intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình AutoCAD (Ngành: Công nghệ ô tô - Trình độ Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Hòa Bình Xuân Lộc

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:44

12
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình AutoCAD (Ngành: Công nghệ ô tô - Trình độ Cao đẳng) bao gồm các chương sau: Bài 1: Tổng quan về AutoCad; Bài 2: Các lệnh vẽ; Bài 3: Các lệnh hiệu chỉnh tạo hình; Bài 4: Quản lý Lớp - Ký hiệu vật liệu - Nhập văn bản - Khối; Bài 5: Ghi kích thước; Bài 6: In ấn. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình AutoCAD (Ngành: Công nghệ ô tô - Trình độ Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Hòa Bình Xuân Lộc

  1. TÒA GIÁM MỤC XUÂN LỘC TRƯỜNG CAO ĐẲNG HÒA BÌNH XUÂN LỘC GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: AUTOCAD NGÀNH: CÔNG NGHỆ Ô TÔ TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG (Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-CĐHBXL ngày ..… tháng ....... năm…….. của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Kinh Tế Thành phố Hồ Chí Minh) Đồng Nai, năm 2021 (Lưu hành nội bộ) 0
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 1
  3. LỜI GIỚI THIỆU AutoCAD là một phần mềm thiết kế và đồ họa kỹ thuật đa năng, được phát triển bởi Autodesk. Được ra mắt lần đầu vào năm 1982, AutoCAD đã trở thành công cụ không thể thiếu trong ngành công nghiệp kỹ thuật, kiến trúc và xây dựng và dạy học. Vì thế, môn học “AUTOCAD” đã được đưa vào chương trình đào tạo dành cho người học trình độ cao đẳng thuộc chuyên ngành công nghệ ô tô tại Trường Cao đẳng Hòa Bình Xuân Lộc. Ngoài ra, trong quá trình nghiên cứu môn học “AUTOCAD”, người học được hướng dẫn tham khảo nhiều tài liệu khác nhau tương ứng với mỗi bài học riêng biệt; có sự khác nhau về việc sử dụng các thuật ngữ chuyên ngành cũng như một số nội dung nhất định. Đồng thời ở các tài liệu tham khảo khác còn mang tính khái quát. Do đó, người học có thể gặp nhiều khó khăn để hiểu hết ý nghĩa của từng nội dung và có thể chưa biết cách vận dụng vấn đề đó vào trong một số trường hợp thực tiễn. Nhằm tạo điều kiện cho người học có một bộ tài liệu tham khảo mang tính tổng hợp, thống nhất và mang tính thực tiễn sâu hơn. Nhóm người dạy chúng tôi đề xuất và biên soạn Giáo trình AUTOCAD dành riêng cho người học trình độ cao đẳng. Nội dung của giáo trình bao gồm các chương sau: Bài 1: Tổng quan về AutoCad Bài 2: Các lệnh vẽ Bài 3: Các lệnh hiệu chỉnh tạo hình Bài 4: Quản lý Lớp - Ký hiệu vật liệu - Nhập văn bản - Khối Bài 5: Ghi kích thước Bài 6: In ấn Trong quá trình biên soạn, chúng tôi đã tham khảo và trích dẫn từ nhiều tài liệu được liệt kê tại mục Danh mục tài liệu tham khảo. Chúng tôi chân thành cảm ơn các tác giả của các tài liệu mà chúng tôi đã tham khảo. 2
  4. Bên cạnh đó, giáo trình cũng không thể tránh khỏi những sai sót nhất định. Nhóm tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, phản hồi từ quý đồng nghiệp, các bạn người học và bạn đọc. Trân trọng cảm ơn./. Đồng Nai, ngày tháng năm 2021 Tham gia biên soạn 1. Chủ biên ThS. Nguyễn Mạnh Hùng 2. ThS. Trần Thế Liên 3. ThS. Nguyễn Hoàng Luân 4. Ks. Nguyễn Đào Vũ 5. Th.S. Nguyễn Duy Nam 3
  5. MỤC LỤC LỜI GIỚI THIỆU ...................................................................................................2 MỤC LỤC ................................................................................................................4 GIÁO TRÌNH MÔN HỌC ..................................................................................... 5 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ AUTOCAD..................................................... 13 CHƯƠNG 2: CÁC LỆNH VẼ ................................................................................18 CHƯƠNG 3: CÁC LỆNH HIỆU CHỈNH TẠO HÌNH ..........................................24 CHƯƠNG 4: QUẢN LÝ LỚP – KÝ HIỆU VẬT LIỆU – NHẬP VĂN BẢN – KHỐI ....................................................................................................................... 29 CHƯƠNG 5: GHI KÍCH THƯỚC .........................................................................33 CHƯƠNG 6: IN ẤN ............................................................................................... 39 4
  6. GIÁO TRÌNH MÔN HỌC 1. Tên môn học: AUTOCAD 2. Mã môn học: MH12 3. Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của môn học: 3.1. Vị trí: Giáo trình dành cho người học trình độ Trung cấp tại trường Cao đẳng Hòa Bình Xuân Lộc. 3.2. Tính chất: Là môn học kỹ thuật cơ sở chuyên môn nghề bắt buộc 3.3. Ý nghĩa và vai trò của môn học: môn học này dành cho đối tượng là người học thuộc chuyên ngành Công nghệ ô tô. Môn học này đã được đưa vào giảng dạy tại trường Cao đẳng Hòa Bình Xuân Lộc từ năm 2021 đến nay. Nội dung chủ yếu của môn học này nhằm cung cấp các kiến thức thuộc lĩnh vực autocad: phân tích được bản vẽ autocad, tính toán và xử lý số liệu trong bản vẽ, bố trí bản vẽ trong autocad, sử dụng thành thạo các chức năng trên các thanh công cụ của màn hình đồ họa, các lệnh vẽ cơ bản, phương pháp nhập tọa độ, nhập điểm chính xác và các phương pháp lựa chọn đối tượng, sử dụng và rèn luyện kỹ năng tạo lớp vẽ, gán các loại màu, loại đường nét cho lớp vẽ, các lệnh hiệu chỉnh đối tượng, các lệnh vẽ nhanh, hiệu chỉnh các văn bản vào bản vẽ. Bố trí và in bản vẽ. 4. Mục tiêu của môn học: 4.1. Về kiến thức: A1. Phân tích được bản vẽ trong autocad. A2. Tính toán và xử lý số liệu trong bản vẽ. A3. Bố trí bản vẽ trong autocad. 4.2. Về kỹ năng: B1. Sử dụng thành thạo các chức năng trên các thanh công cụ của màn hình đồ họa, các lệnh vẽ cơ bản, phương pháp nhập tọa độ, nhập điểm chính xác và các phương pháp lựa chọn đối tượng B2. Sử dụng và rèn luyện kỹ năng tạo lớp vẽ, gán các loại màu, loại đường nét cho lớp vẽ, các lệnh hiệu chỉnh đối tượng, các lệnh vẽ nhanh, hiệu chỉnh các văn bản vào bản vẽ. Bố trí và in bản vẽ 4.3. Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: C1. Cẩn thận, kiên trì, nghiêm túc. C2. Bảo quản tốt dụng cụ, thiết bị thực tập. C3. Sắp xếp nơi làm việc gọn gàng ngăn nắp, đảm bảo an toàn lao động. 5. Nội dung của môn học 5.1. Chương trình khung 5
  7. Thời gian học tập Thực hành/ STT MÔN HỌC/ MÔ ĐUN Số Lý Tổng thực Kiểm tín cộng thuyết tập/ bài tra chỉ tập/ thảo luận I. Các môn chung 21 435 172 240 23 MH01 Giáo dục chính trị 4 75 41 29 5 MH02 Pháp luật 2 30 18 10 2 MH03 Giáo dục thể chất 2 60 5 51 4 MH04 Giáo dục Quốc phòng và An ninh 4 75 36 35 4 MH05 Tin học 3 75 15 58 2 MH06 Tiếng Anh 6 120 57 57 6 II. Các môn/mô đun cơ sở 21 390 192 169 29 MH07 An toàn lao động 1 15 13 2 MH08 Tổ chức sản xuất 1 15 13 2 MH09 Vẽ kỹ thuật 2 45 13 30 2 Dung sai lắp ghép và Đo lường kỹ MH10 2 30 27 3 thuật MH11 Vật liệu cơ khí 2 30 27 3 MH12 AutoCad 2 45 15 27 3 MH13 Cơ kỹ thuật 2 30 27 3 MH14 Kỹ thuật điện - Điện tử 2 45 15 26 4 MH15 Tiếng anh chuyên ngành 3 45 42 3 MĐ01 Nguội cơ bản 2 45 43 2 6
  8. MĐ02 Hàn cơ bản 2 45 43 2 Các môn học/mô đun chuyên III. 69 1500 480 889 131 môn nghề MH16 Nguyên lý động cơ đốt trong 2 30 27 3 Kỹ thuật chung về ô tô và công MĐ03 2 45 15 25 5 nghệ sửa chữa Bảo dưỡng - Sửa chữa cơ cấu trục MĐ04 4 105 15 80 10 khuỷu - thanh truyền Bảo dưỡng - Sửa chữa cơ cấu phân MĐ05 3 60 15 41 4 phối khí Bảo dưỡng - Sửa chữa hệ thống bôi MĐ06 2 45 15 25 5 trơn và làm mát Bảo dưỡng - Sửa chữa hệ thống MĐ07 nhiên liệu động cơ xăng dùng 3 60 15 39 6 BCHK Bảo dưỡng - Sửa chữa hệ thống MĐ08 3 75 15 54 6 nhiên liệu động cơ diesel MĐ09 Bảo dưỡng - Sửa chữa hệ thống lái 2 45 15 25 5 Bảo dưỡng - Sửa chữa trang bị điện MĐ10 6 135 45 80 10 ô tô Bảo dưỡng - Sửa chữa hệ thống MĐ11 3 60 15 39 6 phanh MĐ12 Kỹ thuật lái xe 3 60 15 39 6 Bảo dưỡng - Sửa chữa hệ thống MĐ13 5 105 30 67 8 truyền lực Bảo dưỡng - Sửa chữa hệ thống di MĐ14 2 45 15 25 5 chuyển MH17 Lý thuyết ô tô 2 30 27 3 7
  9. Bảo dưỡng - Sửa chữa hệ thống MĐ15 4 90 30 52 8 phun xăng điện tử Bảo dưỡng - Sửa chữa bơm cao áp MĐ16 3 75 15 54 6 điều khiển điện tử Bảo dưỡng - Sửa chữa hệ thống MĐ17 3 75 15 54 6 điều khiển bằng khí nén Bảo dưỡng - Sửa chữa Hệ thống MĐ18 3 75 15 54 6 phanh ABS MĐ19 Chẩn đoán trạng thái kỹ thuật ô tô 5 120 30 82 8 Bảo dưỡng - Sửa chữa hộp số tự MĐ20 3 75 15 54 6 động MH18 Nhiệt kỹ thuật 2 30 27 3 Công nghệ khí nén - thuỷ lực ứng MH19 2 30 27 3 dụng Công nghệ chế tạo phụ tùng và MH20 2 30 27 3 phục hồi chi tiết Thực tập sản xuất/ Thực tập xí IV. 9 375 95 265 15 nghiệp/ Chuyên đề. MĐ21 Thực tập xí nghiệp 7 315 65 245 5 MĐ22 Chuyên đề Hệ thống lái điện tử 1 30 15 10 5 Chuyên đề Hệ thống an toàn và tiện MĐ23 1 30 15 10 5 nghi trên ô tô Tổng số giờ chuẩn 120 2700 939 1563 198 5.2. Chương trình chi tiết môn học Số Tên các bài trong mô đun Thời gian( giờ) 8
  10. TT Tổng Lý Thực hành, Kiểm số thuyết thảo luận, tra* bài tập 1 Bài 1: Tổng quan về AutoCad 3 3 0 2 Bài 2: Các lệnh vẽ 17 6 10 1 3 Bài 3: Các lệnh hiệu chỉnh tạo hình 8 2 5 1 4 Bài 4: Quản lý Lớp - Ký hiệu vật liệu - 4 2 2 Nhập văn bản - Khối 5 Bài 5: Ghi kích thước 7 1 5 1 6 Bài 6: In ấn 6 1 5 Cộng 45 15 27 3 6. Điều kiện thực hiện môn học: 6.1. Phòng học Lý thuyết/Thực hành: Đáp ứng phòng học chuẩn 6.2. Trang thiết bị dạy học: Projetor, máy vi tính, bảng, phấn 6.3. Học liệu, dụng cụ, mô hình, phương tiện: Giáo trình, mô hình học tập. 6.4. Các điều kiện khác: Người học tìm hiểu thực tế về công tác xây dựng phương án khắc phục và phòng ngừa rủi ro tại doanh nghiệp. 7. Nội dung và phương pháp đánh giá: 7.1. Nội dung: - Về kiến thức: Bằng phương pháp kiểm tra trắc nghiệm, tự luận đạt các yêu cầu sau: + Phân biệt được các lênh vẽ, các lệnh hiệu chỉnh, lệnh ghi kích thước và in ra bản vẽ - Về kỹ năng: Bằng các bài tập thưc hành người học cần đạt các kỹ năng sau: + Sử dụng chính xác các lệnh vẽ, kết hợp với các lệnh hiệu chỉnh và chế độ truy bắt điểm. + Vẽ được bản vẽ chi tiết tương đối phức tạp. Nhập được văn bản vào bản vẽ. In được bản vẽ. 9
  11. + Hình thức kiểm tra kết thúc môn học: Vẽ 1 bản vẽ trên máy tính và xuất ra máy in. - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Đánh giá trong quá trình học tập đạt các yêu cầu sau: + Có ý thức tự giác, tính kỷ luật cao, tinh thần trách nhiệm trong công việc, có tinh thần hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau. + Tham gia học tập đầy đủ số giờ của môn học, có đủ các bài kiểm tra định kỳ theo qui chế hiện hành. + Cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác trong công việc. 7.2. Phương pháp: Người học được đánh giá tích lũy môn học như sau: 7.2.1. Cách đánh giá - Áp dụng quy chế đào tạo Trung cấp hệ chính quy ban hành kèm theo Thông tư số 09/2017/TT-LĐTBXH, ngày 13/3/2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. - Hướng dẫn thực hiện quy chế đào tạo áp dụng tại Trường Cao đẳng Hòa Bình Xuân Lộc như sau: Điểm đánh giá Trọng số + Điểm kiểm tra thường xuyên (Hệ số 1) 40% + Điểm kiểm tra định kỳ (Hệ số 2) + Điểm thi kết thúc môn học 60% 7.2.2. Phương pháp đánh giá Phương pháp Phương pháp Hình thức Chuẩn đầu ra Số Thời điểm đánh giá tổ chức kiểm tra đánh giá cột kiểm tra Tự luận/ A1, A2, Viết/ Thường xuyên Trắc nghiệm/ B1, 1 Sau 8 giờ. Thuyết trình Báo cáo C1, C2 Tự luận/ Viết/ Định kỳ Trắc nghiệm/ A3, B2, C3 3 Sau 32 giờ Thuyết trình Báo cáo 10
  12. A1, A2, A3, Kết thúc môn Tự luận và Viết B1, B2, 1 Sau 45 giờ học trắc nghiệm C1, C2, C3. 7.2.3. Cách tính điểm - Điểm đánh giá thành phần và điểm thi kết thúc môn học được chấm theo thang điểm 10 (từ 0 đến 10), làm tròn đến một chữ số thập phân. - Điểm môn học là tổng điểm của tất cả điểm đánh giá thành phần của môn học nhân với trọng số tương ứng. Điểm môn học theo thang điểm 10 làm tròn đến một chữ số thập phân, sau đó được quy đổi sang điểm chữ và điểm số theo thang điểm 4 theo quy định của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về đào tạo theo tín chỉ. 8. Hướng dẫn thực hiện môn học 8.1. Phạm vi, đối tượng áp dụng: Đối tượng Trung cấp công nghệ ô tô 8.2. Phương pháp giảng dạy, học tập môn học 8.2.1. Đối với người dạy * Lý thuyết: Áp dụng phương pháp dạy học tích cực bao gồm: thuyết trình ngắn, nêu vấn đề, hướng dẫn đọc tài liệu, bài tập tình huống, câu hỏi thảo luận…. * Bài tập: Phân chia nhóm nhỏ thực hiện bài tập theo nội dung đề ra. * Thảo luận: Phân chia nhóm nhỏ thảo luận theo nội dung đề ra. * Hướng dẫn tự học theo nhóm: Nhóm trưởng phân công các thành viên trong nhóm tìm hiểu, nghiên cứu theo yêu cầu nội dung trong bài học, cả nhóm thảo luận, trình bày nội dung, ghi chép và viết báo cáo nhóm. 8.2.2. Đối với người học: Người học phải thực hiện các nhiệm vụ như sau: - Nghiên cứu kỹ bài học tại nhà trước khi đến lớp. Các tài liệu tham khảo sẽ được cung cấp nguồn trước khi người học vào học môn học này (trang web, thư viện, tài liệu...) - Tham dự tối thiểu 70% các buổi giảng lý thuyết. Nếu người học vắng >30% số tiết lý thuyết phải học lại môn học mới được tham dự kì thi lần sau. - Tự học và thảo luận nhóm: là một phương pháp học tập kết hợp giữa làm việc theo nhóm và làm việc cá nhân. Một nhóm gồm 8-10 người học sẽ được cung cấp chủ đề thảo luận trước khi học lý thuyết, thực hành. Mỗi người học sẽ chịu trách nhiệm về 1 hoặc một số nội dung trong chủ đề mà nhóm đã phân công để phát triển và hoàn thiện tốt nhất toàn bộ chủ đề thảo luận của nhóm. 11
  13. - Tham dự đủ các bài kiểm tra thường xuyên, định kỳ. - Tham dự thi kết thúc môn học. - Chủ động tổ chức thực hiện giờ tự học. 9. Tài liệu tham khảo: [1] TS. Nguyễn Văn Hanh, Hướng Dẫn AutoCAD 2016 Trong Thiết Kế Ô Tô, NXB Đại học Bách Khoa TP.HCM, 2017. [2] PGS. TS. Lê Hoài Anh, AutoCAD 2018 Trong Ngành Ô Tô, NXB Khoa học và Kỹ thuật, 2018. [3] TS. Nguyễn Minh Tuấn, Giáo Trình AutoCAD 2019: Ứng Dụng Trong Ngành Ô Tô, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2019. 12
  14. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ AUTOCAD  GIỚI THIỆU CHƯƠNG 1 AutoCAD là một phần mềm thiết kế và vẽ kỹ thuật đa năng được phát triển bởi hãng Autodesk. Được ra mắt lần đầu vào năm 1982, AutoCAD đã trở thành một công cụ cực kỳ quan trọng trong lĩnh vực kỹ thuật, kiến trúc, xây dựng và nhiều ngành công nghiệp khác. Giao diện và công cụ thiết kế: AutoCAD cung cấp một giao diện dễ sử dụng với nhiều công cụ vẽ và chỉnh sửa linh hoạt. Người dùng có thể tạo ra các bản vẽ chi tiết và mô hình 3D phức tạp. Tính năng đa dạng: Bao gồm các tính năng như lệnh vẽ, chỉnh sửa, thao tác với đối tượng, xem trước 3D, và khả năng tương tác với các mô hình khác.  MỤC TIÊU CHƯƠNG 1 Sau khi học xong chương này, người học có khả năng:  Về kiến thức: Khởi động được môi trường làm việc trong Autocad  Về kỹ năng: Sử dụng chính xác các thanh công cụ, cách thao tác lệnh, các phương pháp nhập tọa độ và truy bắt điểm  Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Rèn luyện người học nghề tính kiên trì, cẩn thận, chính xác trong các thao tác vẽ  PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP CHƯƠNG 1 - Đối với người dạy: sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn đáp, dạy học theo vấn đề); yêu cầu người học thực hiện câu hỏi thảo luận và bài tập chương 1 (cá nhân hoặc nhóm). - Đối với người học: chủ động đọc trước giáo trình (chương 1) trước buổi học; hoàn thành đầy đủ câu hỏi thảo luận và bài tập tình huống chương 1 theo cá nhân hoặc nhóm và nộp lại cho người dạy đúng thời gian quy định.  ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CHƯƠNG 1 - Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Không - Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác - Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Chương trình môn học, giáo trình, tài liệu tham khảo, giáo án, phim ảnh, và các tài liệu liên quan. - Các điều kiện khác: Không có  KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG 1 13
  15. - Nội dung:  Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức  Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kỹ năng.  Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần: + Nghiên cứu bài trước khi đến lớp + Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập. + Tham gia đầy đủ thời lượng môn học. + Nghiêm túc trong quá trình học tập. - Phương pháp:  Điểm kiểm tra thường xuyên: 1 điểm kiểm tra (hình thức: hỏi miệng)  Kiểm tra định kỳ lý thuyết: không có 14
  16.  NỘI DUNG CHƯƠNG 1 1. Khởi động AutoCAD Để khởi động AutoCAD, bạn có thể thực hiện như sau:  Nhấn đúp vào biểu tượng AutoCAD trên màn hình desktop hoặc từ menu Start.  Sau khi chương trình được mở, bạn sẽ thấy màn hình khởi động AutoCAD. 2. Cấu trúc màn hình đồ họa Màn hình đồ họa của AutoCAD bao gồm các thành phần chính sau:  Thanh tiêu đề: Hiển thị tên của chương trình và tên của tệp bản vẽ hiện tại.  Thanh công cụ: Các biểu tượng và lựa chọn nhanh để thực hiện các lệnh và chức năng.  Khung nhìn: Vùng làm việc chính để vẽ và chỉnh sửa các bản vẽ.  Thanh trạng thái: Hiển thị các thông tin về tọa độ, chế độ làm việc và các thông báo quan trọng. 3. Các lệnh về tập tin AutoCAD cung cấp các lệnh quản lý tập tin như sau:  NEW: Tạo một tệp bản vẽ mới.  OPEN: Mở một tệp bản vẽ đã tồn tại.  SAVE: Lưu tệp bản vẽ đang làm việc.  SAVE AS: Lưu tệp bản vẽ với một tên và định dạng mới.  CLOSE: Đóng tệp bản vẽ hiện tại. 4. Các lệnh thiết lập bản vẽ  UNITS: Thiết lập đơn vị đo lường cho bản vẽ (mm, inch, ...)  LAYER: Quản lý các lớp của các đối tượng vẽ.  DIMSTYLE: Thiết lập các kiểu kích thước cho kích thước của các chi tiết vẽ. 5. Các bước bắt đầu/lưu một tệp bản vẽ Để bắt đầu và lưu một tệp bản vẽ trong AutoCAD, thực hiện các bước sau: - Mở AutoCAD và chọn NEW để tạo một bản vẽ mới. - Thực hiện các thiết lập bản vẽ cần thiết (đơn vị đo, lớp, ...) - Sau khi hoàn thành vẽ, chọn SAVE để lưu tệp bản vẽ với tên và định dạng mong muốn. 15
  17. 6. Các phương pháp nhập tọa độ và truy bắt điểm  COORDINATES: Nhập tọa độ trực tiếp vào lệnh vẽ.  OBJECT SNAPS: Truy bắt các điểm cụ thể trên các đối tượng vẽ đã có. 7. Các lệnh về màn hình 7.1. Lệnh ZOOM - Thu phóng màn hình Lệnh ZOOM cho phép điều chỉnh kích thước hiển thị của bản vẽ theo tỉ lệ hoặc vùng cụ thể. 7.2. Lệnh PAN - Dịch chuyển bản vẽ trên màn hình Lệnh PAN di chuyển khung nhìn trên màn hình để xem các vùng khác của bản vẽ. 7.3. Lệnh VIEWRES – Tăng độ mịn của đường tròn Lệnh VIEWRES cải thiện độ phân giải của đường tròn và các hình tròn khi hiển thị trên màn hình. 8. Các lệnh trợ giúp 8.1. Lệnh ERASE - Xoá các đối tượng Lệnh ERASE được sử dụng để xoá bỏ các đối tượng không cần thiết trên bản vẽ. 8.2. Lệnh UNDO - Hủy bỏ lệnh vừa thực hiện Lệnh UNDO cho phép bạn hoàn tác lệnh vẽ hoặc chỉnh sửa vừa thực hiện. 8.3. Lệnh REDO – Phục hồi lệnh vừa thực hiện Lệnh REDO sử dụng để phục hồi lại các lệnh đã được hoàn tác bằng lệnh UNDO.  TÓM TẮT CHƯƠNG Trong chương này, một số nội dung chính được giới thiệu: 1. Khởi động AutoCAD. 2. Cấu trúc màn hình đồ họa. 3. Các lệnh về tập tin. 4. Các lệnh thiết lập bản vẽ. 5. Các bước bắt đầu/lưu một tệp bản vẽ. 6. Các phương pháp nhập tọa độ và truy bắt điểm. 7. Các lệnh về màn hình. 16
  18. 7.1. Lệnh ZOOM - Thu phóng màn hình. 7.2. Lệnh PAN - Dịch chuyển bản vẽ trên màn hình. 7.3. Lệnh VIEWRES – Tăng độ mịn của đường tròn. 8. Các lệnh trợ giúp. 8.1. Lệnh ERASE - Xoá các đối tượng. 8.2. Lệnh UNDO - Hủy bỏ lệnh vừa thực hiện. 8.3. Lệnh REDO – Phục hồi lệnh vừa thực hiện.  CÂU HỎI VÀ TÌNH HUỐNG THẢO LUẬN CHƯƠNG 1 Câu hỏi 1: Làm thế nào để khởi động AutoCAD và những bước cần thiết khi bắt đầu làm việc? Câu hỏi 2: Cấu trúc màn hình đồ họa của AutoCAD bao gồm những thành phần nào và chức năng của từng thành phần đó là gì? Câu hỏi 3: Các lệnh về tập tin trong AutoCAD có những chức năng gì và làm thế nào để sử dụng chúng hiệu quả? Câu hỏi 4: Các lệnh thiết lập bản vẽ trong AutoCAD là gì và tại sao chúng quan trọng trong quá trình thiết kế? Câu hỏi 5: Từng bước để bắt đầu một tệp bản vẽ mới trong AutoCAD và cách lưu tệp bản vẽ sau khi hoàn thành? 17
  19. CHƯƠNG 2: CÁC LỆNH VẼ  GIỚI THIỆU CHƯƠNG 2 Trong AutoCAD, các lệnh vẽ đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra các đối tượng và bản vẽ kỹ thuật.  MỤC TIÊU CHƯƠNG 2 Sau khi học xong chương này, người học có khả năng:  Về kiến thức: Phân tích được các biên dạng 2D  Về kỹ năng: Vẽ được các biên dạng 2D  Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Rèn luyện người học tính kiên trì, cẩn thận, chính xác trong thao tác vẽ  PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP CHƯƠNG 2 - Đối với người dạy: sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn đáp, dạy học theo vấn đề); yêu cầu người học thực hiện câu hỏi thảo luận và bài tập chương 2 (cá nhân hoặc nhóm). - Đối với người học: chủ động đọc trước giáo trình (chương 2) trước buổi học; hoàn thành đầy đủ câu hỏi thảo luận và bài tập tình huống chương 2 theo cá nhân hoặc nhóm và nộp lại cho người dạy đúng thời gian quy định..  ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CHƯƠNG 2 - Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Không - Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác - Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Chương trình môn học, giáo trình, tài liệu tham khảo, giáo án, phim ảnh, và các tài liệu liên quan. - Các điều kiện khác: Không có  KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG 2 - Nội dung:  Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức  Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kĩ năng.  Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần: + Nghiên cứu bài trước khi đến lớp + Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập. + Tham gia đầy đủ thời lượng môn học. + Nghiêm túc trong quá trình học tập. 18
  20. - Phương pháp:  Điểm kiểm tra thường xuyên: 1 điểm kiểm tra (hình thức: hỏi miệng/ thuyết trình)  Kiểm tra định kỳ: 1 điểm kiểm tra + Hình thức: Kiểm tra viết + Công cụ: Câu hỏi truyền thống cải tiến + Thời gian: 45 phút 19
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2