Giáo trình An toàn lao động điện - lạnh (Ngành: Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí - Cao đẳng/Trung cấp) - Trường Cao đẳng nghề Ninh Thuận
lượt xem 4
download
Giáo trình "An toàn lao động điện - lạnh (Ngành: Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí - Cao đẳng/Trung cấp)" được biên soạn với mục tiêu nhằm giúp sinh viên nắm được các kiến thức về: Tổng quan về hệ thống văn bản quy định của pháp luật về an toàn - vệ sinh lao động; an toàn trong hệ thống lạnh; an toàn trong vận hành sửa chữa hệ thống lạnh. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình An toàn lao động điện - lạnh (Ngành: Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí - Cao đẳng/Trung cấp) - Trường Cao đẳng nghề Ninh Thuận
- TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. Khoa: Cơ khí – Xây dựng – Trường CĐN Ninh Thuận Trang i
- LỜI GIỚI THIỆU Giáo trình An toàn lao động điện-lạnh được biên soạn dựa theo nhiều tài liệu của những tác giả đã được xuất bản, cập nhật thông tin trên mạng sau đó chọn lọc, tổng hợp mà đặc biệt là bài giảng môn học An toàn lao động điện - lạnh tại trường Cao đẳng nghề Ninh Thuận và kinh nghiệm thực tế giảng dạy của nhóm tác giả. Môn An toàn lao động điện – lạnh có thể giới thiệu để người đọc thấy được hình ảnh thu nhỏ của nghề Kỹ thuật máy lạnh và Điều hòa không khí và cần thiết cho những ai muốn tìm hiểu tổng quát về An toàn lao động điện – lạnh. Tuy nhiên do thời lượng chương trình học ở các cấp trình độ tường cao đẳng nghề có thời gian ngắn nên. Học sinh – sinh viên cần có chuẩn bị trước, tự trả lời câu hỏi và bài tập sau mỗi chương, hệ thống lại kiến thức đã học và kiến thức cần tìm hiểu thêm…. Trong giáo trình tôi trình bày 3 chương và phần bài tập: Chương 1: Tổng quan về hệ thống văn bản quy định của pháp luật về an toàn - vệ sinh lao động Chương 2: An toàn trong hệ thống lạnh Chương 3: An toàn trong vận hành sửa chữa hệ thống lạnh Phần câu hỏi bài tập sau mỗi chương giúp học sinh – sinh viên tự kiểm tra và củng cố kiến thức của mình. Tuy có nhiều cố gắng nhưng vì thời gian và trình độ của bản thân và nhóm tác giả có giới hạn nên tài liệu khó tránh khỏi sai sót. Tôi mong nhận được sự góp ý chân thành của bạn đọc. Ninh Thuận , ngày……tháng……năm 2019 Tham gia biên soạn 1. Chủ biên: Báo Thành Hôn Khoa: Cơ khí – Xây dựng – Trường CĐN Ninh Thuận Trang ii
- MỤC LỤC TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN ................................................................................... i LỜI GIỚI THIỆU ................................................................................................ ii MỤC LỤC ........................................................................................................... iii DANH MỤC HÌNH ẢNH ................................................................................... vi DANH MỤC BẢNG BIỂU ................................................................................ vii CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC ........................................................................ viii CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG VĂN BẢN QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ AN TOÀN - VỆ SINH LAO ĐỘNG. ........................................ 1 1.1. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về bảo hộ lao động, vệ sinh lao động: ........................................................................................................................... 1 1.1.1. Mục đích, tầm quan trọng của công tác bảo hộ lao động: .................. 1 1.1.2. Ý nghĩa và lợi ích của công tác bảo hộ lao động: .............................. 2 1.1.3. Các tính chất của công tác bảo hộ lao động....................................... 3 2.2. Các quy định của pháp luật về chính sách, chế độ bảo hộ lao động áp dụng trong doanh nghiệp:............................................................................................ 6 2.3. Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động và người lao động trong công tác an toàn vệ sinh lao động: ...................................................................... 7 2.4. Các yếu tố nguy hiểm có hại trong sản xuất, các biện pháp cải thiện điều kiện lao động:..................................................................................................... 8 2.4.1. Điều kiện lao động:............................................................................... 8 2.5. Tổ chức thực hiện công tác bảo hộ lao động ở cơ sở: ................................ 16 2.5.1. Bộ máy tổ chức quản lý, công tác BHLĐ trong doanh nghiệp ............ 16 2.6. Trách nhiệm và những nội dung của tổ chức công đoàn cơ sở về công tác an toàn vệ sinh lao động:....................................................................................... 28 2.7. Các quy định về xử phạt hành chính về hành vi vi phạm pháp luật an toàn - vệ sinh lao động: .............................................................................................. 28 CHƯƠNG 2: AN TOÀN TRONG HỆ THỐNG LẠNH ....................................... 29 2.1. Điều khoản chung về an toàn hệ thống lạnh: ............................................. 29 2.2. Môi chất lạnh trong kỹ thuật an toàn: ........................................................ 30 2.3. An toàn cho máy và thiết bị: ...................................................................... 30 Khoa: Cơ khí – Xây dựng – Trường CĐN Ninh Thuận Trang iii
- 2.3.1. Buồng máy: ........................................................................................ 30 2.3.2. Các đề phòng đặc biệt khác: ............................................................... 32 2.3.3. Các yêu cầu về sử dụng hệ thống lạnh và môi chất làm lạnh tương ứng với không gian làm lạnh: .............................................................................. 33 2.3.4. Các yêu cầu về vận hành: ................................................................... 33 2.3.4.2. Phương tiện bảo vệ: ......................................................................... 35 2.3.3. Quy định về quản lý an toàn lao động trong sản xuất, nhập khẩu, lưu thông, lắp đặt và sử dụng hệ thống lạnh. ....................................................... 36 2.3.4. Điều kiện đảm bảo an toàn đối với hệ thống lạnh sản xuất trong nước: ..................................................................................................................... 36 2.3.6. Kiểm định kỹ thuật an toàn và đăng ký sử dụng hệ thống lạnh ........... 38 2.4. Một số quy định khác về kỹ thuật an toàn đối với hệ thống lạnh: .............. 39 2.5. Dụng cụ đo lường, an toàn, kiểm tra thử nghiệm hệ thống lạnh: ................ 40 2.6. Khám nghiệm kỹ thuật và đăng ký sử dụng bảo hộ lao động: .................... 45 CHƯƠNG 3: AN TOÀN TRONG VẬN HÀNH SỬA CHỮA HỆ THỐNG LẠNH ............................................................................................................................. 47 2.1. Khái niệm chung: ...................................................................................... 47 2.1.1. Những hậu quả do khí không ngưng có trong hệ thống lạnh gây nên trong quá trình vận hành sửa chữa máy lạnh, khí không ngưng (khí tạp) lọt vào hệ thống gây nên nhiều hậu quả: ............................................................ 47 2.1.2. Nhận biết hệ thống có khí không ngưng ............................................. 48 2.1.3. Những con đường xâm nhập vào hệ thống của không khí không khí vào trong hệ thống máy lạnh bằng những con đường: ......................................... 48 2.1.4. Nguyên tắc của xả khí......................................................................... 48 2.2. An toàn môi chất lạnh: .............................................................................. 52 2.3. An toàn điện: ............................................................................................. 52 2.3.1. Nguyên nhân gây tai nạn về điện: ....................................................... 52 2.3.2. Các biện pháp thực hiện kỹ thuật an toàn:........................................... 55 2.3.3. Phương pháp tách nạn nhân ra khỏi mạng điện: ................................. 60 2.3.4. Phương pháp cứu chữa nạn nhân sau khi tách khỏi mạng điện............ 62 2.3.5. Các phương pháp hô hấp nhân tạo ..................................................... 63 2.4. Phòng tránh và sơ cứu các tai nạn khác: .................................................... 67 2.4.1. Bụi. ..................................................................................................... 67 Khoa: Cơ khí – Xây dựng – Trường CĐN Ninh Thuận Trang iv
- 2.4.2. Cháy, nổ : ........................................................................................... 70 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 77 PHỤ LỤC ........................................................................................................... 78 Khoa: Cơ khí – Xây dựng – Trường CĐN Ninh Thuận Trang v
- DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 3. 1 Dòng điện tản trong đất ........................................................................ 53 Hình 3. 2 Các vị trí tiếp xúc với mạg điện 3 pha 4................................................ 54 Hình 3. 3 Nguồn không có trung tính nối đất ....................................................... 55 Hình 3. 4 a) Nguồn có trung tính nối đất và thực hiện nối đất bảo vệ động cơ...... 56 Hình 3. 5 Sơ đồ máy cắt bảo vệ khi đông cơ chạm vỏ .......................................... 57 Hình 3. 6 Phương pháp đặt nạn nhân nằm sấp ...................................................... 64 Hình 3. 7 Đặt nạn nhân nằm ngửa ........................................................................ 64 Hình 3. 8 a,b,c,d: Phương pháp hà hơi thổi ngạt ................................................... 66 Hình 3. 9 Phương pháp xoa bóp tim ngoài lòng ngực ........................................... 66 Hình 3. 10 Bình chữa cháy bằng khí CO2 ............................................................. 75 Hình 3. 11 Bình bột chữa cháy MFZ-4 ................................................................. 76 Khoa: Cơ khí – Xây dựng – Trường CĐN Ninh Thuận Trang vi
- DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2. 1 Áp suất thử, thời gian duy trì áp suất thử bền hệ thống ........................ 42 Bảng 2. 2 Áp suất, thời gian duy trì áp suất thử kín hệ thống ............................. 44 Bảng 3. 1 Môi trường làm việc với điện áp an toàn .............................................. 58 Bảng 3. 2 Điện trở giới hạn của nền nhà theo vật liệu xây dựng ........................... 60 Khoa: Cơ khí – Xây dựng – Trường CĐN Ninh Thuận Trang vii
- CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC Tên môn học: An toàn lao động điện – lạnh Mã môn học: MH 13 I. Vị trí, tính chất của môn học: - Vị trí: Môn học An toàn lao động điện - lạnh và vệ sinh công nghiệp được học trước các môn học/mô đun cơ sở và chuyên ngành. - Tính chất: Là môn học trong chương trình đào tạo nghề Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí. II. Mục tiêu môn học - Về kiến thức: Nắm được các quy định pháp quy của nhà nước về an toàn vệ sinh lao động; - Về kỹ năng: + Phòng tránh và sơ cứu người khi gặp tai nạn; + Áp dụng các quy định pháp quy của nhà nước về an toàn và vệ sinh lao động vào nghề; + Sơ cứu được khi gặp các tai nạn, khắc phục và giảm thiệt hại về người và thiết bị khi xảy ra mất an toàn. - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Có ý thức đảm bảo an toàn cho người và thiết bị khi làm việc, an toàn và vệ sinh công nghiệp. III. Nội dung môn học: 1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian: STT Tên chương, mục Thời gian(giờ) Khoa: Cơ khí – Xây dựng – Trường CĐN Ninh Thuận Trang viii
- Thực hành, thí Tổng Lý Kiểm nghiệm, số thuyết tra thảo luận, bài tập Chương 1: Tổng quan về hệ thống 1 văn bản quy định của pháp luật về 12 8 3 1 an toàn - vệ sinh lao động 1.1. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về bảo hộ lao động, vệ sinh lao động 1.2. Các quy định của pháp luật về chính sách, chế độ bảo hộ lao động áp dụng trong doanh nghiệp 1.3. Quyền và nghĩa vụ của người sửdụng lao động và người lao động trong công tác an toàn vệ sinh lao động 1.4. Các yếu tố nguy hiểm có hại trong sản xuất, các biện pháp cải thiện điều kiện lao động 1.5.Tổ chức thực hiện công tác bảo hộ lao động ở cơ sở 1.6.Trách nhiệm và những nội dung của tổ chức công đoàn cơ sở về công tác an toàn vệ sinh lao động Khoa: Cơ khí – Xây dựng – Trường CĐN Ninh Thuận Trang ix
- 1.7.Các quy định về xử phạt hành chính về hành vi vi phạm pháp luật an toàn-vệ sinh lao động Chương 2: An toàn trong hệ thống 2 12 8 3 1 lạnh 1.1.Điều khoản chung về an toàn hệ thống lạnh 1.2.An toàn môi chất lạnh 1.3.An toàn cho máy và thiết bị 1.4.Một số quy định khác về kỹ thuật an toàn đối với hệ thống lạnh 1.5.Dụng cụ đo lường, an toàn, kiểm tra thử nghiệm hệ thống lạnh 1.6.Khám nghiệm kỹ thuật và đăng ký sử dụng bảo hộ lao động Chương 3: An toàn trong vận hành 3 21 14 6 1 sửa chữa hệ thống lạnh 1.1.Khái niệm chung 1.2.An toàn môi chất lạnh 1.3.An toàn điện 1.4.Phòng tránh và sơ cứu các tai nạn khác Cộng 45 30 12 3 Khoa: Cơ khí – Xây dựng – Trường CĐN Ninh Thuận Trang x
- CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG VĂN BẢN QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ AN TOÀN - VỆ SINH LAO ĐỘNG. Mã chương: MH 13-01 1. Mục tiêu: - Hiểu được tổng quan về hệ thống văn bản quy định của pháp luật về an toàn - vệ sinh lao động; - Áp dụng các quy định pháp quy của nhà nước về an toàn hệ thống lạnh; - Có ý thức tự chấp hành các quy định về an toàn lao động và hướng dẫn mọi người cùng thực hiện. 1.1. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về bảo hộ lao động, vệ sinh lao động: 1.1.1. Mục đích, tầm quan trọng của công tác bảo hộ lao động: Trong quá trình lao động, dù sử dụng công cụ lao động thông thường hay máy móc hiện đại; dù áp dụng kỹ thuật, công nghệ đơn giản hay áp dụng kỹ thuật, công nghệ phức tạp, tiên tiến đều tiềm ẩn và phát sinh những yếu tố nguy hiểm, có hại, gây tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp cho người lao động. Một quá trình lao động có thể tồn tại một hoặc nhiều yếu tố nguy hiểm có hại. Nếu không được phòng ngừa, ngăn chặn chúng có thể tác động vào con người gây chấn thương, gây bệnh nghề nghiệp, làm giảm sút, làm mất khả năng lao động hoặc gây tử vong, cho nên việc chăm lo cải thiện điều kiện lao động, đảm bảo nơi làm việc an toàn, vệ sinh là một trong những nhiệm vụ trọng yếu để phát triển sản xuất, tăng năng suất lao động. Đảng và Nhà nước luôn luôn quan tâm đến công tác bảo hộ lao động, coi đây là một nhiệm vụ quan trọng trong quá trình lao động, nhằm mục đích: - Đảm bảo an toàn thân thể người lao động, hạn chế đến mức thấp nhất, hoặc không để xảy ra tai nạn, chấn thương, gây tàn phế hoặc tử vong trong lao động. - Bảo đảm người lao động mạnh khỏe, không bị mắc bệnh nghề nghiệp hoặc các bệnh tật khác do điều kiện lao đông không tốt gây ra. Khoa: Cơ khí – Xây dựng – Trường CĐN Ninh Thuận Trang 1
- - Bồi dưỡng phục hồi kịp thời và duy trì sức khỏe, khả năng lao động cho người lao động. Công tác bảo hộ lao động có vị trí hết sức quan trọng và là một trong những yêu cầu khách quan của hoạt động sản xuất kinh doanh. 1.1.2. Ý nghĩa và lợi ích của công tác bảo hộ lao động: 1.1.2.1. ý nghĩa và lợi ích chính trị: Bảo hộ lao động thể hiện quan điểm coi con người vừa là động lực, vừa là mục tiêu của sự phát triển. Một đất nước có tỉ lệ tai nạn lao động thấp, người lao động khỏe mạnh, không mắc bệnh nghề nghiệp là một xã hội luôn luôn coi con người là vốn quý nhất, sức lao động, lực lượng lao động luôn được bảo vệ và phát triển. Công tác bảo hộ lao động làm tốt là góp phần tích cực chăm lo bảo vệ sức khỏe, tính mạng và đời sống người lao động, biểu hiện quan điểm quần chúng, quan điểm quý trọng con người của Đảng và nhà nước: vai trò của con người trong xã hội được tôn trọng. Ngược lại nếu công tác bảo hộ lao động không được thực hiện tốt, điều kiện làm việc của người lao động còn quá nặng nhọc, độc hại, để xảy ra nhiều tai nạn lao động nghiêm trọng thì uy tín của chế độ, uy tín của doanh nghiệp sẽ bị giảm sút. 1.1.2.2. ý nghĩa và lợi ích xã hội: Bảo hộ lao động là chăm lo đời sống, hạnh phúc người lao động. Bảo hộ lao động là yêu cầu thiết thực của các hoạt động sản xuất kinh doanh, đồng thời là yêu cầu, là nguyện vọng chính đáng của người lao động. Các thành viên trong mỗi gia đình ai cũng mong muốn được khỏe mạnh, lành lặn, trình độ văn hóa, nghề nghiệp được nâng cao để cùng chăm lo hạnh phúc gia đình và góp phần vào công cuộc xây dựng xã hội ngày càng phồn vinh, phát triển. Bảo hộ lao động đảm bảo cho xã hội lành mạnh, mọi người lao động được sống khỏe mạnh, làm việc có hiệu quả cao và có vị trí xứng đáng trong xã hội, làm chủ xã hội, làm chủ thiên nhiên, làm chủ khoa học kỹ thuật. Khoa: Cơ khí – Xây dựng – Trường CĐN Ninh Thuận Trang 2
- Tai nạn lao động không xảy ra, sức khoẻ người lao động được đảm bảo thì Nhà nước và xã hội sẽ giảm bớt được những tổn thất trong việc khắc phục hậu quả và tập trung đầu tư cho các công trình phúc lợi xã hội. 1.1.2.3. ý nghĩa và lợi ích kinh tế: Thực hiện công tác bảo hộ lao động sẽ đem lại lợi ích kinh tế rõ rệt. Trong sản xuất nếu người lao động được bảo vệ tốt, có sức khỏe, không bị ốm đau bệnh tật, điều kiện làm việc thoải mái, không nơm nớp lo sợ bị tai nạn lao động, mắc bệnh nghề nghiệp thì sẽ an tâm, phấn khởi sản xuất; phấn đấu để có ngày công, giờ công cao; phấn đấu tăng năng suất lao động và nâng cao chất lượng sản phẩm, góp phần hoàn thành tốt kế hoạch sản xuất công tác. Do vậy, phúc lợi tập thể được tăng lên, có thêm những điều kiện để cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của cá nhân người lao động và tập thể lao động. Từ đó có tác dụng tích cực bảo đảm đoàn kết nội bộ và đẩy mạnh sản xuất. Ngược lại, nếu để môi trường làm việc quá xấu, tai nạn lao động, ốm đau xãy ra nhiều sẽ gây rất nhiều khó khăn cho sản xuất. - Người bị tai nạn lao động, ốm đau phải nghỉ việc để chữa trị, ngày công lao động sẽ giảm, nếu nhiều người lao động bị tàn phế, mất sức lao động, thì ngoài việc khả năng lao động của họ sẽ giảm, sức lao động của xã hội vì thế cũng giảm sút; xã hội còn phải lo việc chăm sóc chữa trị và các chính sách xã hội khác liên quan. - Chi phí bồi thường tai nạn lao động, ốm đau, điều trị, ma chay... là rất lớn, đồng thời kéo theo những chi phí lớn do máy móc, nhà xưởng, nguyên vật liệu bị hư hỏng. Nói chung tai nạn lao động, ốm đau xảy ra dù ít hay nhiều đều dẫn tới sự thiệt hại về người và tài sản, gây trở ngại cho sản suất. Vì vậy quan tâm thực hiện tốt công tác bảo hộ lao động là thể hiện quan điểm đúng đắn về sản xuất, sản xuất phải an toàn - an toàn để sản xuất - an toàn là hạnh phúc người lao động; là điều kiện đảm bảo cho sản xuất phát triển và đem lại hiệu quả kinh tế cao. 1.1.3. Các tính chất của công tác bảo hộ lao động Công tác bảo hộ lao động thể hiện ba tính chất; Khoa: Cơ khí – Xây dựng – Trường CĐN Ninh Thuận Trang 3
- - Tính pháp luật - Tính khoa học, công nghệ. - Tính quần chúng Ba tính chất này có quan hệ hữu cơ với nhau và hỗ trợ lẫn nhau. 1.1.3.1. Bảo hộ lao động mang tính pháp luật Tính chất pháp luật của bảo hộ lao động thể hiện ở tất cả các quy định về công tác bảo hộ lao động, bao gồm: - Các quy định về kỹ thuật: quy phạm, quy trình, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn. - Các quy định về tổ chức, trách nhiệm và chính sách, chế độ bảo hộ lao động đều là những văn bản pháp luật bắt buộc mọi người có trách nhiệm phải tuân theo, nhằm bảo vệ sinh mạng, toàn vẹn thân thể và sức khỏe người lao động. - Mọi vi phạm tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn, tiêu chuẩn vệ sinh lao động trong quá trình lao động sản xuất đề là những hành vi vi phạm pháp luật về bảo hộ lao động. Đặc biệt đối với quy phạm và tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn có tính chất bắt buộc rất cao, nó đảm bảo tính mạng người lao dộng, vì vậy không thể châm chước hoặc hạ thấp. Các yêu cầu và biện pháp đã quy định, đòi hỏi phải được thi hành nghiêm chỉnh. Vì nó luôn liên quan đến tính mạng con người và tài sản quốc gia. 1.1.3.2. Bảo hộ lao động mang tính khoa học công nghệ: Bảo hộ lao động gắn liền với sản xuất, khoa học kỹ thuật về bảo hộ lao động gắn liền khoa học công nghệ sản xuất. - Người lao động sản xuất trực tiếp trong dây chuyền phải chịu ảnh hưởng của bụi, của hơi, khí độc, tiếng ồn, sự rung động của máy móc và những nguy cơ có thể xảy ra tai nạn lao động. Muốn khắc phục được những nguy hiểm đó, không có cách nào khác là áp dụng các biện pháp khoa học công nghệ. Khoa: Cơ khí – Xây dựng – Trường CĐN Ninh Thuận Trang 4
- - Khoa học kỹ thuật bảo hộ lao động là khoa học tổng hợp dựa trên tất cả các thành tựu khoa học của các môn khoa học như: cơ; lý; hóa; sinh vật... và bao gồm tất cả các ngành kỹ thuật như: cơ khí; mỏ; xây dựng... Muốn thực hiện tốt công tác bảo hộ lao động phải tổ chức nghiên cứu khoa học kỹ thuật. Bảo hộ lao động gắn liền với việc nghiên cứu cảI tiến trang thiết bị, cải tiến kỹ thuật công nghệ sản xuất. ở các cơ sở sản xuất, những vấn đề về kỹ thuật an toàn, cảI thiện đIều kiện làm việc cần đựoc đưa vào chương trình tiến bộ kỹ thuật, công nghệ để huy động đông đảo cán bộ và nguời lao động tham gia. - Công tác bảo hộ lao động phụ thuộc rất lớn vào trình độ công nghệ sản xuất của xã hội. - Trình độ công nghệ sản xuất phát triển, cùng với nền kinh tế phát triển sẽ góp phần tạo ra các điều kiện lao động ngày một tốt hơn. - Thực hiện sự tiến bộ của khoa học công nghệ chính là việc sử dụng máy móc để thay thế lao động sống bằng lao động quá khứ. ở trình độ cao của kỹ thuật, công nghệ sản xuất là tự động hóa, tổng hợp các quá trình sản xuất và sử dụng người máy công nghiệp. Như vậy quá trình phát triển kỹ thuật, công nghệ sản xuất chính là diễn ra quá trình thay đổi về chất lao động của con người dần được giảm nhẹ, tiến tới loại bỏ đIều kiện lao động nguy hiểm và độc hại. 1.1.3.3. Bảo hộ lao động mang tính quần chúng Tính quần chúng của công tác bảo hộ lao động thể hiện ở các khía cạnh sau: - Quần chúng lao động là những người trực tiếp thực hiện quy phạm, quy trình và các biện pháp kỹ thuật an toàn, cải thiện điều kiện làm việc. Vì vậy chỉ có quần chúng tự giác thực hiện thì mới ngăn ngừa được tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp. - Hàng ngày, hàng giờ người lao động trực tiếp làm việc, tiếp xúc với quá trình sản xuất, với máy móc, thiết bị và đối tượng lao động. Như vây, chính họ là người có khả năng phát hiện những yếu tố nguy hiểm và có hại trong sản xuất. từ đó có thể đề xuất các biện pháp giải quyết, để phòng ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp. Khoa: Cơ khí – Xây dựng – Trường CĐN Ninh Thuận Trang 5
- Từ tính chất này, công tác bảo hộ lao động cho phép ta huy động một cách đồng bộ các biện pháp khoa học kỹ thuật, công nghệ. Vận đông, tổ chức quần chúng kết hợp với việc thực hiện các biện pháp, nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm về công tác bảo hộ lao động, mang lại hiệu quả hoạt động của công tác bảo hộ lao động ngày càng tốt hơn. Công tác bảo hộ lao động sẽ đạt hiệu quả tốt khi mọi cấp quản lý, mọi người sử dụng lao động và người lao động tự giác và tích cực thực hiện 2.2. Các quy định của pháp luật về chính sách, chế độ bảo hộ lao động áp dụng trong doanh nghiệp: 1. Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, người làm việc không có quan hệ lao động; khuyến khích những thỏa thuận bảo đảm cho người lao động có điều kiện thuận lợi hơn so với quy định của pháp luật về lao động. 2. Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động, quản lý lao động đúng pháp luật, dân chủ, công bằng, văn minh và nâng cao trách nhiệm xã hội. 3. Tạo điều điện thuận lợi đối với hoạt động tạo việc làm, tự tạo việc làm, dạy nghề và học nghề để có việc làm; hoạt động sản xuất, kinh doanh thu hút nhiều lao động; áp dụng một số quy định của Bộ luật này đối với người làm việc không có quan hệ lao động. 4. Có chính sách phát triển, phân bố nguồn nhân lực; nâng cao năng suất lao động; đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ, kỹ năng nghề cho người lao động; hỗ trợ duy trì, chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm cho người lao động; ưu đãi đối với người lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao đáp ứng yêu cầu của cách mạng công nghiệp, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. 5. Có chính sách phát triển thị trường lao động, đa dạng các hình thức kết nối cung, cầu lao động. 6. Thúc đẩy người lao động và người sử dụng lao động đối thoại, thương lượng tập thể, xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa và ổn định. Khoa: Cơ khí – Xây dựng – Trường CĐN Ninh Thuận Trang 6
- 7. Bảo đảm bình đẳng giới; quy định chế độ lao động và chính sách xã hội nhằm bảo vệ lao động nữ, lao động là người khuyết tật, người lao động cao tuổi, lao động chưa thành niên. 2.3. Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động và người lao động trong công tác an toàn vệ sinh lao động: Điều 5. Quyền và nghĩa vụ của người lao động 1. Người lao động có các quyền sau đây: a) Làm việc; tự do lựa chọn việc làm, nơi làm việc, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp; không bị phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, quấy rối tình dục tại nơi làm việc; b) Hưởng lương phù hợp với trình độ, kỹ năng nghề trên cơ sở thỏa thuận với người sử dụng lao động; được bảo hộ lao động, làm việc trong điều kiện bảo đảm về an toàn, vệ sinh lao động; nghỉ theo chế độ, nghỉ hằng năm có hưởng lương và được hưởng phúc lợi tập thể; c) Thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người lao động, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật; yêu cầu và tham gia đối thoại, thực hiện quy chế dân chủ, thương lượng tập thể với người sử dụng lao động và được tham vấn tại nơi làm việc để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình; tham gia quản lý theo nội quy của người sử dụng lao động; d) Từ chối làm việc nếu có nguy cơ rõ ràng đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe trong quá trình thực hiện công việc; đ) Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động; e) Đình công; g) Các quyền khác theo quy định của pháp luật. Điều 10. Quyền làm việc của người lao động 1. Được tự do lựa chọn việc làm, làm việc cho bất kỳ người sử dụng lao động nào và ở bất kỳ nơi nào mà pháp luật không cấm. 2. Trực tiếp liên hệ với người sử dụng lao động hoặc thông qua tổ chức dịch vụ việc làm để tìm kiếm việc làm theo nguyện vọng, khả năng, trình độ nghề nghiệp và sức khỏe của mình. Khoa: Cơ khí – Xây dựng – Trường CĐN Ninh Thuận Trang 7
- 2. Người lao động có các nghĩa vụ sau đây: a) Thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và thỏa thuận hợp pháp khác; b) Chấp hành kỷ luật lao động, nội quy lao động; tuân theo sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động; c) Thực hiện quy định của pháp luật về lao động, việc làm, giáo dục nghề nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động. 2.4. Các yếu tố nguy hiểm có hại trong sản xuất, các biện pháp cải thiện điều kiện lao động: 2.4.1. Điều kiện lao động: Điều kiện lao động là tổng thể các yếu tố kỹ thuật, tổ chức lao động, kinh tế, tự nhiên, thể hiện qua quá trình công nghệ, công cụ lao động, đối tượng lao động, năng lực của người lao động và sự tác động qua lại giữa các yếu tố đó tạo nên điều kiện làm việc của con người trong quá trình lao động sản xuất. Để có thể làm tốt công tác bảo hộ lao động thì phải đánh giá được các yếu tố điều kiện lao động, đặc biệt là phải phát hiện và xử lý được các yếu tố không thuận lợi đe dọa đến an toàn và sức khoẻ người lao động trong quá trình lao động, các yếu tố đó bao gồm: a) Các yếu tố của lao động: - Máy, thiết bị, công cụ; - Nhà xưởng; - Năng lượng, nguyên nhiên vật liệu; - Đối tượng lao động; - Người lao động. b) Các yếu tố liên quan đến lao động: - Các yếu tố tự nhiên có liên quan đến nơi làm việc; - Các yếu tố kinh tế, xã hội; Quan hệ, đời sống hoàn cảnh gia đình liên quan đến tâm lý người lao động. Điều kiện người lao động không thuận lợi được chia làm 2 loại chính: Khoa: Cơ khí – Xây dựng – Trường CĐN Ninh Thuận Trang 8
- + Yếu tố gây chấn thương, tai nạn lao động; + Yếu tố có hại đến sức khoẻ, gây bệnh nghề nghiệp. 2.4.2. Các yếu tố nguy hiểm gây chấn thương trong lao động: Là những yếu tố điều kiện lao động xấu, là nguy cơ gây ra tai nạn lao động đối với người bao động, bao gồm: 2.4.2.1 Các bộ phận truyền động và chuyển động: Những trục máy, bánh răng, dây đai chuyền và các loại cơ cấu truyền động khác; sự chuyển động của bản thân máy móc như: ô tô, máy trục, tàu biển, sà lan, đoàn tàu hỏa, đoàn goòng… tạo nguy cơ cuốn, cán, kẹp, cắt…; Tai nạn gây ra có thể làm cho người lao động bị chấn thương hoặc chết; 2.4.2.2. Nguồn nhiệt: Ở các lò nung vật liệu, kim loại nóng chảy, nấu ăn... tạo nguy cơ bỏng, nguy cơ cháy nổ; 2.4.2.3. Nguồn điện: Theo từng mức điện áp và cường độ dòng điện tạo nguy cơ điện giật, điện phóng, điện từ trường, cháy do chập điện…; làm tê liệt hệ thống hô hấp, tim mạch. 2.4.2.4 Vật rơi, đổ, sập: Thường là hậu quả của trạng thái vật chất không bền vững, không ổn định gây ra như sập lò, vật rơi từ trên cao trong xây dựng; đá rơi, đá lăn trong khai thác đá, trong đào đường hầm; đổ tường, đổ cột điện, đổ công trình trong xây lắp; cây đổ; đổ hàng hóa trong sắp xếp kho tàng… 2.4.2.5. Vật văng bắn: Thường gặp là phoi của máy gia công như: máy nài, máy tiện, đục kim loại; gỗ đánh lại ở các máy gia công gỗ; đá văng trong nổ mìn… 2.4.2.6. Nổ bao gồm: -Nổ vật lý: Trong thực tế sản xuất có thể nổ khi áp suất của môi chất trong các thiết bị chịu áp lực, các bình chứa khí nén, khí thiên nhiên hóa lỏng vược quá giới hạn bền cho phép của vỏ bình hoặc do thiết bị rạn nứt, phồng móp, bị ăn mòn do sử dụng lâu và không được kiểm định. Khi thiết bị nổ sẽ sinh công rất lớn làm phá vỡ các vật cản và gây tai nạn cho mọi người xung quanh. Khoa: Cơ khí – Xây dựng – Trường CĐN Ninh Thuận Trang 9
- -Nổ hóa học: Là sự biến đổi về mặt hóa học của các chất diễn ra trong một thời gian rất ngắn, với một tốc độ rất lớn tạo ra lượng sản phẩm cháy lớn, nhiệt độ rất cao và áp lực lớn làm hủy hoại các vật cản, gây tai nạn cho người trong phạm vi vùng nổ. Các chất có thể gây nổ hóa học bao gồm các khí cháy và bụi khi chúng hỗn hợp với không khí đạt đến một tỷ lệ nhất định kèm theo có mồi lửa thì sẽ gây nổ. Mỗi loại khí cháy nổ có thể nổ được khi hỗn hợp với không khí đạt được một tỷ lệ nhất định. Khoảng giới hạn nổ của khí cháy với không khí càng rộng thì sự nguy hiểm về giới hạn nổ hoá học càng tăng. Ví dụ: *Axêtylen có khoảng giới hạn nổ từ 3,5 ¸ 82% thể tích trong không khí. *Amôniắc -Nổ vật liệu nổ ( nổ chất nổ): Sinh công rất lớn, đồng thời gây ra sóng xung kích trong không khí và gây chấn động trên bề mặt đất trong phạm vi bán kính nhất định. -Nổ của kim loại nóng chảy: Khi rót kim loại lỏng vào khuôn bị ướt, khi thải xỉ… có khoảng giới hạn nổ từ 12 ¸ 25% thể tích không khí. 2.4.3. Yếu tố có hại đối với sức khỏe trong lao động: Là những yếu tố của điều kiện lao động không thuận lợi, vượt quá giới hạn của tiêu chuẩn vệ sinh lao động cho phép, làm giảm sức khoẻ người lao động, gây bệnh nghề nghiệp. Đó là vi khí hậu, tiếng ồn, rung động, phóng xạ, ánh sáng, bụi, các chất, hơi, khí độc, các sinh vật có hại. 2.4.3.1. Vi khí hậu xấu: - Vi khí hậu là trạng thái lý học của không khí trong khoảng không gian thu hẹp của nơi làm việc bao gồm yếu tố nhiệt độ, độ ẩm, bức xạ nhiệt và tốc độ vận chuyển của không khí. Các yếu tố này phải đảm bảo ở giới hạn nhất định, phù hợp với sinh lý con người. Khoa: Cơ khí – Xây dựng – Trường CĐN Ninh Thuận Trang 10
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình An toàn lao động (Ngành: Công nghệ ô tô - Trung cấp) - Trường Cao đẳng nghề Ninh Thuận
105 p | 14 | 6
-
Giáo trình An toàn lao động điện - điện lạnh (Nghề: Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí - Trung cấp) - Trường Trung cấp Tháp Mười
60 p | 9 | 6
-
Giáo trình An toàn lao động (Ngành: Hàn - Trung cấp) - Trường Cao đẳng nghề Ninh Thuận
40 p | 10 | 6
-
Giáo trình An toàn lao động (Ngành: Công nghệ ô tô - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng nghề Ninh Thuận
105 p | 14 | 5
-
Giáo trình An toàn lao động (Ngành: Quản lý xây dựng - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1
160 p | 7 | 4
-
Giáo trình An toàn lao động - Trường CĐ nghề Số 20
61 p | 14 | 3
-
Giáo trình An toàn lao động (Ngành: Công nghệ kỹ thuật xây dựng - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1
128 p | 5 | 2
-
Giáo trình An toàn lao động (Ngành: Công nghệ kỹ thuật vật liệu xây dựng - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1
160 p | 5 | 2
-
Giáo trình An toàn lao động (Ngành: Công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1
160 p | 5 | 2
-
Giáo trình An toàn lao động (Ngành: Hàn - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng nghề Ninh Thuận
40 p | 5 | 2
-
Giáo trình An toàn lao động (Ngành: Cắt gọt kim loại - Trung cấp) - Trường Cao đẳng nghề Ninh Thuận
39 p | 3 | 2
-
Giáo trình An toàn lao động (Ngành: Hàn - Trình độ Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Hòa Bình Xuân Lộc
29 p | 2 | 1
-
Giáo trình An toàn lao động (Ngành: Công nghệ ô tô - Trình độ Trung cấp) - Trường Cao đẳng Hòa Bình Xuân Lộc
29 p | 0 | 0
-
Giáo trình An toàn lao động (Ngành: Điện công nghiệp - Trình độ Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Hòa Bình Xuân Lộc
50 p | 1 | 0
-
Giáo trình An toàn lao động (Ngành: Điện tử công nghiệp - Trình độ Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Hòa Bình Xuân Lộc
50 p | 2 | 0
-
Giáo trình An toàn lao động điện - lạnh (Ngành: Vận hành sửa chữa thiết bị lạnh - Trình độ Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Hòa Bình Xuân Lộc
53 p | 6 | 0
-
Giáo trình An toàn lao động (Ngành: Hàn – Trình độ Trung cấp) - Trường Cao đẳng Hòa Bình Xuân Lộc
31 p | 2 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn