Giáo dục đạo đức môi trường trong các trường sư phạm vì sự phát triển bền vững
lượt xem 5
download
Bài viết trình bày phát triển bền vững trước hết phải hình thành và duy trì đạo ñức môi trường trong mỗi con người để giải quyết những vấn đề môi trường, ñể cứu lấy chính chúng ta, nếu không chúng ta sẽ bị đào thải khỏi Trái đất như biết bao loài động vật khác trước kia.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo dục đạo đức môi trường trong các trường sư phạm vì sự phát triển bền vững
- Khoa ðịa lý - 50 năm xây dựng và phát triển GIÁO DỤC ðẠO ðỨC MÔI TRƯỜNG TRONG CÁC TRƯỜNG SƯ PHẠM VÌ SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VŨ THỊ HẰNG Khoa ðịa lý, Trường ðHSP Hà Nội I. ðẶT VẤN ðỀ Sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của con người ñã làm thay ñổi thế giới về mọi mặt: kinh tế, xã hội và môi trường. Tuy nhiên, ñồng nghĩa với những sự phát triển vượt bậc ñó là một thế giới không an toàn về môi trường. Trái ðất ñang kêu cứu và con người ngày càng phải ñối mặt với những vấn ñề môi trường như: sự biến ñổi khí hậu toàn cầu, suy giảm tầng ôzôn, hiệu ứng nhà kính, khan hiếm nước sạch, thoái hóa ñất và hoang mạc hoá...Vì vậy, ñể phát triển bền vững trước hết phải hình thành và duy trì ñạo ñức môi trường trong mỗi con người ñể giải quyết những vấn ñề môi trường, ñể cứu lấy chính chúng ta, nếu không chúng ta sẽ bị ñào thải khỏi Trái ðất như biết bao loài ñộng vật khác trước kia. II. NỘI DUNG 1. Quan ñiểm về ñạo ñức môi trường ðạo ñức môi trường là một khái niệm cũ nhưng nó lại luôn mới với con người khi mà con người vẫn ñang có những hành ñộng trái với những quy luật của tự nhiên, trái với những chuẩn mực của ñạo ñức môi trường. Chúng ta không suy diễn, không bàn bạc và tán thành ñạo ñức ñể cho vui mà bởi vì chúng ta muốn biết chúng ta nên sống thế nào, ñặc biệt là nên cư xử với “người khác, vật khác” như thế nào? Trong những thế kỷ gần ñây, người ta mới nhận ra rằng con người có một số tác ñộng ñến thế giới tự nhiên (thế giới không có con người) là sai trái, nhưng ñạo ñức cũng có sự giới hạn, nó không mở rộng ñến những ñộng vật bậc thấp. Trách nhiệm của chúng ta là giữ gìn những khu vực hoang dã ñể phục vụ cho nghiên cứu khoa học hay giải trí, bảo tồn các nguồn tài nguyên cho thế hệ tương lai. Quan ñiểm tiến bộ này là hiện thân của ñạo ñức môi trường. Quan ñiểm về ñạo ñức môi trường xuất phát từ những những quan ñiểm về tôn giáo, sau ñó qua quá trình con người tác ñộng ngày càng nhiều vào thế giới tự nhiên mà hình thành nên. Trong cuốn Ghinét I:28 ñã viết “Chúa tạo ra và ban phước cho muôn loài, răn dạy muôn loài sống có ích, phát triển và hoàn thiện Trái ðất rồi chinh phục Trái ðất, chúa kiểm soát loài cá dưới biển, loài chim trên trời và mọi sinh linh trên Trái ðất”. Trên cơ sở ñó thì thuyết Cartesian cho rằng con người có tâm hồn phi vật chất và có một cơ thể không giống như các sinh vật khác, chỉ có con người mới có tình cảm, có khả năng lựa chọn, có cảm giác ñau ñớn còn các sinh vật khác thì không có. Chính vì thế mà con người ñã ñối xử với những sinh vật khác như những 98
- Nghiên cứu khoa học và ñổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy ñịa lý vật vô tri vô giác, ñiều ñó ñã ñược thể hiện rất rõ qua hành ñộng của con người với thế giới tự nhiên những năm trước ñây. Học thuyết loài hiện ñại cho rằng thái ñộ của con người ñối với thế giới phi ñộng vật như thực vật, ao hồ, núi non chỉ là ñể khai thác, thế giới ñược xem như là nguồn tài nguyên thiên nhiên vô tận. Những chính sách bảo vệ môi trường tự nhiên ra ñời trong sự nhận biết muộn màng khi con người nhận ra rằng các nguồn tài nguyên có thể bị cạn kiệt nếu con người cứ tiếp tục khai thác và sử dụng chúng một cách bừa bãi. Những cuốn sách như Túp lều của bác Tôm, Mùa xuân im lặng hay bộ phim Thảm cỏ xanh ñã thức tỉnh chúng ta cần xem lại hành vi của mình ñối với thế giới tự nhiên. Những người theo quan ñiểm tiến bộ, tiêu biểu là Aldo Leopold, nhà ñạo ñức học môi trường, ñã ñưa ra những tư tưởng cơ bản cho sự hình thành một khoa học về thái ñộ của con người với tự nhiên. Aldo Leopold viết rằng: “ñạo ñức môi trường thay ñổi vị trí của con người hiện ñại từ một người ñi chiếm ñất trở thành một thành viên hoặc một công dân chính thức của cộng ñồng ñó”. Giá trị trung tâm của ñạo ñức môi trường là ñúng khi ñiều ñó bảo vệ sự thống nhất, ổn ñịnh sinh cảnh của quần xã sinh vật, nếu làm ngược lại thì ñó là ñiều sai trái. Nhà triết học người Úc, Perter Singer giải thích ñạo ñức môi trường dựa trên quan ñiểm của chủ nghĩa vị lợi, tuy nhiên ñạo ñức môi trường vị lợi vẫn có những hạn chế, ñó là “chỉ những sinh vật có khả năng cảm nhận mới ñược xem là có ñặc ñiểm về ñạo ñức, còn những sinh vật không có khả năng cảm nhận thì chỉ có giá trị khi chúng là nguồn lực ñể duy trì những sinh vật cảm nhận”. Tuy nhiên, nếu cho rằng chỉ có những sinh vật có khả năng cảm nhận mới có giá trị thì giữa tự nhiên và cộng ñồng ñạo ñức của con người vẫn có ñường ranh giới. Hiện nay, khi giải quyết các vấn ñề môi trường, ñặc biệt là những vấn ñề môi trường toàn cầu vẫn ñang tồn tại hai quan ñiểm trái ngược nhau, ñó là quan ñiểm Con người là trung tâm và công nhận các giá trị vật chất, quan ñiểm Con người không phải là trung tâm và công nhận các giá trị nội tại. Quan ñiểm thứ nhất ñã ñặt quyền lợi của con người lên trên hết, con người có quyền ñược khai thác các giá trị tự nhiên trên Trái ðất ñến mức tối ña nhất mà không cần quan tâm ñến việc ñã tác ñộng ñến môi trường tự nhiên như thế nào và hậu quả của nó ra sao. ðặc biệt, khi phải lựa chọn phương án tối ưu cho một vấn ñề nào ñó có liên quan ñến con người và môi trường thì những giải pháp nào có lợi cho con người ñều ñược khuyến khích. Quan ñiểm thứ hai lại ñi ngược lại những gì mà quan ñiểm thứ nhất ñã công nhận. Ở ñây, những gì thuộc giá trị nội tại, ñó là sự sống và phục vụ sự sống ñược ñề cao theo hướng ñạo ñức duy sinh thái. Con người cần phải tôn trọng sự sống và những yếu tố ñảm bảo cho sự sống ñó khi giải quyết vấn ñề môi trường. 99
- Khoa ðịa lý - 50 năm xây dựng và phát triển Tuy nhiên, nếu giải quyết các vấn ñề môi trường dựa trên nguyên tắc của ñạo ñức môi trường không thể chỉ áp dụng hoặc quan ñiểm thứ nhất hoặc quan ñiểm thứ hai ở trên mà phải biết hài hòa giữa hai quan ñiểm này, ñó là phải dựa trên Lợi ích, Công bằng và Quyền của tất cả các ñối tượng trong mỗi vấn ñề môi trường. Việt Nam là một trong những nước quan tâm ñến ñạo ñức môi trường khá muộn so với các nước phát triển, song chúng ta ñã bắt ñầu thấy xuất hiện các quan ñiểm cũng như sự quan tâm của các nhà nghiên cứu, các nhà hoạch ñịnh chính sách về môi trường trước vấn ñề này. Theo Hồ Ngọc ðại, một nhà nghiên cứu ñã có những ñóng góp nhất ñịnh cho sự nghiệp Giáo dục môi trường ở Việt Nam, ñã cho rằng "Ý thức và tình cảm vì môi trường sẽ mở toang mọi khả năng bảo vệ môi trường. Người ta bảo vệ môi trường vì ñạo lý, vì việc không thể không làm, vì chính lương tâm mình bắt buộc mình, dù khi ñó chỉ có một mình mình. Không có lương tâm ấy, không có ñạo lý ấy, không có tình cảm ấy, con người ta sẽ làm mọi chuyện xấu kể cả tội ác. Nói như vậy ñể nhắc lại rằng bản chất sâu xa nhất của giáo dục môi trường cũng như giáo dục nói chung chính là ñưa ñến cho thế hệ trẻ ñạo lý, lương tâm, ý thức và tình cảm của thời ñại. Vì môi trường, tức là vì cuộc sống của mỗi người chúng ta". 2. Giáo dục ñạo ñức môi trường trong các trường Sư phạm vì sự phát triển bền vững Phát triển bền vững là xu thế tất yếu trong tiến trình phát triển của xã hội loài người, vì thế tại Hội nghị thượng ñỉnh thế giới về môi trường năm 1992 tại Rio de Janeiro và năm 2002 tại Johannesburg ñã quan tâm ñến vấn ñề phát triển bền vững trong thế kỷ XXI. Ngày 17/8/2004 Thủ tướng chính phủ ñã phê duyệt "ðịnh hướng Chiến lược Phát triển bền vững ở Việt Nam (Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam), trong ñó có ñề cập ñến nội dung phải nâng cao nhận thức của cộng ñồng về các vấn ñề môi trường và bảo vệ môi trường. Giáo dục môi trường sẽ giúp cho chúng ta thực hiện ñược một trong các mục tiêu của phát triển bền vững. Tuy nhiên, ñạo ñức môi trường lại là một phần không thể thiếu trong giáo dục môi trường, vì thế phải giáo dục ñạo ñức môi trường ñể phát triển bền vững. Giáo dục ñạo ñức môi trường nhằm hình thành các chuẩn mực hành vi ñạo ñức môi trường, thể hiện ở thái ñộ và hành vi ứng xử tích cực ñối với các vấn ñề môi trường cụ thể, xây dựng tình yêu thiên nhiên, cách sống thân thiện với môi trường, bồi dưỡng lòng yêu thương con người, bảo ñảm sự hài hòa giữa quyền lợi của chính mình với quyền lợi của người khác và cộng ñồng. Giáo dục ñạo ñức môi trường tuy không phải là một môn học ñộc lập ở cấp học phổ thông hay là một học phần ở cấp cao ñẳng, ñại học và sau ñại học mà thông qua các kiến thức về môi trường ñược lồng ghép, khai thác từ các chương trình học mà hình thành nên thái ñộ và hành vi có tính chuẩn mực của người học ñối với môi 100
- Nghiên cứu khoa học và ñổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy ñịa lý trường. Cách làm này ñã ñược triển khai rộng rãi từ Dự án Giáo dục môi trường trong trường phổ thông Việt Nam VIE98/018 của Bộ Giáo dục và ðào tạo. Tuy nhiên, ñể phát triển bền vững thì cách làm tốt hơn cả là hãy giáo dục ñạo ñức môi trường cho các giáo sinh trong các trường Sư phạm vì chính họ sẽ là những người sẽ tiếp tục ñạo tạo thế hệ trẻ của ñất nước. Nếu chúng ta hình thành ñược những chuẩn mực về ñạo ñức môi trường từ các giáo sinh thì số người ñược tiếp tục giáo dục về ñạo ñức môi trường sẽ là cấp số nhân, ñó là những người ñang trong quá trình phát triển thái ñộ và hành vi, tương lai của ñất nước phụ thuộc vào sự phát triển của những con người này. Trong pha 2 của Dự án Giáo dục môi trường trong trường phổ thông Việt Nam ñã xác ñịnh 9 trường Sư phạm trọng ñiểm về Giáo dục môi trường, các trường này ñã, ñang và sẽ tiếp tục thiết kế các chương trình giáo dục môi trường, trong ñó làm nổi bật nội dung giáo dục ñạo ñức môi trường. Giáo dục ñạo ñức môi trường có thể thông qua các kiến thức chuyên ngành, các kiến thức về môi trường trong các giáo trình giáo dục môi trường cho một số khoa có liên quan như khoa ðịa, khoa Sinh - Kỹ thuật nông nghiệp, khoa Hóa, khoa Tâm lý giáo dục....ñể hình thành nhận thức, thái ñộ và hành vi tích cực ñối với môi trường. Giáo dục ñạo ñức môi trường cũng có thể thông qua các hoạt ñộng ngoài giờ lên lớp như: các hoạt ñộng ñoàn thể (văn nghệ, olympic, thời trang, vẽ, ...) thực ñịa và tình nguyện ñể giúp giáo sinh có những hành vi thân thiện với môi trường và từ ñó biết cách giải quyết những vấn ñề môi trường một cách có ñạo ñức nhất. Trường ðại học Sư phạm Hà Nội, ñặc biệt là Khoa ðịa lý là một trong những khoa ñi ñầu về công tác giáo dục ñạo ñức môi trường cho các giáo sinh và ñã ñạt ñược các kết quả nhất ñịnh. Trong các chương trình bồi dưỡng hè hàng năm cho các giáo viên phổ thông, khoa ðịa lý ñã không ngừng nâng cao và ñổi mới những nội dung về giáo dục ñạo ñức môi trường ñể từ ñó có sức lan tỏa về giáo dục ñến các ñối tượng là học sinh phổ thông ở các tỉnh, thành phố trong cả nước. III. KẾT LUẬN Giáo dục ñạo ñức môi trường trong các trường Sư phạm trong giai ñoạn mới, giai ñoạn giáo dục vì sự phát triển bền vững sẽ có những chuyển biến nhất ñịnh, ñiều ñó sẽ giúp cho những thế hệ sau này có ñược một môi trường sống an toàn và bền vững hơn. Con người sẽ ñối xử với môi trường một cách thân thiện và sẽ trở thành một thói quen, một hành ñộng tốt. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Các hướng dẫn chung về Giáo dục môi trường dành cho người ñào tạo giáo viên phổ thông trung học. Bộ GD và ðT, UNDP/DANIDA, 1998. [2]. ðịnh hướng Chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam (Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam). 101
- Khoa ðịa lý - 50 năm xây dựng và phát triển [3]. Vũ Thị Hằng. Tập bài giảng ðạo ñức môi trường cho Khóa học Quốc gia về GDMT. Dự án VIE/98/018, 2002. [4]. Hồ Sỹ Quý. ðạo ñức môi trường: ñưa yêu cầu bảo vệ môi trường thành tiêu chí ñánh giá ñạo ñức. Hội nghị môi trường toàn quốc 2005. [5]. Readings in Environmental Ethics. Strathclyde University - Scottland. TÓM TẮT Trong một thời gian dài con người ñã tác ñộng vào thế giới tự nhiên bằng mọi giá ñã làm cho môi trường sống bị biến ñổi theo chiều xấu. Vì thế, việc giáo dục ñạo ñức môi trường trong các trường Sư phạm là một trong những việc làm cụ thể ñể hình thành thái ñộ, hành vi thân thiện với môi trường, hoàn thiện nhân cách cho thế hệ trẻ nhằm ñạt ñược một trong những mục tiêu phát triển bền vững mà Chính phủ ñã xác ñịnh trong thế kỷ XXI. SUMMARY ENVIRONMENTAL ETHIC EDUCATION IN UNIVERSITIES OF EDUCATION FOR SUSTAINABLE DEVELOPMENT VU THI HANG For long time, humankind has impacted to natural world by any cost and caused our environment change very badly. Therefore, environmental ethic education in universities of education is an action for shaping a right attitude and friendly behaviour to environment and perfecting the personality in young generation in order to obtain one of the aims for sustainable development which determined in 21st century by our government. 102
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Kỷ yếu hội thảo: Giáo dục đạo đức cho sinh viên trong các trường Cao đẳng, Đại học Việt Nam
263 p | 250 | 67
-
Thực trạng giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên sư phạm trường đại học Hồng Đức
12 p | 157 | 12
-
Tích cực đổi mới phương pháp giáo dục đạo đức cho sinh viên trường Đại học Hồng Đức hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh
11 p | 117 | 10
-
Nghiên cứu bước đầu về mục tiêu, nội dung, biện pháp và các hình thức giáo dục bảo vệ môi trường biển, đảo cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non
5 p | 63 | 5
-
Tìm hiểu Giáo dục đạo đức phật giáo trong trường học và xã hội: Phần 1
415 p | 8 | 5
-
Vai trò của gia đình trong việc giáo dục đạo đức cho sinh viên hiện nay
4 p | 15 | 4
-
Tăng cường giáo dục đạo đức môi trường cho học sinh
7 p | 37 | 4
-
Nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên các trường nghệ thuật hiện nay
6 p | 61 | 3
-
Thực trạng giáo dục đạo đức trong thực hiện quy tắc ứng xử cho sinh viên trường Đại học Tân Trào
8 p | 6 | 3
-
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả quản lí công tác giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường tiểu học huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh
4 p | 125 | 3
-
Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục đạo đức cho sinh viên
3 p | 24 | 3
-
Sự cần thiết và giải pháp tăng cường mối liên hệ giữa gia đình nhà trường xã hội với vấn đề giáo dục đạo đức cho sinh viên trong giai đoạn hiện nay
6 p | 69 | 2
-
Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục đạo đức trong nhà trường phổ thông
7 p | 46 | 2
-
Đổi mới giáo dục đạo đức trong chương trình môn Giáo dục công dân và những yêu cầu đặt ra đối với giáo viên môn học ở trường phổ thông
8 p | 88 | 2
-
Giáo dục đạo đức cho sinh viên trong nền kinh tế thị trường
4 p | 61 | 1
-
Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường tiểu học tỉnh Bình Dương
6 p | 1 | 1
-
Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học ở vùng Đông thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam
6 p | 2 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn