô hình quản lý đại học không phải chỉ riêng năng của nhà trường trong việc thích ứng với bối của Bộ Giáo dục và Đào tạo mà cần đặt trong quá cảnh toàn cầu hóa. trình cải cách quản lý hành chính quốc gia (có liên Hoạt động đào tạo phải gắn với nghiên cứu quan đến Chính phủ, Bộ Nội vụ và một số bộ, khoa học để tạo ra tri thức và sản phẩm mới; ứng ngành khác). dụng các kết quả nghiên cứu, chuyển giao công 3) Phát triển các đại học đa ngành, đa lĩnh vực nghệ vào thực tiễn sản xuất và đời sống để phục vụ ở các khu vực trên cơ sở quy hoạch và đầu tư khu nhu cầu của xã hội. đại học để tạo môi trường thuận lợi (đất đai, cơ sở 4 ĐỊNH HƯỚNG CỦA GIÁO DỤC ĐẠI HỌC vật chất, đội ngũ giảng viên, chương trình đào tạo), VIỆT NAM TRONG XU THẾ TOÀN CẦU không chỉ đơn thuần là ghép các trường/cơ sở đại HÓA VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ học với nhau) mà cần tổ chức, sắp xếp lại để tập Với mục tiêu, giáo dục đại học hướng tới hội trung đầu tư, tạo mối liên kết trách nhiệm của các nhập quốc tế, xu hướng chung hiện nay các đổi đại học, cho giáo dục đại học phát triển ngang tầm mới ở bậc giáo dục đại học đều nhắm đến mục tiêu quốc tế. tiệm cận với hướng phát triển của thế giới. Để thực 4) Tăng cường quan hệ song phương về giáo hiện được mục tiêu đó, trước hết giáo dục đại học dục đại học. Xu hướng và những kinh nghiệm Việt Nam cần đánh giá đúng hiện trạng và nghiêm trong việc xây dựng quan hệ hợp tác quốc tế, liên túc rút ra những bài học kinh nghiệm cho sự phát kết đào tạo giáo dục đại học, cụ thể là trao đổi sinh triển của bậc học này trong những năm qua, đồng viên đa ngành, kinh nghiệm về quản lý và kiểm thời có định hướng phát triển bền vững theo xu định chất lượng đào tạo, hợp tác nghiên cứu giữa hướng hội nhập quốc tế. các trường đại học Việt Nam và nhiều nước trên 1) Cải cách giáo dục đại học là một công việc thế giới... Tăng cường liên kết với đại học quốc tế lâu dài, trước hết cần có sự đổi mới tư duy, có tầm (mời giáo sư sang nghiên cứu và giảng dạy, bổ nhìn xa, sáng suốt trong hoạch định chính sách phù nhiệm chuyên gia nước ngoài vào các vị hợp với xu hướng phát triển chung và 6 8
- TẠP CHÍ KHOA HỌC QUẢN LÝ GIÁO DỤC Số 03(15)/2017 hoạt động về chuyên môn tại các cơ sở giáo dục trí quản lý thích hợp, quốc tế hóa chương trình đại học. đào tạo, liên kết đào tạo...). 9) Đẩy mạnh việc tăng quyền tự chủ, tự chịu 5) Từng bước bãi bỏ cơ chế bao cấp nhà trách nhiệm của các trường đại học, đây là tiền đề nước cho đại học công, áp dụng mô hình và quan trọng để các trường đại học xây dựng và phát phương pháp quản lý doanh nghiệp phù hợp với triển theo xu hướng hội nhập và từng bước đạt đặc điểm của đại học (doanh nghiệp tri thức) nhằm chuẩn của các đại học tiên tiến trên thế giới. Hiện nâng cao hiệu quả quản lý và chất lượng đào tạo, nay các trường đại học còn gặp nhiều bất cập trong nghiên cứu và hiệu quả đầu tư. Trên cơ sở tăng tính quyền tự chủ, quyền tự chủ chịu trách nhiệm còn tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các đại học. bị hạn chế bởi các quy định của Nhà nước về tuyển 6) Nâng cao vai trò của các tổ chức chuyên dụng, hợp đồng; hệ thống thang bảng lương cứng môn, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, nhắc; chế độ chính sách về tiêu chuẩn cán bộ, định các tổ chức đánh giá độc lập (không nhất thiết là mức lao động lạc hậu, bất cập, tuyển sinh không phải tổ chức tư nhân) trong đánh giá và kiểm định được quyền tự chủ,... Chính vì thế để giáo dục hội chất lượng giáo dục đại học thông qua đánh giá 3 nhập quốc tế cần tăng cường phân cấp quản lý và bên. Phát huy vai trò của Hội đồng chức danh nhà quyền tự chủ cao hơn cho các trường đại học quốc nước trong các hoạt động đánh giá các trường đại gia về các mặt hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học như kinh nghiệm ở Nhật Bản, Trung Quốc,... học, tổ chức bộ máy, tài chính nhằm thực hiện 7) Cần có chính sách và chương trình quốc được sứ mạng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng gia hỗ trợ để tăng số sinh viên Việt Nam sang học cao cho đất nước. tập và nghiên cứu tại các trường đại học Nhật Bản 5 KẾT LUẬN và một số nước phát triển theo các chuyên ngành Trong bối cảnh quốc tế hiện nay, giáo dục đại thích hợp. Tranh thủ nguồn vốn ODA của các quốc học Việt Nam đứng trước những cơ hội và thách gia trong lĩnh vực đào tạo và phát triển nguồn nhân thức to lớn của yêu cầu phát triển kinh tế xã hội và lực. hội nhập quốc tế. Để tồn tại và phát triển, giáo dục 8) Với hoạt động nghiên cứu khoa học, các đại học phải có sức mạnh cạnh tranh quốc tế, nhất trường đại học bị hạn chế do phải phụ thuộc vào là cạnh tranh về chất lượng. Muốn vậy, trước hết các tiêu chuẩn, định mức chế độ của nhà nước về chúng ta phải đánh giá đúng thực trạng trong công lao động, chỉ tiêu ngân sách cho nghiên cứu khoa tác quản lý, tổ chức thực hiện; nhận thức được học; quy trình tuyển chọn, đăng ký đề tài nhìn những bài học sâu sắc từ kinh nghiệm phát triển chung các quy định hiện hành còn nhiều bất cập so giáo dục đại học của các nước phát triển để xác với yêu cầu của thực tiễn. Tăng cường các hoạt định đúng mục tiêu hướng đến. Trên cơ sở đó xây động nghiên cứu và công bố quốc tế, tiến tới quốc dựng định hướng phát triển và những vấn đề cần tế hóa các tiêu chuẩn đánh giá khoa học và các đột phá đúng với quy luật phát triển của xã hội hiện TÀI LIỆU THAM KHẢO đại. 1. Bùi Việt Phú (2011), “Đổi mới quản lý giáo dục đại học trong nền kinh tế thị trường Việt Nam”, Tạp chí Khoa học Giáo dục số 72. 2. Bùi Việt Phú (2013), “Đổi mới giáo dục ở Việt Nam – Kinh nghiệm từ Hoa Kỳ”, Tạp chí giáo dục số đặc biệt tháng 6/2014. 3. Bùi Việt Phú, Lê Quang Sơn (2013). Xu thế phát triển giáo dục - Giáo trình sau đại học, Nxb. Giáo dục Việt Nam, Hà Nội. 4. Quốc hội (2012). Luật Giáo dục đại học. Ngày nhận bài: 24/7/2017. Ngày biên tập xong: 05/9/2017. Duyệt đăng: 06/10/2017 69
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Đề án đổi mới giáo dục đại học Việt Nam (giai đoạn 2006 - 2020)
131 p | 351 | 80
-
Giáo trình Giáo dục đại học Việt Nam và thế giới: Phần 1
118 p | 398 | 71
-
Giáo trình Giáo dục đại học Việt Nam và thế giới: Phần 2
102 p | 168 | 56
-
Chuyên đề: Bảy “bài toán nan giải” của nền giáo dục đại học Việt Nam - Phạm Phụ
46 p | 147 | 34
-
Nền giáo dục Mỹ và một số vấn đề gởi mở cho giáo dục đại học Việt Nam
168 p | 134 | 29
-
Những trăn trở cho đổi mới giáo dục đại học Việt Nam
10 p | 125 | 19
-
Cách mạng công nghiệp lần thứ tư - cơ hội và thách thức đối với cơ sở giáo dục đại học Việt Nam
9 p | 133 | 18
-
Giáo trình Giáo dục đại học Việt Nam và thế giới - Trần Khánh Đức
94 p | 70 | 13
-
Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đại học Việt Nam đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
4 p | 75 | 7
-
Giáo dục đại học Việt Nam với cách mạng công nghệ 4.0
10 p | 109 | 6
-
Giáo dục đại học Việt Nam: Những trải nghiệm về tự chủ tài chính trong thời kỳ đổi mới
12 p | 30 | 5
-
Ảnh hưởng của toàn cầu hoá đến giáo dục đại học Việt Nam
5 p | 30 | 4
-
Dự báo một số xu thế phát triển của giáo dục đại học Việt Nam trong bối cảnh hội nhập Asean
4 p | 108 | 4
-
Dịch vụ giáo dục đại học xuyên biên giới và những tác động đến giáo dục đại học Việt Nam
7 p | 64 | 3
-
Giáo dục đại học Việt Nam hướng tới nền giáo dục thực chất
10 p | 18 | 3
-
Đánh giá thực trạng hoạt động bảo đảm chất lượng bên trong cơ sở giáo dục đại học Việt Nam từ kết quả kiểm định chất lượng
7 p | 26 | 3
-
Vận dụng mô hình nâng cao khả năng học tập trực tuyến trong giáo dục đại học Việt Nam
3 p | 4 | 3
-
GATS và một sô vấn đề đặt ra đối với Giáo dục Đại học Việt Nam
4 p | 68 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn