intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo phường ca trù

Chia sẻ: Nghuyen Linh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

96
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo phường ca trù được tổ chức quy củ, chặt chẽ. Quyền lợi lớn nhất của giáo phường được xác nhận trong một tấm bia đá dựng ngay trước cửa đình là được quyền giữ cửa đình này. Đào nương và kép đàn đều phải thuộc các giáo phường. Mỗi giáo phường là một họ, như: họ Xuân, họ Đông, họ Thịnh, họ Từ ... Người thuộc về họ nào, lấy chữ họ đó đặt lên trước tên mình. Ví dụ tên là Thuận mà thuộc về họ Thịnh thì gọi là Thịnh Thuận. Lối gọi này chỉ dùng...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo phường ca trù

  1. Giáo phường ca trù Giáo phường ca trù được tổ chức quy củ, chặt chẽ. Quyền lợi lớn nhất của giáo phường được xác nhận trong một tấm bia đá dựng ngay tr ước cửa đình là được quyền giữ cửa đình này. Đào nương và kép đàn đều phải thuộc các giáo phường. Mỗi giáo phường là một họ, như: họ Xuân, họ Đông, họ Thịnh, họ Từ ... Người thuộc về họ nào, lấy chữ họ đó đặt lên trước tên mình. Ví dụ tên là Thuận mà thuộc về họ Thịnh thì gọi là Thịnh Thuận. Lối gọi này chỉ dùng trong giáo phường với nhau. Đó là hình thức nghệ danh độc đáo trong làng ca hát Việt Nam thời trước. Cách tổ chức giáo phường Hàng năm, xuân thu nhị kỳ, khi “thong thả nhân gian nghỉ việc đồng” thì cũng là lúc các làng vào đám. Khắp các làng quê thường mở hội để tế thần, tế thành hoàng, cầu mưa thuận gió hòa, nhân khang vật thịnh. Trong phần tế lễ không thể thiếu việc hát thờ thánh. Theo lệ, các giáo phường lại xách đàn, phách đến các đình đền để hát thờ trong suốt kỳ lễ hội.
  2. Xưa, các đào kép được tổ chức thành các giáo phường. Nhiều giáo phường được đặt dưới sự quản lý của Ty giáo phường. Theo ghi chép của các văn bia thì Ty giáo phường là một tổ chức quản lý hoạt động ca xướng tương đương cấp huyện. Giáo phường các xã thuộc về Ty giáo phường của huyện. Ty giáo phường huyện quản lý hoạt động của các giáo phường các xã trong huyện. Mỗi huyện thường có một Ty giáo phường. Người đứng đầu Ty giáo phường là một ông trùm. Ty giáo phường phân chia việc giữ các cửa đình trong huyện cho các giáo ph ường. Việc giữ này được truyền từ đời này sang đời khác. Theo đó các giáo phường này được phép toàn quyền biểu diễn tại đình làng này, hoặc được phép tuỳ ý mời giáo phường khác đến hát giúp trong những ngày tiệc của làng và hưởng quyền lợi. Đặc biệt là giáo phường sẽ được hát trong lễ xông đình trong dịp hoàn thành công việc tu tạo sửa chữa đình làng. Ngược lại, giáo phường cũng phải có một số trách nhiệm đóng góp vào các nghi thức hát xướng tế lễ của làng, theo mức độ quy định giữa làng xã sở tại với giáo phường. Quyền lợi của giáo phường được xác định bằng một tấm bia đá đặt trang trọng ngay trước cửa đình làng mà giáo phường được quyền hưởng lợi. Việc giữ cửa đình này được truyền từ đời này sang đời khác, tuy nhiên nếu cần tiền để lo việc quan hoặc để chi dùng các việc, giáo phường có thể sang nhượng lại quyền này cho quan viên trong chính làng xã có đình, từ đó làng xã này không phải trả tiền cho giáo phường như quy định trước đó nữa. Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm hiện có bản rập của 64 văn bản mua bán này. Trong đó có 14 văn
  3. bản soạn vào thế kỷ XVII, có 39 văn bản soạn vào thế kỷ XVIII, có 9 văn bản soạn vào thế kỷ XIX và 2 văn bản không ghi rõ niên đại. Căn cứ vào niên đại của các văn khế mua bán quyền giữ cửa đình, chúng ta thấy việc mua bán xảy ra phổ biến nhất là vào thế kỷ XVIII. Và trong số các bia thuộc thế kỷ XVIII thì phần lớn là thuộc về nửa sau của thế kỷ này. Việc soạn văn bản sang nhượng, mua bán các lệ hát cửa đình phần lớn đều do các giáo phường và quan viên làng xã có đình thực hiện, không ghi rõ tên người soạn bia, nhưng có xác nhận của các bên với họ tên và chức vụ rõ ràng. Có 3 văn bia ghi rõ soạn giả soạn bản giao kèo về việc sang nhượng quyền giữ cửa đình do các Tiến sĩ soạn. Đó là TS. Phan Lê Phiên soạn 1 bia, TS. Đào Hoàng Thực soạn 2 bia. Những tư liệu văn bia về hát cửa đình với lượng thông tin phong phú cho thấy trong suốt thời gian lịch sử dài lâu (ít nhất là từ năm 1672) đông đảo nhân dân đã yêu thích ca trù, coi việc thưởng thức ca trù như một nhu cầu văn hóa, và quan trọng hơn, việc biểu diễn ca trù đã đem lại nguồn lợi kinh tế cho cả người nghệ sĩ dân gian lẫn các nhà tổ chức. Những nét đẹp nhân văn của giáo phường xưa Xã có thể có một hoặc nhiều giáo phường. Mỗi giáo phường là một họ riêng. Văn bia về việc các giáo phường được tập hợp theo “họ”, thể hiện trên bia 11 bia có bản rập lưu tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm. Các họ thống kê được trên bia gồm 8 họ: họ Xuân (2 bia), họ Đông (4 bia), họ Thịnh (1 bia), họ Từ (1 bia), họ Ho àng (1 bia), họ Việt (1 bia), họ Kiều (1 bia), họ Khổng (1 bia). Đứng đầu họ là một ông trùm họ. Người thuộc về họ nào, lấy chữ họ đó đặt lên trước tên mình. Ví dụ tên là
  4. Thuận mà thuộc về họ Thịnh thì gọi là Thịnh Thuận. Lối gọi này chỉ dùng trong giáo phường với nhau. Những văn bia này đã cung cấp cho chúng ta một tư liệu quý về sinh hoạt và quan hệ giữa các cá nhân và có thể coi là một nét đẹp trong một giáo phường ca trù thời trước. Giáo phương ca trù xưa còn tôn vinh tri ân người có công truyền nghề. Bia Bản huyện giáo phường lập bi, tạo năm Vĩnh Trị 5 (1681), đặt tại đ ình xã Trung Việt, huyện Hiệp Hoà, tỉnh Bắc Giang. Văn bia cho biết có vị trong Ty giáo phường xã Đông Lâm, huyện Hiệp Hòa, phủ Bắc Hà, đạo Kinh Bắc, vì có ngoại tổ họ Hà là Phúc Đạo, ở xã Trung Trật trước có mở nghiệp giáo phường, sinh con gái Hà Thị Khánh lấy chồng họ Nguyễn ở Đông Lâm và tạo nên giáo phường ở đây. Nay các vị trong giáo phường xã Đông Lâm nhớ đến ân nghĩa sinh thành của ngoại tổ, tỏ lòng báo đáp, đặt ra lệ, hễ đình Trung Trật có mở tiệc thì các khoản tiền tiệc, tiền khao và tiền lễ xông đình, các khoản tiền làm cỗ, thảy đều do giáo phường Đông Lâm trang trải. Bia còn ghi tên các vị ngoại tổ họ Hà do dân xã Trung Trật cúng giỗ. Đây cũng là một nét đẹp nhân văn của một giáo phường ca trù, vừa tôn vinh nghề tổ, vừa thành kính tri ân người có công gây dựng nghề cho giáo phường. Giáo phường ca trù ở nông thôn hoạt động bán chuyên nghiệp. Họ là những người nông dân vẫn phải lo việc đồng áng, chăn tằm dệt cửi. Họ được cha mẹ hoặc các đào kép lớn tuổi trong “họ” dạy dỗ về nghề. Người trong giáo phường đều phải tuân thủ các phong tục và luân lý trong làng trong họ. Họ không được phép làm những việc bất chính. Nếu vi phạm, họ bị các bậc cao niên và người Quản giáp
  5. luận tội và bắt phạt, thậm chí đến bị đuổi ra khỏi giáo phường và thông báo cho các giáo phường khác biết để không giáo ph ường nào cho vào nữa. Việc đi hát ở các đình miếu bao giờ cũng do người Quản giáp cắt đặt, và thường là chồng đàn vợ hát, anh đàn em hát, bố đàn con hát. Trong giáo phường xưa, việc thờ kính thầy dạy rất được xem trọng. Trò coi thầy như cha mẹ, “sống tết, chết giỗ”. Những ả đào già có tài thường dạy dỗ được nhiều học trò thành nghề và rất được kính trọng. Mỗi khi các học trò đi hát được trả tiền công vẫn thường trích ra một khoản tiền để góp với giáo phường cung dưỡng thầy. Đối với giáo phường, tất cả các công việc nh ư lễ tế tổ hàng năm, các lệ kiêng tên tổ ca trù, việc thờ thầy, việc chia tiền hát, lệ mở xiêm áo để công nhận một cô đào bắt đầu được hành nghề đều được tổ chức và tuân thủ nghiêm ngặt và tự nguyện. Chính cách tổ chức giáo phường như thế đã tạo nên những nét đẹp nhân văn của giáo phường, khiến cho đào kép ngày xưa rất được cộng đồng làng xã trân trọng và kính nể. Ca trù còn lại được đến hôm nay chính là nhờ các đào kép xưa đã từng sống trong các giáo phường như thế truyền lại.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2