intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giao tiếp trong kiểm toán: Minh bạch thông tin

Chia sẻ: Vũ Đỗ Hồng Nhung | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

95
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ông Alex Malley, Tổng giám đốc Hiệp hội kiểm toán công chứng Australia (CPAAustralia), cho biết những hiện tượng tiêu cực đã xảy ra thời gian gần đây có liên quan tới một công ty kiểm toán Việt Nam và một số kiểm toán viên là điều đáng buồn. Nhưng trên thực tế, kể cả ở những thị trường đã phát triển, hiện tượng tiêu cực này vẫn xảy ra. Để hạn chế chúng, ngành kiểm toán cần phải tăng cường giao tiếp trong quá trình thực hiện kiểm toán....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giao tiếp trong kiểm toán: Minh bạch thông tin

  1. Giao tiếp trong kiểm toán: Minh bạch thông tin Ông Alex Malley, Tổng giám đốc Hiệp hội kiểm toán công chứng Australia (CPAAustralia), cho biết những hiện tượng tiêu cực đã xảy ra thời gian gần đây có liên quan tới một công ty kiểm toán Việt Nam và một số kiểm toán viên là điều đáng buồn. Nhưng trên thực tế, kể cả ở những thị trường đã phát triển, hiện tượng tiêu cực này vẫn xảy ra. Để hạn chế chúng, ngành kiểm toán cần phải tăng cường giao tiếp trong quá trình thực hiện kiểm toán.
  2. Ông Alex Malley, Tổng giám đốc Hiệp hội kiểm toán công chứng Australia (CPA Australia) Ông nhận định thế nào về trình độ nhân lực kiểm toán viên Việt Nam? Tôi thấy rằng nhân lực kiểm toán của Việt Nam đang phát triển mạnh và để phát triển mạnh hơn nữa thì cần phải có sự hợp tác với các tổ chức quốc tế lớn như CPA Australia, ACCA… Điều này sẽ giúp kiểm toán viên Việt Nam nâng cao sự chuyên nghiệp, trong sạch, minh bạch (vấn đề quan trọng) và đạo đức nghề nghiệp.
  3. Nhưng trên thực tế vẫn có rất nhiều lời than phiền về chất lượng của báo cáo kiểm toán cũng như những kiểm toán viên chưa đạt chuẩn, thưa ông? Đúng là có mặt tích cực và tiêu cực. Nhưng cũng cần phải nhìn theo khía cạnh khác.Ở những thị trường đã phát triển thì những yếu tố tiêu cực cũng vẫn tồn tại. Điều quan trọng ở Việt Nam là những nguyên tắc về kế toán, kiểm toán đang được phát triển, vì vậy, những yếu tố này sẽ làm cân bằng thị trường và át đi những mặt xấu, tiêu cực đang tồn tại. Tôi cũng có nghe nói, trong những ngày cuối năm 2010, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa xử phạt 1 công ty kiểm toán và 10 kiểm toán viên vì đã cấu kết với doanh nghiệp niêm yết để đưa ra bản báo cáo tài chính không trung thực cho thị trường. Thực ra, những chuyện như vậy vẫn xảy ra ở những thị trường mà ngành kế toán, kiểm toán đã phát triển. Rất may, vấn đề này xảy ra ở Việt Nam tính đến nay là rất ít. Theo kinh nghiệm của ông, để giải quyết và xử lý vấn đề này, Việt Nam cần phải làm thế nào?
  4. Theo tôi, bài học kinh nghiệm để xử lý vấn đề này là thực hiện theo 5 bước và cần đầu tư thời gian, công sức để phát triển. Thứ nhất, người quản lý cần phải xem những vấn đề gì xấu có thể phát sinh phải quản lý. Thứ hai, cần phải vạch ra những nguyên tắc cần thiết để quản lý được nhân lực. Thứ ba, cần phải lường trước được những tình huống tiêu cực có thể xảy ra và cách giải quyết những vấn đề đó. Thứ tư là kiểm soát được kế hoạch kinh doanh của công ty. Có như vậy mới khó để lọt những sai sót. Thứ năm là sự phát triển bền vững, không lãng phí nhân lực và tiền của. Hiện vấn đề nổi cộm nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam là tính minh bạch thông tin. Ông có thể chia sẻ một vài kinh nghiệm quản lý thị trường chứng khoán Australia trong thời kỳ đang phát triển về cách hạn chế những tiêu cực này? Theo kinh nghiệm của tôi, Australia ở thời kỳ đang phát triển cũng có nhiều vấn đề nảy sinh. Cụ thể, nếu đặt ra quá nhiều luật để phòng chống những tiêu cực, giúp thị trường minh bạch thì thị trường chứng khoán không phát triển được hoặc ít luật thì vấn đề không minh bạch lại xảy ra.
  5. Để hạn chế vấn đề này, Australia đã xây dựng luật nhằm kích thích phát triển thị trường dựa trên thuật ngữ "sự kết hợp, chỉ ra những con số và bàn luận về con số". Có nghĩa, kiểm toán viên không chỉ đưa ra con số mà còn ngồi bàn luận với nhau vì sao lại đưa ra được con số này? Khi đưa ra thị trường những con số này thì nó sẽ tác động tới thị trường ra sao?... Như vậy, giữa kiểm toán viên và doanh nghiệp được kiểm toán cần phải có sự thảo luận chứ không chỉ dựa trên những con số. Ngoài ra, khi công bố thông tin, doanh nghiệp cũng phải công bố dựa trên sự kết hợp giữa báo cáo tài chính và báo cáo phi tài chính. Khi nói về phát triển nhân lực kiểm toán, ông có nói đến vấn đề hợp tác với các tổ chức kiểm toán lớn. Ông cho biết CPA Australia sẽ hỗ trợ Việt Nam như thế nào trong việc phát triển nhân lực kiểm toán? CPA Australia vào Việt Nam với mục tiêu hỗ trợ ngành kiểm toán phát triển, trước tiên là tạo cơ hội cho nhân lực kiểm toán Việt Nam tiếp cận được chứng chỉ trình độ quốc tế. Cụ thể, trong chứng chỉ này không chỉ đào tạo về mặt chuyên môn mà còn đào tạo về kỹ năng lãnh đạo, đây là chương trình quan trọng trong chứng chỉ của CPA Australia, kỹ năng
  6. quản lý, kiến thức kinh doanh quốc tế, đào tạo những đạo đức nghề nghiệp. Với CPA Australia đạo đức nghề kiểm toán là rất quan trọng. Bên cạnh đó là vấn đề giao tiếp trong kiểm toán. Ít người biết mối liên hệ, giao tiếp giữa nghề kế toán là gì và cho rằng điều đó không quan trọng. Nhưng thực tế, giao tiếp trong kiểm toán quan trọng ở chỗ khi được giao tiếp với nhau thì người ta sẽ nói ra nhiều vấn đề và thông tin trở nên minh bạch hơn, ít sai sót hơn thay vì cứ ngồi đó làm theo luật nó lại không minh bạch bằng. Đây là vấn đề thứ nhất trong chương trình đào tạo kiểm toán của CPA Australia. Thứ nữa ở CPA Australia là luôn luôn học, trở thành hội viên của CPA Australia vẫn phải liên tục học vì 3 năm sau hội viên phải cập nhật lại kiến thức. Ngoài ra, trở thành hội viên của CPA Australia có cơ hội là luôn được cập nhật những tình huống của nghề kiểm toán trên thế giới. Chương trình này giúp kiểm toán viên Việt Nam tiếp cận với trình độ kiểm toán quốc tế là vậy.
  7. Không chỉ dừng lại ở đó, mới đây, CPA Australia đã ký kết thỏa thuận hợp tác với Kiểm toán Nhà nước về chương trình khung đánh dấu bước hợp tác đầu tiên giữa hai bên. Trong thời gian tới là những chương trình tiếp theo hợp tác được diễn ra để chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm mà CPA Australia sẽ chia sẻ. Để có thể hợp tác hiệu quả thì việc hiểu văn hóa của nhau là điều rất quan trọng, Việt Nam có thể giúp CPA Australia hiểu hơn về Việt Nam. Đồng thời, trong thời gian tới, Kiểm toán Nhà nước cũng sẽ cử người sang Australia học, như vậy sẽ giúp kiểm toán viên Việt Nam hiểu hơn về một thị trường đã phát triển. Điều này sẽ giúp cho sự hợp tác hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, CPA Australia cũng đã hợp tác với một số trường đại học có uy tín tại Việt Nam để nâng cao trình độ cho những kiểm toán viên trong tương lai. Nguyễn Minh
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2