Giáo trình Âm nhạc Việt Nam - Trường Cao đẳng Lào Cai
lượt xem 10
download
(NB) Giáo trình Âm nhạc Việt Nam này trang bị cho học sinh, sinh viên một nền tảng kiến thức về quá trình hình thành và phát triển của nền Âm nhạc Việt Nam chúng ta, từ đó các em có thể nắm rõ được những đặc điểm của Âm nhạc Việt Nam, đồng thời biết chân quý, gìn giữ và phát triển nền Âm nhạc của chúng ta lên một tầm cao mới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Âm nhạc Việt Nam - Trường Cao đẳng Lào Cai
- UBND TỈNH LÀO CAI TRƯỜNG CAO ĐẲNG LÀO CAI GIÁO TRÌNH MÔN HỌC/MÔ ĐUN: ÂM NHẠC VIỆT NAM NGÀNH: THANH NHẠC; ORGAN; BIỂU DIỄN NHẠC CỤ TRUYỀN THỐNG Lưu hành nội bộ Năm 2017 1
- BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 2
- LỜI GIỚI THIỆU Âm nhạc là một bộ phận không thể thiếu được trong đời sống tinh thần, là công cụ đấu tranh để tồn tại và phát triển của dân tộc ta. Do những nhu cầu đó mà trong suốt bốn ngàn năm lịch sử của mình, nhân dân ta đã sáng tạo nên hàng ngàn bài bản ca nhạc, hàng trăm loại nhạc cụ, nhiều hình thức thể loại tác phẩm, nhiều kiểu dàn nhạc và những thang âm điệu thức khác nhau, vừa mang những đặc điểm chung của khu vực Đông Nam Á lại vừa đậm đà bản sắc dân tộc. Trải qua nhiều thăng trầm lịch sử, nhân dân ta đã nghiêm túc kế thừa và gìn giữ những tinh hoa văn hóa nghệ thuật truyền thống, bên cạnh đó luôn tích cực đấu tranh chống lại những thủ đoạn nhằm đồng hóa nó của các thế lực xâm lược từ bên ngoài. Đồng thời nhân dân ta luôn mở cửa đón nhận, tiếp thu và dân tộc hóa những nhân tố, hình thức, thủ pháp, phương tiện Âm nhạc du nhập từ bên ngoài mà chúng ta cảm thấy cần và thích hợp với ta. Từ đó bổ sung và không ngừng đổi mới để làm giàu thêm cho sự phát triển của nền âm nhạc dân tộc nước ta. Môn Âm nhạc Việt Nam có một ý nghĩa quan trọng không chỉ đối với những học sinh, sinh viên theo học ngành Nghệ thuật, mà nó còn có ý nghĩa quan trọng đối với tất cả người dân Việt nam. Cuốn giáo trình này trang bị cho học sinh, sinh viên một nền tảng kiến thức về quá trình hình thành và phát triển của nền Âm nhạc Việt Nam chúng ta, từ đó các em có thể nắm rõ được những đặc điểm của Âm nhạc Việt Nam, đồng thời biết chân quý, gìn giữ và phát triển nền Âm nhạc của chúng ta lên một tầm cao mới. Cuốn giáo trình này được phân chia thành bốn chương, lần lượt đi theo các diễn trình lịch sử của nền Âm nhạc Việt Nam. Chương I; Nói khái quát về những đặc điểm như tính nhiều tầng nhiều lớp, tính chất tâm linh... của Âm nhạc Việt Nam và lịch sử Âm nhạc Việt Nam. Chương II; Âm nhạc thời đại Hùng Vương, thời đại Bắc thuộc và chống bắc thuộc trong những buổi đầu dựng nước và giữ nước. Chương III; Đặc điểm của Âm nhạc Việt Nam trong thời kỳ xây dựng quốc gia phong kiến độc lập tự chủ và bảo vệ đất nước. Chương IV; Các thể loại bài bản cũ và mới của nền Âm nhạc Việt Nam từ giữa thế kỷ XIX đến nay. Do quá trình tìm hiểu và thu thập tài liệu không được nhiều nên cuốn giáo trình này không tránh mắc phải những khiếm khuyết, rất mong bạn đọc ủng hộ và chỉnh sửa thêm để giáo trình được hoàn thiện hơn. Chân thành cảm ơn! Lào Cai, năm 2019 Người biên soạn Kiều Đức Thăng 3
- MỤC LỤC CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA ÂM NHẠC VIỆT NAM VÀ LỊCH SỬ ÂM NHẠC VIỆT NAM .................................................................................9 Bài 1: Khái quát về âm nhạc Việt Nam và lịch sử âm nhạc Việt Nam ...........................9 1. Âm nhạc Việt Nam- Sản phẩm của nền Văn hóa vật chất và tâm linh ................9 2. Âm nhạc Việt Nam một nền Âm nhạc gắn liền với đặc sản địa phương và cuộc sống lao động của các cư dân trên đất nước Việt Nam ..........................................10 3. Âm nhạc Việt Nam - một nền Âm nhạc ra đời sớm ...........................................10 4. Âm nhạc Việt Nam một nền Âm nhạc đa dân tộc ..............................................10 Bài 2. Âm nhạc Việt Nam có cơ sở là một nền âm nhạc bản địa mang truyền thống Đông Nam Á ..............................................................................................................12 1. Vài nét về Đông Nam Á và văn hóa Đông Nam Á ............................................12 2. Âm nhạc Việt Nam trong mối liên hệ với truyền thống âm nhạc Đông Nam Á 13 3. Tính nhiều tầng nhiều lớp trong âm nhạc Việt Nam ..........................................13 CHƯƠNG II: ÂM NHẠC VIỆT NAM TRONG BUỔI ĐẦU .....................................14 DỰNG NƯỚC VÀ GIỮ NƯỚC ...................................................................................14 Bài 1: Âm nhạc thời đại Hùng Vương .......................................................................14 1. Bối cảnh chung ...................................................................................................14 2. Sinh hoạt âm nhạc thời kỳ Hùng Vương ............................................................ 14 3. Nhạc khí thời đại Hùng Vương ..........................................................................14 3.1. Nhạc khí thuộc họ màng rung .......................................................................... 15 3.2. Nhạc khí gõ thuộc họ tự thân vang .................................................................. 15 3.3. Nhạc khí hơi ..................................................................................................... 15 4. Một vài nét về âm nhạc phía nam của nước Văn Lang- Âu Lạc ........................15 5. Đặc trưng và ý nghĩa lịch sử của âm nhạc thời đại Hùng Vương ......................15 Bài 2: Âm nhạc thời kỳ bắc thuộc và chông bắc thuộc..............................................17 1. Sự diệt vong của nước Âu Lạc ...........................................................................17 2. Những mưu đồ đồng hóa của phong kiến phương Bắc và cuộc đấu tranh của nhân dân ta .......................................................................................................................17 3. Những yếu tố mới trong lĩnh vực dân tộc học ....................................................18 4. Sự phát triển giao thông buôn bán và những mối giao lưu với người nước ngoài, sự du nhập các tôn giáo mới và một số biến đổi trong lĩnh vực kinh tế xã hội...........18 4.1. Sự phát triển giao thông buôn bán và những mối giao lưu với người nước ngoài ........................................................................................................................ 18 4.2. Sự du nhập các tôn giáo mới ............................................................................ 19 4.3. Một số biến đổi trong lĩnh vực kinh tế xã hội................................................... 19 5. Âm nhạc Phù Nam - Chân Lạp và Lâm Ấp - ChamPa .......................................19 4
- 5.1. Âm nhạc Phù Nam - Chân Lạp......................................................................... 19 5.2. Âm nhạc Lâm Ấp - Chanpa .............................................................................. 20 6. Vị trí của giai đoạn Bắc thuộc và chống Bắc thuộc trong lịch sử Âm nhạc Việt Nam. ........................................................................................................................20 CHƯƠNG III: ÂM NHẠC TRONG THỜI KỲ XÂY DỰNG QUỐC GIA PHONG KIẾN ĐỘC LẬP TỰ CHỦ VÀ BẢO VỆ ĐẤT NƯỚC .......................................................... 21 Bài 1. Âm nhạc thời kỳ đầu xây dựng và củng cố quốc gia phong kiến độc lập, tự chủ từ thế kỷ X đến thế kỷ XV .........................................................................................21 1. Bối cảnh chung và diễn biến lịch sử ...................................................................21 2. Sự phát triển phong phú của các thể loại ca nhạc dân gian ................................ 22 2.1. Dân ca sinh hoạt và dân ca nghi lễ .................................................................. 22 2.2. Sự phổ biến rộng rãi của âm nhạc phật giáo và đạo giáo ............................... 22 2.3. Các loại hình nghệ thuật sân khấu trên con đường hình thành và phát triển . 22 3. Âm nhạc cung đình ............................................................................................. 22 4. Nhạc khí và tổ chức dàn nhạc thời Lý, Trần ......................................................23 4.1. Những nhạc khí mới ......................................................................................... 23 4.2. Các tổ chức dàn nhạc ....................................................................................... 23 5. Những bước đầu tiếp thu một số yếu tố lý thuyết Âm nhạc Trung Hoa, trên con đường xây dựng lý thuyết và hệ thống đào tạo Âm nhạc .......................................24 5.1. Khái quát .......................................................................................................... 24 5.2. Những thành tựu âm nhạc thời Hồ ................................................................... 24 Bài 2: Âm nhạc thời Lê .............................................................................................. 25 1. Bối cảnh chung và diễn trình lịch sử ..................................................................25 1.1. Tích cực chính quy hóa nền âm nhạc dân tộc, đặc biệt là âm nhạc cung đình 25 1.2. Bước suy vi của âm nhạc cung đình và sự trỗi dậy của âm nhạc dân gian ..... 25 2. Các tổ chức dàn nhạc và khí nhạc ......................................................................26 2.1. Đường thượng chi nhạc; .................................................................................. 26 2.2. Đường hạ chi nhạc; .......................................................................................... 27 2.3. Thự đồng văn và Thự nhã nhạc ........................................................................ 27 2.4. Ty giáo phường................................................................................................. 27 2.5. Dàn nhạc dùng để đệm cho hát trong cung đình ............................................. 27 3. Các thể loại ca múa múa nhạc và bài bản tiết mục .............................................28 3.1. Các thể loại ca múa .......................................................................................... 28 3.2. Bài bản tiết mục ................................................................................................ 28 4. Hát cửa đình ........................................................................................................28 5. Nghệ thuật sân khấu Chèo, Tuồng bước vào giai đoạn tác giả tác phẩm ...........29 5
- Bài 3: Âm nhạc thời Nguyễn .....................................................................................30 1. Bối cảnh lịch sử và tình chung về âm nhạc ........................................................30 2. Các tổ chức dàn nhạc và nhạc khí ......................................................................30 2.1. Dàn nhạc trong cung đình ................................................................................ 30 2.2. Các dàn nhạc lễ ngoài dân gian....................................................................... 31 3. Một số thể loại ca nhạc và bài bản ......................................................................31 3.1. Các thể loại ca nhạc cung đình ........................................................................ 31 3.2. Các bài bản ca nhạc lễ ngoài dân gian ............................................................ 31 4. Nghệ thuật sân khấu cổ truyền............................................................................32 4.1. Hát Bội ............................................................................................................. 32 4.2. Hát Chèo........................................................................................................... 32 CHƯƠNG IV: ÂM NHẠC VIỆT NAM TỪ GIỮA THẾ KỶ XIX ĐẾN NAY ...........34 Bài 1. Âm nhạc Việt Nam từ giữa thế kỷ XIX đến 1945. ..........................................34 1. Quá trình phát tán và chuyển hóa của Âm nhạc Cung đình trong dân gian, đồng thời tiếp tục Việt hóa một số yếu tố Trung Hoa du nhập trong những thế kỷ trước34 1.1. Quá trình phát tán và chuyển hóa của Âm nhạc Cung đình trong dân gian ... 34 1.2. Việt hóa một số yếu tố Trung Hoa.................................................................... 34 2. Ý nghĩa của sự lan tràn và phát triển mạnh mẽ những thể loại ca nhạc và kịch hát cổ truyền ở phía nam nước ta trong giai đoạn này .................................................35 Bài 2. Ân mhạc Việt Nam giai đoạn từ đầu thế kỷ XX đến cách mạng tháng tám năm 1945. ........................................................................................................................... 37 1. Bối cảnh chung và cuộc thử lửa thứ hai ............................................................. 37 2. Nghệ thuật sân khấu Chèo, Chèo Văn minh và Chèo Cải lương .......................38 2.1. Chèo văn minh .................................................................................................. 38 2.2. Chèo Cải lương ................................................................................................ 39 3. Quá trình hình thành và phát triển của sân khấu Cải lương ............................... 40 3.1. Quá trình hình thành ........................................................................................ 40 3.2. Quá trình phát triển và phân hóa của Cải lương cho tới trước cách mạng tháng tám ................................................................................................................. 41 3.3. Những đóng góp và ý nghĩa của sự ra đời và phát triển sân khấu Cải lương ở nửa đầu thế kỷ XX. .................................................................................................. 42 4. Nghệ thuật sân khấu Bài Chòi ...........................................................................43 Bài 3: Phong trào sáng tác mới theo phương pháp Âu tây. Sự ra đời và phát triển của Âm nhạc cải cách .......................................................................................................45 1. Sự truyền bá của Âm nhạc phương tây vào Việt Nam và phong trào học nhạc Âu tây............................................................................................................................ 45 2. Phong trào sáng tác mới ra công khai và sự ra đời của Âm nhạc cải cách.........46 6
- 3. Ý nghĩa của sự hình thành Âm nhạc Cải cách ....................................................47 Bài 4. Một số khuynh hướng mới của Âm nhạc cải cách và những bước chuyển biến của chúng ...................................................................................................................49 1. Khuynh hướng lãng mạn (1938) .........................................................................49 2. Khuynh hướng hùng ca yêu nước .......................................................................49 3. khuynh hướng cách mạng ...................................................................................50 7
- GIÁO TRÌNH MÔN HỌC Tên môn học: Âm nhạc Việt Nam Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của môn học: Vị trí: Âm nhạc Việt Nam là học phần trong khối các môn học cơ sở của chương trình đào tạo Trung cấp Âm nhạc chuyên nghiệp – Chuyên ngành; Thanh nhạc, Organ, Nhạc cụ truyền thống. Học phần nghiên cứu những vấn đề cơ bản về lịch sử Âm nhạc Việt Nam. Tính chất: Thuộc phần môn học cơ sở trong các môn học chuyên môn ngành Ý nghĩa và vai trò của môn học; Âm nhạc Việt Nam là môn học quan trọng trong chương trình đào tạo của các trường Âm nhạc ở Việt nam. Nó giúp cho học sinh, sinh viên hiểu biết được lịch sử nền âm nhạc dân tộc Việt Nam qua các thời kỳ và những thành tựu mà cha ông ta đã đạt được. Mục tiêu của môn học: Về kiến thức: Trang bị cho học sinh kiến thức về lịc sử Âm nhạc Việt Nam ở các thời kỳ; Âm nhạcViệt Nam trong buổi đầu giữ nước, Âm nhạc Việt Nam thời kỳ phong kiến, từ giữa thế kỷ XIX đến nay, một số loại hình dân ca, âm nhạc dân gian, truyền thống Việt Nam. Về kỹ năng: Sau khi học xong học phần này, học sinh nắm được các giai đoạn hình thành và phát triển của nền âm nhạc Việt Nam, nhận biết được một số thể loại Âm nhạc. Thông qua đó học sinh vận dụng và sử lý các tác phẩm khi học chuyên ngành được tốt hơn. Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong giờ lên lớp HSSV phải có trách nghiệm tham gia góp ý kiến xây dựng bài, thái độ học tập nghiêm túc. 8
- CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA ÂM NHẠC VIỆT NAM VÀ LỊCH SỬ ÂM NHẠC VIỆT NAM Bài 1: Khái quát về âm nhạc Việt Nam và lịch sử âm nhạc Việt Nam Mục tiêu Kiến thức: Đặc điểm, tính chất của nền Âm nhạc Việt Nam và lịch sử Âm nhạc Việt Nam. Kỹ năng: Nắm được những đặc điểm, tính chất của nền Âm nhạc Việt Nam và lịch sử Âm nhạc Việt Nam. 1. Âm nhạc Việt Nam- Sản phẩm của nền Văn hóa vật chất và tâm linh Cư dân trên đất nước ta có một đời sống tâm linh khá phong phú, từ thủa xa xưa ở các cư dân đã tồn tại quan niệm vạn vật hữu linh, theo đó thì mọi vật trên thế gian này đều có hồn, có những vị thần trú ngụ. từ những vật vô tri vô giác của tự nhiên và con người tạo nên, đến những loài động vật hay hiện tượng tự nhiên, đều tiềm ẩn các thế lực vô hình. Con người chết đi không có nghĩa là hoàn toàn biến mất, mà chỉ chuyển từ thế giới hữu hình sang thế giới vô hình mà thôi. Bởi vậy họ nghĩ rằng có thể cầu xin các các siêu linh che trở, giúp đỡ trong cuộc sống. Sự giao tiếp và cầu xin các thế lực siêu linh, vô hình đó được thực hiện thong qua việc tế lễ, thờ cúng. Chính vì vậy mà ở nước ta đã nảy sinh thờ thần Mặt trời, thần nước, thành hoàng, các vị anh hùng, ông bà tổ tiên… Tất cả những hình thức tín ngưỡng tôn giáo đó, đều tạo môi trường quan trọng cho sự phát sinh và phát triển của Âm nhạc. Trong nhiều cuộc tế lễ, thờ cúng và sinh hoạt tôn giáo, âm nhạc là một thành tố không thể tách rời. Bản thân các nhạc khí cũng được con người thần thánh hóa như các sản vật của thần linh ban cho, thậm chí nó chính là hóa thân của một vị thần nào đó. Vì vậy khi tấu những nhạc khí này cần phải tuân thủ các quy tắc, tục lệ nhất định. Có những nhạc khí trước khi đem ra sử dụng phải qua một lễ để xin phép thánh thần… Mặt khác nhận thức được sức cảm hóa kỳ lạ của Âm nhạc, thể hiện qua những truyền thuyết về một số nhạc khí, người Việt Nam cũng đã sử dụng Âm nhạc trong các nghi thức cầu cúng của mình, như một phương tiện ngôn ngữ để giao tiếp và như một lễ vật để dâng lên thần linh. Những hình thức xướng tế được đọc lên một cách trang trọng với giọng ngâm nga, cách điệu và những lối đọc ngâm kinh, được Âm nhạc hóa để trợ giúp cho việc chuyển tải nội dung các kinh sách được dễ dàng, nhẹ nhàng hơn…nó đều là những phương thức thể nghiệm sáng tạo những giai điệu Âm nhạc sơ khai. Chúng khơi nguồn cho sự hình thành tư duy Âm nhạc, đồng thời cũng qua đó mà tư duy sáng tạo, thẩm mỹ cũng như năng khiếu Âm nhạc của nhân dân ta được rèn luyện và ngày càng phát triển. Ngôi đình, mái Chùa, nhà Rông là những nơi thiêng liêng dành cho việc tế lễ, thờ cúng từ suốt nhiều thế kỷ nay, đồng thời cũng là trung tâm sinh hoạt văn hóa của các 9
- cộng đồng trên đất nước ta. Bởi vậy ở đó có biết bao hình thức diễn xướng dân gian được ra đời, đặt mầm mống cho các loại hình nghệ thuật của dân tộc, trong đó có Âm nhạc. Trong nhiều thể loại âm nhạc gắn liền với lễ nghi phong tục, sau phần lễ thức là phần hát đối nam nữ. Đó là nơi thi thố tài năng, đồng thời là trường rèn luyện khả năng ứng tác nhanh nhạy về thơ ca và nhiều làn điệu âm nhạc. 2. Âm nhạc Việt Nam một nền Âm nhạc gắn liền với đặc sản địa phương và cuộc sống lao động của các cư dân trên đất nước Việt Nam Nhìn chung nước ta nằm ở vùng nhiệt đới gió mùa, thuận lợi cho sự sinh sôi phát triển của các loài động thực vật, với khoảng 50% diện tích là rừng nên có nhiều loại quả có vỏ cứng, nhiều loại tre nứa… đó là nguồn nguyên liệu quan trọng cho việc chế tác các loại nhạc khí, từ nhạc khí hơi như (Sáo, Khèn bầu…). nhạc khí gõ như (Tơ rưng…). Nhạc khí dây như (đàn Gông, Bro…). Ngoài ra còn những loại nhạc khí bằng đá, Sừng, da động vật… Cùng với cuộc sống lao động trên cạn, nhân dân ta đã sáng tạo ra nhiều loại dân ca đa dạng và phong phú. Đặc biệt gắn với nghề nông là hàng loạt các nghi lễ có liên quan đến Âm nhạc. Bên cạnh đó còn có nghề đánh bắt cá trên sông, biển… từ đó đã sản sinh ra những bài dân ca trên sông nước với nhiều thể và nội dung khác nhau. 3. Âm nhạc Việt Nam - một nền Âm nhạc ra đời sớm Ở vào vị trí có tính chất tiếp xúc giữa nhiều hệ thống địa lý và có lịch sử phát triển địa chất lâu dài, phức tạp. Việt nam có những điều kiện thiên nhiên phong phú, thuận lợi cho sự phát triển của loài người. Qua nhiều phát hiện về khảo cổ ở nước ta cho phép dự đoán Việt nam có thể là một cái nôi của loài người. Với những dấu vết khảo cổ học tìm được ở Cao Lạng, Thanh Hóa, Đồng Nai… chúng ta biết chắc là cách đây 25 đến 30 vạn năm trên đất nước chúng ta đã có những bầy người sinh sống. Trải qua một quá trình phát triển lâu dài, người nguyên thủy trên nước ta đã tiến triển qua các thời đại; đá giữa, đá mới và các di tích ở hậu kỳ đá mới như văn hóa Hạ Long, Đồng Hới, Quảng Bình, vùng núi Tây Bắc… nơi nào cũng có dấu vết con người thuộc hậu kỳ đá mới. Như vậy thừ thủa xa xưa trên khắp đất nước ta từ Bắc vào Nam, đã có nhiều nhóm bộ lạc với những nền văn hóa nguyên thủy khác nhau sinh sống. cùng với nền kinh tế săn bắt hái lượm và đánh cá, nhiều bộ lạc đã sớm bước vào sản xuất nông nghiệp nguyên thủy, đặc biệt là nghề trồng lúa và có kỹ thuật chế tác đồ đá, đồ gốm khá cao. Sự hiện diện của con người với trình độ phát triển khá cao trên nước ta, là điều kiện tiên quyết cho sự ra đời cũng rất sớm của các loại hình văn hóa nghệ thuật, trong đó có Âm nhạc, của các cư dân cổ trên đất nước Việt Nam, thủy tổ của các thành phần dân tộc trên nước ta ngày nay. 4. Âm nhạc Việt Nam một nền Âm nhạc đa dân tộc Âm nhạc Việt Nam - một nền Âm nhạc đa dân tộc Việt Nam nằm ở ngã ba đường của Châu Á, cho nên ngay từ thời cổ đại ở đây đã trở thành nơi gặp gỡ, hội tự của nhiều chủng tộc, nhiều luồng văn hóa khác nhau. Trong quá trình cộng cư, nhiều loại hình nhân chủng mới được nảy sinh, đồng thời nhiều tộc 10
- người ở những vùng khác lại tiếp tục hòa nhập vào đại gia đình các dân tộc Việt Nam, vì vậy nước ta là một quốc gia đa dân tộc. Theo thống kê chính thức thì nước ta có 54 thành phần dân tộc, thuộc ba dòng ngữ hệ đó là; Dòng Nam Á gồm các ngôn ngữ (Việt, Mường, Tày, Thái, Mèo, Dao, Môn-khơ me…). Dòng Nam Đảo gồm (Gia rai, Ê đê, Chăm…) và dòng Hán Tạng gồm (Hoa, Sán dìu, Hà nhì, Phù lá…) Tất cả những điều nói trên đã quyết định tính chất đa dân tộc và tính chất phong phú, đa dạng của nền Âm nhạc Việt nam nói chung và của một số tộc người ở nước ta nói riêng. Chẳng hạn chỉ ở người Việt tộc chủ thể, sống ở mọi nơi trên đất nước, cũng đã hình thành những vùng Âm nhạc với sắc thái địa phương rõ nét. Đặc điểm này mặt khác cũng đưa ra một vấn đề cần lưu ý trong việc nghiên cứu và đánh giá đặc điểm của Âm nhạc Việt Nam. Đó là ngoài việc dựa vào các đặc điểm và hiện tượng Âm nhạc người Việt, còn cần phải xét tới những đặc điểm và hiện tượng Âm nhạc của các tộc ít người khác, để tránh những đánh giá thiếu bao quát và sai lệch. 11
- Bài 2. Âm nhạc Việt Nam có cơ sở là một nền âm nhạc bản địa mang truyền thống Đông Nam Á Kiến thức: Những cơ sở cho biết nền Âm nhạc Việt Nam mang truyền thống Đông Nam Á. Kỹ năng: Biết được Âm nhạc Việt Nam là một nền Âm nhạc mang truyền thống Đông 1. Vài nét về Đông Nam Á và văn hóa Đông Nam Á Cư dân Đông Nam Á có một nền văn hóa khá cao, nó thể hiện ở việc tạo ra nền nông nghiệp lúa nước, có một nền văn minh đồng thau rực rỡ… do điều kiện tự nhiên giống nhau và sự giao lưu, tiếp xúc với các cư dân trong vùng, người Đông Nam Á đã tạo ra một cộng đồng văn hóa với những nét đặc trưng giống nhau, mang tính truyền thống của văn hóa Đông Nam Á nói chung. Cư dân Đông Nam Á đã sáng tạo và truyền bá rộng rãi nghề trồng lúa nước, kết hợp với chăn nuôi gia súc lớn, cùng với nghề làm vườn, đánh cá, đi biển. Sử dụng rộng rãi mây tre đan… phổ biến rộng rãi quan niệm vạn vật hữu linh, tục thờ cúng tổ tiên… Chính nhờ những điều trên mà nền văn hóa Đông Nam Á được các nước phương Tây đánh giá cao, có thể sánh ngang với các khu vực trên thế giới. Cũng như văn hóa, Âm nhạc của các cư dân Đông Nam Á về cơ bản có những nét chung giống nhau. Chúng tạo nên một số đặc trưng có thể phân biệt Âm nhạc Đông Nam Á với âm nhạc các vùng khác ở Châu Á. Đáng lưu ý nhất trong số đó là những đặc trưng thể hiện trên các lĩnh vực; nhạc khí, thang âm và phương thức diễn tấu. Nhạc khí Đông Nam Á nổi bật lên có ba loại nhạc khí cơ bản, có lịch sử lâu đời như: Trống đồng, Cồng chiêng; Sự phân bố và sử dụng rộng rãi các loại trống đồng và một nền văn hóa cồng chiêng. Chúng có thể có quan hệ nguồn gốc với một trong những sáng tạo cổ xưa của cư dân Đông Nam Á, gắn liền với nền văn minh đồng thau mà đỉnh cao là nền văn hóa Đông sơn rực rỡ. Khèn bàu; Việc sáng tạo và phổ biến rộng rãi các loại khèn Bàu với chất liệu là những đặc sản thiên nhiên địa phương. Khèn bàu Đông Nam Á đã có lịch sử tới 3000 – 4000 năm, với những hình ảnh cụ thể đểlại trên nhiều di vật thuộc nền văn hóa Đông Sơn. Nhạc khí gõ; Việc sử dụng phổ biến những dàn nhạc khí gõ có phím định âm, cùng họ với những loại đàn đá có lịch sử lâu đời. Về thang âm, cư dân Đông Nam Á sử dụng rộng rãi các thang 5 âm, đặc biệt là những thang 5 âm chiết từ hai hệ thống đặc sắc; Hệ thống 7 âm đều trong phạm vi một quãng tám (tức là quãng 8 chia làm 7 phần bằng nhau). Hệ thống 5 âm đều trong phạm vi một quãng 8 (tức là quãng 8 chia làm 5 phần bằng nhau). Về phương thức hòa tấu; người Đông Nam Á thiên về hòa tấu hơn độc tấu. 12
- 2. Âm nhạc Việt Nam trong mối liên hệ với truyền thống âm nhạc Đông Nam Á Ở Việt Nam trong âm nhạc các thành phần dân tộc chúng ta thấy có cả ba loại nhạc khí đặc trưng nói trên. Thang 7 âm chia đều trong phạm vi một quãng tám được sử dụng trong âm nhạc một số tộc người ở nước ta như âm nhạc của người Khơme ở Nam Bộ. Người Việt cũng có sử dụng một số nhạc khí có cấu tạo phím theo hệ thống bảy âm chia đều, điển hình là cây đàn Đáy cổ truyền. Ngoài ra âm nhạc người Việt còn sử dụng một số thang hỗn hợp, của nhiều hệ thống khác nhau, trong đó có những âm thuộc bảy âm chia đề. Phương thức hòa tấu vẫn chiếm một vai trò quan trọng trong sinh hoạt âm nhạc công cộng, của nhiều thành phần dân tộc trên đất nước ta. Do hoàn cảnh lịch sử chi phối, âm nhạc của một số tộc người ở Việt Nam, đặc biệt là âm nhạc của Việt tộc chủ thể, mang những dấu ấn khá rõ nét của ảnh hưởng âm nhạc Trung Hoa, khiến người nước ngoài khi thoáng nhìn vào âm nhạc Việt, có khuynh hướng sếp âm nhạc Việt Nam vào truyền thống âm nhạc Đông Á. Xét trên bình diện âm nhạc chung của các thành phần dân tộc trong đại gia đình Vệt Nam, với cái nhìn đồng đại cũng như lịch đại, có thể thấy rằng nền tảng cổ truyền âm nhạc Việt Nam, chính là một nền âm nhạc bản địa mang truyền thống Đông Nam Á, với đủ những đặc trưng cơ bản nhất của nó. 3. Tính nhiều tầng nhiều lớp trong âm nhạc Việt Nam Do trình độ phát triển xã hội giữa các cư dân có một độ chênh lớn và do sự kế thừa liên tục của lịch sử đã dẫn đến sự tồn tại đồng thời của những loại hình âm nhạc thuộc nhiều trình độ phát triển khác nhau Tính nhiều tầng ,nhiều lớp trong âm nhạc sẽ tạo ra những thận lợi và khó khăn cho việc tìm hiểu và nghiên cứu âm nhạc việt nam Thuận lợi là tạo điều kiện để ta tìm hiểu và nghiên cứu âm nhạc trong lịch sử Khó khăn do âm nhạc dân gian mang đặc tính phi văn bản nên rất khó xác định về mặt lịch đại chỉ có thể đưa ra những tiên đoán mang tính tương đối về tính cổ hơn ,hay mới hơn mà thôi. 13
- CHƯƠNG II: ÂM NHẠC VIỆT NAM TRONG BUỔI ĐẦU DỰNG NƯỚC VÀ GIỮ NƯỚC Bài 1: Âm nhạc thời đại Hùng Vương Kiến thức: Bối cảnh chung về xã hội và sự phát triển của nền Âm nhạc Việt Nam thời đại Hùng Vương. Kỹ năng: Nắm được bối cảnh chung về xã hội và sự phát triển của nền Âm nhạc Việt Nam thời đại Hùng Vương. 1. Bối cảnh chung Cách đây khoảng bốn nghìn năm, ở vùng đồng bằng và trung du bắc bộ và Bắc trung bộ, có những nhóm tộc người gần gũi nhau về nguồn gốc, ngôn ngữ và văn hóa sinh sống thành từng vùng. Đó là tổ tiên của tộc Việt và của các tộc anh em hiện sống ở các miền thượng du miền Bắc nước ta ngày nay như người Mường, người tày, Thái... họ dần quy tụ thành một cộng đồng người chặt chẽ để dựng nên một nhà nước đầu tiên trên vùng đất này, đó là nước Văn lang với thời đại của các Vua Hùng (thời đại Hùng vương). Thời đại Hùng vương là một khái niệm chỉ toàn bộ thời đại lịch sử kể từ khi xuất hiện nền văn hóa khảo cổ Phùng nguyên cách đây khoảng bốn ngàn năm cho tới khi nước Âu Lạc rơi vào tay nước Triệu Đà năm (180-179) trước công nguyên. Trong quá trình dựng nước cư dân thời đại Hùng Vương đã tạo được cho mình một nền văn hóa khá cao. Phong cách văn hóa, nghệ thuật của người Văn Lang - Âu Lạc ngày càng định hình một cách vững chắc và sớm biểu lộ những sắc thái riêng độc đáo. Hiện vật tiêu biểu cho đỉnh cao văn hóa đó là những trống đồng và những thạp đồng. 2. Sinh hoạt âm nhạc thời kỳ Hùng Vương Cư dân Văn Lang - Âu Lạc là những người say mê Âm nhạc, yêu nghệ thuật, nó theo sát họ trong những sinh hoạt hàng ngày, trong lao động và đặc biệt là trong những nghi thức tế lễ, cầu cúng. Đó là niềm vui, nguồn sức mạnh cổ vũ họ trong lao động và chiến đấu với thiên nhiên, kẻ thù, là phương tiện giao tiếp với thế giới thần linh trong trí tưởng tưởng của họ... Ngoài những hình thức hát đơn lẻ hoặc xướng xô gắn bó với cuộc sống hàng ngày như ru con, hát khi lên nương làm rẫy, khi đi săn bắn hái lượm hoặc khi đi đánh cá trên Sông, Biển... trong đó nhộn nhịp hơn cả vẫn là sinh hoạt ca nhạc gắn liền với những ngày Hội làng và lễ nghi nông nghiệp, những ngày hội lễ nước cầu mưa, hiến tế người cho thần nước. Gắn với tín ngưỡng phồn thực là tục hát giao duyên trai gái trên nhà sàn, ở đó Cối, chày và các vật dụng khác đã khéo được lợi dụng thành những nhạc khí gõ, với những âm thanh trong đục, cao thấp khác nhau. Những cuộc hòa cồng chiêng náo nhiệt trên sàn nhà cũng là bộ phận cua nghi thức lễ tiết nông nghiệp để cầu cho sinh sản đông đúc, mùa màng tốt tươi. 3. Nhạc khí thời đại Hùng Vương Căn cứ trên những hình ảnh để lại và những hiện vật khảo cổ còn tồn tại tới nay, cho ta thấy thời đại Hùng Vương đã xuất hiện nhạc khí thuộc gần đủ các họ như; Hơi, 14
- màng rung, tự thân vang và có thể có cả nhạc khí thuộc họ dây, hoặc tiền thân của đàn dây. Phong phú và đa dạng nhất là các nhạc khí gõ thuộc loại có màng rung và tự thân vang, sau đó là những nhạc khí hơi. 3.1. Nhạc khí thuộc họ màng rung 3.1.1. Trống da loại lớn; Giống như trống đại trống đình của người Việt. Trống được đặt trên giá gồm có một hoặc hai người dùng dùi để đánh. 3.1.2. Trống da loại nhỏ; Giống như một số loại trống nhỏ của người Việt, trống có giá đỡ do một người dùng tay vỗ lên mặt trống. 3.2. Nhạc khí gõ thuộc họ tự thân vang 3.2.1. Trống đồng; Dùng đơn lẻ từ hai đến bốn chiếc, mỗi chiếc do một người đánh 3.2.2. Cồng chiêng; Thường được sáp xếp thành hai dàn, mỗi dàn từ sáu đến tám chiếc do một người đánh. 3.2.3. Chuông nhạc; Có hai loại Loại nhỏ có quả lắc ở trong, thường dùng từng chùm từ hai đến năm chiếc Loại lớn không có quả lắc ở trong, tạo ra âm thanh bằng cách gõ 3.3. Nhạc khí hơi 3.3.1. Khèn bè; Là loại nhạc khí hơi phổ biến và tiêu biểu nhất. Có hai loại vòi ngắn và vòi dài, giống như của người H’Mông. 3.3.2. Tù và; Bằng ốc biển hoặc sừng Trâu và có thể có một số loại nhạc khí thổi khác... 4. Một vài nét về âm nhạc phía nam của nước Văn Lang- Âu Lạc Từ thời đại đồ đá, trên khắp đất nước ta từ Bắc tới Nam đều có con người sinh sống. tới thời kỳ đồ đồng thì các tỉnh ở phía Nam nước Văn Lang - Âu Lạc cũng xuất hiện một nền văn hóa khảo cổkhông kém phần rực rỡ, đó là nền văn hóa Sa huỳnh. Trong sự gần gũi về văn hóa vật chất nói chung biểu hiện trên các di vật khảo cổ học , về mặt Âm nhạc cũng có thể có những nét chung tương đồng giữa âm nhạc của cư dân hai vùng. Nó dược thể hiện qua những hình ảnh để lại trên mặt trống đồng và một số di vật khác của văn hóa đông sơn. Tuy nhiên trong văn hóa âm nhạc của các cư dân phía nam của nước Văn Lang - Âu Lạc có một loại nhạc khí đặc sắc, đó là loại đàn gõ bằng phím định âm mà tiêu biểu là những bộ đàn đá có âm thanh giống như nhạc khí bằng kim loại. Đàn đá là một trong những nhạc khí đặc sắc của các tộc người ở các tỉnh phía Nam nước ta, bên cạnh trống đồng của cư dân Văn Lang - Âu Lạc ở phía Bắc. Nó góp phần làm phong phú thên cho truyền thống Âm nhạc lâu đời của Việt Nam từ những thời xa xưa của dân tộc. 5. Đặc trưng và ý nghĩa lịch sử của âm nhạc thời đại Hùng Vương Sự phát triển phong phú của các nhạc khí gõ so với những loại nhạc khí khác ở thời đại Hùng vương thể hiện một số đặc điểm Âm nhạc của tổ tiên chúng ta thời xưa 15
- như; Ưa thích tiết tấu và các nhạc khí gõ. Chính từ đây nổi lên vai trò quan trọng có thể là chủ đạo trong sinh hoạt âm nhạc thời bấy giờ. Sự có mặt của Khèn bàu cũng cho phép ta dự đoán rằng trong âm nhạc của người Việt cổ không chỉ có nhạc đơn âm, mà đã xuất hiện hình thức nhạc đa âm ở dạng đơn giản theo kiểu giai điệu với bè trì tục. Đây là thời đại mở nước và dựng nước, thời kỳ Văn Lang - Âu Lạc, còn gọi chung là thời đại Hùng Vương có một ý nghĩa lịch sử quan trọng, một ảnh hưởng sâu xa đối với toàn bộ lịch sử dân tộc Việt Nam nói chung cũng như toàn bộ lịch sử âm nhạc Việt Nam nói riêng. Đây chính là cơ sở, nền tảng trong sự phát triển của âm nhạc dân tộc Việt Nam trong những giai đoạn kế tiếp và nó thể hiện sức bền vững trước mọi thăng trầm của lịch sử dân tộc, để ngày càng được bổ sung phát triển duy trì cho tới ngày nay. Vai trò quan trọng của nhạc khí gõ vẫn được giữ lại trong sinh hoạt âm nhạc hiện tại của người việt cũng như của các tộc khác trên đất nước ta ngày nay. 16
- Bài 2: Âm nhạc thời kỳ bắc thuộc và chông bắc thuộc Kiến thức: Sự thay đổi về xã hội và những chuyển biến của nền Âm nhạc Việt Nam thời kỳ Bắc thuộc và chống Bắc thuộc Kỹ năng: Nắm được thay đổi về xã hội và những chuyển biến của nền Âm nhạc Việt Nam thời kỳ Bắc thuộc và chống Bắc thuộc 1. Sự diệt vong của nước Âu Lạc Năm 207 trước công nguyên, một quan lại nhà Tần là Triệu Đà, nổi lên cát cứ ở phía nam Trung Quốc, tựu xưng vương lập lên nước Nam Việt, ít lâu sau khi nhà Hán lên thay nhà Tần, Triệu Đà lại quy phục nhà Hán. Sau nhiều lần thất bại sau các cuộc tấn công Âu Lạc, Triệu Đà phải dùng tới mưu mô xảo quyệt, đó là cho con trai sang làm rể Âu Lạc, nhân đó dò xét tình hình, học phép chế và phá nỏ của người Âu Lạc rồi trốn về nước. Vì vậy khoảng năm 179 trước công nguyên chúng đã chiếm được Âu Lạc, từ đây đất nước ta bước vào một giai đoạn tăm tối. Sau khi bị sáp nhập vào nước Nam việt của Triệu Đà, năm 111 trước công nguyên Âu Lạc bị chuyển sang tay nhà Hán, khi mà Nam Việt bị nhà Hán diệt. Thời kỳ bắc thuộc trong lịch sử nước ta bắt đầu từ đó và kéo dài suốt hơn một nghìn năm. Trong đêm dài Bắc thuộc, những thời kỳ dành lại được độc lập chỉ là những giai đoạn ngắn ngủi. Việc xây dựng và phát triển văn hóa nghệ thuật dân tộc, do đó bị vấp phải những trở lực vô cùng lớn lao. 2. Những mưu đồ đồng hóa của phong kiến phương Bắc và cuộc đấu tranh của nhân dân ta Đặt ách đô hộ trên nước ta, các triều đại Trung Hoa, không ngừng tìm mọi cách đồng hóa dân tộc ta, nhằm xóa bỏ ý thức dân tộc của nhân dân Âu Lạc, hòng biến nước ta thành một quận huyện của chúng. Hơn một nghìn năm đó là những cuộc thử thách đầu tiên, dai dẳng và ác liệt đối với sự sống còn của đất nước, cũng như của nền văn hóa nghệ thuật, trong đó có âm nhạc dân tộc. Một cuộc đấu tranh bền bỉ đã được tiến hành, nhằm bảo vệ lãnh thổ, giành lại nền độc lập tự do cho đất nước cũng như bảo vệ những truyền thống, phong tục tập quán cùng những di sản văn hóa tinh thần của tổ tiên. Cuộc đấu tranh đó đã để lại dấu ấn không phai mờ, không chỉ ở các đền thờ, miếu thờ các vị anh hùng như: Các vua Hùng, Thánh gióng, Tản Viên, hai bà Trưng, Triệu Quang Phục… mà nó còn khắc sâu trong ký ức nhân dân về một dân tộc anh hùng. Nhờ cuộc đấu tranh bền bỉ nói trên, sau cuộc thử lửa đầu tiên của một nghìn năm Bắc thuộc, nhân dân ta không bị Hán hóa. Nền văn hóa Đông Sơn dường như bị giải thể, song ý thức dân tộc cùng với tiếng Việt, những phong tục tập quán riêng và những nét đặc sắc trong nền văn hóa nghệ thuật tryền thống, từ thời mới dựng nước vẫn được duy trì và lưu hành mãi về sau. Bên cạnh sự kiên trì bảo vệ những tinh hoa dân tộc, nhân dân ta còn biết tiếp thu những cái hay, cái đẹp trong các nền văn hóa khác và luôn thích ứng một cách linh hoạt. 17
- Nhờ vậy nền văn hóa âm nhạc nước ta đã không ngừng phát triển, ngày càng phong phú trên cơ sở vững chắc của những tinh hoa văn hóa, âm nhạc cổ truyền. 3. Những yếu tố mới trong lĩnh vực dân tộc học Sự di cư của những cộng đồng tộc người mới tới Bắc Việt Nam. Những cuộc di cư liên tục của sĩ phu, địa chủ và dân Hán sang giao châu từ cuối đời đông Hán, nhất là từ cuối thế kỷ thứ II đã tạo điều kiện cho người hán và người Việt sống lẫn nhau. Do đó nó dẫn tới một quá trình chung hòa và chuyển hóa lẫn nhau của hai phương thức văn hóa Hán, Việt. Âm nhạc và những nhạc cụ mà người Hán sử dụng, qua đó cũng dần dần được truyền sang nước ta, nhạc khí mới xuất hiện đó là cặp chũm chọe. Trong quá trình cộng cư với người Việt trên đất nước ta, các tộc người này cũng dần dần gia nhập đại gia đình các dân tộc Việt Nam và làm phong phú thêm cho nền văn hóa nghệ thuật âm nhạc Việt Nam bằng những bản sắc văn hóa nghệ thuật âm nhạc riêng của mình. Quá trình tách riêng của hai cộng đồng tộc người Việt, Mường và những biến đổi trong ngôn ngữ Việt – Mường. Trong quá trình sống xen kẽ với người Hán, một bộ phận tộc người Việt cổ có nhiều tiếp xúc với văn hóa va ngôn ngữ Hán, vì vậy có nhiều điều kiện phát triển kinh tế, xã hội thuân lợi và nhanh hơn. Tình hình đó đã dẫn tới sự tách ra dần dần của hai khối cộng đồng tộc người Việt và Mường, từ một khối cộng đồng Việt – Mường chung. Sự hình thành những thanh điệu chắc chắn có nhiều ảnh hưởng, đến sự phát triển các giai điệu dân ca người Việt. Dựa vao những nghiên cứu có thể giả định, sự tồn tại của những kết cấu ba cao độ trong dân ca người Việt. Những kết cấu đó, nó gắn chặt với quy luật phân bố ba thanh điệu chính trong tiếng Việt, nó đóng vai trò nòng cốt cho sự hình hình thành các kiểu kết cấu giai điệu phức tạp hơn, ở dân ca người Việt rất lâu về sau. 4. Sự phát triển giao thông buôn bán và những mối giao lưu với người nước ngoài, sự du nhập các tôn giáo mới và một số biến đổi trong lĩnh vực kinh tế xã hội. 4.1. Sự phát triển giao thông buôn bán và những mối giao lưu với người nước ngoài Trong thời kỳ Bắc thuộc việc giao thông thủy bộ, trong đó có đường biển được mở mang hươn trước. Từ nước ta có đường thủy bộ gắn liền với Trung hoa, rồi từ đó đến trung Á, Ấn Độ… ở phía nam cũng có những con đường bộ sang Chăm Pa. Trên mặt biển, đường hàng hải quốc tế qu nước ta trở nên phồn thịnh, các nước phương Nam và phương Tây, muốn giao thương với Trung hoa đều phải đi theo con đường giao chỉ. Thuyền buôn các nước đã cập bến nước ta, tại các thị trấn lớn ở nước ta bấy giờ như Long Biên… đã có nhiều ngoại kiều tới trú ngụ, buôn bán và truyền đạo. Ngoài người Hán còn có người Hồ, khơ me… Sự phát triển giao thông buôn bán, đặc biệt là buôn bán với nước ngoài như Trung Á, đặc biệt là Ấn Độ và các nước Nam Hải, đã tạo điều kiện cho sự nảy nở những mối tiếp xúc văn hóa với những nước xa hơn. 18
- Sự tiếp xúc đó đã để lại một dấu ấn rõ nét trong một số di vật khảo cổ (tượng đèn) thuộc thời kỳ này. Nó cũng sẽ để lại dấu ấn khá rõ nét trong âm nhạc nước ta ở thời kỳ tiếp sau. 4.2. Sự du nhập các tôn giáo mới Từ đời Hán, đạo Khổng, đạo Lão, đạo Phật dần dần du nhập vào nước ta ngày càng mạnh. Phật giáo từ Ấn Độ, Trung Quốc truyền sang mang theo những tư tưởng bình đẳng, bác ái phù hợp với tâm hồn người Việt cổ. Sự du nhập của Phật giáo và đạo giáo, một mặt tạo nên môi trường cho sự phát triển và sáng tạo các hình thức hát thờ cúng vốn có trong nhân dân ta, để chuyển tải những nội dung trong kkinh sách. Mặt khác chúng cũng dần gieo những mầm ca nhạc của mình trên nước ta để sau này dần hình thành những loại ca nhạc tôn giáo mới, bên cạnh những loại hình nhạc lễ gắn với các tín ngưỡng dân gian cuẩ nhân dân ta từ xưa. Đó là những nguồn góp phần làm phong phú thêm những loại hình ca nhạc thờ cúng của người Việt và một số tộc khác trên đất nước ta sau này. 4.3. Một số biến đổi trong lĩnh vực kinh tế xã hội Ách thống trị của phong kiến Phương bắc, một mặt kìm hãm tốc độ phát triển của nền kinh tế nước ta, mặt khác tăng cường ảnh hưởng của mình và tăng cường bóc lột, vơ vét thành quả lao động của nhân dân ta. Kẻ đô hộ vô hình trung đã tạo nên ít nhiều điều kiện khách quan cho kinh tế nước ta phát triển. Trong điều kiện như vậy, bên cạnh những bà ca phản ánh cuộc sống lao động nông nghiệp, bắt đầu xuất hiện dân dần những bài hát phản ánh cuộc sống, của những người cùng làm một nghề như ví phường cấy, hát phường vải… Ngoài những bài dân ca nghề nghiệp nói trên, những trò diễn dân gian mô tả lại sinh hoạt lao động của nhân dân ta, cũng càng ngày càng phong phú, là ngọn nguồn nảy sinh nghệ thuật sân khấu dân gian nước ta. 5. Âm nhạc Phù Nam - Chân Lạp và Lâm Ấp - ChamPa 5.1. Âm nhạc Phù Nam - Chân Lạp Vương quốc Phù nam được thành lập vào đầu thế kỷ I sau công nguyên. Lãnh thổ của nó bao gồm cả phía nam bán đảo đông dương, từ vùng hạ lưu sông cửu long, vùng Đồng Tháp Mười và đất đai sát bờ biển Thái Lan. Sau khi tuyên bố lập quốc, lấn dần đất đai, Phù Nam chiếm đế đô và sáp nhập Phù Nam vào nước Chân Lạp. Trong những giai đoạn đầu dân Phù Nam – Chân Lạp đã có những mối tiếp xúc và quan hệ với Ân Độ, Trung Hoa… cư dân Phù Nam – Chân Lạp là những người nói tiếng Môn – Khơ me, trong đó tộc đa số là người Khơ me. Ngoài những nét bản địa Đông Nam Á nói chung, nền văn hóa Phù Nam – Chân lạp, còn mang những ảnh hưởng khá sâu đậm của nền văn hóa và tín ngưỡng Ấn Độ. Trong những buổi đầu của lịch sử, cơ dân Phù nam – Chân Lạp, đã sáng tạo cho mình một nền ca nhạc dân gian truyền thống với những bài hát ru, những bài hát điệu nhạc dùng trong lao động, vui chơi hoặc trong các hội hè và nghi lễ cầu cúng, theo phong tục tín ngưỡng của họ. Nghệ thuật múa có lẽ cũng đã sớm trở thành một sinh hoạt phổ cập trong sinh hoạt hội hè, vui chơi của cư dân. 19
- Theo nhưng văn bia còn ghi lại, trong những món quà hiến dâng thần linh có những vũ nữ, ca nữ, ca nam và nhạc công. Nhạc khí mà họ sử dụng là những đàn dây, nhạc cụ hơi, nhạc cụ gõ. Số lượng nhạc công trong những cuộc dâng hiến như vậy, có khi lên tới cả trăm người và dàn nhạc cũng gồm nhiều loại hình với chức năng khác nhau. 5.2. Âm nhạc Lâm Ấp - Chanpa Vài nét lịch sử Năm 192 lúc nhà Hán đang suy yếu, một viên chức người huyện Tượng Lâm ở vào phía Nam tỉnh Thừa Thiên ngày nay, đã lãnh đạo nhân dân nổi lên chiếm vùng đất này, xưng vương và lập nên nước Lâm Ấp. Vào khoảng thế kỷ thứ VII, tên gọi Chăm Pa xuất hiện và thay thế cho tên Lâm Ấp. Cư dân Chăm pa chủ yếu là người Chăm, ngoài một số annhr hưởng của văn hóa nghệ thuật Trung Hoa, nền văn hóa của họ còn chịu ảnh hưởng đậm nét của văn hóa tín ngưỡng Ân Độ, ngay từ khi mới lập quốc. Âm nhạc thời của Champa Nhờ sớm dành lại được độc lập từ tay bọn phong kiến Trung Hoa, cư dân Champa có những điều kiện thuận lợi để phát triển nền nghệ thuật âm nhạc của mình từ khá sớm. Theo những sử liệu ghi lại, chúng ta biết rằng xưa kia người Champa đã sử dụng nhiều loại nhạc khí khác nhau như; nhạc khí dây, hơi, gõ. Về ca hát, ngoài những làn điệu dùng trong sinh hoạt và lao động như ở nhiều tộc người khác, có lẽ ca nhạc dùng trong cầu cúng và lễ nghi phong tục của người Champa, chiếm một tỉ lệ lớn và là một bộ phận quan trọng trong nền ca nhạc Champa. Tương tự tình hình hiện nay còn được thấy trong đời sống của người Chăm trên đất nước ta. 6. Vị trí của giai đoạn Bắc thuộc và chống Bắc thuộc trong lịch sử Âm nhạc Việt Nam. Trong suốt thời kỳ Bắc thuộc, nhân dân ta một mặt vừa kiên trì bảo tồn những tinh hoa văn hóa nghệ thuật truyền thống, chống lại sự đồng hóa của phong kiến Trung Hoa, mặt khác vừa cởi mở đón nhận một số yếu tố văn hóa nghệ thuật Hán và những nước khác để dần dần dân tộc hóa những yếu tố vay mượn. Việc phát triển giao lưu văn hóa với các nước trong giai đoạn này, có tác dụng tạo điều kiện cho sự du nhập mạnh mẽ những yếu tố âm nhạc mới và những nhạc khí có nguồn gốc nước ngoài. Nếu những yếu tố cũ và mới được xen kẽ, đan lồng vào nhau là nét đực sắc của văn hóa Việt Nam thời Bắc thuộc, thì quá trình tiếp thu những yếu tố ngoại sinh trong thời kỳ này, cũng chính là tiền đề cho sự hình thành những nét nổi bật mới, cho nền văn hóa nghệ thuật cũng như âm nhạc ở thời đại tiếp sau. Với khoảng thời gian hơn một nghìn năm, giai đoạn Bắc thuộc và chống Bắc thuộc như một bước đệm giữa hai giai đoạn trước và sau đó (tức là âm nhạc thời đại Hùng Vương và âm nhạc thời kỳ Đại Việt). nó dẫn tới những biến chuyển rõ nét mà chúng ta sẽ thấy trong một bộ phận âm nhạc quan trọng của cư dân Đại Việt, trước hết là âm nhạc người Việt trong giai đoạn sau. 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Nhạc cụ Việt Nam
8 p | 674 | 272
-
Giáo trình môn Lý thuyết âm nhạc cơ bản: Phần 1 - TS. Trịnh Hoài Thu (chủ biên)
33 p | 1265 | 227
-
Nhạc tiền chiến trữ tình 2 - Ca khúc Việt Nam chọn lọc
128 p | 409 | 200
-
Giáo trình môn Lý thuyết âm nhạc cơ bản: Phần 2 - TS. Trịnh Hoài Thu (chủ biên)
25 p | 622 | 174
-
Đội ngũ giảng viên âm nhạc
5 p | 250 | 34
-
Giáo trình Lược sử Âm nhạc Việt Nam - Thuỵ Loan
128 p | 66 | 19
-
Giáo án Âm nhạc lớp 7 : Tên bài dạy : ÂM NHẠC THƯỞNG THỨC: VÀI NÉT VỀ ÂM NHẠC THIẾU NHI VIỆT NAM.
5 p | 232 | 11
-
Giáo trình Thanh nhạc 2 - Trường Cao đẳng Lào Cai
26 p | 52 | 10
-
Căn bịnh mãn tính của Âm Nhạc truyền thống Việt Nam
13 p | 107 | 8
-
Giáo trình Sáo trúc 1 - Trường Cao đẳng Lào Cai
41 p | 32 | 7
-
Giáo trình Đệm hát - Trường Cao đẳng Lào Cai
62 p | 46 | 5
-
Đào tạo nguồn nhân lực có chuyên môn cao trong biểu diễn nghệ thuật
6 p | 56 | 4
-
Hợp xướng Việt Nam từ năm 2000 đến nay
7 p | 94 | 4
-
Một số vấn đề về công tác thực tập sư phạm âm nhạc tại khoa Âm nhạc trường CĐSP TW Nha Trang năm học 2006-2007
9 p | 9 | 3
-
Tìm hiểu sự phát triển của các thể loại tác phẩm thanh nhạc Việt Nam
3 p | 9 | 3
-
Giáo trình Âm nhạc cổ truyền Việt Nam (Giáo trình Cao đẳng Sư phạm): Phần 1 - Nguyễn Thụy Loan
149 p | 13 | 3
-
Giáo trình Âm nhạc cổ truyền Việt Nam (Giáo trình Cao đẳng Sư phạm): Phần 2 - Nguyễn Thụy Loan
105 p | 9 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn