intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo dục văn hóa gia đình qua tục ngữ Êđê

Chia sẻ: Tô Nhiễm | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:13

4
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Giáo dục văn hóa gia đình qua tục ngữ Êđê" thông qua những khảo sát, phân tích và đánh giá các nguồn tài liệu đã thu thập, chúng tôi đưa ra các cơ sở và những lập luận có trong tục ngữ Êđê về tính giáo dục nhằm định hướng tư tưởng, giáo dục ý thức văn hóa của người Êđê thông quan thể loại độc đáo này. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo dục văn hóa gia đình qua tục ngữ Êđê

  1. GIÁO DỤC VĂN HÓA GIA ĐÌNH QUA TỤC NGỮ Ê ĐÊ ThS. Rơ Lan A Nhi44, ThS. Y Cuôr Bkrông45, ThS. H Wen Aliô46 TÓM TẮT Tục ngữ là những câu nói ngắn gọn, súc tích được đúc kết qua thực hành văn hóa và kinh nghiệm trong thực tiễn. Nó là một thể loại văn học tiêu biểu, có vai trò quan trọng trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam. Tục ngữ là kho tàng văn học dân gian, là phương tiện hữu hiệu để giáo dục kinh nghiệm sống cho thế hệ trẻ; nó còn là nguồn tư liệu cung cấp những tri thức về lao động sản xuất, thiết lập quan hệ trong thực tiễn xã hội. Tục ngữ Êđê có vai trò quan trọng trong việc hình thanh và giáo dục ý thức của cá nhân trong các mối quan hệ gia đình, cộng đồng và xã hội. Trong khuôn khổ của bài tham luận, thông qua những khảo sát, phân tích và đánh giá các nguồn tài liệu đã thu thập, chúng tôi đưa ra các cơ sở và những lập luận có trong tục ngữ Êđê về tính giáo dục nhằm định hướng tư tưởng, giáo dục ý thức văn hóa của người Êđê thông quan thể loại độc đáo này. Từ khoá: Tục ngữ, Tục ngữ Êđê, giáo dục, văn hóa. 1. Khái niệm về tục ngữ Tục ngữ là một thể loại văn học tiêu biểu và có vai trò quan trọng trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam và thế giới. Tục ngữ là kho kinh nghiệm tri thức dân gian được lưu truyền qua nhiều thế hệ. Theo Từ điển Tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên (2003) ‘’Tục ngữ là câu ngắn gọn, thường có vần điệu, đúc kết tri thức, kinh nghiệm sống và đạo đức thực tiễn của nhân dân’’ (3, 930). Theo thuật ngữ ngôn ngữ học, tục ngữ là một câu hoàn chỉnh, diễn đạt trọn vẹn một ý, có nội dung thường là một nhận xét về kinh nghiệm đời sống. Có thể hiểu rằng tục ngữ là những câu nói, là ngôn bản đặc biệt, biểu thị những phán đoán một cách nghệ thuật. Tục ngữ là câu nhưng ta có thể xem nó là loại câu đặc biệt bởi vì nó còn có sự tồn tại với tư cách là văn bản mang tính nghệ thuật. Xét theo bình diện về hình thức, tục ngữ thường ngắn gọn, mang nghĩa hàm súc với kết cấu bền vững thường gắn liền với các yếu tố vần điệu như của kết cấu thơ, những biện pháp tu từ và cách vận dụng ngôn ngữ dân tộc trong nó luôn độc đáo. Xét về phong cách diễn đạt thì tục ngữ cũng lựa chọn những lối nói đầy hình ảnh trực quan và gắn liền với tư duy hình tượng. Qua đó ta có thể hiểu được, tục ngữ là kho lưu trữ trí tuệ được lưu truyền từ đời này sang đời khác. Nó phản ánh rõ nét sự hình thành những thói quen, phong tục, tập quán, lối suy nghĩ và hành động của người lao động. Tục ngữ cũng góp phần lưu giữ và thể hiện bản sắc văn hóa tộc người, trong đó có văn hóa cộng đồng người Êđê. 44 .Khoa Ngoại ngữ, Trường Đại học Tây Nguyên 45 . Khoa Ngoại ngữ, Trường Đại học Tây Nguyên 46 . Trung tâm KHXH&NV Tây Nguyên, Trường Đại học Tây Nguyên 190
  2. 2. Những quan điểm và nhận định về tục ngữ Êđê Tục ngữ Êđê là một trong những thể loại văn học đặc biệt trong kho tàng văn hóa dân gian. Nó vừa thể hiện hiện thực về cuộc sống, tri thức dân gian vừa là những bài ca, nét đẹp về tình yêu lao động, yêu con người, yêu buôn làng và núi rừng. Để thể hiện được những bức tranh sinh động, những hình ảnh rõ nét của con người và thiên nhiên trong tục ngữ, người Êđê thường sử dụng klei duê (lời nói vần), đây là hình thức ngôn từ đặc biệt và phổ biến trong văn học dân gian của người Êđê, nhất là trong tục ngữ. Trong tục ngữ Êđê, lời nói vần (klei duê) được xem là cơ sở tạo nên tính đa dạng, phong phú của câu. Ngôn ngữ trong tục ngữ của người Êđê là ngôn ngữ giàu hình ảnh, cụ thể và sinh động, những hình ảnh này vừa cô đọng, mang ý nghĩa sâu sắc lại vừa giản dị, dễ nhớ, dễ lưu truyền. Người đọc, người nghe có thể hình dung một cách dễ dàng bằng trực giác mà không cần phải sử dụng đến một sự giải thích nào. Tục ngữ Êđê đã phần nào phản ánh được thế giới tự nhiên và đời sống của con người một cách cụ thể, đồng thời nó được cộng đồng tiếp nhận và lưu giữ một cách tự nhiên và dễ dàng. [10, 62] Theo quan điểm của Nguyễn Hữu Nghĩa – Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh về tục ngữ Êđê trong bài “Vận dụng lý thuyết bổi cảnh vào nghiên cứu tục ngữ Êđê”. Tác giả cho rằng, tục ngữ Êđê phác hoạ không gian khoáng đạt và linh thiêng của đại ngàn thể hiện rõ những hình ảnh đặc trưng của văn hóa vùng Tây Nguyên nói chung và môi trường sống của cộng đồng tộc người Êđê nói riêng, với những hình ảnh núi cao, núi thấp, rừng rậm, rừng thưa, những dòng sông, con suối, những bãi tre, bãi đá.v.v.. Người Êđê đã kết nối không gian thiên tạo ấy với khu vực cư trú của mình bởi những đường lấy củi, lối gùi nước. Quan trọng hơn, họ đã cải tạo chúng thành không gian lao động với những chòi rẫy trên núi và rẫy dưới thác, những chỗ đất trũng và chỗ đất cao và không gian sinh hoạt từ mái nhà đến sân làng... Tục ngữ Êđê mô tả một hệ sinh thái tự nhiên hoang dã bao quanh con người: từ loài thú dữ và nguy hiểm như hổ, rắn đến những loài dễ mến như voi, hoẵn, ngựa, nhím, trâu, bò; từ các loài côn trùng như mối, ong, ve, muỗi đến những loài chim như vẹt, ngói, két, mling, mlang; từ những loài cây cao bóng cả vững chãi, linh thiêng như cây Tông Lông, cây đa, cây sung đến những loài mảnh khảnh nhưng vươn thẳng, dẻo dai như cây tre, cây lồ ô, cây trúc; từ những loài cỏ dại chuyển chuyển, mềm mại như cây lau, cây sậy, cây le, cỏ tranh, cây êjung đến các loài hoa như Kđing, Kđrô, ktu, êmăm và những loài rau như blê, băl, mdơk...[5, 23], Cùng quan điểm trên, ông Hồ Quốc Hùng [4,17 – 21] cũng cho rằng, đặc điểm về văn hoá xã hội truyền thống của cộng đồng Êđê là cơ sở ban đầu hình thành những đặc điểm đặc trưng của tục ngữ Êđê. Theo tác giả lớp ngôn từ trong cấu trúc tục ngữ Êđê chứa đựng hình ảnh sinh thái tự nhiên rừng là biểu hiện có tính chất nguyên lý. Đây là dạng thức, dấu tích tư duy nghệ thuật cổ sơ của mọi dân tộc trên thế giới. Hoa, lá, muông thú của núi rừng, góp phần tạo nên hồn cho câu tục ngữ, rộng hơn là thơ ca. Tác giả đưa ra ví dụ về hình ảnh, dấu hiệu chuyển mùa được thể hiện qua tục ngữ Êđê có dùng đến hình ảnh muông thú: ‘’Boh hngăm ksă truh yan jik hma, ktiă mnê yan puôt mdiê’’ (nghĩa: trái hngăm chín là mùa dọn rẫy, bày vẹt kêu đến mùa tuốt lúa) hay ‘’Mli\ng m`ê 191
  3. bhang, mlang m`ê tlam’’ (nghĩa: con chim Mli\ng hót mùa khô, con chim mlang kêu buổi chiều), ‘’Bo\ng bu\ m`ê truh bhang, mlang m`ê truh hjan’’ (Bìm bịp kêu mùa khô đến, khướu kêu mùa mưa đến). Ngoài đặc điểm về hình thức, đặc điểm nội dung trong tục ngữ rất phong phú và đa dạng, bên trong nó chứa đựng những bài học rất nhân văn và sâu sắc. Tục ngữ có khi là những nhận xét, những đánh giá, những kinh nghiệm và những chân lý nhưng nội hàm bên trong nó mang đầy triết lý giáo dục. Tục ngữ Êđê cũng vậy, nó phản ánh những quan niệm sống được ông cha đúc kết từ trong môi trường sống thường ngày và trong lao động sản xuất thực tiễn. Thông qua tục ngữ Êđê, cha ông gửi gắm những bài học giáo dục đến từng chủ thể cá nhân trong cộng đồng bằng những lối nói giản dị, dí dỏm và gần gũi, qua đó bản thân người tiếp nhận tự rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, tình cảm và hành vi lối sống hằng ngày. Ví dụ trong tục ngữ Việt có câu: ‘’Đi một ngày đàng học một sàng khôn’’ để nói đến kinh nghiệm tiếp thu kiến thức và trau dồi kỹ năng cho bản thân. Người Êđê có câu: Nao kơ djuh êmuh ama, nao kơ ea êmuh ami\, ]hi blei êmuh aê aduôn. (tạm dịch: Đường lấy củi phải hỏi cha, lối gùi nước phải hỏi mẹ, việc buôn bán phải hỏi ông bà). Hay những câu mang tính khuyên răn, giáo dục hành vi trong văn hóa ăn uống như: ‘’}iăng hua\ êsei dôk dlăng lăng kơ go\, ]iăng [ơ\ng đio\ dôk dlăng lăng kơ kbin, ara\ng tlin u\n kriâo dôk ldă nao kơ lip dua knguôr’’. (Muốn ăn cơm thì trông vào nồi, thèm ăn xôi ngó vào ống nứa. người ta thịt heo thì ngồi trông mãi cái nong cái nưa). Câu trên có nội hàm giống như tục ngữ Việt: ăn trông nồi, ngồi trông hướng. Tục ngữ nói chung và tục ngữ Êđê nói riêng là những câu nói ngắn gọn, xúc tích nhưng nội dung ẩn ý là những lời hay, ý đẹp, những bài học kinh nghiệm mang tính giáo dục cao. Trong văn hóa giáo dục, để cộng đồng tồn tại và phát triển, người Êđê luôn chú trọng đến giáo dục ý thức, tư tưởng của cá nhân trong các mối quan hệ với gia đình, cộng đồng và xã hội. 3. Tục ngữ Êđê trong giáo dục mối quan hệ gia đình, dòng họ Với người Êđê, mối quan hệ thân tộc được tính theo dòng mẹ và quan hệ huyết tộc chi phối nhiều đến đời sống các thành viên trong gia đình và cộng đồng. Trong gia đình, sau khi đôi nam nữ kết hôn người chồng sẽ qua ở bên gia đình nhà vợ, những công việc quan trọng trong gia đình, dòng họ, đa số được quyết định theo quy định của nhà vợ (hay còn gọi là chế độ mẫu quyền). Quan hệ dòng tộc người Êđê cũng rất đa dạng, tính dân tộc không chỉ gói gọn trong một chi nhỏ mà phụ thuộc vào djuê ana phun (dòng họ gốc) của người mẹ. Những người phụ nữ được sinh ra cùng một mẹ hoặc một bà không chỉ gọi con mình là con (anak) mà họ gọi cả những con trai, con gái của chị em gái mình cũng là anak (con). Tương tự như vậy, những người đàn ông cũng gọi con trai và con gái của anh em trai ruột là anak (con). Những đứa con của chị em gái không chỉ gọi mẹ mình là ami\ (mẹ) mà còn gọi chị của mẹ mình là ami\ pro\ng (mẹ lớn), em gái của mẹ mình là ami\ mneh và dì út của âmi\ là ami\ điêt hoặc ami\ mda (có 192
  4. nghĩa là mẹ nhỏ, mẹ non). Những người đàn ông sinh ra cùng một mẹ đều được những đứa con của họ gọi bằng ama (bố). Ama là từ thân thuộc dùng để chỉ và gọi người cha, các anh em trai cùng huyết thống của cha và những người đàn ông là chồng của chị gái của mẹ. Anh trai của bố và chồng của chị gái mẹ được gọi là ama pro\ng (hoặc là mpro\ng; cha lớn) em trai bố gọi là ama mda (cha non, cha nhỏ). Các thành viên là con của chị em gái mẹ hoặc anh em chú bác không được kết hôn nhưng anh em cô cậu lại được chấp nhận. Trước đây, hôn nhân con cô con cậu được ưa chuộng, hiện nay vẫn còn tồn tại nhưng có phần nhạt dần. Giống như cộng đồng dân tộc khác, gia đình, dòng họ của người Êđê có vai trò rất quan trọng trong việc nuôi dạy con cái, vì vậy việc rèn thương yêu, dạy dỗ con cái luôn được trú trọng. Bởi con cái chính là những mầm non của cộng đồng, sẽ là người gây dựng và và phát triển cộng đồng trong tương lai. Trong văn hóa của người Êđê, trẻ em và người già là những người dễ bị tổn thương nhất nên họ luôn được gia đình, dòng họ và cộng đồng chăm sóc, bảo vệ. Tục ngữ Êđê có câu: anak điêt h’ua, anak mda pu\ (con nhỏ cần nâng, sơ sinh cần ủ). Trong câu này, số lượng âm tiết tuy ít nhưng khi phân tích dựa trên chức năng của ngôn ngữ thì nội hàm trong nghĩa bóng phản ánh sâu sắc về các chức năng của tục ngữ. Với chức năng nhận thức, câu trên có hàm ngôn muốn cho cộng đồng hiểu rõ sự mỏng manh, dễ tổn thương của trẻ nhỏ và vai trò của người làm cha làm mẹ phải có trách nhiệm bảo vệ, chăm sóc con cháu của mình, chứ không được đánh đập, xúc phạm, bạo hành và ruồng rẫy trẻ em. Dưới góc độ chức năng giáo dục, tục ngữ này góp phần hình thành tình cảm giữa người lớn và trẻ nhỏ trở nên gần gũi, gắn bó và phải yêu thương dành tình cảm cho nhau nhiều hơn. Do đó, việc nuôi dạy con cái cần có những phương pháp giáo dục nhân văn, khoa học để trẻ thấu hiểu mọi sự, không chỉ trong tục ngữ mà trong luật tục người Êđê (1996) cũng có câu viện dẫn‘’trẻ phải bảo bằng lời, nói bằng miệng, không đánh trẻ bằng roi, đừng dạy trẻ bằng đòn. Thân đau, hồn lạc, xác bệnh’’. Sự quan tâm đặc biệt này tạo ra những nguyên tắc khá thú vị trong quy định bảo vệ và giáo dục trẻ em. Trong văn hoá truyền thống của người Êđê, khi đã nhận con nuôi thì đứa trẻ được xem như là con đẻ, được hưởng các quyền lợi về tinh thần và vật chất như con đẻ. Đặc biệt, người xung quanh không ai được tiết lộ bí mật về việc họ là con nuôi, khi người con nuôi đó được đón về lúc còn nhỏ chưa nhận thức được mình là con nuôi. Vì vậy, ông bà, bố mẹ và các thành viên trong gia đình, dòng tộc có nhiệm vụ chăm sóc, dạy bảo và định hướng kỹ năng sống cho con cháu. Sự phân công ấy không chỉ biểu hiện rõ vai trò, chức năng giới trong việc giáo dục con cái theo quy định của cộng đồng mà còn là hình thức rèn luyện kỹ năng sống, học hỏi kinh nghiệm và phát triển nhận thức, cảm xúc và tình cảm trong mối quan hệ xã hội. Tình yêu của những người lớn tuổi đối với trẻ em được cụ thể bằng trách nhiệm nuôi dạy con trẻ qua câu tục ngữ: Mluk mtô, kmlô dah, alah mjuăt. (Khù khờ phải bảo, câm phải dạy, lười biếng phải rèn luyện). Người Êđê phân công trách nhiệm hướng dẫn, giảng dạy các kỹ năng trong cuộc sống cho trẻ em một cách rõ ràng. Người cha hoặc những người đàn ông trong gia đình, dòng tộc 193
  5. có trách nhiệm giúp trẻ em trai làm quen với các công việc: làm rẫy, vót nan, đan lát, tạc tượng, đánh chiêng,…thể hiện thông qua câu: Djă tiông (hna) hriăm kơ awa, ngă hma hriăm kơ aê (Cầm cung phải hỏi cậu, làm rẫy phải hỏi ông) Hay câu: Ami\ mtô gui êa, ama mtô gui dju\ (mẹ là người dạy cõng nước, cha dạy vác cũi). Còn những người bà, người mẹ và những người phụ nữ trong gia đình, dòng tộc có trách nhiệm rèn dạy kỹ năng cho các trẻ em gái như kéo chỉ, dệt thổ cẩm, hoặc nội trợ, gùi nước hoặc chăm sóc trẻ thơ,… Việc phân công đó còn thể hiện qua câu: Mrai siam yua kngan aduôn, k’uôr sian yua kngan aê’’ (chỉ dệt đẹp bởi bàn tay bà, chiếc sàn đẹp bởi bàn tay ông) hay câu: Ka\t êa doh mơ\ng amai, gơ\ng drai siam mơ\ng ayo\ng (nắp bình nước sạch do chị, cây nêu đẹp bởi anh). Thông qua tục ngữ thấy được, người Êđê xưa kia rất văn minh và khoa học trong việc phân công trách nhiệm rèn dạy kỹ năng con trẻ về cuộc sống. Trong những khía cạnh giáo dục, việc giáo dục đạo đức có một vai trò quan trọng trong sự hình thành ý thức, thái độ, tình cảm của con người trong xã hội. Phẩm chất này không chỉ tác động đến quan hệ tương quan giữa cha mẹ và con cái mà nó còn thể hiện qua mối quan hệ giữa con người với xã hội và môi trường. Vì vậy, tục ngữ Êđê cũng có vai trò to lớn trong việc tác động ý thức và giáo dục nuôi dưỡng tình cảm đạo đức của mỗi cá nhân. Con cái không phải chỉ đón nhận những tình cảm, bài học từ những sinh thành hay những người thân trong gia đình mà họ còn phải có trách nhiệm quan tâm ngược lại với những người đã dưỡng dục mình và giá trị của người cha, người mẹ đối với con cái được thể hiện qua câu tục ngữ: Ami\ pô pla, ama pô mjing (tạm dịch: Mẹ là người mang, cha là người dưỡng). Để khuyên răn, ngăn dạy con cái về những vấn đề trong cuộc sống, tục ngữ Êđê có những câu phê phán con cái có những biểu hiện bất kính, lêu lổng, thờ ơ, vô trách nhiệm với cha mẹ, ông bà, dòng họ như: Ami\ la] amâo gô, ama mtô mâo gưt (mẹ bảo không nghe, cha dạy không vâng lời); Boh tih pro\ng jua\ ama, boh pla pro\ng ktra\m ami\ (bắp vế to giẫm cha, bắp đùi to đạp mẹ) {ơ\ng leh mta\, hua\ leh mtô, gao asa\p klei pô la] mâo kđi. (Ăn đã dặn, uống đã dạy, trái lời dạy bảo sẽ có việc xử kiện) Với những hành vi chưa làm tròn bổn phận của người con, người cháu như các câu trên thì tục ngữ Êđê cũng cho phép những người thân trong gia đình được quyền răn dạy và chỉ bảo, như câu: Giê pro\ng amiêt, giê điêt ama, anak mda pu\ (tạm dịch: Cậu được dùng cây to, cha được dùng cây nhỏ, còn thơ dại thì phải bồng phải bế). Câu tục ngữ này được hiểu là: cha mẹ là người sinh thành và có vai trò dưỡng dục những 194
  6. đứa con đó, họ được phép răn đe giáo dục, nhưng theo chế độ mẫu hệ những anh em trai của mẹ cũng được phép dùng đòn roi để răn đe, giáo dục những đứa trẻ do những người phụ nữ cùng huyết thống sinh ra. Tuy nhiên, trong vấn đề giáo dục người cha, người mẹ hay những người thân trong dòng tộc sẽ bị quở trách hoặc bị phạt vạ rất nặng nếu như đòn roi bị lạm dụng để bạo hành những đứa trẻ, nếu việc bạo hành, ngược đãi diễn ra nhiều lần thì cộng đồng sẽ đưa ra xét xử và có thể tước quyền nuôi dưỡng con cái đối với những người bạo hành đó. Điều đó vừa đưa ra những khuôn mẫu, chuẩn mực và phạm vi trong giáo dục vừa đưa ra những hình phạt cho những điều thiếu chuẩn mực, nó góp phần điều chỉnh hành vi, chuẩn mực trong việc giáo dục con cái. Mặc dù cha, mẹ có trách nhiệm giáo dục con cháu bằng những khuôn phép, nhưng nếu con cái còn nhỏ bị bố mẹ bỏ bê hoặc chúng thành những đứa trẻ hư thì cha mẹ phải nhận lấy trách nhiệm mà con cái đã gây ra. Tương tự như người Việt có câu: ‘’Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà’’ Tục ngữ Êđê có câu ‘’Klei mluk ami\ gui, klei phi\ ama klăm’’ (chuyện dại mẹ mang, chuyện đắng cay cha vác). Đây có thể là một sự gặp gỡ ngẫu nhiên trong kho liệu về tục ngữ giữa dân tộc Kinh và dân tộc Êđê khi nói đến việc nuôi dạy con cái. Tuy nhiên, xét về mặt giáo dục nhận thức trong việc nuôi dạy con cái thì quan điểm của người Êđê thể hiện rõ ràng hơn vai trò, trách nhiệm của các đấng sinh thành. Gia đình truyền thống của người Êđê là chế độ mẫu hệ, nghĩa là người phụ nữ có vai trò quan trọng và có nhiều tiếng nói trong gia đình. Nhưng không vì thế mà trách nhiệm nuôi dạy con cái chỉ dành riêng cho người phụ nữ như ở người Việt (con cái hư là do lỗi không biết dạy bảo của người mẹ và người bà). Còn với người Êđê, tuy là xã hội mẫu quyền, nhưng trong việc giáo dục con cái thì người làm cha, làm mẹ đều phải có trách nhiệm như nhau. Họ có trách nhiệm cùng nhau nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục con trẻ, những hạn chế và sai trái của trẻ em đều do cả cha lẫn mẹ cùng gánh vác, không đổ hoàn toàn cho một cá nhân. Sự rõ ràng về trách nhiệm, nghĩa vụ ở đây nhằm hướng đến giá trị bền vững trong hôn nhân gia đình, điều đó giáo dục ý thức cộng đồng về trách nhiệm xây dựng mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình. Đặc biệt qua đây đã thể hiện rõ về sự bình đẳng về giới trong mối quan hệ gia đình, dòng họ của người Êđê. ● Giáo dục ý thức về quan hệ anh chị em trong gia đình Quan hệ anh chị em trong gia đình là mối quan hệ của những người sống trong cùng một gia đình có cùng huyết thống hoặc không cùng huyết thống với tư cách là con cái của cha mẹ. Người Êđê cũng như các dân tộc thiểu số khác ở Tây Nguyên, ngoài mối quan hệ anh chị em trong cùng gia đình do cùng cha mẹ sinh ra, còn có một mối quan hệ anh chị em do bố mẹ nhận nuôi. Quan điểm của người Êđê rất rõ ràng, dù là con nuôi hay là con mình sinh ra thì quyền lợi, trách nhiệm và nghĩa vụ của cha mẹ với con cái và ngược lại đều giống nhau, vì vậy mối quan hệ giữa anh chị em giữa con nuôi và con đẻ của cha mẹ cũng như nhau. Họ 195
  7. luôn luôn yêu thương, quan tâm và đùm bọc nhau trong cuộc sống giống như những anh chị em ruột trong nhà, kể cả khi cha mẹ không còn sống. Trong văn hoá, văn học dân gian của người Êđê, mối quan hệ anh chị em trong gia đình cũng được thể hiện qua tục ngữ, nội dung mang tính khuyên răn, giáo dục con cái trong trong gia đình phải biết yêu thương, đùm bọc, quan tâm chăm sóc và đoàn kết giữa anh chị em lẫn nhau, điều đó được thể hiện qua câu: Aseh đăm brei bi msao ho\ng kbao, mgrio\ êman knô ana đăm bi mtio\ krah [uôn dôk. (Ngựa đừng cãi nhau với trâu, đừng lùa voi cái voi đực chạy nhốn nháo trong làng) Đăm bi msao hdăng aji\k, đăm bi ]i\k hdăng ala, đăm bi bui] mlâo mtih p’ha hdăng ayo\ng adei . (Ếch cùng giống chớ cãi nhau, rắn cùng loài chớ có vật nhau, anh em cùng nhà chớ vặt lông chân nhau) hay câu Bu\ng đăm brei kyai, bai đăm brei kyăh, đăm brei tlăh amai ho\ng adei (Gùi đừng để cho thủng, giỏ đừng để cho rách, đừng để xa cách chị với em). 4. Tục ngữ Êđê trong giáo dục ý thức cá nhân với mối quan hệ cộng đồng Nền tảng xã hội của người Êđê và các tộc người thiểu số ở Tây Nguyên có một điểm chung là sự cố kết cộng đồng rất chặt chẽ. Các mối quan hệ trong làng được xây dựng trên quan hệ láng giềng, quan hệ huyết tộc hoặc qua hôn nhân, tính cố kết cộng đồng khá bền vững dù các thành viên đó theo quan hệ nội làng hay liên làng. Trước đây, khi diện tích đất canh tác còn rộng lớn, rừng tự nhiên còn dồi dào, mặc dù công nghiệp chưa phát triển, nhưng hoạt động kinh tế nông nghiệp của người Êđê phát triển mạnh qua sản xuất nương rẫy và chăn nuôi gia súc. Việc sử dụng đất đai và các sản phẩm từ rừng được chia sẻ theo tục ngữ, luật tục và lời nói vần. Ngoài việc phục vụ cho hoạt động lễ hội, sản phẩm nông nghiệp và hoạt động phi nông nghiệp đủ sức duy trì nhu cầu kinh tế hộ gia đình trong cộng đồng. Nguồn nước sinh hoạt, ngôi nhà rông, khu rừng mang lung, nơi đánh bắt thủy sản, săn bắt, chăn thả gia súc... đều thuộc quyền sở hữu của cộng đồng làng. Nếu cá thể nào đó trong cộng đồng bị tách rời khỏi môi trường buôn, làng thì thành viên đó trở nên thiếu tự tin và bị cộng đồng xa lánh. Lỗi một, lỗi hai sẽ được xóa bỏ sau các cuộc phân xử nhưng nếu tái phạm hay làm trái với những lời cam kết sau khi đã xét xử sẽ bị cộng đồng lên án và bị tách rời với cộng đồng buôn làng. Như một mặc định từ ngàn đời, buôn làng chính là không gian cho phép con người được khẳng định, được chia sẻ và được hưởng quyền lợi về vật chất và tinh thần. Không riêng gì người Êđê, nỗi nhục lớn nhất và bất hạnh lớn nhất đối với cộng đồng Tây Nguyên là bị tách rời ra khỏi buôn làng. Đầu thế kỷ XX, học giả Nguyễn Kinh Chi, Nguyễn Đổng Chi (1937) đã ghi nhận “mỗi cá nhân là phần tử của đoàn thể cũng như ngũ quan tứ chi…là phần tử của người thân. Nếu một phần tử vi phạm đều không tốt” (7,192). Nếu tái phạm hơn 2 lần, người vi phạm không chỉ bị gia đình, dòng họ trách mắng mà còn bị cộng đồng làng xa lánh, khinh khi, thậm chí bị đuổi ra khỏi buôn làng. Khi bị tách rời ra khỏi môi trường làng con người dễ dàng bị “xơdư” (mát, hâm hâm) hoặc nặng hơn là “rơyut” (điên, khùng) và yếu tố tự nhiên sẽ chiếm lấy cơ thể và tâm hồn họ, họ sẽ lạc lối nếu không có sự cứu vớt và tha thứ của cộng đồng. Như vậy, sự tách rời của cộng đồng với một cá nhân phụ thuộc nhiều vào sự nỗ lực của cá nhân trong quan hệ xã hội. Môi trường xã hội góp phần tạo nên mục đích 196
  8. sống và điều kiện phát triển của cá nhân trong quan hệ xã hội Êđê. Cũng như các dân tộc khác, người Êđê gửi gắm những kinh nghiệm sống qua lời ăn tiếng nói hằng, đó là quy luật chung của sáng tạo nghệ thuật ngôn từ, người Êđê phản ánh vào tục ngữ các hình tượng nghệ thuật song hành yếu tố tự nhiên và đời sống con người. Xét về góc độ tình cảm, các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên nói chung và cộng đồng người Êđê nói riêng có lối sống chan hoà, yêu thương đùm bọc lẫn nhau. Tuy nhiên, trong xã hội cộng đồng luôn đa dạng về các hành vi ứng xử giữa con người với nhau. Qua quá trình phát triển của cộng đồng theo lịch sử phát triển của tự nhiên, việc nhìn nhận những người sống có trách nhiệm hay không có trách nhiệm với cộng đồng buôn làng hay không, được người Êđê thể hiện qua tục ngữ để giáo dục các cá nhân nhận diện. Kinh nghiệm nhìn nhận con người không đàng hoàng, sống không trung thực hay nịnh bợ trước mặt và nói xấu sau lưng, người Êđê thường sử dụng những câu tục ngữ: Ko\ ksua, knga kuih. (Đầu nhím, tai chuột) hoặc câu Huă êsei gu\ hla, mnăm ea gu\ ê-i, kđi luă dhiăn (Ăn cơm dưới lá, uống nước dưới rạ). Hàm ý những câu trên muốn nói về những con người hay dấu diếm, làm chuyện xấu, chờ cơ hội để nói xấu, hãm hại người khác, nên khi gặp những người như thế cần phải đề phòng tránh bị họ lợi dụng và hãm hại. Hay kinh nghiệm nhìn nhận con người có đức tính nóng nảy, tích cách bồng bột và không suy nghĩ kỹ trước khi nói và làm, người Êđê có câu tục ngữ: Ai đah da, êwa ko\ng đo\k, mnuih jho\k jhưn. (Hơi trên ngực, sức trên họng, kẻ hay cộc cằn). Hoặc những người có tính cách ngang ngược, không biết trên dưới người Êđê có câu: Blu\ ho\ng [un ngă jho\ng, blu\ ho\ng mdro\ng ]ap. (Nói với kẻ nghèo hung hăng, nói với người giàu xấc xược). Ngoài ra, việc chỉ trích và phê phán những người có lối sống ích kỷ, sống chỉ biết lo cho bản thân mà không quan tâm đến người khác hoặc muốn phê phán những con người sống keo kiệt, bủn sỉn thì người Êđê thường dùng câu tục ngữ: }i\m hlăm kn’hang, kan hlăm knu\t. (Thịt trong vỉ, cá trong xiên). Hay câu: Êbhơr tuh ea, tloa m`ak, amâo jăk nao ksu\ng tlư\ (Chưa trơn đổ nước, thoa dầu, kẻ không đi thì xô) – Hàm ý nói đến những người hay xúi dục, không biết động viên mà cứ nói thêm những lời không hay làm cho sự việc thêm phức tạp hơn. Trong cộng đồng, khi những câu tục ngữ trên được nói ra, đó cũng là thông điệp gửi cho cộng đồng những kinh nghiệm và dấu hiệu nhận diện những người không tốt, những người cơ hội, không lý tưởng và không có mục tiêu trong cuộc sống. Nên trong cuộc sống, nếu gặp phải những người có những biểu biểu hiện như vậy thì nên hạn chế tiếp xúc với họ vì con người họ có hai mặt dễ xảy ra những chuyện làm tổn thương đến nhau. Ngoài việc phê phán những thói hư tật xấu của con người trong xã hội, người Êđê cũng có câu tục ngữ để khen ngợi những con người sống đàng hoàng, chính trực có tinh thần vì tập thể như câu: Rah đuh, buh ]ăt (Rắc hạt mọc mầm, gieo giống lên cây) việc rắc hạt, gieo 197
  9. giống thể hiện con người siêng năng, cần cù trong công việc và với hình ảnh mọc mầm và hình ảnh cây giống tươi tốt tạo nên một cảm giác tươi sáng, giúp con người có thêm niềm tin và hy vọng hơn trong cuộc sống, nội hàm cũng gần giống như câu nói của người Việt: ‘’gieo nhân nào gặt quả đấy’’. Nét độc đáo trong tục ngữ thể hiện kinh nghiệm ứng xử xã hội của người Êđê, nó là những lối diễn đạt song song phóng chiếu các quan hệ giữa các sự vật hiện tượng trong tự nhiên lên các mối quan hệ xã hội. Vì vậy tục ngữ Êđê, không chỉ trùng điệp về hình thức mà còn chất chồng về nội dung, liên hoàn về nghĩa. Trong mỗi câu tồn tại những thông điệp truyền tải đến những người nói và người nghe để vận dụng trong xã hội. 5. Tục ngữ Êđê giáo dục ý thức cá nhân với môi trường thiên nhiên Người Êđê sống nương nhờ nhiều vào thiên nhiên, gắn bó mật thiết với thiên nhiên, chính vì thế mà thiên nhiên có vai trò đặc biệt quan trọng, tác động mọi mặt đến đời sống vật chất và tinh thần của người Êđê, vì vậy người Êđê rất quý trọng và tự chủ động gắn bó và bảo vệ các tài nguyên thiên nhiên. Trong xã hội cổ truyền của dân tộc Êđê ngày xưa, mỗi làng luôn có một địa điểm xác định để sinh tồn, đó là nơi mà mọi sản vật dù là tự nhiên hay thành quả lao động của con người, phần lớn đều thuộc về cộng đồng - những thành viên sở tại. Hình thức sở hữu cộng đồng là hiện tượng mang tính chất bao trùm, tất yếu và phổ biến trong quá trình xác định mối quan hệ sở hữu của tập thể về đất và rừng của cộng đồng làng được duy trì và quản lý bằng một hệ thống luật tục mà người gìn giữ, điều hành là một hội đồng già làng. Tài nguyên rừng, đất rừng do toàn bộ cộng đồng quản lý, sở hữu, không ai được quyền bán, chuyển, nhượng cho người ngoài. Cộng đồng thường chia rừng thành hai loại hình đó là rừng cộng đồng và rừng tâm linh, trong rừng tâm linh, bao gồm rừng mộ địa, rừng thiêng, rừng cấm,… cách phân loại rừng tâm linh là sự cụ thể hoá một loại hình rừng cộng đồng đặc thù của cộng đồng. Rừng tâm linh là rừng cộng đồng, nhưng ngược lại rừng cộng đồng có thể không phải là rừng tâm linh. Do vậy, trong cách hiểu và trình bày sẽ có những lưu ý khi phân loại rừng cộng đồng, rừng tâm linh. Về hoạt động đặc trưng gắn với các khu rừng cộng đồng truyền thống. Dựa trên tiêu chí các hoạt động đặc trưng gắn với rừng cộng đồng của các dân tộc thiểu số, về cơ bản có hai loại: - Rừng cộng đồng được phép khai thác, hoạt động sản xuất, sinh hoạt. Rừng cộng đồng gắn với hoạt động sản xuất, sinh hoạt: Rừng khai thác sản xuất, rừng biến thành đất thổ cư. Là những đối tượng thuộc sự quản lý và sở hữu của cộng đồng buôn làng. Ở đó, cá nhân với tư cách là thành viên của buôn làng chỉ có quyền sử dụng khai thác ở mức độ nhất định. - Rừng cộng đồng không được phép khai thác, hoạt động sản xuất, đồng thời gắn với nó là các quy định chặt chẽ về kiêng cữ, cấm kỵ mang tính tâm linh. Rừng cộng đồng gắn với hoạt động mang tính chất tín ngưỡng: là các loại như rừng thiêng, rừng ma, rừng cấm, rừng đầu nguồn. Có thể thấy, mặc dù rừng là yếu tố rất cần thiết với việc khai thác gỗ, săn bắn, hái 198
  10. lượm, khai thác dược liệu, … Tuy nhiên, không phải vì thế mà chặt phá rừng một cách bừa bãi mà phải tuân thủ theo những quy định rất chặt chẽ, cụ thể về cách thức quản lý, khai thác bảo vệ rừng. Trong tục ngữ Êđê có những câu để nói lên việc khai thác rừng: Druôm ana dlông, rông ana điêt. (Tạm dịch là: Đốn cây dài, chăm cây nhỏ) Hàm ý muốn nhắc nhở người dân khi đi chặt cây chỉ nên chặt những cây lớn, đủ dùng và phải biết chăm sóc những cây con để sinh trưởng và phát triển phục vụ cho cộng đồng ở thời gian sau. Ngoài việc giáo dục ý thức của cộng đồng về các vấn đề liên quan đến việc ngăn chặn, phá rừng bừa bãi thì tri thức dân gian còn có những câu tục ngữ phản ánh về săn bắt, hái lượm đúng cách nhằm duy trì sự phát triển tự nhiên trong sinh thái như câu: {ơ\ng boh lui knăt, djăt ea răng knang. (Ăn trái để đọt, múc nước giữ máng/nước) Hay Mnah hlô hlăm dhông, răng hlô dôk kđông . (Tạm dịch: Bắn thú trong rừng, tha thứ đang chửa) Ngoài ra, Người Êđê rất coi trọng đất đai vì nó là nguồn lực tạo nên cuộc sống và luôn có thần Đất cai quản. Đất đai không chỉ là không gian sinh tồn, thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống mà còn là nơi để trồng trọt, chăn nuôi, là nơi để con người dựng nhà, dựng chòi, làm nương rẫy. Người Êđê có rất nhiều kinh nghiệm, phong tục tập quán trong việc bảo vệ tài nguyên đất. Họ có các luật tục để bảo vệ đất như điều 231 của Luật tục Êđê (7, 231) cũng quy định: ‘’Đất đai, sông suối, cây rừng là cai nong, cái nia, cái lưng của ông bà. Ông bà là người giữ cái hang, trông coi rừng, trông coi cây Kdjar, K’tơng’’. Cùng với giá trị đó người Êđê có câu tục ngữ: ‘’Sa klo\ lăn mse\ sa klo\ prăk ‘’ ( tạm dịch: Một cục đất như một cục tiền). Đất mang giá trị kinh tế rất cao, đem lại cho con người về mặt tiền bạc và vật chất. Đất giống như của cải có giá trị lớn, giống như người Việt hay có câu: ‘’Tấc đất là một tấc vàng’’, nó nhấn mạnh tầm quan trọng của đất và giá trị của đất. Qua đó hình ảnh đó, giúp cho cộng đồng có ý thức sử dụng đất một cách hợp lý và bảo vệ, gìn giữ đất sao cho đất không bị hư hại và bạc màu. Mỗi loại đất có các đặc điểm khác nhau, nguồn dinh dưỡng và chất đất cũng khác nhau nên trước kia khi chưa có các loại phân bón như ngày nay để cải tạo đất và bổ sung chất dinh dưỡng cho đất thì người Êđê thường có hình thức luân canh rất khoa học. Họ sẽ khai hoang một mảnh đất nào đó và trồng trọt trong khoảng 3 đến 4 năm sau đó họ sẽ bỏ đất đó và khai thác mảnh đất khác. Sau khoảng thời gian như vậy họ lại quay lại sử dụng đất đã khai hoang trước đó để sử dụng tiếp vì theo quan điểm khi trồng trọt nhiều đất sẽ bạc màu và không tạo năng suất nên để hoang khoảng 3 đến 4 năm rồi quay lại sẽ giúp cho đất có khoảng thời gian tự phụ dưỡng: Sô hma, mda ênah (tạm dịch: rẫy cũ già, non rẫy mới). Ngoài tài nguyên rừng, tài nguyên nước cũng là vấn đề mà cộng đồng người Êđê đặc biệt quan tâm. Bến nước hay nguồn nước được coi là hình ảnh tiêu biểu của buôn làng, là nét đặc trưng văn hoá của mỗi tộc người ở Tây Nguyên. Bến nước cũng là nơi được quy định chặt chẽ, ngăn chặn những hành vi của con người, đây còn là nơi sinh hoạt, thực hành tín ngưỡng chung của buôn làng. Vì vậy, việc làm ô nhiễm nguồn nước sẽ gây nên những hậu 199
  11. quả nghiêm trọng và bị xử phạt rất nặng. Theo nghiên cứu của Buôn Krông Tuyết Nhung trong cuốn sách Luật tục Bahnar cô cho rằng người Bahnar nói riêng và cộng đồng dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên nói chung đều có chung quan niệm, mỗi bến nước chung của buôn làng đều có các vị thần trú ngụ, vì thế nếu làm nguồn nước bị ô nhiễm thì thần linh sẽ gây ra những dịch bệnh để trừng phạt dân làng. (1, tr 106). Đã từ lâu, các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên đã coi trọng nguồn nước là thành phần quan trọng không thể thiếu trong đời sống của con người, động thực vật và hệ sinh thái trong môi trường tự nhiên. Vì vậy phải bảo vệ nguồn nước, đặc biệt là nguồn nước đầu nguồn. Việc đó, không phải là trách nhiệm của một cá nhân mà nó là trách nhiệm và ý thức của cả cộng đồng. Tục ngữ Êđê được diễn giải thông qua luật tục như câu: ‘’Dah hnoh ea ]oh Đei mdiê mâo dưi ble\ Ana kuâ mâo msia\r Mnuih drei sia\ng roa\ duam Klei soh nei jing iong’’ Tạm dich: (Nếu để nguồn nước bẩn Cây lúa không ra bông Cây kê không có hạt Con người sẽ mang bệnh Tội này xử rất nặng) Việc bảo vệ nguồn nước còn gắn liền với việc bảo vệ cây cối, các khu rừng đầu nguồn để giữ ẩm cho đất, giữ nước cho mạch nguồn. Người Êđê có câu: Djei hra kbhuôt hnoh, joh Ktơ\ng khuôt krông (tạm dịch: chết cây sung thì cạn dòng suối, chết cây Ktơ\ng thì cạn dòng sông). Hàm ý của câu trên là để nhắc nhở cộng đồng về việc bảo vệ nguồn nước và những tài nguyên xung quanh nguồn nước. Muốn nguồn nước được trong sạch, mang lại nguồn nước sinh hoạt, các hoạt động sinh kế cho cộng đồng thì trước tiên cộng đồng phải có ý thức gìn giữ và bảo vệ những cây cổ thụ to lớn, đặc biệt là cây cối ở khu vực đầu nguồn, ven sông, ven suối. Cây cối ngoài chức năng giữ nước thì theo quan niệm vạn vật hữu linh thì những cây to, cây cổ thụ là nơi những vị thần linh cư ngụ. Nếu chặt phá cây sẽ làm thần linh quở trách và thần linh sẽ làm cho buôn làng khô hạn và dịch bệnh, ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ và đời đời sống cộng đồng. Ngoài ra, người Êđê nổi tiếng với tài ủ rượu cần thơm ngon, ngọt cay. Trước kia nguồn nước ủ phải là nguồn nước sạch, trong, nước phải từ nguồn khe suối chảy ra thì người Êđê mới dùng để ủ rượu, để uống, đề dùng trong sinh hoạt, … 200
  12. Người Êđê có câu tục ngữ: Ngă kpiê êsei đing ai kuai êa (tạm dịch: nấu rượu ngon nhớ nguồn nước) Với câu trên khi xét về nghĩa đen ta hiểu rằng rượu ngon nhờ nguồn nước sạch rót vào và nhờ nguồn nước trong lành đó người ta mới có thể ủ ra được một ché rượu thơm ngon. Xét theo nghĩa bóng, nghĩa bao quát thì câu này cũng nói đến việc con người sống phải biết tổ tiên, nguồn cội. Giống như tục ngữ người Việt có câu: ‘’Uống nước nhớ nguồn’’. Khi ta hưởng thụ, sử dụng những điều đã có sẵn do những người đi trước tạo ra chúng ta phải biết ơn, tôn trọng và ra sức bảo vệ, sử dụng nó một cách hợp lý, mà ở đây là nguồn nước. Từ các quan niệm về bảo vệ nguồn nước, bảo vệ rừng và các tài nguyên thiên nhiên được trình bày ở trên, thấy được rằng với lối ứng xử và thái độ hành xử của cộng đồng Êđê thông qua các nghi lễ, phong tục tập quán đã được phản ánh thông qua tục ngữ thì ở đó ta cũng nhận ra rằng người Êđê rất coi trọng tài nguyên thiên nhiên. Qua đó, cũng phản ảnh được mối quan hệ thân thiện hoà hợp với rừng, với đất, với nước. Tục ngữ Êđê do cha ông đi trước đúc kết lại nhằm giáo dục thế hệ con cháu biết về giá trị của tài nguyên thiên nhiên đồng thời biết sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên một cách hợp lý và vừa phải biết gìn giữ, bảo vệ chúng một cách đặc biệt. 6. Kế luận Tục ngữ Êđê là những câu ngắn gọn, xúc tích. Nó đúc kết tri thức, những kinh nghiêm sống trong quá trình lao động và sản xuất. Vì vậy, tục ngữ Êđê phản ánh nhiều mặt của đời sống xã hội tộc người. Đó là những bài học giáo dục hành vi ứng xử của cá nhân với gia đình, cộng đồng và xã hội. Theo văn hoá truyền thống của người Êđê, nhận thức của cộng đồng về thế giới quan rất sáng tạo, họ cho rằng thế giới trong vũ trụ được chia làm ba phần: thiên giới, trung giới và hạ giới. Mỗi phần đều có tồn tại các đặc điểm riêng biệt nhưng chúng có mối quan hệ chặt chẽ, mật thiết với nhau và chúng tồn tại song song cùng nhau. Qua đó, những quan niệm của cộng đồng về vạn vật hữu linh được tục ngữ thể hiện một cách đầy đủ bằng những hình ảnh sinh động. Tất cả các sự vật như cây cối, sông núi, hoa lá,… đều có đấng siêu nhiên cư ngụ, che chở và bảo vệ ‘’ Ksơ\k ti ana [lang, yang ti ana hra’’ (Thần trên cây đa, ma trên cây gạo). Vì vậy, những hành vi, cử chỉ và lời nói của con người sẽ luôn được theo dõi bởi các vị thần linh, các linh hồn của những người đã khuất. Nếu sống tốt, đẹp đạo thì sẽ được các bậc tổ tiên ở thể giới Yang Atao che chở và phù trợ. Đó cũng là cách nhằm giáo dục ý thức của cộng đồng thông qua tục ngữ nhằm tạo nên nguyên tắc ứng xử hòa hợp trong cộng đồng, xã hội và trong thế giới tự nhiên. Nếu lưu truyền và vận dụng tục ngữ Êđê trong cuộc sống sinh hoạt một cách hợp lý, điều đó cũng sẽ góp phần điều chỉnh hành vi ứng xử của con người trong các mối quan hệ, đồng thời tục ngữ Êđê sẽ đóng vai trò tích cực trong giáo dục ý thức của cộng đồng của người Êđê, đặc biệt là giới trẻ ngày nay đang bị ảnh hưởng bởi nhiều cám dỗ trong giai đoạn hội nhập và phát triển của đất nước. 201
  13. TÀI LIỆU THAM KHẢO Buôn Krông Thị Tuyết Nhung (2019), Luật tục Bahnar, Nxb Văn hoá dân tộc. (Tr 44) Buôn Krông Thị Tuyết Nhung, Nguyễn Hữu Nghĩa (5/2022), Phân loại Tục ngữ Êđê từ đặc trưng thể loại, Kỷ yếu hội thảo khoa học, Trường Đại học Tây Nguyên. Hoàng Phê ( Chủ biên) 2003, Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng. Hồ Quốc Hùng (5/2022) Thấy gì từ tục ngữ Êđê qua sinh thái Tây Nguyên, Kỷ yếu hội thảo khoa học, Trường Đại học Tây Nguyên. Nguyễn Hữu Nghĩa (5/2022), Vận dụng lí thuyết bối cảnh vào nghiên cứu tục ngữ Êđê, Kỷ yếu hội thảo khoa học, Trường Đại học Tây Nguyên. Ngô Đức Thịnh, Chu Thái Sơn (1996), Luật tục Êđê (Tập quán pháp), Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội. Nguyễn Kinh Chi, Nguyễn Đổng Chi (1937), Người Ba-na ở Kon Tum (Les Bahnar de Kon Tum), Nguyễn Văn Ký dịch, Andrew Hardy biên tập, Nxb Tri thức, 2011 Nguyễn Thái Hoa (1997), Tục ngữ Việt Nam, cấu trúc và thi pháp, Nxb Khoa học xã hội. Phan Thị Đào (2001), Tìm hiểu thi pháp tục ngữ Việt Nam, Nxb Thuận Hóa Huế Phạm Thị Xuân Nga (5/2022), Bước đầu tìm hiểu cấu trúc cú pháp trong tục ngữ Êđê, Kỷ yếu hội thảo khoa học, Trường Đại học Tây Nguyên. Vũ Ngọc Phan (1971), Tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội. 202
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2