intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giao lưu và tiếp biến văn hóa Ấn Độ trong văn hóa Đồng Nai - Phù Nam

Chia sẻ: Vũ Thị Hòa Hòa | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:17

522
lượt xem
121
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ngược dòng lịch sử trở lại thời kỳ đầu công nguyên, như chúng ta đều biết trên lãnh thổ nước ta hiện nay đã từng tồn tại ba quốc gia: Âu Lạc ở phía Bắc, Chămpa ở miền Trung và Phù Nam ở Nam bộ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giao lưu và tiếp biến văn hóa Ấn Độ trong văn hóa Đồng Nai - Phù Nam

  1. Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ - Trung Hoa đến Việt Nam thời kì Cổ Trung Đại A. MỞ ĐẦU Ngược dòng lịch sử trở lại thời kỳ đầu công nguyên, như chúng ta đ ều biết trên lãnh thổ nước ta hiện nay đã từng tồn tại ba quốc gia: Âu Lạc ở phía Bắc, Chămpa ở miền Trung và Phù Nam ở Nam bộ. Từ rất lâu đời, văn hóa Ấn Độ đã có giao lưu trên nhiều mặt với nền văn hóa truy ền th ống Vi ệt Nam ở các quốc gia cổ trung đại trong đó có Phù Nam. Phù Nam là quốc gia quan trọng nh ất trong các quốc gia “Ấn Độ hóa”. Mặc dù chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa Ấn Độ, nhưng tất cả những điều mà chúng ta biết đều chứng tỏ rằng ngay từ thuở ban đầu, văn minh Ấn Độ chỉ là đến ghép trên miếng đất cũ của nền văn hóa Đông Nam Á bản địa vốn có sẵn, để hình thành một nền văn minh và một nền nghệ thuật hết sứ độc đáo. Và chính sự giao lưu tiếp biến văn hóa ngoại lai đã xây dựng nên một nền văn hóa với sự phong phú, đa dạng và có những nét độc đáo riêng biệt tạo nên nền văn hóa Đồng Nai - Phù Nam. Văn hóa Ấn Độ đã có mặt trong nền văn hóa Đồng Nai – Phù Nam t ừ bao giờ, bằng con đường nào? Vai trò và ảnh hưởng có sâu rộng hay không, có lấn át được lớp văn hóa bản địa hay không? Được th ể hiện nh ư th ế nào trong các lĩnh vực? Để đáp ứng và lý giải phần nào đòi hỏi đó mời cô và các b ạn cùng nhóm 4 tìm hiểu đề tài: “Sự giao lưu, tiếp biến văn hóa Ấn Độ trong văn hóa Đồng Nai- Phù Nam”. Thực hiện: Nhóm Bạch Dương - Lớp 08 SLS- GVHD:Lê Thị Mai Trang 1
  2. Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ - Trung Hoa đến Việt Nam thời kì Cổ Trung Đại B. NỘI DUNG Chương 1. Khái quát lịch sử văn hóa Đồng Nai – vương quốc Phù Nam 1.1. Vài nét về lịch sử văn hóa Đồng Nai Văn hóa Đồng Nai là tên gọi phức hệ văn hóa kim khí từ sơ kì đồ thau đ ến sơ kì sắt ở Đông Nam Bộ, tồn tại trong khoảng thiên niên kỉ trước công nguyên và đến khoảng thế kỉ thứ II trước công nguyên, có sự lan tỏa trên cả đất Nam Bộ với nền văn hóa Óc Eo và phát triển sang cả nửa đ ầu thiên niên k ỉ I sau công nguyên. Hoạt động kinh tế chủ yếu của người Đồng Nai là nông nghi ệp. S ố nông cụ được tìm thấy khá nhiều trong các di chỉ cư trú. Tuy dấu vết của cây lúa chưa được tìm thấy, nhưng với việc phát hiện các lưỡi dao hái bằng đá (công cụ dùng để cắt lúa) của người Đồng Nai cho thấy họ đã biết trồng lúa. Đến giai đoạn Óc Eo, người ta đã biết trồng nhiều giống lúa khác nhau. Ngoài trồng trọt người ta còn khai thác các sản vật của rừng và làm nghề săn b ắn. Giai đo ạn Óc Eo một ngành kinh tế mới đã được phát triển là chăn nuôi. Người Đồng Nai đã chế tác để làm công cụ sản xuất, đồ trang sức, kĩ thuật chế tác đá vì th ế cũng đạt trình độ khá cao. Người Đồng Nai cũng phát triển nghề chế tạo đồ đồng, Dốc Chùa là di chỉ xưởng đồ đồng lớn nhất của người Đồng Nai. Ngoài ra đồ sắt cũng đã xuất hiện. Đến giai đoạn Óc Eo đồ sắt được ch ế tạo và s ử d ụng phổ biến. Người Đồng Nai đã làm được đồ gốm bằng bàn xoay, gốm có chân đế và ràng, bi gốm…Các nghề xe sợi và chế tạo thủy tinh đã được s ử dụng làm đ ồ trang sức. Trong đời sống vật chất, tuy nguồn thức ăn phong phú nhưng cách th ức chế biến của người Đồng Nai còn đơn giản. Nhà ở được làm bằng những vật liệu nhẹ, nhưng cũng có nơi biết đắp tường đất trên những địa hình cao. Về đời sống tinh thần, người Đồng Nai theo tín ngưỡng bái vật giáo và cũng đã nảy sinh quan niệm về linh hồn. Đến giai đoạn Óc Eo, trình độ kinh tế và đời sống v ật ch ất, tinh th ần c ủa con người đã phát triển khá cao. Địa bàn chủ yếu của văn hóa Óc Eo là khu vực châu thổ sông C ửu Long bao gồm nhiều vùng sinh thái khác nhau của các tỉnh An Giang (Óc Eo- Ba Thê), Kiên Giang (Đá Nổi, Nền Chùa, Tân Long), Đồng Tháp, vùng ven bi ển Tây Nam Thực hiện: Nhóm Bạch Dương - Lớp 08 SLS- GVHD:Lê Thị Mai Trang 2
  3. Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ - Trung Hoa đến Việt Nam thời kì Cổ Trung Đại (U Minh, Năm Căn) kéo đến vùng rừng Sác duyên hải và vươn ra t ận Bi ển Đông (khu vực từ cửa sông Tiền đến Cà Mau). Ngoài ra, khảo cổ học đã phát hiện ra nhiều di tích, di vật thuộc văn hóa Óc Eo ở các tỉnh Bình Dương, Bình Ph ước, Tây Ninh, Đồng Nai, một phần Long An, Bình Thuận và thành ph ố Hồ Chí Minh. Người Óc Eo phổ biến ở nhà sàn trên nền đất đắp cao. Các công trình kiến trúc phục vụ tôn giáo, tang ma (đền thờ, đền tháp, mộ hỏa táng) th ường có quy mô lớn và kiên cố. Phương tiện đi lại của người Óc Eo chủ yếu bằng thuy ền, ngựa, voi thông qua các hệ thống đường thủy, đường bộ. Họ ăn lúa gạo là chủ yếu. Phụ nữ Óc Eo thường mặc váy – xà rông và nam thường đóng khố - xam pốt. Cư dân Óc Eo đặc biệt sùng tín Bàlamôn giáo và đạo Ph ật. Họ gi ỏi t ạc tượng tròn (thần, phật) bằng gỗ, đá. Nghệ thuật chạm kh ắc trên đá và trên thân vàng khá phát triển. Người Óc Eo sáng tạo ra nhiều loại nh ạc c ụ và ngh ệ thu ật ca múa nhạc của họ cũng đạt đến đỉnh cao. Chủ nhân của văn hóa Óc Eo là những người thuộc nhóm nhân ch ủng Indonedien hay nguyên Mã Lai (proto – malais). Người Indonedien là thành ph ần chính tạo ra người Việt cổ. Họ có mặt trên lãnh thổ Việt Nam suốt t ừ th ời kì đá mới đến văn hóa Đông Sơn. Bên cạnh lớp cư dân bản địa, ở Óc Eo cũng s ớm xuất hiện những người gốc Ấn – Âu là các thương nhân, đạo sĩ, tăng lữ từ Trung Á, Ba Tư, La Mã hoặc những người ở khu vực lân cận bị Phù Nam bắt về làm nô lệ. Những nhân tố ngoại nhập (con người, văn hóa, kĩ thuật, tôn giáo…) đ ặc biệt từ Ấn Độ, có vai trò rất lớn vào việc tạo dáng ra mô hình thành th ị Óc Eo. Tuy nhiên, động lực cho sự xuất hiện và phát triển văn minh Óc Eo lại chính là những yếu tố bên trong. Trên cơ sở đó mà nhà nước Phù Nam đã ra đời trên đất Nam B ộ vào th ời kì sau. 1.2. Lịch sử văn hóa Phù Nam Trên cơ sở văn hóa Óc Eo, đến thế kỉ I sau công nguyên đã ra đời trên vùng đất Nam Bộ một vương quốc tên là Phù Nam cùng với nó là s ự hình thành n ền văn minh Phù Nam. Theo các chứng tích còn sót lại trên lãnh thổ Việt Nam thì Thực hiện: Nhóm Bạch Dương - Lớp 08 SLS- GVHD:Lê Thị Mai Trang 3
  4. Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ - Trung Hoa đến Việt Nam thời kì Cổ Trung Đại nền văn minh Phù Nam là cùng thời với nền văn hóa Óc Eo (trên khu v ực t ứ giác Long Xuyên). Văn hóa Óc Eo có nguồn gốc từ văn hóa Đồng Nai. Phù Nam là tên phiên âm Hán – Việt của một quốc gia c ổ trong l ịch s ử Đông Nam Á, xuất hiện vào khoảng đầu Công Nguyên, ở khu v ực h ạ l ưu và châu thổ sông Mê Kông. Theo nhiều thư tịch cổ Trung Quốc, thì trong th ời kì hưng thịnh, vương quốc này về phía Đông, đã kiểm soát cả vùng đất phía Nam Trung Bộ, về phía Tây đến thung lũng sông Mê Nam (Thái Lan), về phía Nam đến phần phía Bắc bán đảo Malaixia. Chung quanh cái tên gọi Phù Nam, hiện vẫn còn đang tranh cãi. Ý kiến được nhiều người tán đồng, đó là Phù Nam do chữ Fou Nan mà ra (gọi theo cách phát âm của người Trung Hoa). Còn t ừ ngữ này xuất phát từ ngôn ngữ Môn-Khmer cổ: “ bonam”, mà ngày nay nó được đọc là phnom, có nghĩa là núi, hoặc đồi. Theo đó các vua Phù Nam đ ều l ấy v ương hiệu là Kurung bonam có nghĩa là vua núi. Th ủ đô c ủa Phù Nam, theo sách “ Tân đường thư” là thành Đặc Mục, tiếng Phạn là Vyadhapura có nghĩa là “ thành phố của những người đi săn”, gần ngọn núi Ba phnom ở làng Banam, thuộc tỉnh Prey Veng (Campuchia) ngày nay. Về cư dân: Đa phần cư dân của Phù Nam chủ yếu là người Mã Lai-Đa Đảo, nói tiếng Mã Lai- Đa Đảo (Malayo-Polynésien) hay Nam Đảo (Austrron ésien). Ý kiến này phù hợp với ghi nhận của Lương thư (sử nhà Lương, Trung Quốc). Phù Nam không phải là đế quốc đã được tổ chức thống nhất thành một bộ máy cai trị và bóc lột mà chỉ là sự tập h ợp của nh ững ti ểu quốc, trong đó b ộ phận chủ yếu của nó là chủ nhân của nền văn hóa Óc Eo trên đất Nam Bộ, nói tiếng Nam Đảo. Vùng đất này vào cuối thế kỷ VI đã b ị ng ười Chân L ạp (ng ười Khơme) nói tiếng Nam Á thôn tính. Theo Khang Thịnh - sứ giả của Ngô Tôn Quyền thời Tam qu ốc chép trong sách Phù Nam thổ tục thì ông vua đầu tiên của n ước Phù Nam, có l ẽ là m ột quý tộc người Ấn Độ hay là một tăng lữ Bàlamôn tên là Hỗn Điền. Một số học giả phương Tây cho rằng truyền thuyết Hỗn Điền là dị bản của truyền thuy ết Ấn Độ về Kaundinya. Vương triều Kaundinya tồn tại khoảng hơn 150 năm, trải qua 3 đời vua (Hỗn Điền, Hỗn Bàn và Hỗn Bàn Bàn) Thực hiện: Nhóm Bạch Dương - Lớp 08 SLS- GVHD:Lê Thị Mai Trang 4
  5. Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ - Trung Hoa đến Việt Nam thời kì Cổ Trung Đại Một vị tướng của Phù Nam mà sách “ Lương thư” của Trung Quốc phiên âm là Phạm Mạn lên làm vua, lập ra vương triều họ Phạm. Làm vua được 3 năm thì ông mất, con ông là Phạm Kinh Sinh nối ngôi, làm vua được khoảng 5 năm, đến năm 245 thì bị người anh họ tên Phạm Chiên giết để đoạt ngôi. M ột ng ười con khác của Phạm Mạn là Phạm Trường nổi dậy lật đổ được Ph ạm Chiên nhưng bị tướng Phạm tầm giết. Phạm Tầm lên làm vua, Phù Nam dưới vương triều họ Phạm trở nên hùng mạnh. Phạm Mạn đã đem quân đi chinh phạt được tới hơn 10 nước, mở rộng đáng kể lãnh thổ. Đặc biệt, dưới th ời Ph ạm Chiên đã thúc đẩy quan hệ ngoại giao với Ấn Độ. Còn Ph ạm Tần thúc đ ẩy quan h ệ ngo ại giao với nhà Tấn ở Trung Quốc. Người Phù Nam đã có chữ viết, kiểu chữ viết có nguồn gốc từ Ấn Độ. Các nhà khoa học cho rằng vào khoảng giữa thế kỷ IV, quyền cai trị Phù Nam một lần nữa lại rơi vào tay người Ấn Độ. Sách “L ương th ư” và “T ấn th ư” có nhắc tới một người là Thiên Trúc Thiên Đàn đã triều cống Mục Đế. Đến đầu hoặc giữa thế kỷ V, vẫn là người Ấn Độ nắm quy ền cai tr ị Phù Nam. Sách “Lương thư” cho biết một người Thiên Trúc là Kiều Chân Nh ư mà các nhà khoa học sau này cho rằng đó có th ể là một ng ười Brahman Ấn Đ ộ. Vào thời kì này, nhiều thương gia Phù Nam sang buôn bán ở Quảng Châu (Trung Quốc). Khi Kaundinya mất, con là Sri Indravarman (phiên âm là Tri Lê Đà Bạt Ma) lên thay, và đã cho sứ sang triều cống Tống Văn Đế (nhà L ưu T ống) vào nh ững năm 438 và 453. Cũng theo sách “Lương thư” thì năm 431 – 432, nước Lâm Ấp muốn đánh Giao Châu của người Việt, nên có yêu cầu vua Phù Nam giúp s ức, nhưng Phù Nam đã từ chối. Khi Sri Indravarman mất, người nối ngôi la Jayavarman (phiên âm là Đồ Tà Bạt Ma). Ông đã phái một nhà sư Ấn Độ tên Nagasena đem lễ vật sang t ặng vua Nam Tề năm 484, và yêu cầu nhà vua giúp mình đánh Lâm Ấp nh ưng bị từ chối. Các nhà khoa học phát hiện bia kí viết bằng chữ Sanskrit cho hay dưới th ời Jayavarman Phù Nam đã xây dựng nhiều công trình th ủy lợi, bi ến nhi ều vùng đầm lầy rộng lớn ở hạ lưu sông Mê Kông thành nh ững đồng bằng phì nhiêu, trù phú. Thực hiện: Nhóm Bạch Dương - Lớp 08 SLS- GVHD:Lê Thị Mai Trang 5
  6. Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ - Trung Hoa đến Việt Nam thời kì Cổ Trung Đại Sau khi Jayavarman mất thì Rudravarman lên kế vị (phiên âm là L ưu Đà Bạt Ma). Đây là ông vua cuối cùng của Phù Nam. Giữa th ế kỷ V trở đi, Chân Lạp nổi lên, chiếm kinh đô của Phù Nam, h ợp nh ất lãnh th ổ Phù Nam v ới Chân Lạp. Kết cục, vương quốc Phù Nam đã bị sụp đổ vào năm 627 v ới trên 6 th ế k ỉ tồn tại, dưới sự trị vì của khoảng 18 đời vua. Chương 2. Sự giao lưu tiếp biến văn hóa Ấn Độ trong văn hóa Đồng Nai - Phù Nam 2.1. Con đường giao lưu văn hóa 2.1.1. Con đường thương mại Phù Nam ra đời bằng sự xuất hiện các đô thị buôn bán trên biển, đây là nét đặc trưng vốn có trong sự hình thành một đất nước. Óc Eo là th ương c ảng qu ốc tế nổi tiếng của Phù Nam. Tại đây đã diễn ra các hoạt động thương mại gi ữa Phù Nam với Ấn Độ, Trung Quốc, Đông Nam Á, Trung Á và Địa Trung Hải. Chính vị trí địa lý - đặc trưng của giao thông biển là điều kiện thuận lợi để văn hóa Ấn Độ có thể dễ dàng được thâm nhập một cách tự nhiên. Năm 1994 Mallreret đã tiến hành khai quật di chỉ Óc Eo, đã phát hiện nhi ều hi ện v ật b ằng đồng, sắt, thiếc nói lên nghề luyện kim bản địa. Thêm vào đó còn có nhi ều hi ện vật có nguồn gốc nước ngoài: Một chiếc gương đồng có khắc hai chữ Hán của thời hậu Hán (250-220), dây chuyền bằng ngọc có kh ắc ch ữ, hai huy ch ương vàng Roma Thời Antonius (138- 11), 3 mảnh đồng, vàng (trong đó có 1 viên ngọc khắc chư Ấn Độ cùng với số nữ trang bằng vàng nặng 1120gam và 10.000 hạt ngọc. Như vậy thông qua con dường buôn bán các thương nhân Ấn Độ và thương nhân Phù Nam đã có sự giao lưu và tiếp xúc. Bên c ạnh s ự giao l ưu buôn bán thì các thương nhân Ấn Độ đã truyền bá văn hóa c ủa dân t ộc mình m ột cách tự nhiên đến với cộng đồng cư dân ở đây. 2.1.2. Con đường truyền đạo Ngoài quân sự, đất nước Phù Nam khi ấy còn có một nền văn hóa khá phát triển. Ðể chép kinh, người Phù Nam đã mượn chữ cổ Ấn Ðộ. Trong sách “ Tấn thư” (sử nhà Tấn) có ghi lại: “Họ có nhiều sách và thư viện... chữ viết của họ giống như chữ viết của người Hồ... Vua cũng đọc được những bài văn viết Thực hiện: Nhóm Bạch Dương - Lớp 08 SLS- GVHD:Lê Thị Mai Trang 6
  7. Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ - Trung Hoa đến Việt Nam thời kì Cổ Trung Đại bằng chữ Ấn Ðộ, khoảng 3000 chữ”. Rõ ràng Phù Nam là một đ ất n ước có trình độ văn hóa cao. Ngoài ra, do ảnh hưởng của văn hóa Ấn Ðộ nên Phù Nam đã tiếp thu tôn giáo Ấn Ðộ trở thành một trung tâm Phật giáo Sự giao lưu văn hóa của vương quốc Phù Nam còn diễn ra trên 2 con đường là con đường tơ lụa trên biển và con đường di dân. 2.2. Các lĩnh vực giao lưu, tiếp biến văn hóa Ấn Độ trong văn hóa Đ ồng Nai - Phù Nam 2.1.1. Chính trị - Xã hội  Tổ chức Nhà nước Trong quá trình lập nước, vương quốc Phù Nam đã chịu ảnh h ưởng sâu sắc của văn hóa Ấn Độ. Tương truyền, Kaundinya đã đem luật pháp, tôn giáo chữ viết, cách ăn mặc của Ấn Độ truyền sang Phù Nam. Chế độ nhà nước là chế độ phong kiến. Vương quyền được kết hợp chặt chẽ với thần quyền, tôn giáo được sử dụng như một công cụ hữu hiệu của giai cấp thống trị. Xã h ội đã có s ự phân hóa giàu nghèo thành các tầng lớp quý tộc, bình dân và nô l ệ. Nh ư v ậy, vương quốc được tổ chức theo chế độ quân chủ. Vua tự xưng là Hoàng đế vũ trụ (Parvatabhupâla), là hiện thân của thần linh hay được c ảm thông với th ần linh. Đất nước được chia làm 7 vùng và giao cho các con trai của vua trấn nh ậm. Nhà vua có cả một bộ máy quan lại họp thành tri ều đình. Thuế là nguồn thu nhập chính của quốc gia. Thuế có thể đóng bằng vàng, bạc, châu ngọc, hương liệu... Nhân dân trong nước phải đóng thuế cho nhà vua b ằng vàng b ạc, châu ngọc, hương liệu, ngoài ra nhà vua còn thu lợi từ việc bán nô lệ và đánh thu ế thuyền buôn nước ngoài.  Tuy nhiên: theo quan điểm của Giáo sư Lương Ninh trong cuốn “ Vương quốc Phù Nam lịch sử và văn hóa ”, tổ chức nhà nước lại không học tập theo mô hình Mandala của Ấn Độ: “Tuy nhiên, Đông Nam Á có những đặc thù nên “lý thuyết Mandala” tản quyền/ vùng của ông có sự h ấp d ẫn nh ất định, nhưng theo tôi Phù Nam thì không ”. Ông giải thích rằng: Phổ hệ liên tục gồm 13 đời vua kéo dài hơn 6 thế kỉ, phải coi là một vương triều lâu bền, có thể so sánh với độ dài của mọi triều đại phong kiến t ập quy ền châu Á. Thực hiện: Nhóm Bạch Dương - Lớp 08 SLS- GVHD:Lê Thị Mai Trang 7
  8. Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ - Trung Hoa đến Việt Nam thời kì Cổ Trung Đại “Có hai giai đoạn tôn người Ấn Độ làm vua, chắc là thành thạo vi ệc qu ản lí chính quyền, am hiểu nguồn và con đường buôn bán đông - tây, hẳn là xu ất phát từ nhu cầu của thực tế, đã không làm gián đoạn sự phát tri ển và truy ền thống Phù Nam mà còn làm tăng tính độc đáo và linh hoạt của v ương quy ền - một nét độc đáo không từng thấy ở Đông Nam Á”. Như vậy, theo giáo sư Lương Ninh, Phù Nam không tiếp thu mô hình chính trị Mandala tản quyền theo kiểu Ấn Độ mà hướng tới sự thống nhất các tiểu quốc và sau này phát triển cực thịnh thành “cường quốc Đông Nam Á” Luật pháp: Pháp luật được thi hành theo quan niệm “ thần đoán” ( đoạn trích sử Nam Tề ở phần Trong thư tịch cổ). 2.1.2. Văn hóa vật chất Trong đời sống kinh tế của cư dân Phù Nam cho thấy được sự giao lưu giữa các hoạt động của người Ấn và người Phù Nam Cư dân Phù Nam làm ruộng theo lối “ gieo giống một năm gặt ba năm” (tức là loại lúa nổi). Để phát triển nông nghiệp, nhà vua cho xây dựng những hồ chứa nước, đào sông lạch lập thành hệ thống thủy lợi. Các ngh ề thủ công rất phát triển như: luyện đồng, luyện sắt, luyện thiếc, ch ạm trổ trên đá, trên g ỗ, trên vành lá, dát bạc, làm gốm, làm đồ trang sức, làm đồ th ủy tinh, đồ m ỹ ngh ệ.v.v… Đặc biệt còn có một bộ phận chuyên làm nghề buôn bán. Óc Eo là th ương c ảng quốc tế nổi tiếng của Phù Nam. Tại đây đã diễn ra các hoạt động th ương mại giữa Phù Nam với Ấn Độ, Trung Quốc, Đông Nam Á, Trung Á và Địa Trung Hải. Trong đời sống vật chất, lương thực chính của người Phù Nam là lúa gạo. Họ có nhiều đồ nấu và đồ đựng bằng gốm. trong trang phục, nam gi ới đóng kh ố và mặc sa-rông, nữ giới mặc váy và áo chui đầu (poncho). C ả nam và n ữ đ ều s ử dụng đồ trang sức như nhẫn, vòng tay, vòng cổ, hoa tai. Nhà ở được làm bằng tre, gỗ và lợp bằng lá dừa nước. Ở nơi đất cao, người ta làm nhà trên nền đ ất có rào gỗ ở xung quanh. Như vậy, cư dân Phù Nam từ xưa đã có sự giao lưu kinh tế với người Ấn Độ. 2.1.3. Tín ngưỡng, tôn giáo Ấn Độ là nơi sản sinh ra rất nhiều tôn giáo, trong đó quan trọng nh ất là Bàlamôn giáo về sau là Hindu giáo và Ph ật giáo, ngoài ra còn có m ột s ố tôn giáo Thực hiện: Nhóm Bạch Dương - Lớp 08 SLS- GVHD:Lê Thị Mai Trang 8
  9. Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ - Trung Hoa đến Việt Nam thời kì Cổ Trung Đại khác như đạo Jain, đạo Xích…. Trong quá trình phát triển đã ảnh hưởng ra các nước, các khu vực bên ngoài, tiêu biểu là các quốc gia Đông Nam Á thông qua s ự hoạt động của nhà truyền giáo, di dân đặc biệt sự trao đổi buôn bán trên sông nước biển cả đại dương. Chính vì thế mà những tôn giáo lớn xuất phát t ừ Ấn Độ đã ảnh hưởng đến các nước Đông Nam Á, văn hóa Phù Nam cũng không nằm ngoài sự ảnh hưởng đó. Trước khi chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ, trong đời sống tinh thần, từ lâu người Phù Nam theo tín ngưỡng bái vật giáo với truyền thống thờ đá mà nhiều nhà nghiên cứu cho là sự tồn tại của truyền thống thờ cự thạch. Tục th ờ sinh thực khí bằng đất nung, bằng đá cuội tự nhiên và nh ững hình t ượng th ảo mộc, cầm thú trên các hiện vật hiện thấy có thể đã có từ lâu đ ời ở vùng đông bằng châu thổ Nam Bộ. Đến khi văn hóa Ấn Độ được truyền sang Phù Nam thì cả Bàlamôn giáo và Phật giáo đều có mặt ở đây. Đầu tiên nước Phù Nam theo đạo Bàlamôn về sau theo đạo Phật. Tôn giáo Bàlamôn cũng rất thịnh hành, thu ộc phái Siva giáo. Theo mô tả của các sử gia Nam Tề, chỉ có thể thấy người Phù Nam th ờ ba v ị th ần Ấn Độ giáo theo tam vị nhất thể (Trimuriti) giống với cư dân Ấn Đ ộ. Th ế kỷ V, VI là giai đoạn thịnh đạt của đạo Phật, Phù Nam bấy giờ giữ vai trò trung tâm chuyển dịch lớn của Phật giáo về phía Đông. Tình hình Ph ật giáo ở Phù Nam lúc bấy giờ, Tục Cao Tăng truyện của Huệ Hạo, vào cuối triều Huệ Đế nhà Tần (290-306) cho biết có một nhà sư Ấn Độ tên Ma Ha Kỳ Vực chu du Đông đ ộ đã có đến Phù Nam, nhưng không ghi rõ là sư l ưu lại đây bao lâu, đã làm gì và sinh hoạt Phật giáo ở Phù Nam như thế nào. Rất may trong bi ký Võ C ạnh ở Nha Trang Việt Nam có nói đến một người tên là Sri Mara mà các h ọc gi ả người Pháp là Barth và Bergaigne cho là Phạm Sư Man, một vị vua Phù Nam th ời xưa đồng thời là một Phật tử sùng tín, bảo vệ Phật pháp. Bia ký đ ược xác đ ịnh niên đại vào khoảng thế kỷ II sau Tây lịch. Qua tư liệu bia ký, có thể đoán vào th ế kỷ II Tây lịch, đạo Phật ở Phù Nam đã vượt qua giai đoạn truyền bá. Trong Phật giáo có cả Phật giáo Đại thừa và Tiểu thừa. Phù Nam là một trung tâm Phật giáo lớn ở Đông Nam Á lúc bấy giờ. Các nhà kh ảo c ổ h ọc đã tìm được rất nhiều các tượng thần, Phật, vật linh, ngẫu t ượng c ủa đạo Bàlamôn và Thực hiện: Nhóm Bạch Dương - Lớp 08 SLS- GVHD:Lê Thị Mai Trang 9
  10. Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ - Trung Hoa đến Việt Nam thời kì Cổ Trung Đại đạo Phật ở Phù Nam. Đó là các tượng Braham, Visnu, Siva, Suria, Buddhapad (Phật đứng), Hairhara, Dvapala, Ganesa, Garuda, Nandin, Naga, Linga và Yoni. Như vậy, vương quốc Phù Nam cổ đã tiếp nhận những tôn giáo l ớn ở Ấn Độ và chịu ảnh hưởng một cách sâu sắc. Tuy nhiên, điểm khác biệt khi các tôn giáo này du nhập vào Phù Nam là ở Ấn Độ các tôn giáo, các giáo phái của Ph ật giáo (Tiểu thừa và Đại thừa), tồn tại không hòa hợp còn sang Phù Nam thì các tôn giáo (Ấn Độ giáo, Phật giáo), giữa các giáo Phái Phật giáo tồn t ại m ột cách hòa hợp, không tranh giành, đả kích lẫn nhau như ở Ấn Độ. 2.1.4. Chữ viết, văn học Trong quá trình lập nước, vương quốc Phù Nam đã chịu ảnh h ưởng sâu sắc của văn hóa Ấn Độ. Tương truyền, Kaundinya đã đem luật pháp, tôn giáo chữ viết, cách ăn mặc của Ấn Độ truyền sang Phù Nam. Do v ậy, t ừ đầu Phù Nam đã tiếp thu và sử dụng chữ viết của Ấn Độ. Lúc đầu là lo ại ch ữ Brahmi và về sau là loại chữ Sanskrit (chữ Phạn). Năm 1944 L.Malleret đã phát hiện được vài chiếc nhẫn mặt ngọc có khắc chữ Brahmi là loại chữ vi ết đ ược sử d ụng sớm nhất của Ấn Độ (An Giang). Không chỉ ghi chép trên bia đá, người Phù Nam còn dùng thứ chữ viết đó ghi chép trên lá cây để làm sách và họ có nhiều sách vở. Trong cung điện của nhà vua có cả một kho sách lớn (thứ khố). Sách “ Tấn Thư” cho biết: “vua Phù Nam là những người đọc được những bài văn viết bằng chữ Ấn Độ, mỗi bài dài khoảng 300 chữ”. Qua các Văn bia cho thấy một số bằng ch ứng về chữ vi ết và văn h ọc c ủa người Phù Nam như: Năm 1931, G.Coedes công bố một số tấm bia văn khắc ch ữ Ph ạn c ủa Phù Nam. Tấm bia thứ nhất được phát hiện ở Gò Tháp, Đồng Tháp Mười, trong m ột phế tích gọi là Tháp năm ngọn, chính quy ền Pháp chuy ển v ề Sa Đéc, và chuy ển về Sài Gòn, ghi số thứ tự K.5, nay trưng bày trong bảo tàng lịch sử thành phố Hồ Chí Minh. Bia được gọi tắt là Gunavarman, có niên đại cuối th ế k ỉ V. Tuy b ị s ứt mẻ khá nhiều, nhưng vẫn đọc thấy nét chữ sắc cạnh, tinh t ế, văn phong khá nhuần nhuyễn, các điển tích (kavya), chữ Phạn được sử dụng chính xác, sinh động, văn chương hình ảnh, lí thú. Thực hiện: Nhóm Bạch Dương - Lớp 08 SLS- GVHD:Lê Thị Mai Trang 10
  11. Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ - Trung Hoa đến Việt Nam thời kì Cổ Trung Đại “Ân sủng của Người mà… Đức vua… Bàn tay Người khơi cạn nước… biến Biển Sữa thành một đầm hồ hương thảo… Cây xanh là bàn chân của Bhavat đã được đặt trên thế gian…” * Căn cứ vào tấm bia này ta thấy rằng người Phù Nam đã sử dụng các điển tích của Ấn Độ trên cơ sở tiếp thu một cách chính xác các điển tích đó. Tuy nhiên, cách thể hiện các điển tích đó lại mang sắc thái riêng, cách th ức th ể hi ện sinh động hơn và so với cách thể hiện của người Ấn Độ. Nội dung tấm bia: Hoàng tử Gunavarman, con trai đức vua - có thể chính là đức vua Jayavarman, mẹ là hoàng hậu - một người phụ nữ rạng rỡ với phong thái, lại là Mặt Trăng (Soma) của dòng Kaundinya. Hoàng tử này vâng ý chính mẫu của chàng, đã tát cạn đầm lầy, biến đầm thành hồ nước, vượt đất làm nền, xây dựng một “cơ sở” (một ngôi đền) rồi chính chàng được quyền cai quản nơi này gồm những người sống bằng lộc thánh (trên đất khai khẩn từ bùn lầy). Tấm bia Phù Nam thứ 2 còn gọi là Neak Ta Dambang Dek là tên đất (ông thần rắn), tấm bia cao gần bằng bia 1, khắc 18 dòng, gồm 5 kh ổ th ơ Sanskrit. Bia 1 là của con bia 2 là của mẹ, nên văn Phạn ngữ cũng như niên đại căn b ản không khác nhau, đều vào cuối thế kỉ V. Một tấm bia Phù Nam khác gọi là Tráp Đá hay Đá Nổi, phát hi ện trên đ ất cày ruộng nhà ông Đặng Văn Dắn cách Ba Thê 10km v ề phía Đông B ắc (An Giang). Được ông L.Malleret công bố. Chữ khắc trên cột vuông, mỗi c ạnh 0,31m, sắc nét, giống chữ bia Gò Tháp (Gunavarman), cùng thời th ế kỷ th ứ V. Do bia bị lưỡi cày húc, bị vỡ theo chiều dọc, chỉ còn mấy ch ữ cuối c ủa bài văn 8 dòng, không đọc được. Những tấm văn bia khắc trên đá tuy không nhiều, nhưng cũng không ph ải là quá ít, nếu so sánh với nhiều nơi khác, là những b ản văn r ất quý hi ếm, là hi ện thân còn lại của cả nghìn bài viết trên lá cây. Cho thấy rõ trình độ văn hóa bấy giờ của vương quốc Phù Nam. Như vậy người Phù Nam đã tiếp nhận chữ Sanskrit của người Ấn Đ ộ, không có sự tiếp biến hay sáng tạo thêm. Chữ viết là loại chữ Phạn (Sanskrit) có nguồn gốc từ bộ chữ cái của người Pallava, ở Ấn Độ. Trên cơ sở chữ viết của người Ấn Độ, người Phù Nam sử dụng loại chữ viết đó để sáng tác văn học. 2.1.5. Nghệ thuật Thực hiện: Nhóm Bạch Dương - Lớp 08 SLS- GVHD:Lê Thị Mai Trang 11
  12. Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ - Trung Hoa đến Việt Nam thời kì Cổ Trung Đại Các ngành nghệ thuật âm nhạc, kiến trúc, điêu khắc đều rất phát tri ển. Thư tịch Trung Hoa cho biết về các sinh hoạt ca múa nhạc của Phù Nam. Đặc biệt, đối với nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc đã được nguồn tư liệu khảo cổ học cho biết khá đầy đủ. 2.1.5.1. Kiến trúc Kiến trúc nhà cửa, đô thị của Phù Nam rất phong phú, với s ự quy hoạch hợp lí, tạo thành các đô thị hình tia, rất thuận tiện cho việc cư trú, đi l ại, buôn bán. Nền văn hoá này còn để lại nhiều kiến trúc khác nhau như vết tích nhà sàn, những kiến trúc đồ sộ bằng gạch đá lẫn lộn thể hiện trình độ cao trong kỹ thu ật xây dựng. Nghệ thuật tạc tượng điêu luyện gồm hai nhóm tượng Ấn Độ giáo và Phật giáo. Các cuộc khai quật quan trọng là tại các di tích Nền Chùa (Kiên Giang), Óc Eo (An Giang), Gò Tháp (Đồng Tháp), Đá Nổi (An Giang), Cây Gáo (Đ ồng Nai), Lưu Cừ (Trà Vinh), Bình Tả- Gò Xoài (Long An), Gò Thành (Ti ền Giang), Phụng Sơn Tự- Chùa Gò (TP.HCM)…Đây cũng là những Di tích Lịch s ử - Văn hóa Quốc gia được bảo tồn và tôn tạo thành nh ững b ảo tàng ngoài tr ời ph ục v ụ cho nghiên cứu, học tập và du lịch. Di tích kiến trúc trong văn hóa Óc Eo gồm di tích cư trú, kiến trúc đền tháp và mộ táng. Vật liệu xây dựng gồm gỗ, gạch, đá: dấu tích các cọc nhà sàn và một số cấu kiện trang trí hoa văn, phế tích hay nền móng đền tháp th ờ ho ặc đ ền tháp -mộ táng. Gỗ và đá là nguyên vật liệu cư dân bản điạ quen dùng t ừ th ời tiền sử còn gạch là vật liệu mới do tiếp thu kỹ thuật của Ấn Độ t ừ đ ầu Công nguyên. Vật liệu đá có kích thước rất lớn, tham gia vào các công trình là bộ phận của kiến trúc chứ không chỉ là các chi tiết trang trí, được lắp ghép - kết nối bằng kỹ thuật chốt mộng. Hầu hết phế tích cho biết đây là đền tháp theo kiểu Ấn Độ có bình đồ hình vuông, nền móng dày đến hơn 1m xây bằng gạch, đất sét và đá s ỏi đ ể có th ể chịu lực cuả công trình đồ sộ bên trên. Đặc biệt, các nhà khảo cổ học Việt Nam đã phát hi ện đ ược lo ại hình m ộ táng mà trước đây các học giả Pháp chưa biết đến. Đó là các huy ệt m ộ hình vuông, hình chữ nhật hay hình phễu, bên trên ốp gạch hay lát đá t ạo thành b ề Thực hiện: Nhóm Bạch Dương - Lớp 08 SLS- GVHD:Lê Thị Mai Trang 12
  13. Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ - Trung Hoa đến Việt Nam thời kì Cổ Trung Đại mặt khá bằng phẳng. Trong các huyệt mộ có cát trắng lẫn nhiều hiện vật quý giá như các mảnh vàng chạm khắc những biểu tượng của Bàlamôn hay Ph ật giáo, đồ trang sức, một số đồ tuỳ táng khác. 2.1.5.2. Điêu khắc Nghệ thuật tượng hình của Phù Nam chủ yếu là tượng tròn bằng gỗ và bằng đá. Họ chạm khắc trên đá quý và trên vàng lá. * Tượng Các bức tượng tìm thấy trong nền văn hóa Óc Eo và quốc gia Phù Nam chủ yếu là các tượng thờ các vị thần của Ấn Độ giáo và của Phật giáo. Tượng thờ Bàlamôn và Phật giáo đa phần được làm bằng đá và bằng gỗ, một số ít bằng đồng, được tìm thấy trong nhiều di tích và rải rác trên kh ắp vùng Nam bộ c ả miền Tây và miền Đông. Vẻ mặt các pho tượng Phật ở đây đều đầy đặn, toát lên vẻ hiền từ, thân hình mềm mại, từng nét uốn lượn nhẹ nhàng. Đối với các tượng Bàlamôn giáo, người nghệ nhân lại hướng theo cái thực tạo cho th ần m ột dáng dấp như người thật. . Tượng người bằng đồng Giai đoạn phát triển rực rỡ nhất cuả nghệ thuật điêu khắc Hindu giáo và Phật giáo ở đây là từ TK V đến TK VII. Sự đa dạng về loại hình và hình th ức thể hiện đã phản ánh sự phức tạp và đan xen của các nguồn g ốc ảnh h ưởng trong đó chủ yếu là nghệ thuật Ấn Độ, đồng thời vẫn thể hiện rõ xu hướng hiện thực - bản điạ hóa các hình tượng tôn giáo Ấn Độ. Về loại hình không ph ải ch ỉ Thực hiện: Nhóm Bạch Dương - Lớp 08 SLS- GVHD:Lê Thị Mai Trang 13
  14. Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ - Trung Hoa đến Việt Nam thời kì Cổ Trung Đại có tượng và biểu tượng thần phật mà còn có nhiều hình t ượng linh thú, th ần thoại trong điện thờ Ấn Độ giáo và Phật giáo. Đặc biệt trong văn hóa Óc Eo có những pho tượng Phật bằng gỗ khá lớn và độc đáo như sưu tập tượng gỗ ở di tích Gò Tháp. Truyền thống nghệ thuật tượng cổ ở Nam bộ còn được duy trì và phát triển trong giai đoạn sau, t ừ TK VIII trở đi mà nhiều nhà nghiên cứu tạm gọi là “ giai đoạn hậu Óc Eo”. Nghệ thuật Phật giáo và Ấn Độ giáo đến đồng bằng sông Cửu Long thông qua giao lưu trao đổi các vật phẩm chủ yếu bằng đường biển, chúng góp phần làm giàu thêm văn hóa bản điạ và là một trong những động lực quan trọng thúc đ ẩy s ự hình thành, phát triển các trung tâm tôn giáo- văn hóa- kinh tế- chính trị lớn ở vùng đất này trong những thế kỷ đầu Công nguyên. => Đề tài của điêu khắc liên quan chủ yếu đến tôn giáo, đặc bi ệt là Đ ạo Bàlamôn và Đạo Phật. - Tuy cùng đề tài nhưng cách thể hiện có sự khác biệt so với điêu kh ắc Ấn Độ. Ở đây hình thành các phong cách điêu khắc tượng riêng biệt: + Phong cách tượng phật Phù Nam: tượng đứng... + Phong cách tượng Visnu Phù Nam: Đầu tượng đội mũ trụ... Chất liệu tạc tượng bằng gỗ nhiều hơn đá. * Làm đồ trang sức Hàng ngàn hiện vật nguyên vẹn làm bằng các chất liệu như vàng, bạc, đồng, thiếc, chì, thuỷ tinh, đá, gỗ, gốm và hàng trăm ngàn mảnh hiện vật đang được bảo quản và trưng bày tại bảo tàng các tỉnh Nam Bộ là nguồn tài liệu chủ yếu giúp các nhà khoa học nghiên cứu về nhiều mặt đời sống cư dân văn hóa Óc Eo. Nổi bật là các loại đồ trang sức, tượng thờ và đồ gốm gia dụng. Đây cũng là sản phẩm của các nghề thủ công phát triển cao, đa dạng và tinh xảo. Nhiều di chỉ xưởng chế tạo đồ gốm, đồ Thực hiện: Nhóm Bạch Dương - Lớp 08 SLS- GVHD:Lê Thị Mai Trang 14
  15. Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ - Trung Hoa đến Việt Nam thời kì Cổ Trung Đại trang sức được tìm thấy ở khu di tích lớn nh ư Óc Eo - Ba Thê, N ền Chuà, C ạnh Đền, Gò Tháp, Gò Hàng… + Trang sức bằng thủy tinh: thủy tinh có xuất xứ từ Ấn Độ... Hiện vật bằng vàng có nhiều kiểu dáng như nhẫn, bông tai, h ạt chuỗi, các lá vàng chạm khắc chế tác bằng nhiều kỹ thuật khác nhau mà đặc sắc nhất là kỹ thuật khắc miết tạo ra hình và chữ trên lá vàng. Đồ trang s ức b ằng đá ng ọc, mã não, thạch anh, thuỷ tinh với nhiều màu sắc, nhiều kích c ỡ, nhi ều hình dáng. Đặc biệt là những con dấu, mặt nhẫn khắc hình người, động vật, kh ắc chữ Phạn cổ và các loại tiền vàng, bạc, hợp kim thiếc. Sản phẩm từ kim lo ại màu phổ biến hợp kim thiếc - đến mức nhiều người coi văn hóa Óc Eo là “ văn hóa đồ thiếc”. Nếu kỹ thuật sản xuất thuỷ tinh, vàng, nguyên liệu và sản phẩm mã não được người Óc Eo tiếp thu từ Ấn Độ thì có th ể cho rằng, nguyên li ệu và k ỹ thuật sản xuất đồ thiếc tại Óc Eo là đến từ bán đảo Malayxia - khu vực có trữ lượng thiếc vào loại nhiều lớn thế giới và nghề truyền thống chế tạo đồ thiếc còn nổi tiếng đến ngày nay. Bán đảo Malaixia cũng là một trong những trung tâm quan trọng cuả Vương quốc cổ Phù Nam, tương tự trung tâm Óc Eo - Ba Thê -Cạnh Đền ở đồng bằng sông Cửu Long.  Nhìn chung, những biểu hiện nghệ thuật của văn hóa Phù Nam mang m ột số yếu tố Ấn Độ, Trung Hoa, Địa Trung Hải, nhưng nó vẫn xác định đ ược những nét đặc trưng của sắc thái bản địa, có thể phân biệt được không chỉ với Ấn Độ mà với cả những nghệ thuật khác trong cùng một môi trường địa lí - xã hội là Chân Lạp và Champa. 3.1. Nhận xét, đánh giá Qua việc tìm hiểu sự giao lưu và tiếp biến của văn hóa Ấn Độ đối với văn hóa Đồng Nai Phù Nam trên các lĩnh vực, ta thấy được rằng: + Trên cơ sở văn hóa bản địa lâu đời, từ văn hóa Đồng Nai và sự phát tri ển cực thịnh của thị cảng Ốc Eo và sự ra đời của văn hóa Phù Nam đã hình thành cái gốc bản địa. Để từ đó tiếp thu có ch ọn lọc văn hóa Ấn Đ ộ, t ồn t ại và phát tri ển dựa trên cơ sở cái gốc của mình đã làm phong phú thêm b ản s ắc văn hóa c ư dân Phù Nam. + Qua sự giao lưu, tiếp biến văn hóa Ấn Độ trong văn hóa Đồng Nai - Phù Nam chỉ là một phần nhỏ nhưng thấy được độ ảnh hưởng rất lớn của văn hóa Thực hiện: Nhóm Bạch Dương - Lớp 08 SLS- GVHD:Lê Thị Mai Trang 15
  16. Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ - Trung Hoa đến Việt Nam thời kì Cổ Trung Đại Ấn Độ đối với các nước Đông Nam Á nói chung. Họ đã góp phần xây d ựng các quốc gia “Ấn Độ hóa”. Ảnh hưởng của Ấn Độ bắt rễ rất nhanh, bằng ch ứng về điều đó có thể tìm thấy ở khắp nơi, trên phương diện ngôn ngữ, văn học hoặc các di tích văn hóa khác. Ảnh hưởng của Ấn Độ đã đem lại cho các qu ốc gia “ Ấn Độ hóa” nhiều thành tựu cho sự phát triển lịch sử văn hóa của khu vực này. + Văn hóa Ấn Độ đã dung hợp với văn hóa bản đ ịa t ạo nên nhi ều s ắc thái đa dạng song không mất đi bản sắc địa phương. Giáo sư Lương Ninh đã nhận xét một cách xác đáng: “hình như mỗi nước Đông Nam Á đã chọn cho cây cổ thụ xum xuê của Ấn Độ một vài cành lá thích hợp với mình”. + Sự du nhập của văn hóa Ấn Độ không ph ải là s ự xâm nh ập vũ l ực c ủa những kẻ đi chinh phục, mà chủ yếu là do sự thâm nhập trên lĩnh vực văn hóa được tiến hành một cách hòa bình và hệ quả của việc du nhập đó có ý nghĩa r ất lớn lao đối với nền văn hóa Phù Nam. + Nền văn hóa Ấn Độ đã ảnh hưởng đến văn hóa Phù Nam trên tất cả các lĩnh vực từ thể chế chính trị, ngôn ngữ, chữ viết, tôn giáo và nghệ thuật..tạo ra s ự kết hợp hài hòa giữa các yếu tố. + Còn đối với Đồng Nai - Phù Nam trên cơ sở giao lưu, ti ếp thu có ch ọn l ọc một cách tinh tế họ đã kết hợp với nền văn hóa bản địa tạo nên một nền văn hóa đặc sắc cho vương quốc của mình. Góp một phần quan trọng trong kho tàng văn hóa Việt Nam. + Vương quốc Phù Nam chỉ tồn tại được khoảng bảy thế kỷ đầu công nguyên, nhưng với mức độ phát triển cao của văn hóa và quá trình giao lưu và tiếp biến với văn hóa Ấn Độ. Văn hóa của các quốc gia khác đã phát tri ển m ạnh mẽ, cực thịnh trong giai đoạn hoàng kim, đã trở thành “ cường quốc”, trong khu vực vào những thế kỷ đầu công nguyên. Tuy nhiên, mỗi nền văn hóa phát triển cao nhưng lại suy yếu và suy vong nhanh chóng khiến cho chúng ta rất khó tìm hiểu hết giá trị và văn hóa của cư dân Phù Nam cổ xưa mà chỉ tìm thấy được qua các di chỉ khảo cổ, thư tịch cổ, các hiện vật và bia ký còn xót lại cho đến ngày nay. Do đó, việc tìm hiểu quá trình giao lưu và ti ếp bi ến c ủa văn hóa Ấn Đ ộ đ ối với văn hóa Đồng Nai, Phù Nam còn hạn chế. Thực hiện: Nhóm Bạch Dương - Lớp 08 SLS- GVHD:Lê Thị Mai Trang 16
  17. Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ - Trung Hoa đến Việt Nam thời kì Cổ Trung Đại C. KẾT LUẬN Sự giao lưu, tiếp biến văn hóa Ấn Độ trong văn hóa Đồng Nai- Phù Nam diễn ra từ những thế kỷ đầu công nguyên và kéo dài trong vài th ế k ỷ. B ằng con đường hòa bình văn hoá Ấn Độ đã có ảnh hưởng đến nền văn hóa Đồng Nai- Phù Nam, cùng với sự tiếp nhận và tiếp biến trên các lĩnh vực kết hợp với các yếu tố bản địa riêng biệt để tạo nên nền văn hóa độc đáo, đặc sắc. Với những dấu tích văn hóa kể trên đủ để cho thấy cư dân cổ Phù Nam không chỉ là những người mở cửa biển giao lưu văn hóa, mà còn buôn bán trao đổi sản phẩm rộng rãi với nước ngoài, hơn nữa còn thích nghi rất cao với đời sống sông nước. Những con người ngày nay, trên đồng bằng sông Cửu Long, trên miền tây sông Hậu cũng là những người quen sống, làm ăn trên biển cũng như trên kênh lạch. Họ sống phóng khoáng, thoải mái, năng động, sôi nổi, h ơi ngang tàng nhưng cũng rất mạnh mẽ, thẳng thắn, dứt khoát. Phải chăng h ọ đã kế thừa và còn giữ lại những nét đặc trưng có từ xa xưa của những cư dân cổ Phù Nam. Thực hiện: Nhóm Bạch Dương - Lớp 08 SLS- GVHD:Lê Thị Mai Trang 17
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1