Giáo dục định hướng giá trị nghề cho sinh viên ngành Công tác xã hội trong bối cảnh hiện nay
lượt xem 2
download
Trên cơ sở tìm hiểu thực trạng và nguyên nhân của vấn đề này, bài viết "Giáo dục định hướng giá trị nghề cho sinh viên ngành Công tác xã hội trong bối cảnh hiện nay" đề xuất một số giải pháp giáo dục định hướng giá trị nghề cho sinh viên ngành Công tác xã hội hiện nay. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo dục định hướng giá trị nghề cho sinh viên ngành Công tác xã hội trong bối cảnh hiện nay
- Kỷ yếu Hội thảo khoa học Quốc tế năm 2023: HƯỚNG NGHIỆP, KHỞI NGHIỆP TRONG THỜI ĐẠI SỐ - GIẢI PHÁP CHO GIÁO DỤC VIỆT NAM Bùi Anh Sơn GIÁO DỤC ĐỊNH HƯỚNG GIÁ TRỊ NGHỀ CHO SINH VIÊN NGÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY Bùi Anh Sơn(*) Tóm tắt: Để có việc làm đúng với chuyên môn, đúng với ngành đào tạo sau khi tốt nghiệp là một trong những vấn đề trăn trở, lo lắng, nan giải và ảnh hưởng đến tâm lý của sinh viên (SV) nói chung và SV ngành Công tác xã hội (CTXH) nói riêng khi còn ngồi trên ghế giảng đường. Định hướng giá trị nghề CTXH là một hoạt động quan trọng nhằm nâng cao phẩm chất, nhân cách của người làm nghề CTXH. Chất lượng của đội ngũ làm nghề CTXH sau khi ra trường phụ thuộc nhiều vào định hướng giá trị nghề nghiệp của họ trong quá trình học tập, nghiên cứu ở trường đại học. Tuy nhiên, hiện nay, nhiều SV ngành CTXH chưa có định hướng giá trị nghề nghiệp đúng đắn và chưa có ý thức tự rèn luyện nâng cao năng lực chuyên môn, kỹ năng cũng như phẩm chất nghề nghiệp. Điều này dẫn đến cơ hội nghề nghiệp của sinh viên bị ảnh hưởng và chất lượng nguồn nhân lực vì thế cũng chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn. Trên cơ sở tìm hiểu thực trạng và nguyên nhân của vấn đề này, bài viết đề xuất một số giải pháp giáo dục định hướng giá trị nghề (ĐHGTN) cho SV ngành CTXH hiện nay. Từ khóa: Định hướng giá trị nghề, nghề công tác xã hội, sinh viên. TEACHING VALUE-BASED CAREER ORIENTATION TO SOCIAL WORK STUDENTS IN THE CURRENT CONTEXT Abstract Finding a job that matches the expertise and field of study after graduation is one of the concerning, distressing, and challenging issues that affect the psychology of students in general and social work students in particular while they are still at university. Value-based career orientation in social work is an essential activity aimed at enhancing social workers’ quality and personality. Social work (*) ThS., Trường Đại học Lao động - Xã hội (Cơ sở 2). 448
- BÙI ANH SƠN students’ quality, after graduation, depends significantly on their value- based career orientation while still at university. However, many social work students lack proper value-based career orientation and awareness of self-improvement in terms of professional skills and ethical standards, which affects their career opportunities and practical requirements are not met. Based on an analysis of the current situation and the causes of this issue, the article proposes solutions for teaching value-based career orientation to Social Work students today. Keywords: Value-based career orientation, social work, students. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Thời gian gần đây giáo dục hướng nghiệp ở Việt Nam đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu với các cách tiếp cận khác nhau. Điều đó tạo nên một giai đoạn mới với sự đa dạng trong nghiên cứu khoa học hướng nghiệp ở Việt Nam. Những nhà khoa học đi tiên phong trong lĩnh vực này như GS. Phạm Tất Dong, GS. Nguyễn Văn Hộ, GS Phạm Huy Thụ, PGS. Đặng Danh Ánh,… và một số các tác giả khác, với các công trình nghiên cứu chuyên sâu về nhiều khía cạnh và lĩnh vực khác nhau của hướng nghiệp (Đặng Danh Ánh, 2010), (Đặng Danh Ánh, Phạm Đức Quang (Chủ biên), 1986), (Phạm Tất Dong, 1989). Theo số liệu điều tra của Sở Lao động - Thương binh - Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh cho biết: chỉ khoảng 30% học sinh, sinh viên tốt nghiệp có ý định làm việc lâu dài, trong khi 30% muốn tìm việc làm khác vì không phù hợp với khả năng, nguyện vọng và 40% chưa xác định mục tiêu nghề nghiệp (NN). Từ số liệu trên cho ta thấy được một phần những hạn chế trong sự nghiệp giáo dục, đào tạo của các trường hiện nay, đặc biệt là giáo dục nghề nghiệp (Quang Ngọc, 2008, tr.8). Tại hội thảo khoa học “Giải pháp gắn kết giữa đào tạo với thị trường lao động ở Việt Nam” do Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức. Hội thảo nằm trong dự án Nghiên cứu chính sách hợp tác với Quỹ Rosa - Luxemburg của Cộng hòa Liên bang Đức công bố: trong số gần 3.000 SV đã tốt nghiệp được hỏi, có 70% SV trả lời “đã nghĩ tới công việc nhưng chưa chắc chắn và không có nhiều thông tin về hệ thống nghề nghiệp”. Hội thảo còn cho thấy SV thất nghiệp là do thiếu ĐHGTN, do chưa có ý định tự trau dồi NN và không hình dung đúng đắn về NN trong tương lai. Điều này cho thấy, công tác ĐHGTN cho SV đang bị bỏ quên. Nếu thực hiện công tác giáo dục NN và ĐHGTN hiệu quả thì đó chính là điều kiện giúp cho mỗi cá nhân SV phát huy được tối đa phẩm chất, năng lực của bản 449
- Kỷ yếu Hội thảo khoa học Quốc tế năm 2023: HƯỚNG NGHIỆP, KHỞI NGHIỆP TRONG THỜI ĐẠI SỐ - GIẢI PHÁP CHO GIÁO DỤC VIỆT NAM thân trong học tập cũng như trong quá trình lao động sản xuất, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng tốt yêu cầu của xã hội trong sự nghiệp CNH - HĐH và thời kỳ hội nhập của đất nước (Nhiều tác giả, 2012). Công tác xã hội (CTXH) là ngành nghề có tính tương tác cao, đòi hỏi nhiều kỹ năng của người thực hiện. Trên thế giới, nghề CTXH đã có từ lâu, được xã hội rất coi trọng. Còn ở Việt Nam thì đây là một lĩnh vực hoạt động mới xuất hiện. Từ năm 2010, thông qua Đề án 32 của Chính phủ thì CTXH cũng mới chính thức được công nhận là một nghề cụ thể. Tuy vậy, hiểu biết và nhận thức của xã hội về nghề này vẫn còn chưa được quan tâm đúng mức (Bùi Thị Xuân Mai, 2014). Mục tiêu chung của Đề án là “Phát triển CTXH trở thành một nghề ở Việt Nam. Nâng cao nhận thức của toàn xã hội về nghề CTXH; xây dựng đội ngũ cán bộ, viên chức, nhân viên và cộng tác viên CTXH đủ về số lượng, đạt yêu cầu về chất lượng gắn với phát triển hệ thống cơ sở cung cấp dịch vụ CTXH tại các cấp, góp phần xây dựng hệ thống an sinh xã hội tiên tiến” (Nguyễn Ngọc Minh, 2015). Để ngành nghề CTXH phát triển và có nguồn nhân lực chất lượng với số lượng lớn, người làm nghề CTXH cần phải có ý thức cao về trách nhiệm và nghĩa vụ của mình, phải có niềm đam mê, khát vọng cống hiến và lí tưởng nghề nghiệp cao đẹp. Chính vì vậy, giáo dục ĐHGTN cho SV ngành CTXH trong quá trình đào tạo ở bậc đại học có ý nghĩa hết sức quan trọng, giúp họ có định hướng giá trị nghề nghiệp đúng đắn, tích cực trong học tập, rèn luyện, tạo tâm thế vững vàng và sẵn sàng bước vào thị trường lao động nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp ra trường. Góp phần quan trọng để bảo đảm an sinh, công bằng, tạo ra nền tảng ổn định cho phát triển kinh tế - xã hội. II. NỘI DUNG 2.1. Thực trạng giáo dục định hướng giá trị nghề cho sinh viên ngành Công tác xã hội hiện nay 2.1.1. Đối tượng, phạm vi và cách thức khảo sát Tìm hiểu thực trạng định hướng giá trị nghề của SV chuyên ngành CTXH, chúng tôi khảo sát tại một số trường đại học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Công cụ nghiên cứu là bảng hỏi được thiết kế dành cho các nhóm khách thể là SV chuyên ngành CTXH, giảng viên, các nhà giáo dục đang công tác trong lĩnh vực ngành CTXH. Để xem xét sự phù hợp của bộ công cụ, chúng tôi tiến hành thử nghiệm bộ công cụ bằng cách khảo sát thử bảng hỏi và phỏng vấn sâu: Bảng hỏi sau khi thiết kế và 450
- BÙI ANH SƠN chỉnh sửa, trước khi đưa ra khảo sát chính thức thì được đưa ra thăm dò ý kiến của 100 sinh viên chia đều ở các trường được điều tra. Đồng thời, phỏng vấn sâu 5 sinh viên để đánh giá các câu hỏi. Sau khi thu bảng hỏi mở, người nghiên cứu đọc, phân loại các câu trả lời trong từng vấn đề theo phương pháp phân tích nội dung. Từ kết quả cụ thể đó, kết hợp với xin ý kiến từ các giáo viên, các nhà giáo dục đang công tác trong ngành CTXH, tiến hành xây dựng bảng hỏi chính thức cho SV, có hướng dẫn cách trả lời rõ ràng, chi tiết cho từng câu hỏi. Tiến hành phát phiếu điều tra chính thức tổng số sinh viên chuyên ngành CTXH năm thứ nhất (khóa 2023 - 2027) và năm thứ ba (khóa 2020 - 2024) hệ chính quy hiện đang theo học tại trường Đại học Lao động - Xã hội (CSII) và trường Đại học Khoa học - Xã hội & Nhân văn TP. HCM (tính đến thời điểm tháng 9/2023) là 273 sinh viên. Tuy nhiên, do tác động của một số yếu tố khách quan không mong muốn nên không thu phiếu được toàn bộ. Số phiếu phát ra là 265, số phiếu thu về là 254. Sau khi kiểm tra, có 25 phiếu không hoàn chỉnh nên bị loại, kết quả cuối cùng được 229 phiếu hợp lệ. Trong nghiên cứu này sử dụng công thức của Slovin (1960) để kiểm tra lại việc chọn mẫu tối ưu. Công thức chọn mẫu như sau: n = N/ (1+N x e2) Trong đó: n: Quy mô mẫu lựa chọn; N: Tổng thể dân số; + e: Mức sai lệch mong muốn (với mức ý nghĩa 95%; e = 0,05). Theo công thức của Slovin ta tính được quy mô mẫu cần chọn là 176 SV. Như vậy, 229 phiếu thu được từ cuộc khảo sát đạt trên mức quy mô mẫu tối ưu, có thể dùng làm đại diện nghiên cứu. Do đó, kích thước mẫu cuối cùng để xử lý là 229. Trong đó, cơ cấu khách thể nghiên cứu được thể hiện ở bảng 2.1. như sau: Bảng 2.1. Cơ cấu khách thể nghiên cứu KHXHNV TP.HCM ĐH LĐXH CS2 Tổng N Tỷ lệ % N Tỷ lệ % N Tỉ lệ % Năm 1 75 56,0 56 58,9 131 57,2 Năm thứ Năm 3 59 44,0 39 41,1 98 42,8 Nam 24 17,9 25 26,3 49 21,4 Giới tính Nữ 110 82,1 70 73,7 180 78,6 Tỉnh 108 80,6 64 67,4 172 75,1 Hộ khẩu TP.HCM 26 19,4 31 32,6 57 24,9 Tổng 134 100,0 95 100,0 229 100,0 Mẫu nghiên cứu gồm có 229 SV chuyên ngành CTXH, bao gồm 134 SV Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TPHCM và 95 SV trường Đại học Lao động - Xã hội (CSII). Trong 229 phiếu, xét theo giới tính gồm có 49 SV nam, 451
- Kỷ yếu Hội thảo khoa học Quốc tế năm 2023: HƯỚNG NGHIỆP, KHỞI NGHIỆP TRONG THỜI ĐẠI SỐ - GIẢI PHÁP CHO GIÁO DỤC VIỆT NAM 180 SV nữ; xét theo năm thứ gồm có 131 SV năm thứ nhất, 98 SV năm thứ ba; xét theo hộ khẩu gồm có 57 SV cư ngụ tại Thành phố Hồ Chí Minh và 172 SV đến từ các tỉnh thành khác trên cả nước. 2.1.2. Kết quả khảo sát 2.1.2.1. Lí do sinh viên thi tuyển và chọn học chuyên ngành CTXH của sinh viên Để tìm hiểu lý do SV lựa chọn chuyên ngành CTXH, tác giả khái quát thành 16 lý do cơ bản. Kết quả thể hiện ở bảng 2.2 như sau: Bảng 2.2. Kết quả khảo sát lí do thi tuyển và chọn học chuyên ngành CTXH LÍ DO THI TUYỂN VÀ CHỌN HỌC CHUYÊN NGÀNH CTXH N % TB Yêu thích, đam mê ngành học 107 46,7 1 Muốn khám phá, thay đổi bản thân và người khác 89 38,9 2 Phù hợp với sở thích, năng lực và nhu cầu của bản thân 85 37,1 3 Muốn giúp những người yếu thế trong xã hội 75 32,8 4 Ngành hay, có tiềm năng 62 27,1 5 Phù hợp với nhu cầu thực tế, ngành đang được xã hội ưa chuộng 54 23,6 6 Thần tượng người thành công trong ngành 52 22,7 7 Điểm chuẩn vừa sức, dễ đậu 46 20,1 8 Tò mò vì ngành lạ 32 14,0 9 Ngẫu nhiên theo cảm tính 26 11,4 10 Gia đình, thầy cô, bạn bè định hướng, khuyến khích 19 8,3 11 Muốn có bằng đại học 12 5,2 12 Không còn lựa chọn nào khác 11 4,8 13 Hấp dẫn bởi uy tín, tiếng tăm, sự tuyên truyền của ngành 11 4,8 13 Phù hợp với điều kiện sức khỏe, tâm lý 5 2,2 15 Truyền thống gia đình 1 0,4 16 Kết quả bảng 2.2. cho thấy lí do SV năm nhất và năm thứ ba đến với chuyên ngành CTXH ở TP.HCM được xếp theo thứ bậc như sau: lí do “Yêu thích, đam mê ngành học” chiếm vị trí cao nhất (xếp bậc 1/16), bao gồm 107 lần lựa chọn, (chiếm 46,7%) trên tổng số lựa chọn. Kế đó là lí do “Muốn khám phá, thay đổi bản thân và người khác” xếp vị trí thứ 2, (chiếm 38,9%). Và xếp vị trí thứ 3, (chiếm 37,1%) là lí do “Phù hợp với sở thích, năng lực và nhu cầu của bản thân”. Qua đó cho thấy SV bước đầu đã có mục tiêu cụ thể và rất coi trọng ngành học. Như vậy, những lí do ở trên tuy đơn giản nhưng nói lên những suy nghĩ tích cực, nghiêm túc của sinh viên về ngành học và nghề nghiệp của bản thân. Họ nhìn nhận vấn đề ở cả hiện tại và tương lai, dựa trên những nhu cầu thực tại của chính bản thân họ và yêu cầu của xã hội. Bên cạnh ba lí do cao nhất thúc đẩy SV đến với chuyên ngành CTXH thì lí do “Muốn giúp những người yếu thế trong xã hội” cũng được đông đảo SV lựa chọn, xếp 452
- BÙI ANH SƠN vị trí thứ 4 (chiếm 32,8%). Khi đề cập đến lí do này, các SV thể hiện cả những hoàn cảnh, tâm tư của bản thân họ. Có thể nói học tập hay làm bất cứ việc gì thì cũng cần phải xác định được mục đích, từ đó mới có niềm vui, hứng thú để duy trì và phát triển nghề. Kết quả ở bảng 2.8. cũng cho thấy ba lí do được SV lựa chọn ở mức thấp nhất là: “Không còn lựa chọn nào khác”, “Hấp dẫn bởi uy tín, tiếng tăm, sự tuyên truyền của ngành” (4,8%), “Phù hợp với điều kiện sức khỏe, tâm lý” (2,2%) và “Truyền thống gia đình” (0,4%). Tuy tỷ lệ này không cao nhưng cũng là vấn đề đáng phải lưu ý vì nó cho thấy vẫn có SV học tập chuyên ngành CTXH mà không có mục đích cụ thể. Nguyên nhân một phần là do, hiện nay ở TPHCM ngoài một số trường có thâm niên lâu năm được đánh giá chất lượng cao trong đào tạo chuyên ngành CTXH như: Đại học Sư phạm, Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Lao động Xã hội (Cơ sở 2), đã xuất hiện thêm một số trường chính thức tuyển sinh đào tạo cử nhân CTXH như: Trường Đại học Mở, Trường Đại học Văn Lang… cũng đào tạo ngành CTXH. Điều này góp phần quảng bá rộng rãi hình ảnh ngành CTXH đến với nhiều người hơn, đặc biệt làm phong phú thêm môi trường học tập ngành CTXH để SV có thêm cơ hội lựa chọn học tập và phát triển. Tuy nhiên, việc quảng cáo rầm rộ, đôi khi thổi phồng quá mức về cơ hội ngành học và nghề nghiệp CTXH trên các diễn đàn tư vấn nghề nghiệp và trên các trang web hướng nghiệp của các cơ quan, đơn vị ngoài ngành, dễ gây nên sự hiểu nhầm, ảo tưởng về ngành và nghề cho các SV. Tóm lại, lí do để SV đăng ký thi tuyển và chọn học chuyên ngành CTXH ở TPHCM là rất nhiều. Trong đó phần lớn là vì SV yêu thích, đam mê ngành, nghề CTXH nên đến với ngành để khám phá, để giúp đỡ những người xung quanh. Ngoài ra cũng có 1 số SV học tập chuyên ngành CTXH mà không có mục đích cụ thể. Với những lí do trên, thiết nghĩ nhà trường cần phải có biện pháp sàng lọc lại đối tượng và đẩy mạnh công tác giáo dục định hướng giá trị nghề nhằm kích thích động cơ, hứng thú học tập để SV có cơ hội nhìn nhận lại lựa chọn của mình và sớm hình thành mục đích đúng đắn, tích cực hơn trong quá trình học tập, tìm hiểu, duy trì, phát triển ngành và nghề CTXH. 2.1.2.2. Biểu hiện nhận thức về định hướng giá trị nghề của sinh viên Bảng 2.3. Nhận thức của SV về cơ hội phát triển nghề nghiệp Ý kiến Tần số Tỷ lệ % ĐTB ĐLC Không có tiềm năng 0 0,0 2,81 0,391 Tiềm năng ít 43 18,8 453
- Kỷ yếu Hội thảo khoa học Quốc tế năm 2023: HƯỚNG NGHIỆP, KHỞI NGHIỆP TRONG THỜI ĐẠI SỐ - GIẢI PHÁP CHO GIÁO DỤC VIỆT NAM Rất có tiềm năng 186 81,2 Tổng 229 100,0 Để tìm hiểu nhận định của SV về cơ hội nghề nghiệp và cơ hội phát triển ngành CTXH trong tương lai, người nghiên cứu sử dụng thang đo 3 mức độ từ không có tiềm năng, tiềm năng ít đến rất có tiềm năng để khảo sát trên toàn mẫu. Kết quả thu được thể hiện ở bảng 2.3. cho thấy, ý kiến cho rằng CTXH là ngành “Rất có tiềm năng” để phát triển nghề nghiệp trong tương lai được SV lựa chọn với tỉ lệ cao nhất (chiếm 81,2%), số còn lại được lựa chọn với tỉ lệ cao thứ hai là ý kiến cho rằng CTXH là ngành có “Tiềm năng ít” (chiếm 18,8%). Điều đặc biệt là kết quả thống kê cho thấy không có ý kiến nào cho rằng CTXH là ngành “Không có tiềm năng”. Điều này chứng tỏ SV đánh giá rất cao ngành và nghề nghiệp mình chọn học. Ở họ có sự kỳ vọng, tin tưởng rất lớn vào tương lai của mình với nghề CTXH. Sự kỳ vọng và tin tưởng này là do tác động bởi sự phát triển và truyền bá rộng rãi nghề CTXH qua các phương tiện thông tin đại chúng trong thời gian qua. Bảng 2.4. Nhận thức của sinh viên về vai trò và ý nghĩa của hoạt động định hướng giá trị nghề Nhận định Tần số Tỷ lệ % ĐTB ĐLC Không quan trọng 4 1,7 Ít quan trọng 6 2,6 Phân vân 26 11,4 4,12 0,839 Quan trọng 115 50,2 Rất quan trọng 78 34,1 Tổng 229 100,0 Sử dụng thang 5 mức độ từ Không quan trọng, Ít quan trọng, Phân vân, quan trọng đến rất quan trọng khảo sát trên toàn mẫu, kết quả nhận thức về vai trò, ý nghĩa của hoạt động ĐHGTN thể hiện ở bảng 2.17. Với điểm TB chung là 4,12 cho thấy SV đánh giá vai trò, ý nghĩa của hoạt động ĐHGTN ở mức quan trọng (chiếm 50,2%) tổng số lựa chọn. Ở mức rất quan trọng cũng được SV lựa chọn với tỉ lệ cao (chiếm 34,1%). Như vậy, kết quả chung cho thấy một điều rất đáng trân trọng, đó là SV đã bước đầu nhận thức đúng đắn vai trò, ý nghĩa của hoạt động ĐHGTN. Đó sẽ là một trong những động lực thúc đẩy SV ngày càng chủ động hơn, tích cực hơn trong quá trình học tập, rèn luyện, phát triển bản thân và nghề nghiệp. SV chịu sự tác động từ những hệ lụy tiêu cực của xã hội: quá xem trọng bằng cấp, các mối quan hệ và tiền tài nên nhận thức cũng có phần lệch lạc và phát triển theo xu hướng tiêu cực. Dù chỉ có một số ít SV đánh giá vai trò và ý nghĩa của hoạt động 454
- BÙI ANH SƠN ĐHGTN ở mức không quan trọng (chiếm 1,7%), và ít quan trọng (chiếm 2,6%) nhưng đó là một trong những vấn đề đáng quan tâm mà nhà trường và các cơ quan ban ngành liên quan cần phải có biện pháp tích cực hơn trong công tác giáo dục để điều chỉnh nhận thức của SV cho phù hợp. 2.2. Một số biện pháp nâng cao hiệu quả định hướng giá trị nghề cho sinh viên ngành Công tác xã hội hiện nay Để nâng cao chất lượng đào tạo và đặc biệt là hiệu quả định hướng giá trị nghề nói riêng và năng lực nghề nghiệp cho sinh viên nói chung, các cơ sở đào tạo và bản thân sinh viên cần có những thay đổi. 2.2.1. Các biện pháp thuộc về nhà trường Biện pháp 1. Tổ chức chia sẻ về ngành học và giao lưu kinh nghiệm nghề nghiệp thực tế cho SV các khóa với SV năm nhất Ngay từ năm đầu tiên của bậc đào tạo, nhà trường nên tiến hành việc sàng lọc sơ bộ những đối tượng SV chọn học chuyên ngành CTXH. Tiếp theo đó, Trường cũng nên thường xuyên tổ chức các buổi giao lưu, chia sẻ về ngành học và kinh nghiệm nghề thực tế cho SV các khóa (SV đang học và các khóa SV đã ra trường đi làm) với SV năm nhất. Nhà trường có thể tiến hành thường xuyên với các hình thức như: Tổ chức các buổi giao lưu giữa SV còn học chương trình đại cương với SV đã vào chuyên ngành để SV có thêm thông tin về ngành học, về môi trường học tập, có thêm động lực và củng cố niềm tin, sự yêu thích và quyết tâm rèn luyện chuyên môn nghề nghiệp. Kết hợp giao lưu, chia sẻ nghề nghiệp với SV trong những ngày lễ, kỷ niệm hoặc họp mặt của Khoa, tăng thêm tình cảm, sự gắn bó giữa các thành viên trong Khoa với nhau, giữa SV các khóa với nhau, giữa giảng viên với SV… Sau mỗi học kỳ của năm học nên thực hiện khảo sát mức độ yêu thích ngành học và nghề nghiệp CTXH, cũng như khảo sát về mức độ tri thức, kỹ năng và phẩm chất nghề nghiệp của SV. Từ đó, theo dõi sự thay đổi của SV qua các thời kỳ để có cách tác động phù hợp, kịp thời. Ngoài ra, nhà trường cũng nên tạo lập, xây dựng mối quan hệ bền vững, gắn bó với các tổ chức, cơ quan, đơn vị có nhu cầu tuyển dụng SV chuyên ngành CTXH. Biện pháp 2. Tổ chức các câu lạc bộ nghề nghiệp tại trường Trải qua quá trình đào tạo những kiến thức đại cương, chương trình đào tạo bắt đầu đi sâu hơn vào những kiến thức chuyên môn về nghề nghiệp. Ở SV đã sớm có được định hướng ban đầu về nghề nghiệp cụ thể mà mình yêu thích. Với mong muốn 455
- Kỷ yếu Hội thảo khoa học Quốc tế năm 2023: HƯỚNG NGHIỆP, KHỞI NGHIỆP TRONG THỜI ĐẠI SỐ - GIẢI PHÁP CHO GIÁO DỤC VIỆT NAM đó, SV ra sức phấn đấu học tập, để chiếm lĩnh kiến thức chuyên môn nhằm đạt được kết quả cao nhất với nghề nghiệp đã chọn. Nắm bắt xu hướng phát triển của SV chuyên ngành CTXH trong giai đoạn quan trọng này, đại diện cho Trường là Khoa CTXH nên tổ chức các câu lạc bộ nghề nghiệp tại trường. Đây sẽ là những câu lạc bộ được tổ chức nhằm tạo điều kiện và môi trường học tập, giao lưu lành mạnh để SV trao đổi kiến thức, kinh nghiệm nghề nghiệp, các kỹ năng sống, kỹ năng nghề nghiệp… Đồng thời, biện pháp này cũng góp phần hình thành, giáo dục và phát triển toàn diện phẩm chất, năng lực nghề nghiệp cho SV. Giúp SV không ngừng học tập, rèn luyện bổ sung thêm kiến thức, vốn sống và chuẩn bị tốt tâm thế cho nghề nghiệp trong tương lai. 2.2.2. Các biện pháp thuộc về giảng viên Biện pháp 3. Quan tâm và giúp đỡ SV hình thành động cơ, thái độ đúng đắn, củng cố và xác định nhu cầu, sở thích của SV khi ĐHGTN Mục đích học tập, rèn luyện và chọn lựa nghề nghiệp không chỉ dừng lại ở việc giúp SV có công việc tốt, kiếm được thu nhập cao hay giúp nổi tiếng, tài giỏi, được mọi người tin tưởng, trọng vọng mà còn phải giúp SV biết cách vận dụng những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo của nghề nghiệp giải quyết những vấn đề trong cuộc sống ... Biện pháp 4. Giáo dục ý thức, tinh thần tự giác học tập, tự nghiên cứu, tự rèn luyện và tự tìm hiểu thông tin, yêu cầu về ngành học và nghề nghiệp cụ thể cho SV Biện pháp này không có nghĩa là chỉ dành thời gian cho việc ép buộc SV gò bó trong một không gian hẹp để học tập, đọc sách, tài liệu… Với điều kiện phát triển phong phú, đa dạng của công nghệ thông tin hiện nay, SV dễ dàng tự tìm kiếm và phát hiện ra những tri thức, kinh nghiệm quý báu trong quá trình giao tiếp, ứng xử, tiếp xúc với thế giới. Trong quá trình học tập, rèn luyện và ĐHGTN, những hoạt động này đòi hỏi SV phải chủ động tự mình thực hiện để chiếm lĩnh tri thức, thực hiện ước muốn, lựa chọn nghề nghiệp theo sở thích sao cho phù hợp nhất. Điều này không ai có thể làm giùm, hay thay thế cho SV được. Do đó, cần phải giáo dục ý thức, tinh thần tự giác học tập, tự nghiên cứu, tự rèn luyện, tự tìm hiểu thông tin, yêu cầu về ngành học và nghề nghiệp cụ thể cho mỗi SV. 2.2.3. Các biện pháp thuộc về sinh viên Biện pháp 5. Chủ động hình thành nhu cầu, niềm tin, lý tưởng, hứng thú nghề nghiệp Bất kỳ hoạt động nào muốn duy trì và phát triển bền lâu cũng cần phải có tình cảm, niềm tin, hứng thú vào hoạt động đó. Hoạt động ĐHGTN cũng vậy, do đó mỗi 456
- BÙI ANH SƠN SV cần chủ động hình thành nhu cầu, niềm tin, lý tưởng và hứng thú về nghề nghiệp đã chọn, bằng cách: Mỗi SV tự xây dựng cho mình niềm tin vào sự thành công trong nghề nghiệp, tự đặt ra những động cơ đúng đắn, lấy đó làm mục tiêu học tập, thực tập, rèn luyện chuyên môn cho những dự định tương lai của mình. Trong quá trình học tập, rèn luyện chuyên môn phải tìm cách tiếp cận nghề nghiệp, cọ xát thực tế; đi nhiều nơi, gặp nhiều người; thâm nhập vào cuộc sống… Biện pháp 6. Tích cực học tập nội dung chính thức ở trường, các khóa đào tạo thêm phù hợp với nhu cầu nghề nghiệp của bản thân Ở trường ĐH, học tập và ĐHGTN của SV là một quá trình nhận thức đặc biệt, trong đó SV đóng vai trò chủ thể của các hoạt động này. SV chỉ có thể hiểu sâu sắc những tài liệu chuyên môn về ngành học và biến nó thành giá trị riêng, nếu kiên trì và nỗ lực trong các hoạt động cụ thể như: Tích cực học tập, thực hành chuyên môn nghề nghiệp trên lớp, lắng nghe bài giảng của GV và ý kiến của bạn học trong lớp, mạnh dạn phát biểu xây dựng bài, ghi chép cẩn thận những vấn đề cốt lõi. Sau khi có được những kiến thức cần thiết, việc trau dồi kiến thức chuyên môn bằng cách tham gia những khóa học ngắn hạn chuyên sâu về nghề nghiệp, những câu lạc bộ nghề nghiệp ngoài trường học cũng như bổ sung các kỹ năng mềm như giao tiếp, làm việc nhóm, tư duy sáng tạo,… là rất cần thiết. Những hoạt động này sẽ giúp các SV năng động hơn, nhạy bén hơn để khi ra trường hòa mình vào công việc tốt hơn. 3. KẾT LUẬN ĐHGTN là sự lựa chọn chủ quan của cá nhân đối với các nghề nghiệp trong xã hội dựa trên hệ thống các giá trị, tính cách, năng lực, nguyện vọng, sở thích, hứng thú của cá nhân về nghề nghiệp nào đó, vừa là quá trình cá nhân ra quyết định dựa trên sự hiểu biết về nhu cầu nghề, về hệ thống phân công lao động trong xã hội, dưới sự tác động của hệ thống các biện pháp Tâm lý - Giáo dục phù hợp. Việc nghiên cứu thực trạng và nguyên nhân của vấn đề có ý nghĩa rất thiết thực, là cơ sở đề xuất những biện pháp để giáo dục định hướng giá trị nghề CTXH đúng đắn cho SV trong quá trình đào tạo. Thực hiện đồng bộ những biện pháp này sẽ góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nghề CTXH trong các trường đại học; kết quả đó sẽ tác động trở lại, là “công cụ” quyết định để bảo đảm an sinh, công bằng, góp phần tạo ra nền tảng ổn định cho phát triển kinh tế - xã hội, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập hiện nay. 457
- Kỷ yếu Hội thảo khoa học Quốc tế năm 2023: HƯỚNG NGHIỆP, KHỞI NGHIỆP TRONG THỜI ĐẠI SỐ - GIẢI PHÁP CHO GIÁO DỤC VIỆT NAM TÀI LIỆU THAM KHẢO Quang Ngọc. (2008). Bí quyết chọn nghề hợp năng lực, Dự án Giáo dục Đại học (2), Bộ GD&ĐT, Nhà tài trợ World Bank. NXB. Thanh niên. Nhiều tác giả. (2012). Các sản phẩm dự án hợp tác giữa trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội và Viện Rosa Luxemburg, CHLB Đức triển khai trong 10 năm. NXB. Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển chính sách. Bùi Thị Xuân Mai. (2014). Giáo trình nhập môn công tác xã hội. NXB. Lao động Xã hội. Nguyễn Ngọc Minh. (2015). Phát triển nghề công tác xã hội chuyên nghiệp: Giải pháp quan trọng thực hiện Hiến pháp về chính sách an sinh xã hội. Trung tâm Cung cấp dịch vụ công tác xã hội Hà Nội. Đặng Danh Ánh. (2010). Giáo dục hướng nghiệp ở Việt Nam. NXB. Văn hóa Thông tin, Hà Nội. Đặng Danh Ánh, Phạm Đức Quang (Chủ biên). (1986). Tuổi trẻ và nghề nghiệp Tập 1, Tổng cục dạy nghề, Viện Nghiên cứu khoa học dạy nghề, NXB. Công nhân kỹ thuật. Hà Nội. Phạm Tất Dong. (1989). Giúp bạn chọn nghề. NXB. Giáo dục, Hà Nội. 458
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Module bồi dưỡng thường xuyên THCS - Modul 36: Giáo dục giá trị sống cho học sinh THCS
52 p | 710 | 79
-
Định hướng giá trị cho sinh viên trường đại học trong giai đoạn hiện nay
5 p | 98 | 9
-
Những yếu tố ảnh hưởng đến định hướng giá trị nghề nghiệp sư phạm quân sự của giảng viên trẻ ở các trường sĩ quan quân đội hiện nay
4 p | 108 | 7
-
Một số biện pháp phát triển định hướng giá trị nghề nghiệp sư phạm quân sự cho giảng viên trẻ ở các trường sĩ quan quân đội
4 p | 61 | 6
-
Định hướng giá trị lối sống của sinh viên trường Đại học Phú Yên
10 p | 49 | 5
-
Tổ chức thực nghiệm biện pháp giáo dục định hướng giá trị gia đình cho sinh viên trường sư phạm
10 p | 44 | 5
-
Nhận thức và mức độ định hướng giá trị nhân cách của sinh viên Đại học Huế
7 p | 100 | 5
-
Một số yếu tố tác động đến định hướng giá trị nhân cách nghề nghiệp của sinh viên khoa Giáo dục mầm non trường Đại học Hồng Đức
3 p | 85 | 4
-
Định hướng giá trị chung của người Việt Nam – Mười bảy năm nhìn lại
10 p | 54 | 4
-
Tổng quan nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển định hướng giá trị nghề nghiệp của học sinh trung học phổ thông
5 p | 13 | 4
-
Vấn đề định hướng giá trị đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên hiện nay
5 p | 7 | 3
-
Đổi mới công tác giáo dục giá trị đạo đức cho sinh viên ở các trường cao đẳng - đại học hiện nay dựa vào quan điểm giáo dục định hướng phát triển năng lực
9 p | 5 | 3
-
Một số chỉ báo về định hướng giá trị của sinh viên các trường Đại học hiện nay
5 p | 34 | 3
-
Thực trạng định hướng giá trị của học viên Học viện Cảnh sát Nhân dân trong giai đoạn hiện nay
4 p | 58 | 3
-
Đề xuất các biện pháp giáo dục định hướng giá trị lối sống cho sinh viên trường Đại học Thể dục thể thao Đà Nẵng
7 p | 48 | 3
-
Các yếu tố ảnh hưởng đến định hướng giá trị nghề nghiệp của học sinh trung học phổ thông các tỉnh miền núi phía Bắc
4 p | 15 | 3
-
Định hướng giá trị nghề dạy học cho sinh viên khoa sư phạm trường Đại học Thủ đô Hà Nội
7 p | 5 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn