Giáo dục tài chính và nâng cao hiểu biết tài chính cho người dân - Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam
lượt xem 7
download
Mục tiêu của bài báo này là trình bày các đánh giá và tổng hợp các nghiên cứu trước đây về giáo dục tài chính, hiểu biết tài chính, vai trò của hiểu biết tài chính và giải pháp nâng cao hiểu biết tài chính cho người dân thông qua giáo dục tài chính ở các nước trên thế giới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo dục tài chính và nâng cao hiểu biết tài chính cho người dân - Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam
- Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” GIÁO DỤC TÀI CHÍNH VÀ NÂNG CAO HIỂU BIẾT TÀI CHÍNH CHO NGƯỜI DÂN - KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM ThS. Nguyễn Thị Phương Thảo TÓM TẮT Mục tiêu của bài báo này là trình bày các đánh giá và tổng hợp các nghiên cứu trước đây về giáo dục tài chính, hiểu biết tài chính, vai trò của hiểu biết tài chính và giải pháp nâng cao hiểu biết tài chính cho người dân thông qua giáo dục tài chính ở các nước trên thế giới. Trên cơ sở đó, cùng với việc nhận định thực trạng về hiểu biết tài chính của người dân Việt Nam để đưa ra các khuyến nghị phù hợp. Từ khoá: hiểu biết tài chính (HBTC), giáo dục tài chính (GDTC) ABSTRACT FINANCIAL EDUCATION AND ADVANCED FINANCIAL KNOWLEDGE FOR PEOPLE - INTERNATIONAL EXPERIENCE AND LESSONS FOR VIETNAM This paper presents the evaluation and synthesis of previous studies on financial education, financial literacy, the role of financial literacy and solutions to improve financial literacy for people through financial education in countries around the world. On that basis, together with the assessment of the current situation of financial knowledge of the Vietnamese people to make appropriate recommendations. Keywords: financial literacy, financial education 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Hiểu biết tài chính (HBTC) của người dân và các vấn đề liên quan trong thời gian gần đây đang được các quốc gia trên thế giới quan tâm và ngày càng nhiều các nghiên cứu được thực hiện. Ở tầm vĩ mô, HBTC được xem là một trụ cột quan trọng cần thiết trong việc giúp chính phủ ở các quốc gia đang phát triển xây dựng sự ổn định kinh tế trong tương lai, góp phần giảm nghèo và tăng trưởng kinh tế (Faboyede và cộng sự, 2015). Dưới góc nhìn vi mô, HBTC được xem là yếu tố trung gian giữa giáo dục tài chính (GDTC) và tình trạng tài chính của mỗi cá nhân, cụ thể hơn, khi được GDTC một cách khoa học, HBTC được nâng cao và kết quả cuối cùng là tình trạng tài chính cá nhân được cải thiện theo hướng lành mạnh và tốt hơn (Son và cộng sự, 2018). HBTC được đánh giá không chỉ là một kỹ năng sống không thể thiếu mà còn là một năng lực trí tuệ quan trọng trong quá trình phát triển của một cá nhân (Adrianna Kezar và Hannah Yang, 2010). Bên cạnh đó, sự bùng nổ và tiến bộ vượt bậc của công nghệ đã tạo ra một thị trường tài chính năng động, đa dạng về sản phẩm và nâng cao về chất lượng, là điều kiện để mọi tầng lớp thu nhập được tham gia và tiếp cận với các sản phẩm tài chính. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực của việc mở rộng thị trường tài chính bằng công nghệ, quản lý tài chính của người dân cũng gặp nhiều rủi ro và thách thức hơn khi phải đối mặt với rủi ro thị trường, bất cân xứng thông tin, lừa đảo, gian lận, …(Irni Johan và cộng sự, 2021). Tuy nhiên, với góc nhìn chi tiết hơn, một số nghiên cứu gần đây đã tìm ra những bằng chứng xác thực về việc các khoá học quản trị tài chính cá nhân dành cho nhóm đối tượng sinh viên chưa tốt nghiệp đại học chỉ có tác động lên việc nâng cao kiến thức tài chính nhưng lại không có tác động đáng kể về mặt thống kê đối với thái độ và hành vi tài chính (Irni Johan và cộng sự, 2021). Điều này không có nghĩa sẽ cắt giảm các khoá học về quản trị tài chính cho cá nhân nhưng cũng đặt ra 601
- Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” cho các nhà quản lý những khuyến nghị về việc thiết kế các chương trình GDTC một cách phù hợp nhằm nâng cao được tất cả các cấu phần của HBTC cá nhân. Tại Việt Nam, năm 2020, Quyết định số 149/QĐ-TTg đã được Thủ tướng Chính phủ ký ban hành phê duyệt Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Chiến lược tài chính toàn diện hướng đến một trong các mục tiêu chính là “nâng cao HBTC cho người dân và doanh nghiệp, đảm bảo mọi người dân và doanh nghiệp có kiến thức, kỹ năng, thái độ, hành vi ứng xử phù hợp trong lựa chọn và sử dụng các sản phẩm, dịch vụ tài chính, xây dựng cơ chế bảo vệ người tiêu dùng được cung cấp đầy đủ thông tin và đối xử công bằng.” Thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước với vai trò điều phối chung cho Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đã và đang thực hiện các nhiệm vụ của mình nhằm nâng cao HBTC của người dân. Tuy nhiên, để có thể đưa ra được chương trình hành động cụ thể nhằm nâng cao HBTC của người dân, cần phải có những nghiên cứu mang tầm quốc gia nhằm đo lường mức độ hiểu biết của người dân Việt Nam, thiết kế lộ trình cụ thể cho các nhóm đối tượng khác nhau. Do đó, bài nghiên cứu này được thực hiện nhằm tổng hợp những kinh nghiệm của các nước trên thế giới qua các bài nghiên cứu đã được công bố, trên cơ sở thực trạng của Việt Nam để đưa ra một số bài học cho Việt Nam về vấn đề này. 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở lý thuyết 2.1.1. Tài chính cá nhân Tài chính cá nhân là một thuật ngữ bao gồm việc quản lý tiền của cá nhân cũng như tiết kiệm và đầu tư. Nó bao gồm việc lập ngân sách, các dịch vụ liên quan đến ngân hàng, bảo hiểm, thế chấp, đầu tư, lập kế hoạch hưu trí, thuế và kế hoạch bất động sản. Thuật ngữ này thường đề cập đến toàn bộ ngành cung cấp dịch vụ tài chính cho các cá nhân và hộ gia đình và tư vấn cho họ về các cơ hội tài chính và đầu tư. 2.1.2. Giáo dục tài chính GDTC là “một quá trình trong đó người tiêu dùng/nhà đầu tư sẽ cải thiện hiểu biết về các sản phẩm tài chính, các khái niệm và rủi ro tài chính, dựa trên những thông tin, hướng dẫn và tư vấn khác. Thông qua đó, người được GDTC sẽ phát triển các kỹ năng, sự tự tin để nhận biết các rủi ro cũng như cơ hội tài chính, từ đó đưa ra các quyết định trên cơ sở đầy đủ thông tin, hoặc biết cách tìm kiếm sự giúp đỡ và hành động một cách hiệu quả nhằm cải thiện tình trạng tài chính của mình.” (OECD, 2005). 2.1.3. Hiểu biết về tài chính Trong những năm gần đây, định nghĩa về HBTC đã được các tổ chức và các nhà nghiên cứu trên thế giới định nghĩa ở nhiều khía cạnh khác nhau (Bảng 1). Việc nhận định và có những góc nhìn khác nhau về HBTC là khởi đầu cho những phân tích, đánh giá, đo lường và các giải pháp phù hợp cho vấn đề này. 602
- Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” Bảng 1: Các định nghĩa về hiểu biết tài chính Định nghĩa Nguồn - Delavende, A.; Là một loại vốn con người mà mỗi cá nhân có thể học được, Rohwedder, S.; Willis, J. tích luỹ được trong suốt cuộc đời của mình nhằm đưa ra các (2008) quyết định có ảnh hưởng đến khả năng quản lý hiệu quả doanh thu, chi phí và tiết kiệm. - Potrich, A.; Vieira, K.; Kirch, G. (2015) - PACFL (2008) Là khả năng sử dụng kiến thức và kỹ năng để quản lý các nguồn tài chính của một cá nhân một cách có hiệu quả nhằm - Hastings, J.; Madrian, đảm bảo an toàn tài chính suốt đời. B.; Skimmyhorn, W. (2012) Bao gồm kiến thức tài chính mà cá nhân có được, nhận thức về các vấn đề tài chính cũng như khả năng áp dụng kiến thức đó - Hung AA, Parker AM, cùng với kinh nghiệm tài chính cá nhân để đưa ra các quyết Yoong JK (2009) định tài chính cá nhân hay có những hành vi tài chính cá nhân - Orton, L. (2007) một cách lành mạnh. Là việc đo lường mức độ một cá nhân có thể hiểu và sử dụng thông tin liên quan đến tài chính cá nhân để đưa các quyết định Huston, Sandra J. (2009) tài chính. Là khả năng của mọi người trong việc xử lý thông tin kinh tế và Lusardi, Annamaria, and đưa ra các quyết định sáng suốt về lập kế hoạch tài chính, tích Olivia S. luỹ tài sản và lương hưu. Mitchell. (2014) - OECD/INFE. (2011) - OECD (2013) - OECD/INFE (2016) Là sự kết hợp của nhận thức, kiến thức, kỹ năng, thái độ và - Widdowson, D.; hành vi cần thiết để đưa ra quyết định tài chính đúng đắn trong Hailwood, K. (2007) bối cảnh tài chính nhất định, nhằm cải thiện phúc lợi tài chính của cá nhân và xã hội. - Atkinson, A.; Messy, F. (2012) - Robson, J. (2012) - Kempson, E. (2009) 2.1.4. Vai trò của hiểu biết về tài chính và giáo dục tài chính Trong những năm gần đây, sự phát triển của công nghệ trên khắp thế giới đã cho thấy sự bùng nổ của các dịch vụ tài chính về cả số lượng và chất lượng dịch vụ. Tuy nhiên, nguồn cung các dịch vụ tài chính dồi dào không đồng nghĩa với việc rút ngắn khoảng cách tiếp cận các dịch vụ này cho người dân. Bên cạnh đó, đại dịch Covid-19 đã đưa ra những bằng chứng xác thực về sự bấp bênh của vấn đề việc làm và sự không chắn chắn của tình hình tài chính không chỉ đối với cá nhân mà còn đối với cả nền kinh tế. Điều này làm nổi bật hơn nữa vai trò quan trọng của HBTC không chỉ đối với cá nhân mà còn đối với nền kinh tế nói chung (Łukasz Kurowski, 2021). Trong môi trường mà phạm vi và mức độ phức tạp của các sản phẩm và dịch vụ tài chính ngày càng tăng, những người HBTC sẽ có khả năng đưa ra các lựa chọn tài chính sáng suốt liên quan đến tiết kiệm, đầu tư, đi vay và hơn thế nữa (Huston, 2010; Agarwalla và cộng sự, 2013). Tăng cường HBTC đóng vai trò quan trọng đối với người dân trong việc đưa ra các quyết định 603
- Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” tốt hơn liên quan đến tài chính nhằm cải thiện phúc lợi (Hilgert và cộng sự, 2003; Lusardi, A và cộng sự, 2017). Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, các quyết định tài chính trong cuộc đời của một cá nhân phụ thuộc vào kiến thức và HBTC của cá nhân đó và ba quyết định tài chính cơ bản bao gồm tiết kiệm, trả nợ và tiêu dùng. Chất lượng của các quyết định tài chính đó phụ thuộc vào kiến thức, khả năng và thái độ tài chính của họ (Felipe và cộng sự, 2017). Nhiều nghiên cứu thực nghiệm cũng đã cho thấy mối liên hệ giữa HBTC và một số hành vi kinh tế. HBTC và kỹ năng quản lý tài chính hàng ngày có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, cụ thể, càng có nhiều vốn và càng hiểu biết về tài chính thì càng có nhiều khả năng tham gia vào thị trường tài chính và đầu tư vào cổ phiếu (Kimball và cộng sự, 2006; Christelis, Jappelli và Padula, 2010; van Rooij, Lusardi, và Alessie 2011; Yoong, 2011; Almenberg và Dreber, 2011; Arrondel, Debbich và Savignac, 2012). Nhóm người trẻ và người già thường có kiến thức tài chính thấp hơn nhóm người đang trong độ tuổi lao động và thường đưa ra những quyết định tài chính sai lầm. Bằng chứng từ sau cuộc khủng hoảng tài chính 2008 - 2009 ở Mỹ, những người cao tuổi là một trong những đối tượng dễ bị tổn thương và bị ảnh hưởng nặng nề bởi vấn đề gian lận và lừa đảo tài chính có xu hướng nhằm vào các đối tượng này, khi mà họ có ít kiến thức về tài chính nhưng lại có sự tích luỹ nhất định về tài sản (Agarwal, 2009). Những người có hiểu biết hơn về tài chính cũng có nhiều khả năng thực hiện kế hoạch nghỉ hưu hơn và những người lập kế hoạch cũng tích luỹ được nhiều tài sản hơn (Lusardi và Mitchell 2007a, 2007b, 2011a, 2011d). Kết quả nghiên cứu này cũng phù hợp với các nghiên cứu khác khi cho thấy mối tương quan mạnh giữa tỷ lệ HBTC căn bản và các kỹ năng trong lập kế hoạch hưu trí (Lusardi và Mitchell 2011b; Alessie, van Rooij và Lusardi 2011; Fornero và Monticone 2011; Andarsari, 2019). Bên cạnh đó, HBTC cũng có mối quan hệ với những khoản nợ của cá nhân. Cụ thể, khi HBTC thấp thì cá nhân có nhiều khoản nợ hơn, tích luỹ ít của cải hơn (Stango và Zinman, 2009), chịu chi phí giao dịch tài chính cao hơn (Lusardi và Tufano, 2009a; Mottola, 2013). “Giáo dục có ảnh hưởng đáng kể đến mức độ HBTC của cá nhân. Trong đó, kiến thức chung và kiến thức chuyên ngành liên quan đến tài chính đều góp phần vào việc đưa ra các quyết định tài chính sáng suốt (Annamaria Lusardi and Olivia S. Mitchell, 2014; Clark, Matsukura, và Ogawa, 2013).” Như vậy, HBTC và GDTC đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển vốn con người, nguồn nhân lực chất lượng cao và góp phần phát triển bền vững thị trường tài chính nói riêng và nền kinh tế nói chung. 2.2. Phương pháp nghiên cứu Bài viết chủ yếu sử dụng phương pháp Nghiên cứu tài liệu. Phương pháp này được sử dụng xuyên suốt các nội dung bài báo. Nguồn tài liệu chủ yếu được thu thập qua các Website, các nghiên cứu và Tạp chí có liên quan đến HBTC. Trên cơ sở các tài liệu thu thập được, nhóm tác giả đã tổng hợp, phân tích và viết bài báo. 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Kinh nghiệm quốc tế về giáo dục tài chính và nâng cao hiểu biết tài chính 3.1.1. Thông lệ quốc tế Năm 2002, Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế OECD đã khởi xướng một dự án GDTC sâu rộng nhằm giải quyết những lo ngại đang nổi lên của các chính phủ về hậu quả tiềm tàng của việc trình độ HBTC của người dân ở mức thấp. Năm 2005, OECD thông qua Khuyến nghị về nguyên tắc và cách thức nâng cao HBTC thông qua GDTC (OECD, 2005). Theo đó, OECD 604
- Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” khuyên rằng “GDTC nên bắt đầu ở trường học. Tất cả mọi người nên được giáo dục về các vấn đề tài chính càng sớm càng tốt trong cuộc sống của họ.” OECD đã ban hành trong bộ 6 nguyên tắc và thông lệ về giáo dục và nâng cao HBTC, gồm: (1) Cần thúc đẩy việc xây dựng năng lực tài chính cho người dân, dựa trên thông tin và hướng dẫn tài chính phù hợp; (2) Các chương trình GDTC nên tập trung vào các vấn đề ưu tiên cao, tuỳ thuộc vào từng quốc gia; (3) GDTC cần được xem xét trong khuôn khổ pháp lý và hành chính và được coi là một công cụ để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, niềm tin và ổn định, cùng với các quy định của các tổ chức tài chính và bảo vệ người tiêu dùng; (4) Cần thực hiện các biện pháp thích hợp khi năng lực tài chính là cần thiết nhưng vẫn còn thiếu sót; (5) Vai trò của các tổ chức tài chính trong GDTC cần được thúc đẩy và trở thành một phần của quản trị tốt đối với các khách hàng tài chính của họ; (6) Các chương trình GDTC cần được thiết kế để đáp ứng nhu cầu và mức độ hiểu biết về tài chính của đối tượng mục tiêu, cũng như phản ánh cách đối tượng mục tiêu tiếp nhận thông tin tài chính. Theo OECD/INEF (2012), một chiến lược GDTC quốc gia được định nghĩa là “một khuynh hướng tiếp cập của nước đó tới GDTC mà trong đó một cấu trúc và chương trình đã/đang hoặc sắp được thực thi”. Theo đó, tổ chức OECD cho rằng giáo dục và hiểu biết về tài chính cần được thúc đẩy bởi tất cả các bên liên quan và thông tin rõ ràng về bảo vệ người tiêu dùng, quyền và trách nhiệm phải được người tiêu dùng dễ dàng tiếp cận. Theo số liệu của OECD, tính đến năm 2015, có 59 quốc gia đã, đang xây dựng, triển khai, thực hiện Chiến lược GDTC cho quốc gia của mình so với 26 quốc gia báo cáo đã xây dựng hoặc thực hiện chiến lược này năm 2011 (tăng 200% trong ba năm). Một nhóm đáng kể các quốc gia hiện đang trong quá trình sửa đổi chiến lược ban đầu và / hoặc thực hiện chiến lược quốc gia thứ hai dựa trên kinh nghiệm của họ và đánh giá kết quả của chiến lược quốc gia đầu tiên. Kinh nghiệm và những thách thức mà các quốc gia này đã vượt qua khi trải qua quá trình thực hiện, đánh giá và sửa đổi đặc biệt có giá trị đối với các quốc gia khác trong việc triển khai và hình thành các bài học kinh nghiệm. Một số lượng lớn các nước mới nổi và các nước phát triển thực hiện việc liên kết trong quá trình phát triển các chiến lượng tài chính quốc gia trên cơ sở các biện pháp quản lý tài chính và cải thiện các khuôn khổ luật pháp bảo vệ người tiêu dùng tài chính. Các mục tiêu cụ thể được đặt ra gồm tăng cường tiết kiệm và đầu tư dài hạn, đồng thời chống lại tình trạng mắc nợ quá mức của hộ gia đình và cá nhân. Để thực hiện được các mục tiêu của chiến lược, một trong những việc làm đầu tiên của các quốc gia là tiến hành thu thập dữ liệu thông qua các cuộc khảo sát trên quy mô lớn và trong thời gian dài. Dựa trên các bằng chứng, các chính sách GDTC cũng được sử dụng làm một phần trong các chương trình khác của chính phủ nhằm mục tiêu phát triển nền kinh tế toàn diện và bền vững. 3.1.2. Kinh nghiệm giáo dục và nâng cao HBTC tại một số nước trên thế giới Tại các quốc gia châu Âu, một đề cương chương trình GDTC được Uỷ ban Kinh tế và Xã hội châu Âu EESC đưa ra năm 2017 như một ví dụ điển hình cho việc xác định mục tiêu phổ cập GDTC cho mọi đối tượng. 605
- Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” Bảng 2: Đề cương chương trình GDTC của EESC Địa điểm truyền Các sản phẩm Chủ đề và nhóm mục tiêu đạt thông tin Tiết kiêm và nợ (tài Trường học khoản tiết kiệm, phiếu Học cách tiết kiệm (trẻ em và thanh niên Nơi làm việc chi) Đầu tư và tài sản (cho Bắt đầu công việc (những người trẻ tuổi) Hiệp hội người sử vay tiêu dùng và thế Bắt đầu sống tự lập (những người trẻ dụng lao động và chấp) tuổi) công đoàn Phương thức thanh toán Hiệp hội người tiêu (thẻ ghi nợ và thẻ tín Bắt đầu một gia đình (người lớn) dùng dụng) Các sản phẩm tài chính khác (bảo hiểm, lương Chuẩn bị về hưu (người lớn tuổi) Nhà dưỡng lão hưu) Dịch vụ (chuyển khoản, Quản lý tiền trong một doanh nghiệp siêu Internet tư vấn, phí, …) nhỏ (doanh nhân) Cụ thể, tại Đức, Tập đoàn Tài chính Ngân hàng tiết kiệm (SBFIC) thực hiện điều phối chương trình thúc đẩy sự phát triển của địa phương và khu vực trên cơ sở GDTC vững chắc nhằm nâng cao nhận thức các nguồn tài chính và lập kế hoạch tài chính. Các mục tiêu của chương trình được luật hoá, bao gồm thúc đẩy GDTC cho công chúng và nâng cao nhận thức của trẻ em và thanh niên về việc sử dụng tiền. Với số lượng khổng lồ các ngân hàng tiết kiệm ở Đức (https://www.sparkassenstiftung.de/), các chương trình được phổ biến rộng rãi thông qua các hành động cụ thể, gồm: (i) Các chuyên gia của ngân hàng tiết kiệm thực hiện các nghiên cứu và phân tích, sản xuất tài liệu giảng dạy GDTC, cung cấp các hoạt động đào tạo nhằm nâng cao hiểu biết về tài chính; (ii) Ngân hàng tiết kiệm làm đầu mối tổ chức các diễn đàn chiến lược để thảo luận về tương lai của GDTC và thiết lập các phương tiện để thực hiện các hành động trên thực tế; (iii) Triển khai các chương trình cụ thể để đào tạo các doanh nhân và người sử dụng lao động về các chủ đề kinh tế và quản lý kinh doanh. Tại Ireland, Uỷ ban Cạnh tranh và Bảo vệ Người tiêu dùng (CCPC) được thành lập vào năm 2014 để thực hiện sứ mệnh cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng, làm cho thị trường hoạt động tốt hơn cho người tiêu dùng và doanh nghiệp. Để thực hiện sứ mệnh nêu trên, các hành động cụ thể được đưa ra, bao gồm: (i) Cơ quan quản lý tiền tệ của Ireland điều hành trung tâm dịch vụ quản lý thông tin tài chính cá nhân (www.consumerhelp.ie), bao gồm một đường dây trợ giúp qua điện thoại (có thể trả lời bằng văn bản nếu cần thiết) và một trung tâm thông tin ở Dublin. Các nội dung mà người tiêu dùng tài chính có thể thực hiện gồm: xử lý tiền, bảo hiểm tài sản, yêu cầu cho vay, tiết kiệm và đầu tư, lập kế hoạch nghỉ hưu và xử lý các khiếu nại, cung cấp các công cụ để so sánh các sản phẩm tài chính từ các nhà cung cấp khác nhau (https://www.ccpc.ie/consumers/); (ii) CCPC xây dựng và tổ chức các chương trình đào tạo cho các trường học ở các cấp học khác nhau và hội thảo cho người trưởng thành nhằm cung cấp các kỹ năng sử dụng tiền, đối với người lao động, họ tổ chức các hội thảo trực tiếp tại nơi làm việc trong thời gian một giờ với sự tham gia trực tiếp của các chuyên gia tài chính (www.financialeducation.ie/); (iii) Công tác truyền thông, tiếp thị được chú trọng. Các chiến 606
- Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” dịch GDTC đã được phổ biến rộng rãi trên truyền hình, báo chí, internet và đài phát thanh, đây là phương thức hết sức hiệu quả. Tại Tây Ban Nha, chính phủ thực hiện chiến lược GDTC quốc gia với mục tiêu nâng cao hiểu biết về tài chính công, để cho phép người dân tiếp cận với các vấn đề tài chính một cách đủ tự tin, vì lợi ích của chính người dân và vì sự bền vững của hệ thống tài chính. Với khẩu hiệu “Tài chính cho tất cả”, Chương trình GDTC quốc gia được quảng cáo rộng khắp trên mạng xã hội tạo điều kiện cho mục tiêu, kế hoạch của chương trình có độ phủ, độ tiếp xúc và khả năng hiển thị cao hơn. Website của chương trình được thành lập, hướng đến người dân để thu thập và phân phối thông tin về quản lý kinh tế cơ bản và kinh tế hộ gia đình (www.finanzasparatodos.es/). GDTC được triển khai trong trường học: Các cơ sở giáo dục có thể chủ động dạy GDTC như một môn học trong chương trình, giáo viên giảng dạy được tập huấn về chương trình GDTC cho trẻ em từ 14 - 15 tuổi đã được thiết kế trước đó. Chương trình GDTC quốc gia của Tây Ban Nha thiết lập một mạng lưới cộng tác viên là các thành viên của các cơ quan và tổ chức thuộc cả khu vực nhà nước và tư nhân cho phép các hoạt động của chương trình tiếp cận được với nhiều tầng lớp dân cư. Tại Tây Ban Nha, các cuộc khảo sát cũng được thực hiện để thu thập thông tin về mức độ HBTC của người dân, là căn cứ để các nghiên cứu được triển khai trong lĩnh vực kinh tế học hành vi. Ngày “GDTC quốc gia” được thành lập, sẽ diễn ra hằng năm với các hoạt động như tổ chức các cuộc thi tìm hiểu, sáng kiến để trao giải thưởng và phổ biến rộng khắp trên mạng xã hội, các phương tiện truyền thông. GDTC cũng được triển khai cho đối tượng hưu trí nhằm cải thiện kiến thức của người dân về việc lập kế hoạch hưu trí bao gồm bảo hiểm và lập kế hoạch tài chính của hộ gia đình. 3.2. Bài học cho Việt Nam Đối với những nền kinh tế mới nổi, công dân có hiểu biết về tài chính có thể đảm bảo rằng ngành tài chính của quốc gia đó có thể đóng góp hiệu quả cho tăng trưởng kinh tế thực sự và giảm nghèo (Faboyede & cộng sự, 2015). Việt Nam là một nước đang phát triển, được đánh giá là nền kinh tế mới nổi trong những năm gần đây. Tuy nhiên, mức độ hiểu biết về tài chính còn thấp, trong đó có hiểu biết về tài chính cá nhân. Khảo sát mức độ HBTC toàn cầu (Global Finlit Survey) của S&P năm 2015 chỉ rõ, chỉ có 24% người trưởng thành tại Việt Nam có hiểu biết về tài chính. Năm 2015, theo kết quả điều tra của Master Card, Việt Nam đứng thứ 16/17 nước được khảo sát về mức độ am hiểu tài chính. Năm 2016, theo kết quả điều tra dựa trên bảng hỏi với mẫu nghiên cứu là người trưởng thành của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), điểm am hiểu tài chính của Việt Nam là 11,6, chỉ đứng trên Campuchia và thấp hơn nhiều so với các quốc gia như Hàn Quốc, Hồng Kông. Cũng với nội dung tương tự khảo sát am hiểu tài chính do Mastercard thực hiện năm 2017 thì người trẻ Việt có hạn chế về kỹ năng quản lý tiền cơ bản (52 điểm) và yếu nhất về kỹ năng đầu tư tài chính (51 điểm). Điều này khiến Việt Nam đứng vị trí 14/16 châu Á. Nielsen Việt Nam cũng cho biết, cùng một mức thu nhập, người tiêu dùng trẻ hiện nay có xu hướng chi tiêu nhiều hơn từ 19 - 35% so với các nhóm tuổi khác. Một số nghiên cứu trong nước đã chỉ ra mức độ HBTC cá nhân của sinh viên Việt Nam ở mức thấp, ngay cả ở mức trình độ cơ bản (Nguyễn Thị Hải Yến, 2016), trong đó sinh viên khi nữ sinh viên có HBTC tốt hơn nam (Phạm Thị Hoàng Anh & cộng sự, 2021). Bên cạnh đó, trình độ tài chính cao hơn còn có tác dụng tích cực và ảnh hưởng mạnh mẽ đến nhận thức của một cá nhân về các sản phẩm tài chính công nghệ và việc sử dụng các sản phẩm này trong điều kiện chuyển đổi số không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới (Peter J. Morgan and Long Q. Trinh, 2020). 607
- Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” Tuy nhiên hiện nay, tại Việt Nam, từ cấp tiểu học cho đến bậc đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo chưa đưa vào chương trình học chính thức hoặc bắt buộc về việc cung cấp kiến thức liên quan đến tài chính cá nhân cũng như cách thức thực hiện. Hiện nay, người tiêu dùng dịch vụ tài chính tại Việt Nam được bảo vệ theo hai nhóm bộ luật, gồm: (i) Luật chung về bảo vệ người tiêu dùng nói chung: Bộ Luật dân sự và Luật bảo vệ người tiêu dùng; (ii) Pháp luật tài chính, gồm: Luật các Tổ chức tín dụng, Luật chứng khoán, Luật kinh doanh bảo hiểm. Bên cạnh đó, cơ chế bảo vệ người tiêu dùng trong lĩnh vực tài chính gồm có các cơ quan quản lý khiếu nại và có hỗ trợ khách hàng bằng đường dây nóng. Việc nâng cao hiểu biết của người tiêu dùng tài chính nói riêng và người dân nói chung tại Việt Nam còn nhiều hạn chế. Do đó, với mục tiêu phát triển tài chính toàn diện, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 theo Quyết định số 149/QĐ-TTg ngày 20 tháng 01 năm 2020 xác định một trong những mục tiêu nhằm xây dựng nền tài chính toàn diện. Trong đó “Nâng cao HBTC cho người dân và doanh nghiệp, đảm bảo mọi người dân và doanh nghiệp có kiến thức, kỹ năng, thái độ, hành vi ứng xử phù hợp trong lựa chọn và sử dụng các sản phẩm, dịch vụ tài chính” là định hướng đúng hướng và kịp thời. Trên cơ sở thực trạng HBTC của người dân tại Việt Nam, thông lệ quốc tế cũng như một số kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới, nhóm tác giả xin đề xuất một số kiến nghị sau: - Đưa GDTC trở thành một chiến lược quốc gia với hai mục tiêu chính: (i) Bảo vệ người tiêu dùng tài chính, và (ii) Nâng cao hiểu biết của người dân đối với các sản phẩm tài chính. Cụ thể: + Luật hoá các quy định liên quan đến GDTC quốc gia để việc triển khai thực hiện đảm bảo tính đồng bộ và hệ thống; Bên cạnh đó, cần có một cơ quan chuyên trách được giao (Ngân hàng Nhà nước hoặc Bộ Tài chính) làm cơ quan đầu mối chủ trì xây dựng chiến lược GDTC quốc gia và nâng cao HBTC của người dân. + Xây dựng cơ chế giám sát và phối hợp thực hiện chương trình GDTC giữa các cơ quan có liên quan; trong đó nhấn mạnh vai trò của NHNN, Bộ Tài chính và Bộ GD&ĐT; + Với mục tiêu “Tài chính cho tất cả”, cần xác định đối tượng của các chương trình GDTC phải được mở rộng, hướng đến người dân nông thôn, vùng sâu vùng xa, người lao động nghèo; Lồng ghép chương trình phổ cập kiến thức tài chính với các chương trình an sinh xã hội. Để thực hiện mục tiêu này, cần có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các cơ quan, ban ngành như Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Lao động thương binh và xã hội, … với vai trò của cơ quan đầu mối là Ngân hàng Nhà nước. - Xây dựng các chương trình GDTC hỗ trợ hiệu quả và trực tiếp cho việc thực hiện Đề án nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng của nền kinh tế, cụ thể: + Để gắn GDTC với việc phát triển, quảng bá và sử dụng thực tế các sản phẩm, dịch vụ tài chính, mang kiến thức tài chính đến với mọi tầng lớp dân cư, NHNN cần tiếp tục nghiên cứu các hình thức, xu hướng truyền thông mới, hiện đại để triển khai các chương trình truyền thông GDTC như: gameshow, cuộc thi, truyền thông qua các kênh truyền thông đại chúng, các ấn phẩm, clip hoạt hình… Đồng thời, NHNN cần phối hợp với các cơ quan truyền thông, báo chí thực hiện các chương trình truyền thông GDTC có tính sáng tạo, dễ hiểu, dễ tiếp cận, có tính tương tác cao, ứng dụng sức mạnh công nghệ số; phối hợp với các cơ sở giáo dục đào tạo, các tổ chức chính trị, xã hội, các tổ chức quốc tế, các tổ chức hiệp hội, nghề nghiệp (Hội Phụ nữ, Hội Thanh niên…) để triển khai các chương trình phù hợp cho từng nhóm đối tượng; phối hợp 608
- Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” với các tổ chức tín dụng để truyền thông một cách trực quan, sinh động về các sản phẩm, dịch vụ của các tổ chức tín dụng… + Triển khai GDTC từ nhiều phía: từ các chương trình cộng đồng đến sự tham gia của khu vực tư nhân và sự hỗ trợ của các tổ chức nước ngoài. - Cần tiến hành khảo sát, đo lường mức độ HBTC cá nhân của người dân Việt Nam trên diện rộng để có được những đánh giá, biện pháp và xây dựng chương trình GDTC phù hợp cho từng nhóm đối tượng. 4. KẾT LUẬN Nhiều nghiên cứu khoa học và những bài học kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới đã cho thấy tầm quan trọng của GDTC và vai trò của việc nâng cao HBTC cho người dân. GDTC và nâng cao GDTC cho người dân Việt Nam phải là một xu hướng tất yếu, điều này không chỉ mang lại lợi ích cho người dân mà còn góp phần quan trọng vào việc hình thành một thị trường tài chính lành mạnh, bền vững, một nền kinh tế - xã hội ổn định và phát triển. Với lợi thế của người đi sau, Việt Nam cần có những biện pháp nhanh chóng và hiệu quả để triển khai thành công chiến lược GDTC quốc gia với sự nỗ lực tham gia của cả hệ thống chính quyền nói chung và mỗi người dân nói riêng. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tham khảo tiếng Việt 1. Phạm Thị Hoành Anh & cộng sự, 2021, Nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến HBTC của sinh viên trên địa bàn thành phố Hà Nội, Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng, số 230, tháng 07/2021. Tài liệu tham khảo tiếng Anh 2. Adrianna Kezar, Hannah Yang (2010), The Importance of Financial Literacy, First Published January 1, 2010 Research Article, https://doi.org/10.1002/abc.20004, https://journals.sagepub.com/doi/pdf/10.1002/abc.20004 3. Agarwalla, S.; Barua, S.; Jacob, J.; Varma, J. Financial Literacy Among Working Young in Urban India; No 2013-10-02; Indian Institute of Management Ahmeda AHMEDABAD-380015: Ahmedabad, India, 2013 4. Alessie, Rob, Maarten van Rooij, and Annamaria Lusardi. 2011. “Financial Literacy and Retirement Preparation in the Netherlands.” Journal of Pension Economics and Finance 10 (4): 527–45. 5. Andarsari, Pipit Rosita and Ningtyas, Mega Noerman (2019) The role of financial literacy on financial behavior. Journal of Accounting and Business Education, 4 (1). pp. 24-33. ISSN 2528-729X 6. Annamaria Lusardi and Olivia S. Mitchell (2014), The Economic Importance of Financial Literacy: Theory and Evidence, Journal of Economic Literature 2014, 52(1), 5–44 http://dx.doi.org/10.1257/jel.52.1.5 7. Atkinson, A.; Messy, F. Measuring financial literacy. Results of the OECD/International Network on Financial Education (INFE) Pilot Study. In OECD Working Papers on Finance. Insurance and Private Pensions; No. 15; OECD Publishing: Paris, France, 2012. 8. Clark, Robert L., Rikiya Matsukura, and Naohiro Ogawa. 2013. “Low Fertility, Human Capital, and Economic Growth: The Importance of Financial Education and Job Retraining.” Demographic Research 29: 865–84 9. Delavende, A.; Rohwedder, S.; Willis, J. Preparation for Retirement Financial Literacy and Cognitive Resource. Working Paper no. 2008-190; Michigan Research Center: Michigan, MI, USA, 2008. 10. European Economic and Social Committee, 2017, Financial Education for all European Economic and Social Committee Financial education strategies and best practices within the European Union 11. Faboyede, Olusola Samuel and Ben-Caleb, Egbide and Oyewo, (2015), “Financial literacy education: Key to poverty Alleviation and National Development in Nigeria”, Europe Journal of Accounting Auditing and Finance Research. 609
- Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” 12. Faboyede, Olusola Samuel and Ben-Caleb, Egbide and Oyewo, (2015), “Financial literacy education: Key to poverty Alleviation and National Development in Nigeria”, Europe Journal of Accounting Auditing and Finance Research. 13. Felipe, I.; Ceribeli, H.; Lana, T. Investigating the level of financial literacy of university students. RACE, Jocacaba. 2017, 16, 845–866. [CrossRef] 14. Fornero, Elsa, and Chiara Monticone. 2011. “Financial Literacy and Pension Plan Participation in Italy.” Journal of Pension Economics and Finance 10 (4): 547–64 15. Hastings, J.; Madrian, B.; Skimmyhorn, W. Financial Literacy Financial Education and Economic Outcomes; Working Paper 18412; National Bureau of Economic Research: Cambridge, UK, 2012 16. Hilgert, M.; Hogarth, J.; Beverley, S. Household financial management: The connection between knowledge and behaviour. Fed. Res. Bull. 2003, 89, 309–322. 17. Huston, S. Measuring financial literacy. J. Consum. Aff. 2010, 44, 296–316. [CrossRef] 18. Huston, Sandra J. 2009. The Concept and Measurement of Financial Literacy: Preliminary Results from a New Survey on Financial Literacy Assessment. Conference Presentation, Academy of Financial Services Annual Conference, Anaheim, CA, October 9. 19. Irni Johan1 · Karen Rowlingson2 · Lindsey Appleyard 20. Jiyeon Son, Jooyung Park (2018), First published: 06 September 2018, https://doi.org/10.1111/ijcs.12486, Effects of financial education on sound personal finance in Korea: Conceptualization of mediation effects of financial literacy across income classes, https://onlinelibrary.wiley.com/doi/epdf/10.1111/ijcs.12486 21. Journal of Family and Economic Issues (2021) 42:351–367 https://doi.org/10.1007/s10834- 020-09721-9 22. Kempson, E. Framework for the Development of Financial Literacy Baseline Surveys: A First International Comparative Analysis. In OECD Working Papers on Finance, Insurance and Private Pensions; No. 1; OECD Publishing: Paris, France, 2009. 23. Kimball, Miles S., and Tyler Shumway. 2006. “Investor Sophistication and the Participation, Home Bias, Diversification, and Employer Stock Puzzles.” Unpublished Agarwal, Sumit, John C. Driscoll, Xavier Gabaix, and David Laibson. 2009. “The Age of Reason: Financial Decisions over the Life Cycle and Implications for Regulation.” Brookings Papers on Economic Activity Fall: 51–101 24. Kurowski, Ł. Household’s Overindebtedness during the COVID-19 Crisis: The Role of Debt and Financial Literacy. Risks 2021, 9, 62. https://doi.org/10.3390/risks9040062 25. Lusardi, A.; Oggero, N.; Yakoboski, P. The TIAA Institute-GFLEC Personal Finance Index: A New Measure of Financial Literacy. In The George Washington University of Business and Global Financial Literacy Excellence Center; The TIAA Institute: New York, NY, USA, 2017. 26. Lusardi, Annamaria, and Olivia S. Mitchell. 2014. "The Economic Importance of Financial Literacy: Theory and Evidence." Journal of Economic Literature, 52 (1): 5-44. 27. Lusardi, Annamaria, and Peter Tufano. 2009a. “Debt Literacy, Financial Experiences, and Overindebtedness.” National Bureau of Economic Research Working Paper 14808 28. Lusardi, Annamaria, Pierre-Carl Michaud, and Olivia S. Mitchell. 2013. “Optimal Financial Knowledge and Wealth Inequality.” National Bureau of Economic Research Working Paper 18669 29. Lusardi, Annamaria, Pierre-Carl Michaud, and Olivia S. Mitchell. 2011. “Optimal Financial Literacy and Saving for Retirement.” Wharton School Pension Research Council Working Paper 2011- 20 30. Lusardi, Annamaria. 2011. “Americans’ Financial Capability.” National Bureau of Economic Research Working Paper 17103. 31. Lusardi, Annamaria. 2012. “Numeracy, Financial Literacy, and Financial Decision-Making.” Numeracy(1). Lusardi, Annamaria, and Carlo de Bassa Scheresberg. 2013. “Financial Literacy and High-Cost Borrowing in the United States.” National Bureau of Economic Research Working Paper 18969. Lusardi, Annamaria, Punam Anand Keller, and Adam 32. M. Keller. 2008. “New Ways to Make People Save: A Social Marketing Approach.” In Overcoming the Saving Slump: How to Increase the Effectiveness of Financial Education and Saving Programs, edited by Annamaria Lusardi, 209–36. Chicago and London: University of Chicago Press. Lusardi, Annamaria, Pierre-Carl Michaud, and Olivia 33. Mottola, Gary R. 2013. “In Our Best Interest: Women, Financial Literacy, and Credit Card Behavior.”Numeracy 6 (2). 610
- Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” 34. Nguyễn Thị Hải Yến (2016), Valuate Financial Literacy of Vietnamese Students in Higher Education and Its Determinants – The need of Financial Education. 35. OECD. Improving Financial Education Effectiveness through Behavioural Economics-OECD Key Findings and Way Foreward; OECD: Paris, France, 2013 36. OECD/INFE. Measuring financial literacy. In Core Questionnaire in Measuring Financial Literacy: Questionnaire and Guidance Notes for Conducting an Internationally Comparable Survey of Financial Literacy; OECD: Paris, France, 2011. 37. OECD/INFE.2016. OECD/INFE International Survey of Adult Financial Literacy Competencies. Paris: OECD. 38. Peter J. Morgan and Long Q. Trinh, 2020, Fintech and financial literacy in Vietnam, ADBI Working Paper 1154. Tokyo: Asian Development Bank Institute. Available: https://www.adb.org/publications/fintech-and-financial-literacy-viet-nam 39. Potrich, A.; Vieira, K.; Kirch, G. Determinants of financial literacy: Analysis of the influence of socioeconomic and demographic variables. Account. Financ. Rev. 2015, 26, 362–377 40. President’s Advisory Council on Financial Literacy (PACFL) (2008) 2008 Annual report to the president. Accessed 11 Mar 2009. http://www.treas.gov/offices/domestic-finance/financial- institution/ fineducation/council/index.shtml 41. Robson, J. The Case for Financial Literacy: Assessing the Effects of Financial Literacy Interventions for Low Income and Vulnerable Groups in Canada; SEDI Canadian Centre for Financial Literacy: Ottawa, ON, Canada, 2012. 42. S. Mitchell. 2011. “Optimal Financial Literacy and Saving for Retirement.” Wharton School Pension Research Council Working Paper 2011-20. 43. Stango, Victor, and Jonathan Zinman. 2009. “Exponential Growth Bias and Household Finance.”Journal of Finance 64 (6): 2807–49 44. Irni Johan, Karen Rowlingson, 2021, The Effect of Personal Finance Education on The Financial Knowledge, Attitudes and Behaviour of University Students in Indonesia; Lindsey Appleyard3 Journal of Family and Economic Issues (2021) 42:351–367 https://doi.org/10.1007/s10834- 020-09721-9 45. The Effect of Personal Finance Education on The Financial Knowledge, Attitudes and Behaviour of University Students in Indonesia 46. Widdowson, D.; Hailwood, K. Financial literacy and its role in promoting a sound financial system. Reserve Bank New Zealand Bull. 2007, 70, 37–47. --- Thông tin tác giả: - Th.s Nguyễn Thị Phương Thảo, Bộ môn Tài chính Ngân hàng - Khoa Kinh tế - trường Đại học Tây Nguyên, 567 Lê Duẩn, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. Email: ntpthaoa@ttn.edu.vn Số điện thoại: 0935.812817 Lĩnh vực nghiên cứu: Tài chính, Ngân hàng 611
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tài chính tiền tệ_ Chương 1: ngân sách nhà nước
4 p | 598 | 194
-
Kế toán tài chính A1- ĐH Tôn Đức Thắng
158 p | 628 | 122
-
Chính sách, cơ chế tài chính phục vụ dạy nghề và tạo việc làm: Phần 1
344 p | 19 | 9
-
Chương trình giáo dục Đại học ngành: Kế toán
14 p | 70 | 8
-
Kiến thức tài chính: Sự cần thiết và vai trò của nó trong phát triển kinh tế và nâng cao đời sống nhân dân
7 p | 94 | 8
-
Các văn bản hướng dẫn và kỹ năng quản lý tài chính kế toán dành cho chủ tài khoản và kế toán đơn vị hành chính sự nghiệp: Phần 2
108 p | 13 | 7
-
Hiểu biết tài chính và vấn đề giáo dục tài chính cho người tiêu dùng
11 p | 52 | 6
-
Nâng cao hiểu biết tài chính cá nhân từ việc cải thiện thái độ tài chính và hành vi tài chính của sinh viên Việt Nam
14 p | 14 | 4
-
Giải pháp cơ bản nâng cao vai trò cố vấn học tập của giảng viên khoa Tài chính kế toán
6 p | 33 | 3
-
Chương trình giáo dục đại học ngành Tài chính doanh nghiệp – ĐH Đà Nẵng
8 p | 33 | 3
-
Chương trình giáo dục đại học ngành Quản trị tài chính – ĐH Đà Nẵng
7 p | 28 | 3
-
Chương trình giáo dục đại học ngành Kiểm toán – ĐH Đà Nẵng
6 p | 34 | 3
-
Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực kế toán tại các trường đại học để hội nhập cộng đồng kinh tế ASEAN - AEC
7 p | 22 | 3
-
Vai trò của thông tin kế toán và kiểm toán trong thúc đẩy tài chính toàn diện tại Việt Nam
3 p | 52 | 3
-
Kế toán quản trị - công cụ để thực hiện tự chủ tài chính tại các trường đại học công lập
2 p | 70 | 3
-
Chương trình giáo dục đại học ngành Tài chính công – ĐH Đà Nẵng
8 p | 34 | 2
-
Chương trình giáo dục đại học ngành Ngân hàng – ĐH Đà Nẵng
8 p | 45 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn