intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Bảo dưỡng gầm và thiết bị công tác máy ủi (Nghề: Vận hành máy thi công nền - Trung Cấp) - Trường Cao đẳng Cơ giới Ninh Bình (2021)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:34

10
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình Bảo dưỡng gầm và thiết bị công tác máy ủi (Nghề: Vận hành máy thi công nền - Trung Cấp) được biên soạn gồm các nội dung chính sau: Bảo dưỡng hệ thống truyền lực máy ủi; Bảo dưỡng hệ thống lái; Bảo dưỡng hệ thống phanh; Bảo dưỡng hệ thống di chuyển máy ủi; Bảo dưỡng thiết bị công tác. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Bảo dưỡng gầm và thiết bị công tác máy ủi (Nghề: Vận hành máy thi công nền - Trung Cấp) - Trường Cao đẳng Cơ giới Ninh Bình (2021)

  1. BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TRƯỜNG CAO ĐẲNG CƠ GIỚI NINH BÌNH GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN: BẢO DƯỠNG GẦM VÀ THIẾT BỊ CÔNG TÁC MÁY ỦI NGHỀ: VẬN HÀNH MÁY THI CÔNG NỀN TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-TCGNB ngày…….tháng….năm 2021 của Trường cao đẳng Cơ giới Ninh Bình Ninh Bình, năm 2021
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 2
  3. LỜI GIỚI THIỆU Trong công cuộc xây dựng đất nước hiện nay, máy ủi, cạp, san đã và đang góp phần lớn vào năng suất, tiến độ của công trình. Vì vậy trong thi công cơ giới ngày càng sử dụng nhiều loại máy ủi, cạp, san hiện đại có giá trị kinh tế cao, có nhiều tác dụng lớn với các công trình xây dựng của đất nước. Muốn đảm bảo cho máy ủi,cạp, san hoạt động tốt và phát huy tối đa công suất của máy để đạt hiệu quả cao nhất. Điều quan trọng trước hết phải làm tốt các công việc của bảo dưỡng kỹ thuật nhằm kéo dài tuổi thọ của máy ủi,cạp, san. Giáo trình này được biên soạn theo chương trình dạy nghề, dùng cho hệ trung cấp nghề vận hành máy ủi,cạp, san. Nội dung của tài liệu nhằm trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về bảo dưỡng kỹ thuật, quy trình kiểm tra và điều chỉnh các bộ phận của một số loại máy ủi,cạp, san thông dụng đang lưu hành trên toàn quốc. Kịp thời ngăn chặn những hiện tượng hư hỏng, để tăng tuổi thọ của máy, kéo dài thời gian sử dụng có ích. Trong quá trình biên soạn còn hạn chế về thời gian và chưa cập nhập hết thông tin nên không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong các đồng nghiệp, các nhà quản lý đóng góp, phê bình để tái bản lần sau được hoàn chỉnh hơn. Tam Điêp, ngày tháng năm 2021 Tham gia biên soạn Chủ biên: Phạm Khắc Thành 1
  4. MỤC LỤC TRANG Lời giới thiệu 1 Bài 1: Bảo dưỡng hệ thống truyền lực máy ủi 3 Bài 2: Bảo dưỡng hệ thống lái 13 Bài 3: Bảo dưỡng hệ thống phanh 16 Bài 4: Bảo dưỡng hệ thống di chuyển máy ủi 20 Bài 5: Bảo dưỡng thiết bị công tác 28 Tài liệu tham khảo 32 2
  5. BÀI 1: BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG TRUYỀN LỰC MÁY ỦI 1. Nhiệm vụ, yêu cầu và phân loại 1.1. Nhiệm vụ Phần truyền lực của máy ủi ( hay máy kéo bánh xích) gồm một loạt các bộ phận dùng để truyền hoặc cắt động lực từ động cơ đến bánh chủ động, đồng thời thay đổi hướng chuyển động, tốc độ, lực kéo phù hợp với điều kiện làm việc của máy. 1.2 Yêu cầu - Độ chính xác cao, tính chủ động tốt. - Phù hợp với từng điều kiện làm việc. 1.3. Phân loại - Hệ thống truyền lực thủy lực : có loại thủy động và loại thủy tĩnh. - Hệ thống truyền lực điện từ hoạt động theo nguyên lý nam châm điện 2. Sơ đồ cấu tạo và nguyên lý làm việc của hệ thống truyền lực máy ủi. 2.1. Sơ đồ cấu tạo Hình 1-1 : Sơ đồ phần truyền lực của máy ủi 3
  6. 1- Động cơ; 2- ly hợp chính; 3- Hộp số; 4- Truyền lực chính; 5- Hệ thống lái ( Ly hợp chuyển hướng hay cơ cấu lái hành tinh ); 6- Phanh hãm; 7- Truyền lực cuối cùng; 8- Bánh chủ động; 9- Dải xích; 10- Bánh dẫn hướng. 2.2. Nguyên lý làm việc Khi động cơ hoạt động truyền động lực đến truyền lực chính máy ủi qua ly hợp và hộp số sau đó đến hệ thống lái. Sau đó truyền động lực ra truyền lực cuối cùng đến bánh sao chủ động của máy ủi. 3. Cấu tạo, nguyên lý làm việc của bộ phận chính trong hệ thống truyền lực máy ủi. 3.1. Ly hợp 3.1.1. Cấu tạo 1- Trục ly hợp; 2,31- Nắp; 3- Bạc phân khai; 4- Bulông cân bằng; 5,18,29- Ổ lăn; 6- Đai ốc điều chỉnh; 7- Bu lông ép; 8- Vỏ ly hợp; 9- Đĩa chủ động ép; 10- Đĩa chủ động trung gian; 11- Bu lông tựa; 12,16,19,43- Lò xo; 13- Đĩa bị động; 14- Bánh đà; 15- Cần bẩy ép; 17- Tấm chắn dầu; 20- Cốc; 21- Giá móc; 22, 36, 38- Tay đòn; 23- Tay đòn phanh; 24- Trục ngang; 25- Nỉa; 26- Giá 4
  7. đỡ bạc phân khai; 27- Bu lông điều chỉnh phanh; 28- Guốc phanh; 30- Khớp nối; 32- Bu ly phanh; 33- Vỏ bộ ly hợp; 34- Đệm chủ động; 35, 37, 39- Thanh kéo; 40- Chốt tựa; 41- Bàn đạp ly hợp; 42- Bu lông điều chỉnh; a. Phần chủ động: Gồm vỏ ly hợp 8 được bắt chặt với bánh đà bằng các bu lông. Đĩa chủ động ép 9 và đĩa chủ động trung gian 10 được liên kết với vỏ ly hợp 8 bằng các đệm vấu chủ động 34. b. Phần bị động: Gồm trục ly hợp 1 được quay trơn trên 2 vòng bi. Đầu trước quay trơn trên vòng bi đũa lắp trong hốc của bánh đà, để bôi trơn cho vòng bi này trên bánh đà có khoan lỗ hướng tâm để dẫn mỡ vào bôi trơn. Đầu sau quay trơn trên vòng bi cầu 29 lắp trong vỏ của bộ ly hợp. Đầu trước trục ly hợp có xẻ rãnh then hoa để lắp hai đĩa bị động, hai mặt của hai đĩa bị động có tán các tấm ma sát bằng đinh tán đầu chìm. Hai đĩa bị động được đặt xen kẽ giữa các đĩa chủ động và bánh đà, để các đĩa chủ động tách ra khỏi các đĩa bị động khi cắt ly hợp, trên bánh đà có lắp các lò xo 12, trên vỏ ly hợp có lắp các bu lông tựa 11. Đầu sau trục ly hợp cũng có xẻ rãnh then hoa để lắp bu ly phanh hãm, khớp nối trung gian. c. Phần điều khiển: Cơ cấu ép gồm các bộ lò xo ép được đặt trong các cốc trên vỏ ly hợp, mỗi bộ lò xo ép gồm 2 lò xo: to và nhỏ lồng vào nhau, mọt đầu các lò xo ép tỳ vào đáy cốc, đầu kia bung ra đẩy đĩa ép chủ động ép chặt vào đĩa bị động, đĩa chủ động, trung gian và bánh đà thành một khối cứng. Trên vỏ ly hợp có lắp 3 cần bẩy ép bằng chốt, đuôi cần bẩy được liên kết với đĩa ép chủ động bằng các bu lông ép, trên bu lông ép có bắt đai ốc điều chỉnh khe hở 3 đầu cần bẩy với vòng bi ép. Cơ cấu điều khiển gồm bạc phân khai 3 ôm lấy vòng bi ép 5 có thể dịch dọc trên trục ly hợp. Bạc phân khai được liên kết với bàn đạp ly hợp thông qua nỉa 25, trục ngang 24, tay đòn 22 và thanh kéo 35. 5
  8. Cơ cấu phanh trục ly hợp gồm guốc phanh 28 lồng bên ngoài puly phanh 32, được điều khiển nhờ tay đòn phanh 23 lắp chặt trên trục ngang 24. Bu lông 27 để điều chỉnh khe hở phanh. Cơ cấu hồi vị gồm lò xo hồi vị 43 được liên kết với bàn đạp ly hợp thông qua tay đòn, thanh kéo để giúp phần điều khiển trở về vị trí khi không tác động vào bàn đạp ly hợp. 3.1.2. Nguyên lý làm việc a. Đóng ly hợp: Không tác động vào bàn đạp ly hợp, nhờ lò xo hồi vị phần điều khiển ở vị trí cân bằng, vòng bi ép ở vị trí phía sau cùng không tác động vào 3 cần bẩy. Nhờ sức căng các bộ lò xo ép mà đĩa ép ép chặt các đĩa bị động, đĩa chủ động, trung gian vào bánh đà thành một khối cứng, nhờ lực ma sát sinh ra giữa bề mặt các đĩa cho động lực ( mô men quay ) của động cơ từ bánh đà, các đĩa chủ động được truyền sang hai đĩa bị động, sang trục ly hợp, qua khớp nối trung gian sang trục sơ cấp hộp số. b. Cắt ly hợp: Tác động vào bàn đạp ly hợp, qua cơ cấu điều khiển làm vòng bi ép dịch về phía tác động vào ba đầu cần bẩy, đuôi cần bẩy quay về phía sau qua bu lông ép kéo đĩa ép tách ra khỏi các đĩa bi động và tách ra khỏi bánh đà. Các đĩa chủ động được giải phóng và quay trơn cùng bánh đà. Đồng thời khi đạp bàn đạp ly hợp thì tay đòn phanh quay đẩy guốc phanh bó chặt vào buly phanh hãm, trục ly hợp nhanh chóng dừng lại. Khi thôi tác động vào bàn đạp ly hợp, nhờ cơ cấu hồi vị phần điều khiển trở về vị trí ban đầu ( cân bằng). Vòng bi ép thôi không ép vào ba đầu cần bẩy nữa. Nhờ các bộ lò xo ép, đĩa ép lại ép chặt vào các đĩa bị động, đĩa chủ động, trung gian và bánh đà thành một khối cứng. Nhờ lực ma sát giữa các đĩa, động lực từ động cơ lại được truyền từ phần chủ động sang phần bị động và sang trục sơ cấp hộp số. 3.2. Hộp số 3.2.1. Sơ đồ cấu tạo hộp số 6
  9. Hình 3-8 Sơ đồ cấu tạo hộp số 1- Mặt bích; 2,14,23,25,28,29,31,32- ổ lăn; 4,9,15,19- Bánh răng mặt trời; 5,10,11,16,20- Bánh răng vệ tinh; 6- Trục bánh răng vệ tinh; 7,12,17,34- Vành răng; 8- Ly hợp ma sát gài số tiến; 13- Ly hợp ma sát gài số lùi; 18,21,22- Các ly hợp ma sát gài số III, số II và số I; 24- Trục trung gian ( trục rỗng ); 26,27- Cặp bánh răng luôn ăn khớp; 30- Trục thứ cấp; 33- Vỏ hộp số. 3.2.2. Nguyên lý hoạt động Số 1 tiến: - Gài ly hợp ma sát 8 và 22. - Ly hợp ma sát 8 đóng hãm vành răng 7 cố định. Động lực từ trục sơ cấp 3 được truyền qua bánh răng mặt trời 4 làm các bánh răng hành tinh 5 quay lăn trên vành răng cố định 7 làm trục 6 quay, động lực truyền qua các bánh răng hành tinh 16, vành răng 17, trục các bánh răng hành tinh 20, ly hợp ma sát 22 vào trục rỗng. Động lực tiếp tục truyền từ trục rỗng qua cặp bánh răng 26, 27 sang trục thứ cấp rồi ra phần truyền lực phía sau. Số 2 tiến: - Gài ly hợp ma sát 8 và 21. - Ly hợp ma sát 21 đóng hãm vành răng 34 cố định. Trục các bánh răng hành tinh 20 quay làm các bánh răng hành tinh 20 quay lăn trên vành răng cố 7
  10. định 34 đẩy bánh răng bánh răng mặt trời 19 quay, trục rỗng quay. Động lực tiếp tục truyền từ trục rỗng qua cặp bánh răng 26, 27 sang trục thứ cấp rồi ra phần truyền lực phía sau. Số 3 tiến: - Gài ly hợp ma sát 8 và 18. - Ly hợp ma sát 18 đóng hãm vành răng 17 cố định. Trục 6 quay làm các bánh răng hành tinh 16 quay lăn trên vành răng cố định 17 đẩy bánh răng bánh răng mặt trời 15 quay, trục rỗng quay. Động lực tiếp tục truyền từ trục rỗng qua cặp bánh răng 26, 27 sang trục thứ cấp rồi ra phần truyền lực phía sau. Số 1 lùi: - Gài ly hợp ma sát 13 và 22. - Ly hợp ma sát 13 đóng hãm vành răng 12 cố định. Động lực từ trục sơ cấp 3 được truyền qua bánh răng mặt trời 9, các bánh răng hành tinh trung gian 10 làm các bánh răng hành hành tinh 11 quay lăn trên vành răng cố định 12 làm trục 6 quay, động lực truyền qua các bánh răng hành tinh 16, vành răng 17, trục các bánh răng hành tinh 20, ly hợp ma sát 22 vào trục rỗng. Động lực tiếp tục truyền từ trục rỗng qua cặp bánh răng 26, 27 sang trục thứ cấp rồi ra phần truyền lực phía sau ( quay theo chiều ngược lại ). Số 2 lùi: - Gài ly hợp ma sát 13 và 21. - Ly hợp ma sát 21 đóng hãm vành răng 34 cố định. Trục các bánh răng hành tinh 20 quay làm các bánh răng hành tinh 20 quay lăn trên vành răng cố định 34 đẩy bánh răng bánh răng mặt trời 19 quay, trục rỗng quay. Động lực tiếp tục truyền từ trục rỗng qua cặp bánh răng 26, 27 sang trục thứ cấp rồi ra phần truyền lực phía sau. Số 3 lùi: - Gài ly hợp ma sát 13 và 18. - Ly hợp ma sát 18 đóng hãm vành răng 17 cố định. Trục 6 quay làm các bánh răng hành tinh 16 quay lăn trên vành răng cố định 17 đẩy bánh răng bánh 8
  11. răng mặt trời 15 quay, trục rỗng quay. Động lực tiếp tục truyền từ trục rỗng qua cặp bánh răng 26, 27 sang trục thứ cấp rồi ra phần truyền lực phía sau. 3.3. Cầu chủ động 3.3.1. Cấu tạo và hoạt động - Cấu tạo: khớp các đăng khác tốc gồm hai nạng 2 và 4 được lắp cố định với trục 1 và 5, trục chữ thập 3 mà các ngõng trục của nó nằm trong lỗ của nạng 2 và 4. Hai trục 1 và 5 có đường tâm trục lệch nhau một góc nhất định. 3.3.2. Nguyên lý hoạt động Nguyên lý hoạt động: khi trục chủ động 1 quay đi một góc α, khi đó nạng 2 cùng với đường tâm A-A của trục chữ thập 3 cũng quay đi một góc tương tự. Đồng thời trục chữ thập 3 với đường tâm B-B cùng vơí nạng 4 và trục 5 được truyền chuyển động quay và chúng có cùng tốc độ góc quay. Trục chữ thập có thể quay quanh đường tâm trục A-A và nạng 4 cùng trục 5 có thể quay quanh 9
  12. đường tâm trục B-B khi góc quay thay đổi. Như vậy trục chữ thập 3 cùng với nạng 4 tham gia hai chuyển động quay. Do vậy khi trục 1 quay được một góc α thì trục 5 quay được một góc β trong đó β ≠ α. 3.4. Truyền lực cuối cùng 3.4.1. Cấu tạo Máy ủi CATER có hai bộ truyền lực cuối cùng lắp ở hai bên thành hộp cầu sau. Thân bộ truyền lực cuối cùng 38 được bắt chặt vào thân hộp cầu chủ động bằng các bu lông, bên trong có lắp các bánh răng: Bánh răng chủ động 3 được chế tạo liền trục dạng côn và được quay trơn trên hai vòng bi 2 và 4. Đầu trong trục bánh răng chủ động có gia công then hoa để lắp mặt bích chủ động 1 và được hãm chặt nhờ đai ốc 37, đai ốc này được chống xoay nhờ đệm 36 đánh gập lại. Bánh răng chủ động luôn ăn khớp với bánh răng trung gian lớn 36. Hình 5.2 Bộ truyền lực cuối cùng loại hai cấp 1- Mặt bích; 2,4,6,32- Vòng bi đũa; 3- Bánh răng chủ động; 5,7,15,23,33- Nắp; 8- Mặt bích bộ phận làm kín; 9-Bánh sao chủ động; 10,12,20,26,31,34- bu lông; 11- Moayơ bánh sao chủ động; 13,14,30- Giá đỡ; 16,37- Đai ốc; 17,36- Đệm; 18- Ống bạc; 19,22- Đệm chắn dầu; 21,28- Vòng bi đỡ chặn; 24- ổ đỡ; 25- 10
  13. Bánh răng bị động; 27- Moayơ bánh răng bị động; 29- Bán trục; 35- Bánh răng trung gian; 38- Vỏ. Cặp bánh răng trung gian 35 được chế tạo lion trục và quay trên hai vòng bi 6 và 32. Bánh răng trung gian nhỏ luôn ăn khớp với bánh răng bị động 25. Các bánh răng chủ động và trung gian thuộc loại bánh răng, răng thẳng. Bánh răng bị động 25 được chế tạo thành vành răng rồi bắt chặt vào moayơ 27 bằng các bu lông 26. Moayơ 27 được lắp quay trơn trên bán trục cố định 29, bằng hai vòng bi 21 và 28. Trên moayơ có xe rãnh then hoa để moayơ bánh sao chủ động 11, moayơ bánh sao chủ động được hãm cố định nhờ giá đỡ 13 có ren bắt vào moayơ bánh răng bị động và được chống xoay nhờ bu lông 12 bắt ren vào moayơ 11. Đầu trong bán trục cố định 29 được đặt trong ổ đỡ 30 ở vỏ hộp cầu chủ động, đầu ngoài đặt trong ổ dỡ 24 bắt chặt trên khung giá bánh xích. Bánh sao chủ động 9 được bắt chặt trên moayơ 11 bằng các bu lông 10. Các bánh răng và các vòng bi được bôi trơn bằng dầu nhờn trong thân bộ truyền lực cuối cùng, dưới đáy có lỗ dầu xả được đậy kín bằng nút 23 phía trên có lỗ đổ dầu được đậy kín bằng nắp, bên trong có thước thăm dầu. 3.4.2. Nguyên lý hoạt động Động lực được truyền từ ly hợp chuyển hướng qua mặt bích chủ động 1 làm bánh răng chủ động 3 quay, qua cặp bánh răng trung gian 35 đến bánh răng bị động 25 làm moayơ 27 quay, moayơ 11 quay, bánh sao chủ động 9 quay. Trong quá trình truyền động do bánh răng chủ động nhỏ hơn bánh răng bị động nên tốc độ quay giảm, mômen tăng lên. 4. Bảo dưỡng kỹ thuật của hệ thống truyền lực máy ủi 4.1. Bảo dưỡng thường xuyên - Thường xuyên kiểm tra sự rò chảy dầu của ngăn truyền động chính. - Thường xuyên kiểm tra siết chặt các nút xả, nút thăm dầu. - Trong khi làm việc lắng nghe tiếng kêu, tiếng gõ của các bộ phận. - Hết ca làm việc kiểm tra độ nóng của hộp truyền động (kiểm tra bằng tay). - Phát hiện và sửa chữa kịp thời những hư hỏng. 11
  14. 4.2. Bảo dưỡng định kỳ - Sau 1000h làm việc thay dầu và súc rửa cầu sau (làm cùng với hộp số, xem ở phần hộp số). - Trong quá trình làm việc khe hở của cặp bánh răng côn truyền động chính phần lớn các máy không cần điều chỉnh. Chỉ điều chỉnh trong các trường hợp thay thế các bánh răng mới hoặc tháo lắp khi sữa chữa. Việc kiểm tra điều chỉnh khe hở cặp bánh răng côn và các khe hở của các ổ bi, trục ngang truyền động chính do thợ sữa chữa làm. 12
  15. BÀI 2 : BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG LÁI MÁY ỦI 1. Nhiệm vụ, yêu cầu và phân loại hệ thống lái máy ủi 1.1. Nhiệm vụ. Hệ thống lái có nhiệm vụ thay đổi hướng chuyển động của máy theo ý muốn của người vận hành. 1.2. Yêu cầu - Đơn giản - Độ chính xác cao, tính chủ động tốt. - Phù hợp với từng điều kiện làm việc. 1.3. Phân loại. - Hệ thống lái cơ khí - Hệ thống lái thủy lực 2. Cấu tạo và nguyên lý làm việc của hệ thống lái máy ủi. a. Sơ đồ cấu tạo: F Hình 2.1 Sơ đồ hệ thống thuỷ lực điều khiển lái vòng máy ủi 1-Phao hút dầu; 2- Bơm dầu kiểu bánh răng; 3- Bầu lọc dầu có van an toàn; 4- Van tiết lưu; 5- Van an toàn; 6,7- Van phân phối điều khiển bằng tay lái; 8,9- Bộ ly hợp chuyển hướng; 10- Cácte dầu thuỷ lực; 11- Van trợ động kiểu quay; A,B,C- Các đồng hồ đo áp suất dầu trong hệ thống 13
  16. b. Nguyên lý làm việc: * Máy ủi đi thẳng: Không tác động vào cần lái, nhờ lò xo cân bằng mà trụ trượt của van phân phối 6 và 7 được giữ ở vị trí cân bằng. ở vị trí này trụ trượt của van phân phối 6 và 7 đóng đường dầu từ bơm tới các bộ ly hợp chuyển hướng 8 và 9. Hai bộ ly hợp chuyển hướng đóng, động lực truyền lực trung tâm ra hai bên bánh sao chủ động là như nhau, dải xích hai bên cuốn đều, máy ủi đi thẳng. Lúc này dầu từ thùng được bơm 2 hút qua phao lọc dầu 1 đẩy lên bầu lọc 3, lên van tiết lưu 4, làm áp suất dầu tăng, van an toàn 5 mở xả dầu về thùng. * Máy ủi đi vòng: Muốn máy ủi đi vòng về bên nào ta kéo cần lái bên đó. Muốn máy ủi vòng trái ta kéo cần lái bên trái làm trụ trượt van phân phối bên trái 6 dịch trượt mở đường dầu từ bơm đến bộ ly hợp chuyển hướng bên trái 8. Nhờ áp suất dầu mà bộ ly hợp ly hợp chuyển hướng bên trái mở cắt để động lực truyền từ truyền lực trung tâm ra bánh sao chủ động bên trái, dải xích bên trái cuốn chậm lại, máy ủi vòng trái. Nếu kéo cần lái trong thời gian dài, bộ ly hợp chuyển hướng bên trái mở hết thì áp suất dầu từ bơm lên tăng, van an toàn mở để xả dầu về thùng. Khi thả cần lái bên trái ra, nhờ lò xo cân bằng mà trụ trượt van phân phối bên trái trở về vị trí cân bằng. ở vị trí này trụ trượt của van phân phối 6 đóng đường dầu từ bơm tới bộ ly hợp chuyển hướng bên trái 8 và mở đường dầu từ bộ ly hợp chuyển hướng 8 về thùng làm áp suất trrong bộ ly hợp chuyển hướng giảm nhờ các bộ lò xo ép, bộ ly hợp chuyển hướng 8 đóng, động lực truyền từ truyền lực trung tâm ra hai bên bánh sao chủ động là như nhau, dải xích hai bên cuốn đều, máy ủi đi thẳng. Lúc này dầu từ bơm lên được xả về thùng qua van an toàn 5. Muốn máy ủi vòng phải ta kéo cần lái bên phải, hoạt động của hệ thống thuỷ lực điều khiển bộ ly hợp chuyển hướng tương tự như vòng trái 3. Bảo dưỡng kỹ thuật hệ thống lái máy ủi 3.1. Bảo dưỡng thường xuyên 14
  17. - Kiểm tra mức dầu trợ lực lái. - Kiểm tra hành trình tự do vô lăng lái. 3.2. Bảo dưỡng định kỳ - Kiểm tra hành trình toàn phần vành vô lăng lái. - Kiểm tra khớp rô tuyn lái. - Thử hệ thống lái. 15
  18. BÀI 3: BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG PHANH MÁY ỦI 1. Nhiệm vụ, yêu cầu và phân loại hệ thống phanh máy ủi 1.1. Nhiệm vụ. Hệ thống phanh có nhiệm vụ hãm chuyển động của máy, giúp máy có thể đứng được trên dốc hoặc dừng tại chỗ. 1.2. Yêu cầu - Đơn giản - Độ chính xác cao, tính chủ động tốt. - Phù hợp với từng điều kiện làm việc. 1.3. Phân loại. - Theo kết cấu của cơ cấu phanh + Phanh guốc + Phanh dải + Phanh đĩa - Theo cấu tạo phần điều khiển + Hệ thống phanh điều khiển bằng cơ khí + Hệ thống phanh điều khiển bằng cơ học có trợ lực ( hơi hoặc dầu) + Hệ thống phanh điều khiển bằng thủy lực + Hệ thống phanh điều khiển bằng điện từ 2. Cấu tạo và nguyên lý làm việc của hệ thống phanh máy ủi a. Cấu tạo: Thân cơ cấu lái 1 được quay trơn trên hai vòng bi đũa côn, bên ngoài có bắt chặt bánh răng côn bị động truyền lực trung tâm 3, bên trong có gia công hai vành răng 2. Ba bánh răng hành tinh 11 được lắp quay trơn trên các trục 12, phía ngoài các bánh răng hành tinh luôn ăn khớp với vành răng 2, phía trong các bánh răng hành tinh luôn ăn khớp với bánh răng mặt trời 10. Trục các bánh răng hành tinh 12 lắp chặt trên khung dẫn 13, khung dẫn 13 lắp khớp then hoa với đầu trong bán trục chủ động 4 truyền chuyển động ra bộ truyền lực cuối cùng. Moayơ bánh răng mặt trời được quay trơn trên bạc ép trong thân cơ cấu lái hành tinh, đầu ngoài moayơ phần nhô ra ngăn phanh có lắp trống phanh 4 ( phanh bánh răng mặt trời ), bên ngoài có lồng dải phanh 9 luôn bó chặt vào tang trống 16
  19. 4 nhờ sức căng lò xo 16 và được điều khiển mở nhờ cần lái 15 thông qua các tay cần và thanh kéo. Trên bán trục chủ động 5 có lắp lồng trống phanh hãm 6 bằng khớp then hoa thông qua bánh răng chủ động truyền lực cuối cùng. Các bánh răng và các vòng bi trong cơ cấu lái hành tinh được bôi trơn bằng dầu nhờn chứa trong ngăn giữa của hộp cầu sau, để chống chảy dầu sang hai bên ngăn phanh người ta có lắp các đệm chắn dầu làm kín. Hình 3.1: Cơ cấu phanh máy ủi DT - 75 1. Thân cơ cấu lái;2- Vành răng; 3- Bánh răng côn bị động truyền lực chính; 4- Trống phanh bánh răng mặt trời; 5- Bán trục ; 6- Trống phanh hãm; 7- Bánh răng chủ động truyền lực cuối cùng; 8- Dải phanh hãm; 9- Dải phanh phanh bánh răng mặt trời ( phanh lái); 10- Bánh răng mặt trời; 11- Bánh răng vệ tinh; 12- Trục bánh răng vệ tinh; 13- Khung dẫn; 14- Bàn đạp phanh; 15- Cần lái; 16- Lò xo b. Nguyên lý làm việc: * Máy ủi đi thẳng: Không tác động vào cần lái, nhờ sức căng lò xo 16 dải phanh 9 bó chặt vào trống phanh 4 hãm bánh răng mặt trời 10 cố định. Động lực truyền từ bánh răng côn chủ động sang bánh răng côn bị động truyền lực trung tâm 3 làm thân cơ cấu lái hành tinh 1 quay, qua các vành răng 2 đẩy các bánh răng hành tinh 11 17
  20. quay và lăn trên bánh răng mặt trời10, trục các bánh răng hành tinh làm khung dẫn 13 quay, động lực được truyền qua bán trục chủ động 5 ra truyền lực cuối cùng ở cả hai bên là như nhau, dải xích hai bên cuốn đều, máy ủi đi thẳng. 6 5 4 3 2 1 Hình 3.2: Sơ đồ nguyên lý làm việc cơ cấu phanh * Máy ủi đi vòng: ( ví dụ vòng trái ) Kéo cần lái bên trái, qua các tay đòn, thanh kéo làm dải phanh 9 tách khỏi trống phanh 4 giải phóng bánh răng mặt trời bên trái. Động lực truyền từ bánh răng côn chủ động sang bánh răng côn bị động truyền lực trung tâm 3 làm thân cơ cấu lái hành tinh 1 quay, qua vành răng 2, các bánh răng hành tinh 11 đẩy bánh răng mặt trời 10 quay, các bánh răng hành tinh 11 quay tại chỗ, khung dẫn 13 không quay, động lực không được truyền qua bán trục chủ động 5 ra truyền lực cuối cùng bên trái, dải xích bên trái cuốn chậm lại. Trong khi đó động lực được truyền đến truyền lực cuối cùng và bánh sao chủ động bên phải không đổi, dải xích bên phải vẫn cuốn đều máy ủi vòng trái. Khi thả cần lái bên trái ra nhờ sức căng lò xo 16 dải phanh 9 bó chặt vào trống phanh 4 hãm bánh răng mặt trời 10 cố định. Động lực được truyền từ truyền lực trung tâm qua cơ cấu lái hành tinh ra truyền lực cuối cùng ở hai bên là như nhau, dải xích hai bên cuốn đều, máy ủi đi thẳng. 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2