intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giao tiếp bằng mắt: tạo sự liên hệ với người nghe

Chia sẻ: Vũ Đỗ Hồng Nhung | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

249
lượt xem
41
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giao tiếp bằng mắt khi nói chuyện với một nhóm người có lẽ là một trong những điều khó thực hiện nhất khi thuyết trình. Đối với nhiều người, giao tiếp bằng mắt là một cử chỉ thân mật – gần như chạm vào người đó. Và vươn ra, chạm vào một người là – ngay cả khi bằng mắt – có thể khiến một số người cảm thấy không thoải mái. Tuy nhiên, người nghe ở đó để nhìn bạn và nghe bạn nói. Họ xứng đáng được bạn quan tâm. Không có giao tiếp bằng mắt có thể...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giao tiếp bằng mắt: tạo sự liên hệ với người nghe

  1. Giao tiếp bằng mắt: tạo sự liên hệ với người nghe Giao tiếp bằng mắt khi nói chuyện với một nhóm người có lẽ là một trong những điều khó thực hiện nhất khi thuyết trình. Đối với nhiều người, giao tiếp bằng mắt là một cử chỉ thân mật – gần như chạm vào người đó. Và vươn ra, chạm vào một người là – ngay cả khi bằng mắt – có thể khiến một số người cảm thấy không thoải mái. Tuy nhiên, người nghe ở đó để nhìn bạn và nghe bạn nói. Họ xứng đáng được bạn quan tâm. Không có giao tiếp bằng mắt có thể tạo một rào cản giữa bạn và người nghe, điều này khiến bạn trở nên không đáng tin cậy, hoặc không chắc chắn về chính mình, nó khiến bài thuyết trình của bạn trở nên kém hấp dẫn và mất sức sống. Làm thế nào bạn có thể giải quyết vấn đề này và có thể giao tiếp bằng mắt với khán giả, cho họ sự quan tâm mà họ đáng được có? 1. Nhìn hay không nhìn vào bức tường cuối phòng – đó là vấn đề
  2. Bạn có thể được dạy nhìn vào bức tường cuối phòng khi thuyết trình; người ta có thể bảo với bạn là cách này có thể khiến khán giả tin rằng bạn đang nhìn vào họ. Hoàn toàn sai lầm! Điều này chỉ khiến người nghe tin rằng (và tự hỏi vì sao) bạn lại nhìn vào bức tường đó. Bạn cần phải giao tiếp bằng mắt với từng người trong phòng nếu bạn muốn thiết lập quan hệ với người nghe của bạn. 2. Kết bạn Có một cách giúp bạn tạo một môi trường khiến bạn có thể giao tiếp bằng mắt một cách tự nhiên – đó là “kết bạn”. Khi bạn sắp xếp và chuẩn bị cho bài thuyết trình, một số người có thể đến trước. Đây là cơ hội vàng và là một cách ít áp lực giúp bạn chào đón mọi người trước khi bạn bắt đầu bài nói chuỵên. Hãy nói xin chào khi một người tham dự bước vào phòng. Giới thiệu bạn là diễn giả. Bạn có thể dừng ở đó hoặc bạn có thể hỏi những câu hỏi mở đơn giản như “sao anh/chị biết đến hội thảo này?” Bạn chỉ nói những
  3. câu chuyện đơn giản, nhưng bạn đang thiết lập quan hệ với một khán giả, điều này sẽ có ích cho bạn sau đó. Khi bắt đầu thuyết trình, bạn hãy tìm “những người bạn” của bạn để giao tiếp bằng mắt. Bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn khi nhìn họ vì bạn đã biết họ. Điều này đặc biệt hữu ích khi bạn bắt đầu những câu nói đầu tiên trong khi nhìn một, hai người bạn cảm thẩy thoải mái. Điều này sẽ tạo cơ sở cho bài nói chuyện của bạn. 3. Chia phòng thành những khu vực Một khi bạn cảm thấy thoải mái với một số cá nhân, bạn có thể bắt đầu trải rộng tầm mắt của bạn ra khắp phòng. Chú ý hãy nhìn mỗi khu vực trong phòng với thời gian ngang nhau. Nhìn vào ai đó bên trái vài giây, rồi nhìn vào ai đó ở giữa, rồi một người bên phải. Đừng quên những người ở cuối phòng. Khi nhìn vào cuối một phòng lớn, bạn có thể tập trung vào một khu vực hay một cái đầu xa xa chứ không cần phải nhìn vào mắt của một ai đó ở quá xa.
  4. 4. Tìm những người cho bạn phản ứng tích cực Không ai muốn trải qua khoảnh khắc khi giữa một buổi seminar, bạn bắt gặp ánh mắt của một khán giả ngồi khoanh tay với vẻ mặt phản đối. Bạn có thể nhìn thấy những người như vậy, nhưng đừng cho rằng họ không quan tâm. Mỗi người có một cách khác nhau để tương tác với diễn giả, một số người có thể thích bài nói của bạn nhưng vẫn tỏ ra ngoài mặt là không thích. Nếu bạn cảm thấy không thoải mái khi nhìn những người không có vẻ gì có phản ứng lại với bài nói của bạn, hãy tìm những người có phản ứng tích cực. Hãy nhìn những người mỉm cười, gật đầu, và những người rõ ràng đang nắm bắt vấn đề. Điều này giúp bạn tự tin và cung cấp năng lượng để bạn tiếp tục. Lưu ý, một bài thuyết trình không phải là đối thoại một chiều; đó là một cuộc đối thoại 2 chiều với người nghe. Họ có thể không giao tiếp bằng lời, nhưng họ đang giao tiếp bằng mắt, ngôn ngữ cơ thể và vẻ mặt. Bạn càng tương tác với người nghe, càng nhìn vào mặt họ và nhận những
  5. phản hồi từ họ, bài nói của bạn sẽ càng giống một cuộc trò chuyện hơn là một bài giảng. Giao tiếp bằng mắt là chìa khoá để xây dựng những mối quan hệ lâu dài ngay cả khi bài nói của bạn kết thúc.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2