intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Bảo quản thuốc và dụng cụ y tế (Ngành: Dược - Trình độ: Trung cấp) - Trường Cao đẳng Y tế Cà Mau

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:57

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình "Bảo quản thuốc và dụng cụ y tế (Ngành: Dược - Trình độ: Trung cấp)" giới thiệu tới các bạn các vấn đề cần quan tâm trong công tác bảo quản như: những điều kiện bất lợi của môi trường tự nhiên đối với công tác bảo quản; tính chất, đặc điểm của các dạng thuốc, hóa chất và dụng cụ y tế, cách khắc phục các yếu tố của môi trường cùng với kỷ thuật bảo quản, tiếp theo là một số vấn đề cần lưu ý trong công tác bảo quản thuốc và dụng cụ y tế tại nơi làm việc. Mời các bạn cùng tham khảo để nắm được nội dung chi tiết!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Bảo quản thuốc và dụng cụ y tế (Ngành: Dược - Trình độ: Trung cấp) - Trường Cao đẳng Y tế Cà Mau

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH CÀ MAU TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ GIÁO TRÌNH BẢO QUẢN THUỐC VÀ DỤNG CỤ Y TẾ (Giáo trình dùng đào tạo các lớp trung cấp Dược) (LƯU HÀNH NỘI BỘ) CÀ MAU, NĂM 2019
  2. TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ CÀ MAU GIÁO TRÌNH BẢO QUẢN THUỐC VÀ DỤNG CỤ Y TẾ (Giáo trình dùng đào tạo các lớp trung cấp Dược) (LƯU HÀNH NỘI BỘ) CÀ MAU, NĂM 2019
  3. Chỉ đạo biên soạn : TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ CÀ MAU Chủ biên: DS. HUỲNH MINH HUẤN Thành phần tham gia biên soạn: Thư ký biên soạn:
  4. LỜI GIỚI THIỆU Thuốc và dụng cụ y tế là những trang thiết bị đặc biệt quan trọng và cần thiết đối với công tác phòng và chữa bệnh cho nhân dân, ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng và sức khỏe của người bệnh. Chất lượng của thuốc và dụng cụ y tế có vai trò khẳng định sự thành công hay thất bại trong công tác khám chữa bệnh cho mọi người. Với tầm quan trọng vừa nêu, công tác bảo quản thuốc và dụng cụ y tế là nhiệm vụ của tất cả những ai làm công tác trong ngành y tế, đặc biệt là cán bộ nhân viên ngành dược. Với yêu cầu đặt ra, người dược sĩ khi thực hiện nhiệm vụ chăm sóc, bảo quản thuốc và dụng cụ y tế phải có các kiến thức nhất định. Giáo trình này được biên soạn với mục đích giúp học sinh đang học các lớp trung cấp dược và những người có quan tâm đến công tác này, hiểu và thực hiện được một số kiến thức, kỷ năng cơ bản về công tác bảo quản thuốc và dụng cụ y tế. Nội dung của giáo trình, giới thiệu cùng các bạn các vấn đề cần quan tâm trong công tác bảo quản như: những điều kiện bất lợi của môi trường tự nhiên đối với công tác bảo quản; tính chất, đặc điểm của các dạng thuốc, hóa chất và dụng cụ y tế, cách khắc phục các yếu tố của môi trường cùng với kỷ thuật bảo quản, tiếp theo là một số vấn đề cần lưu ý trong công tác bảo quản thuốc và dụng cụ y tế tại nơi làm việc. Trong quyển giáo trình này, chúng tôi có đưa vào một số nội dung, nguyên tắc của Hệ thống đảm bảo chất lượng (GPs) do Bộ y tế ban hành, nhằm giúp các bạn cập nhật các thông tin mới về công tác bảo quản. Trong quá trình biên soạn, mặc dù chúng tôi hết sức cố gắng, có tham khảo một số tài liệu của quí thầy cô, của các bạn đồng nghiệp và trao đổi cùng nhiều đồng nghiệp. Song vẫn còn nhiều thiếu sót không tránh khỏi, rất mong được sự quan tâm góp ý chân tình của quí thầy cô, các bạn đồng nghiệp, quí độc giả cùng các bạn học sinh, sinh viên giúp chúng tôi hoàn thành nhiệm vụ tốt hơn. Chúng tôi vô cùng biết ơn sự chiếu cố của quí vị, xin chân thành cảm ơn! Cà Mau, tháng 7 năm 2016 BAN BIÊN SOẠN
  5. MỤC LỤC Trang Bài 1 : Khái quát về công tác bảo quản thuốc và dụng cụ y tế……………………… 8 Bài 2 : Những yếu tố ảnh hưởng của môi trường đến chất lượng của thuốc và dụng cụ y tế ................................................................................................... 12 Bài 3 : Nguyên tắc thực hành tốt bảo quản (GSP) và kỷ thuật bảo quản thuốc, hóa chất và dược liệu .....................................................................................22 Bài 4 : Kỷ thuật bảo quản sụng cụ thủy tinh............................................................. 39 Bài 5 : Kỷ thuật bảo quản dụng cụ kim loại.............................................................. 44 Bài 6 : Kỷ thuật bảo quản dụng cụ cao su và chất dẽo.............................................. 47 Bài 7 : Kỷ thuật bảo quản bông, băng, gạc, chỉ khâu phẩu thuật.............................. 53 Tài liệu tham khảo ................................................................................................... .56
  6. BẢNG VIẾT TẮT CHỮ VIẾT TẮT NỘI DUNG T& DCYT Thuốc và dụng cụ y tế BQĐB Bảo quản đặc biệt TT Tồn trữ KhL Kho lanh KhM Kho mát ĐKBT Điều kiện bình thường KhDCN Kho dễ cháy nổ…………………. …NĐ……. Nhiệt độ………………….. …ĐA…… Độ ẩm…………………… …AS…….. Ánh sáng……………………. GPs Hệ thống đảm bảo chất lượng
  7. Bài 1 ĐẠI CƯƠNG VỀ BẢO QUẢN THUỐC VÀ DỤNG CỤ Y TẾ MỤC TIÊU 1. Hiểu được khái quát về công tác bảo quản thuốc & dụng cụ y tế (T&DCYT). 2. Biết được những yếu tố bất lợi gây ảnh hưởng đến công tác bảo quản T&DCYT. 3. Trình bày được nội dung chính của công tác bảo quản T&DCYT. NỘI DUNG I. ĐẠI CƯƠNG VỀ BẢO QUẢN Bảo quản là một trong năm nhiệm vụ quan trọng của hệ thống đảm bảo chất lượng (GPs) trong ngành Dược, đòi hỏi phải thực hiện tốt tất cả các giai đoạn liên quan đến thuốc. “Thực hành tốt bảo quản thuốc” (tiếng Anh: Good Storage Practices, viết tắt : GSP) là bộ nguyên tắc tiêu chuẩn gồm các biện pháp đặc biệt, phù hợp cho việc bảo quản và vận chuyển nguyên liệu, sản phẩm ở tất cả các giai đoạn từ: sản xuất, bảo quản, tồn trữ, vận chuyển và phân phối thuốc để đảm bảo cho thuốc có chất lượng đã định khi đến tay người sử dụng. Ngày 29/6/2001, Bộ Y tế đưa ra các nguyên tắc cơ bản, các hướng dẫn chung về “Thực hành tốt bảo quản thuốc”. Tuy nhiên, các nguyên tắc, hướng dẫn này có thể được điều chỉnh để đáp ứng các yêu cầu cụ thể riêng biệt ở từng đơn vị, địa phương, nhưng phải đảm bảo không sai quy định chung. Nguyên tắc “Thực hành tốt bảo quản thuốc” được áp dụng cho các đối tượng: nhà sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, bán buôn, tồn trữ thuốc và phân phối lẻ. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CÓ LIÊN QUAN a) Thuốc: Là những sản phẩm có nguồn gốc từ động vật, thực vật, khoáng vật, hóa dược hay sinh học được bào chế để dùng cho người, nhằm:  Phòng bệnh, chữa bệnh, phục hồi, điều chỉnh chức năng cơ thể.  Làm giảm triệu chứng bệnh, chẩn đoán bệnh, phục hồi hoặc nâng cao sức khỏe.  Làm mất cảm giác một bộ phận hay toàn thân.  Làm ảnh hưởng quá trình sinh sản.  Làm thay đổi hình dáng cơ thể. b) Bảo quản thuốc: là việc cất giữ an toàn các thuốc, bao bì đóng gói, bao gồm cả các biên nhận và phiếu nhập- xuất (Thuốc: bao gồm nguyên liệu, bán thành phẩm, sản phẩm chờ đóng gói và thành phẩm). c) Nguyên liệu: là các chất có hoạt tính hay không có hoạt tính, có biến đổi hay không bị biến đổi được sử dụng trong sản xuất thuốc, không kể bao bì đóng gói. d) Bán thành phẩm: là nguyên liệu đã được xử lý một phần, và phải trải qua các xử lý tiếp theo trước khi trở thành thành phẩm. e) Bao bì đóng gói: là mọi vật liệu được sử dụng trong việc đóng gói sản phẩm,không kể bao gói ngoài hoặc bao bì vận chuyển được sử dụng trong vận chuyển liên vùng hoặc vận chuyển bằng đường hàng hải. 7
  8. f) Thành phẩm: là thuốc đã trải qua tất cả các giai đoạn của quá trình sản xuất, bao gồm cả giai đoạn đóng gói cấp 2. g) Định kỳ kiểm nghiệm: là khoảng thời gian nhất định trong đó thuốc hoặc bao bì đóng gói, được bảo quản trong các điều kiện qui định, được coi là đạt tiêu chuẩn chất lượng, sau thời hạn đó, thuốc hoặc bao bì đóng gói cần phải được kiểm tra, đánh giá lại xem có còn đạt tiêu chuẩn theo qui định không. h) Nhãn: là bản in, hình vẽ, hình ảnh, dấu hiệu được in chìm, in nổi trực tiếp trên bao bì thương phẩm hoặc được dán, gắn chắc chắn trên bao bì thương phẩm của thuốc để thể hiện các thông tin cần thiết và chủyếu về thuốc đó, giúp người dùng lựa chọn và sử dụng đúng thuốc, và làm căn cứ để các cơ quan chức năng thực hiện kiểm tra, giám sát, quản lý. Nhãn bao gồm tất cả các nhãn và các phần in, viết hoặc hình hoạ trên một bao bì trung gian của một sản phẩm hoặc trên bao bì, vỏ hộp có chứa sản phẩm đó, ngoại trừ container vận chuyển. i) Biệt trữ: là tình trạng thuốc, bao bì đóng gói được để riêng biệt, trong một khu vực cách ly hoặc bằng biện pháp hành chính để chờ quyết định xử lý huỷ bỏ hoặc cho phép nhập kho hoặc xuất kho cho bào chế, đóng gói hoặc phân phối. 1.1. Nguyên nhân vì sao phải bảo quản T&DCYT?  . Nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của ngành Dược trong ngành Y tế là cung ứng thuốc và dụng cụ y tế kịp thời, đầy đủ và chất lượng tốt.  . Thuốc và dụng cụ y tế là phương tiện cơ sở vật chất không thể thiếu trong công tác phòng, chữa bệnh.  . Thuốc có nguồn gốc rất đa dạng (Tự nhiên: động vật, thực vật, khoáng vật,... ; Nhân tạo: tổng hợp hoá học, sinh học..). Do chúng có bản chất khác nhau nên có tính chất lý – hoá khác nhau, mức độ bền vững khác nhau khi chịu sự tác động bởi của các yếu tố bất lợi của môi trường tác động vào (Ví dụ: Aspirin dễ bị thuỷ phân, dễ bị hư hỏng bởi hơi ẩm, nhiệt độ; Vitamin C dễ bị ngã màu vàng khi bị tiếp xúc không khí, ánh sáng mặt trời...). Vì vậy, nếu bảo quản thuốc và dụng cụ y tế không được tốt, bảo quản không đúng rất dễ bị hư hỏng trong quá trình tồn trữ, lưu hành và sử dụng, điều này không chỉ gây thiệt hại về mặt kinh tế mà quan trọng hơn là có thể gây nguy hại cho tính mạng, sức khoẻ của người dùng. Công tác bảo quản không chỉ có ý nghĩa về mặt chuyên môn, đảm bảo chất lượng thuốc, mà còn có ý nghĩa về mặt kinh tế xã hội của một quốc gia giúp sử dụng nguồn thuốc có hiệu quả, kinh tế nhằm giảm chi phí khám chữa bệnh từ ngân sách nhà nước và của bệnh nhân. Vì vậy, công tác bảo quản T&DCYT được đặt ra là một nhiệm vụ không thể thiếu đối với ngành Dược nói riêng và ngành Y tế nói chung. 1.2. Công tác bảo quản T& DCYT : Nhằm “Đảm bảo đầy đủ, kịp thời thuốc có chất lượng tốt, giá cả hợp lý trong công tác phòng và chữa bệnh cho cộng đồng” mà ngành Y tế đã đề ra. Bảo quản là môn học nghiên cứu những yếu tố của môi trường gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng của T&DCYT và đề ra các biện pháp bảo quản nhằm đảm bảo giữ được chất lượng tốt khi sử dụng, đồng thời tránh được nhầm lẫn khi cấp phát, tránh được mất mát trong tồn trữ. Như vậy, đối tượng chính phải bảo quản là thuốc và dụng cụ y tế, đối tượng bất lợi cần phải phòng tránh là những yếu tố ảnh hưởng của môi trường bao gồm: yếu tố Vật lý, Hóa học, Sinh học,…. 8
  9. 1.2.1. Sơ lược về công tác bảo quản Bảo quản không chỉ là việc cất giữ hàng hoá trong kho mà nó còn là cả một quá trình thực hiện nghiêm ngặt các quy trình, quy chế, quy định của Ngành, của Nhà nước theo các chế độ được quy định cụ thể:  Xuất, nhập kho.  Kiểm tra, kiểm soát hàng hóa về số lượng và chất lượng.  Dự trữ và các biện pháp kỹ thuật bảo quản hàng hoá từ khâu nguyên liệu đến các thành phẩm hoàn chỉnh trong kho. Công tác tồn trữ là một trong những mắc xích quan trọng của việc đảm bảo cung cấp T&DCYT từ Nhà sản xuất đến khâu điều trị và người sử dụng với số lượng đủ nhất và chất lượng tốt nhất, giảm đến mức tối đa tỷ lệ hư hao, mất phẩm chất làm ảnh hưởng đến công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho nhân dân. Nhằm đạt được mục tiêu này trong quá trình thực hiện công tác bảo quản, cần thiết phải có một hệ thống sổ sách ghi chép ở từng công đoạn thật cẩn thận, rỏ ràng, đặc biệt là sổ nhập - xuất hàng, theo dõi các thuốc có nguyên liệu kém bền vững, nguyên liệu có chế độ quản lý - bảo quản đặc biệt, đồng thời cũng phải hiểu biết những khó khăn trong công tác bảo quản. 1.2.2. Những khó khăn thường gặp trong bảo quản Điều kiện ở Việt Nam, 1.2.2.1. Điều kiện tự nhiên: Khí hậu nhiệt đới, gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều, bức xạ mặt trời lớn là điều kiện gây ảnh hưởng nhiều trong công tác bảo quản. o Miền Bắc: Mùa hè có độ ẩm (ĐA) cao (80-90%) do có gió nồm thổi từ biển vào mang theo không khí ẩm. Mùa đông không khí lại rất khô (20-30%), ĐA rất thấp, do gió mùa Đông Bắc thổi từ lục địa khô khan (trừ khi có mưa). o Miền nam: Ảnh hưởng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có 2 mùa, mùa mưa có ĐA cao thường ≥90%, tuy nhiên do có khí hậu cận xích đạo, mưa rào xong tạnh ngay, nắng chói chang cả ngày, không khí bị đốt nóng tạo ĐA cao và kéo dài; Còn mùa khô ít mưa, luôn có nắng, không khí hầu như khô ĐA thường khoảng 65- 75%. o Trong khi đó: Độ ẩm lý tưởng trong bảo quản theo GSP là 50 ± 15% 1.2.2.2. Điều kiện cơ sở vật chất và các trang thiết bị phục vụ cho công tác bảo quản T&DCYT chưa được trang bị đầy đủ. 1.2.2.3. Nhân lực: Cán bộ làm chuyên môn trong lĩnh vực này còn hạn chế: Thiếu về số lượng, chất lượng đào tạo chuyên môn sâu chưa được kịp thời. Ngành Y tế nói chung và ngành Dược nói riêng còn rất nhiều khó khăn trong việc xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị đạt chuẩn phục vụ cho công tác bảo quản T& DCYT. Vậy nên, công tác bảo quản lại càng cần được quan tâm nhiều hơn. Trong điều kiện hội nhập Quốc tế của nền kinh tế hiện nay, T& DCYT không những chỉ được sản xuất và sử dụng trong nước mà còn được xuất khẩu sang nhiều nước khác nhau. Do đó, việc nghiên cứu đóng gói, bảo quản T&DCYT cho phù hợp với điều kiện mỗi nước cũng cần được quan tâm để đảm bảo T&DCYT có chất lượng tốt khi sử dụng. II. NỘI DUNG CHÍNH CỦA CÔNG TÁC BẢO QUẢN - Nghiên cứu các yếu tố môi trường và những điều kiện ảnh hưởng đến chất lượng của thuốc, dụng cụ y tế như: những điều kiện thuận lợi và khó khăn, các yếu tố 9
  10. bất lợi của môi trường ở từng vùng, miền, địa phương,… có thể gây ảnh hưởng đến công tác bảo quản T&DCYT. - Tìm ra những phương pháp và kỹ thuật bảo quản tốt nhất khắc phục sự tác động không tốt của môi trường có thể xảy ra, nhằm bảo vệ chất lượng của thuốc và dụng cụ y tế. - Xây dựng nội qui, quy chế chuyên môn sát với thực tế để chống nhầm lẫn, hư hỏng, mất mát, tham ô, lãng phí tài sản của Nhà nước và Xã hội. CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ 1/. Nêu khái niệm GSP là gì?. Vì sao phải thực hiện tốt công tác bảo quản thuốc và dụng cụ y tế? 2/. Nước ta thuộc vùng miền khí hậu nào? Có ảnh hưởng gì đến công tác bảo quản không? 3/. Nguồn gốc của thuốc là nguyên nhân thuận lợi hay khó khăn cho công tác bảo quản T&DCYT? nêu những thuận lợi và khó khăn. 4/. Từ ngữ “thuốc” và “thành phẩm” giống hay khác nhau? Giải thích sự giống và khác nhau đó. 5/. Muốn làm tốt công tác bảo quản, người cán bộ y tế phải tìm hiểu điều gì trước tiên? 6/. Hãy nêu nội dung chính của công tác bảo quản? Nội dung nào quan trọng nhất. -------------------------------------------------------------------------------------------- 10
  11. Bài 2: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG THUỐC, DỤNG CỤ Y TẾ MỤC TIÊU  Trình bày được đặc điểm và sự ảnh hưởng của các yếu tố môi trường tới chất lượng T&DCYT.  Nêu được các nguyên tắc chung, nhằm khắc phục tác hại của các yếu tố môi trường gây ảnh hưởng đến công tác bảo quản T&DCYT NỘI DUNG I. CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG 1. Các yếu tố vật lý 1.1 Độ ẩm: Trong môi trường quanh ta lúc nào cũng có một lượng hơi nước nhất định và chúng ta luôn cần lượng ẩm ổn định trong giới hạn cho phép. Nhưng ở điều kiện tự nhiên lượng hơi nước luôn thay đổi theo thời tiết ở từng thời điểm, theo từng vùng. (Trời nắng thì khô ráo, trời mưa thì ẩm ướt, ban đêm độ ẩm cao hơn ban ngày, Miền Bắc khâc Miền Nam). Lượng hơi nước vừa nêu, chính là Độ ẩm và chúng có thể gây bất lợi cho công tác bảo quản T&DCYT. 1.1.1. Một số khái niệm về độ ẩm Các độ ẩm thường gặp gồm: 1.1.1.1. Độ ẩm tuyệt đối: là lượng hơi nước thực có trong 1m3 không khí, được ký hiệu là a; e đơn vị tinh là (g/m3). 1.1.1.2. Độ ẩm cực đại : là lượng hơi nước tối đa có thể chứa trong 1 m3 không khí ở nhiệt độ và áp suất nhất định, ký hiệu là A ; E đơn vị tính là (g/m3). Ở một nhiệt độ và áp suất xác định, độ ẩm cực đại có giá trị xác định. Như vậy, độ ẩm cực đại luôn phụ thuộc vào nhiệt độ và áp suất không khí. Độ ẩm cực đại cho biết khả năng chứa hơi nước của không khí. Thông thường ở áp suất nhất định, nhiệt độ càng cao thì độ ẩm cực đại càng lớn và ngược lại. 1.1.1.3. Độ ẩm tương đối (tỉ đối) : Độ ẩm tuyệt đối a chưa cho biết không khí ẩm nhiều hay ẩm ít, vì nhiệt độ càng thấp thì hơi nước càng dễ bão hòa và độ ẩm tuyệt đối càng gần độ ẩm cực đại. Để mô tả mức độ ẩm của không khí ở mỗi nhiệt độ, người ta dùng độ ẩm tỉ đối B. Là tỷ lệ phần trăm giữa độ ẩm tuyệt đối và độ ẩm cực đại của không khí ở cùng nhiệt độ cho trước, ký hiệu là r ; f = a/A.100%. Độ ẩm tương đối càng thấp thì không khí càng khô, ngược lại độ ẩm tương đối càng cao thì không khí càng ẩm ướt. Trên thực tế, nếu độ ẩm tương đối (r < 30%) không khí sẽ rất khô và khi (r >65%) không khí có độ ẩm cao. 11
  12. 1.1.1.4. Nhiệt độ điểm sương: là nhiệt độ mà độ ẩm tuyệt đối vượt quá độ ẩm cực đại, khi đó không khí sẽ bão hoà hơi nước và đọng lại tạo thành những giọt nước nhỏ li ti như hạt sương. Hiện tượng này rất nguy hiểm trong công tác bảo quản vì nước dễ đọng lại trên các bao bì đóng gói, dụng cụ y tế... gây tác động không tốt đối với thuốc, dụng cụ y tế, đặc biệt là các thuốc kỵ ẩm. 1.1.1.5. Sự bão hoà hơi nước: là hiện tượng xảy ra khi độ ẩm tuyệt đối bằng độ ẩm cực đại (a = A), khi đó độ ẩm tương đối đạt mức cực đại (r = 100%). Trong trường hợp không khí đã bão hoà hơi nước, chúng ta không thể làm khô bất kỳ một vật nào vì khả năng chứa nước của không khí đã đạt mức tối đa. 1.1.2. Cách tính độ ẩm: muốn tính độ ẩm, người ta thường dùng 2 phương pháp sau:  Tra bảng tính sẵn  Dùng công thức tính: Cách tính độ ẩm tuyệt đối khi biết độ ẩm tương đối và nhiệt độ, theo công thức biểu thị độ ẩm tương đối ta có: a r= . 100 (%) (công thức 1) A r.A Suy ra: a= (%) (công thức 2) 100 Trong đó: r: là độ ẩm tương đối được xác định bằng ẩm kế. A: là độ ẩm cực đại được xác định bằng cách tra bảng. a: là độ ẩm tuyệt đối cần tính. 12
  13. 1.1.3. Các dụng cụ đo độ ẩm: thường dùng ẩm kế điểm sương, ẩm kế khô ướt, ẩm kế tóc. 1.1.3.1. Ẩm kế tóc Error! Reference source not found.Cấu tạo của nó gồm sợi tóc có đầu trên buộc cố định, đầu dưới vắt qua một ròng rọc nhỏ và buộc vào vật nặng P. Nếu độ ẩm tỉ đối của không khí tăng (hoặc giảm thì sợi tóc C bị dãn ra (hoặc co lại) và làm quay ròng rọc, do đó kim S gắn với trục của ròng rọc sẽ quay theo trên mặt chia độ ghi sẵn các gía trị của độ ẩm tỉ đối. Ẩm kế tóc là loại ẩm kế đơn giản nhất dùng đo độ ẩm tỉ đối của không khí nhưng có độ chính xác không cao. 1.1.3.2. Ẩm kế khô ướt Error! Reference source not found.Cấu tạo của nó gồm hai nhiệt kế : nhiệt kế khô và nhiệt kế ướt. Bầu của một nhiệt kế ướt được quấn quanh bằng một lớp vải mỏng bị thấm ướt do đầu dưới của lớp vải nhúng trong một cốc nước nhỏ. Nhiệt kế khô chỉ nhiệt độ không khí tk và nhiệt kế ướt chỉ nhiệt độ bay hơi ta của nước ở trạng thái bão hoà. Nếu không khí càng khô thì độ ẩm tỉ đối càng nhỏ. Khi đó nước bay hơi từ lớp vải ướt càng nhanh và bầu nhiệt kế ướt bị lạnh càng nhiều. Hiệu nhiệt độ t k - ta phụ thuộc độ ẩm tỉ đối của không khí. Biết được hiệu nhiệt độ tk - ta ta có thể dùng bảng tra cứu để xác định độ ẩm tỉ đối của không khí ứng với nhiệt độ chỉ trên nhiệt độ khô. 1.1.3.3. Ẩm kế điểm sương Error! Reference source not found.Cấu tạo của nó gồm bình trụ 3 bằng kim loại mạ sáng bóng đặt nằm ngang và bên trong chứa một phần ête lỏng. Đầu dưới của ống 2 có nhiều lổ nhỏ được nhúng vào ête lỏng trong bình 3. Đầu trên của ống 2 nối với quả bóp cao su 1 dùng để bơm không khí vào bình 3, làm ête bay hơi nhanh và do đó bình 3 bị lạnh dần. Khi nhiệt độ bình 3 giảm xuống dưới nhiệt độ t a nào đó, hơi nước trong không khí trở nên bão hòa và đọng thành sương. Nhiệt độ t a được gọi là điểm sương. Để dễ quan sát lúc sương xuất hiện trên mặt trước của bình 3, người ta lắp thêm vành tròn 5 bằng kim loại mạ sáng bóng cách nhiệt với bình 3 ở mặt trước của nó. Đọc giá trị điểm sương trên nhiệt kế 4 và dựa vào bảng 42.1, ta có thể xác định được độ ẩm tỉ đối của không khí ở nhiệt độ cho trước với độ chính xác khá cao. 1.1.4. Tác hại của độ ẩm Độ ẩm không khí là yếu tố có ảnh hưởng rất nhiều đến công tác bảo quản. Độ ẩm không khí quá cao hay quá thấp đều gây ảnh hưởng không tốt. 1.1.4.1. Đối với độ ẩm cao:  Độ ẩm cao gây hư hỏng các loại thuốc và hoá chất dễ hút ẩm như: o Các muối kim loại kiềm, kiềm thổ (KI, NaCl, CaCl2...) sẽ bị chảy lỏng. o Làm vón cục, ẩm mốc, thay đổi thể chất, màu sắc và chất lượng của thuốc bột. 13
  14. o Làm mềm viên nang, chảy dính viên bao, sinh khí ở viên sủi, nở/rả viên nén,… o Làm loãng hay giảm nồng độ một số thuốc, hoá chất như siro, glycerin, cồn cao độ, các acid đậm đặc… o Các thuốc tạng liệu như cao gan, men… bị phá huỷ.  Độ ẩm cao là điều kiện cho phản ứng thuỷ phân một số thuốc, hoá chất như alcaloid, chất có cấu trúc hóa học là ester: Aspirin  A.Salicylic + A.Acetic.  Độ ẩm cao tạo điều kiện cho một số phản ứng hoá học xảy ra và toả nhiệt rất mạnh như: anhydrid phosphoric (P2O5), Natri dioxyd (Na2O2), Natri, kali kim loại.. Na + H2O  NaOH + H2↑  Làm mất nhanh tác dụng của các kháng sinh (đa số kháng sinh đều hút ẩm, gây mất hoạt lực kháng sinh rất nhanh), nội tiết tố, vaccin…  Làm gỉ sét dụng cụ kim loại hoặc tạo điều kiện cho nấm mốc phát triển trên dụng cụ thủy tinh, cao su, chất dẻo.  Làm hư hỏng bao bì đóng gói, như: gây nấm mốc, làm bong rách các bao bì và nhãn, làm hư hỏng dược liệu thảo mộc và bông, băng, gạc,... 1.1.4.2. Đối với độ ẩm thấp: Nếu môi trường bảo quản có độ ẩm quá thấp sẽ làm hư hỏng một số thuốc và dụng cụ y tế như: làm cho dụng cụ cao su, chất dẻo bị hư hỏng nhanh do hiện tượng lão hoá, làm cho một số muối kết tinh bị mất nước (Na2SO3.10H2O, MgSO4.7 H2O, ZnSO4.7H2O..), thuốc viên nang bị cứng giòn,... Tóm lại: Độ ẩm quá cao (>70%) hay độ ẩm quá thấp (
  15.  Sau khi thông gió, nhiệt độ trong kho phải phù hợp với yêu cầu cho hàng hóa cần bảo quản. Khi đã xác định và có đầy đủ 4 điều kiện nêu trên, sẽ tiến hành thông gió cho kho theo trình tự sau:  Mở cửa kho theo hướng gió thổi tới (phía trên gió).  Mở cửa đối diện (phía dưới gió).  Lần lượt mở các cửa bên. Tránh mở tất cả các cửa cùng một lúc vì sẽ gây sự thay đổi nhiệt độ đột ngột. Thời gian mở cửa thông gió từ 10 - 15 phút, sau đó phải đóng tất cả các cửa để tránh sự trao đổi nhiệt độ và độ ẩm với môi trường bên ngoài. 1.1.5.2. Thông gió nhân tạo: Hiện nay, do trình độ phát triển của khoa học công nghệ, người ta chế tạo được nhiều thiết bị chống ẩm hiện đại, như máy điều hòa không khí cá nhân, hệ thống điều hòa trung tâm,... Tuy nhiên việc sử dụng các thiết bị này có nhiều ưu điểm, nhưng đòi hỏi phải đầu tư kinh phí mua sắm thiết bị và các điều kiện kỹ thuật nên khó áp dụng rộng rãi. 1.1.5.3. Dùng chất hút ẩm: Ngoài ra, người ta còn dùng các chất hút ẩm để chống ẩm. Phương pháp này chỉ được áp dụng khi bảo quản thuốc trong phạm vi không gian bảo quản hẹp như thùng, tủ, hộp…, không áp dụng được với kho có không gian rộng. Khi sử dụng chất hút ẩm, phải tìm hiểu về khả năng hút ẩm và phải biết cách sử dụng hợp lý. Tuỳ theo đối tượng bảo quản mà lựa chọn chất hút ẩm thích hợp. Để chống ẩm thường người ta đặt thuốc, hoá chất hay dụng cụ vào trong tủ, thùng kín cùng với chất hút ẩm. Lượng chất hút ẩm cần dùng tuỳ thuộc vào dung tích thùng, hộp và độ ẩm cần đạt. Ví dụ: 0,28g CaO hay 0,5g Silicagel cho một lít thể tích không khí. Thuốc viên, thuốc bột, dụng cụ quang học có thể dùng chất hút ẩm như silicagel. Lượng chất hút ẩm phải được tính trước để tạo môi trường bảo quản thích hợp. Các chất hút ẩm thường dùng:  Calci oxyd (CaO) hay vôi sống: là một trong những chất hút ẩm hay được dùng để chống ẩm vì CaO có một số ưu điểm là rẻ tiền, dễ kiếm, khả năng hút ẩm mạnh. Khả năng hút ẩm của CaO là 30% so với khối lượng của nó. Nhược điểm của CaO là sau khi hút ẩm sẽ tăng thể tích 3 lần, dễ bay bụi, toả nhiệt và có thể phản ứng với một số thuốc, gây ăn mòn kim loại.  Silicagen (H2SiO2,nH2O)x (acid methasilisic cao phân tử = keo thuỷ tinh): có hình thù và màu sắc khác nhau, khả năng hút ẩm phụ thuộc vào cách sản xuất và độ tinh khiết của nguyên liệu. Thường khả năng hút ẩm của silicagel từ 10- 30% so với khối lượng của nó. Để phân biệt khi nào silicagel đã hút no nước phải dùng chỉ thị màu để nhuộm vào silicagel. Nhờ sự chuyển màu của chỉ thị nên dễ dàng xác định được khả năng hút ẩm của silicagel. Ví dụ: - Khi silicagel có màu xanh, độ ẩm là 50%. - Khi silicagel có màu tím, độ ẩm là 60%. - Khi silicagel có màu hồng, độ ẩm là 70%. Có thể phục hồi khả năng hút ẩm của silicagel sau khi đã no hơi ẩm: Dùng nhiệt độ 120oC - 132oC sấy 3-4 giờ, khi Silicagel màu hồng (no nước) chuyển sang màu xanh lam thẫm (khô nước) đem để trong bình kín có chứa CaO để hút hết lương nước còn lại. Nếu dùng CaO hút trực tiếp, thời gian phục hồi khoảng 7 ngày. Đây là chất hút ẩm lý tưởng và tiện lợi nhất vì có nhiều ưu điểm như sạch, có thể phục hồi sau khi đã sử dụng nên rất kinh tế. 15
  16.  Calci clorid khan (CaCl2): là chất hút nước rất mạnh và có toả nhiệt khi hút ẩm, khả năng hút ẩm từ 100 - 250%. Sau khi hút ẩm, calci clorid chuyển thành thể lỏng. Nhược điểm của nó là dễ ăn mòn kim loại, dễ phản ứng với thuốc. 1.1.5.4. Tăng nhiệt độ không khí: Khi nhiệt độ tăng thì khả năng chứa ẩm của không khí cũng tăng làm cho hơi ẩm từ thuốc chuyển vào không khí. Thực tế việc phơi sấy chống ẩm là dựa trên khả năng này của không khí. Thực nghiệm cho thấy muốn làm giảm độ ẩm tương đối về mức 65% thì phải tăng nhiệt độ như sau: - Nếu độ ẩm ban đầu là 100% thì phải tăng nhiệt độ lên 70C. - Nếu độ ẩm ban đầu là 90% thì phải tăng nhiệt độ lên 60C. - Nếu độ ẩm ban đầu là 80% thì phải tăng nhiệt độ lên 40C. - Nếu độ ẩm ban đầu là 70% thì phải tăng nhiệt độ lên 20C. Biện pháp hạ thấp độ ẩm này có thể áp dụng vào mùa rét cho các kho lớn và các thùng, tủ. Để tăng nhiệt độ cho kho có thể dùng các thiết bị toả nhiệt như lò sưởi, bếp điện, bóng đèn điện…Cần chú ý đến hàng hóa đang bảo quản trong kho thích hợp ở nhiệt độ nào. 1.2. Nhiệt độ Đối với thuốc và dụng cụ y tế, bảo quản trong điều kiện nhiệt độ quá cao hay quá thấp đều có ảnh hưởng không tốt. Tuy nhiên, nhiệt độ cao thường có tác hại nhiều hơn. 1.2.1. Tác hại của nhiệt độ cao 1.2.1.1.Về phương diện vật lý: Nhiệt độ cao làm mất nước kết tinh của một số hoá chất và làm bốc hơi một số thuốc ở thể lỏng dễ bay hơi hay hoá chất bị thăng hoa như cồn, ether, tinh dầu, long não… Nhiệt độ cao làm hư hỏng một số loại thành phẩm như cồn thuốc, cao thuốc, thuốc tạng liệu, thuốc viên, vaccin, kháng sinh… 1.2.1.2.Về phương diện hoá học: Nhiệt độ cao làm cho tốc độ của một số phản ứng hoá học xảy ra nhanh hơn. Kết quả nghiên cứu cho thấy khi nhiệt độ tăng lên 100C thì tốc độ phản ứng phân huỷ thuốc tăng lên từ 2- 4 lần. 1.2.1.3.Về phương diện vi sinh: Khi nhiệt độ trên 200C và độ ẩm ≥70% là điều kiện để vi khuẩn, nấm mốc phát triển làm hư hỏng thuốc và dụng cụ y tế, như: Siro và các thuốc có đường bị chua do lên men, dược liệu thảo mộc bị nấm mốc; các đồ bao gói bằng vải, giấy dễ bị rách nát, hư hỏng; các dụng cụ bằng kim loại dễ bị hoen gỉ và hư hỏng nhanh. 1.2.2. Tác hại của nhiệt độ thấp Trong quá trình bảo quản, nhiệt độ môi trường bảo quản quá thấp cũng là yếu tố làm hư hỏng một số thuốc như:  Các loại thuốc ở dạng nhũ tương dễ bị tách lớp.  Gây đông đặc, trùng hợp một số sản phẩm tinh dầu, dầu mở động vật,…  Một số thuốc tiêm dễ bị kết tủa (Cafein, calci gluconat).  Dụng cụ cao su, chất dẻo bị cứng giòn. 1.2.3. Các biện pháp chống nóng cho thuốc 1.2.3.1. Thông gió để chống nóng 16
  17. Nguyên tắc: Căn cứ vào nhiệt độ trong kho và ngoài kho, nếu nhiệt độ trong kho lớn hơn nhiệt độ ngoài kho thì có thể tiến hành thông gió để làm giảm nhiệt độ trong kho, nhưng cần chú ý đến yếu tố độ ẩm. 1.2.3.2. Chống nóng bằng cách: Ngăn không để nắng chiếu trực tiếp vào thuốc và dụng cụ y tế bằng các vật liệu cách nhiệt như treo mành gỗ, rèm … để che chắn trần, cửa kho để chống nóng, bảo vệ thuốc và dụng cụ. 1.2.3.3. Chống nóng bằng máy: Đây là biện pháp có nhiều ưu điểm và chủ động hơn cả. Nếu có điều kiện trang bị máy điều hoà nhiệt độ để bảo quản một số thuốc dễ hỏng ở nhiệt độ cao hoặc sử dụng tủ lạnh, kho lạnh để bảo quản một số thuốc có nguyên liệu kém bền vững ở nhiệt độ thường. 1.3 Ánh sáng 1.3.1. Tác hại của ánh sáng Nước ta ở vùng nhiệt đới, có cường độ bức xạ mặt trời lớn, trong ánh sáng có tia hồng ngoại, tia tử ngoại là những tác nhân gây hại nhiều cho thuốc và dụng cụ y tế Dưới tác dụng của ánh sáng, thuốc, hoá chất và dụng cụ y tế bị hư hỏng, tùy theo cường độ tác động và độ xuyên thấu của các tia ở những góc độ khác nhau. 1.3.1.1. Làm biến đổi về tính chất lý; hóa hoc, thay đổi màu sắc của thuốc và hoá chất. Ví dụ: dưới tác dụng của ánh sáng: o Santonin tinh thể trắng  Cromosantonin tinh thể vàng. o Promethazin, aminazin chuyển thành màu hồng; o Natri salicylat thành màu nâu; o Vitamin C, vitamin B1, cloramphenicol, novocain..chuyển thành màu vàng… o Adrenalin trắng  hồng, nâu. 1.3.1.2. Làm phân huỷ nhanh chóng nhiều thuốc, hoá chất như: o Giải phóng halogen trong các muối halogenid kém bền (KI, KBr, NaI, NaBr…); o Sinh ra một chất khác rất độc: Cloroform  Phosgen rất độc. o Giải phóng thuỷ ngân nguyên chất trong hợp chất HgCl2; o Oxy hoá một số chất như ether, cloroform ..tạo các sản phẩm độc; o Làm cho dầu mỡ nhanh bị ôi khét…mất mùi thơm của tinh dầu, biến thể chất,.. 1.3.1.3. Làm cho dụng cụ cao su chất dẻo bị phai màu, cứng giòn. 1.3.2. Biện pháp khắc phục tác hại của ánh sáng Về nguyên tắc để tránh tác hại của ánh sáng đối với thuốc và dụng cụ y tế, người ta tìm cách ngăn không để thuốc, hoá chất và dụng cụ y tế tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng. Việc phòng tránh tác hại cũng cần được quan tâm ngay từ khâu đầu tiên như sản xuất, pha chế, đóng gói. Cần chú ý một số biện pháp cụ thể: 1.3.2.1. Đối với kho tàng: Kho phải kín, cửa sổ, cửa ra vào phải che ánh sáng, xếp thuốc phải tránh ánh sáng chiếu trực tiếp, đựng T&DCYT trong bao bì đúng qui cách. 1.3.2.2. Trong sản xuất: Chọn nguyên liệu đạt tiêu chuẩn, cho thêm các chất ổn định để bảo quản, dùng ánh sáng màu để pha chế. (Dùng ánh sáng đèn đỏ để pha chế thuốc tiêm adrenalin). 1.3.2.3. Trong đóng gói, vận chuyển: 17
  18. Chọn bao bì có màu hoặc bọc giấy đen, khu vực đóng gói phải tiến hành ở nơi thích hợp, trên bao bì phải ghi ký hiệu chống ánh sáng. Khi có hiện tượng thuốc bị biến màu phải gửi mẫu đi kiểm nghiệm để kiểm tra chất lượng. 2. Yếu tố hoá học 2.1.Tác hại của khí hơi trong không khí Không khí là một hỗn hợp gồm nhiều loại khí, hơi khác nhau như oxygen, ozon, carbonic, oxyd carbon, lưu huỳnh dioxyd, hơi nước và các khí khác. Đa số các loại khí hơi có trong không khí đều có ảnh hưởng không tốt đến chất lượng thuốc, hoá chất và dụng cụ y tế (trừ khí nitơ). 2.1.1. Khí oxy và ozon (O2 và O3): Hai khí này được coi là yếu tố chính gây ra các phản ứng oxy hoá gây hư hỏng thuốc, nguyên liệu và các dụng cụ y tế làm bẳng kim loại, cao su, chất dẻo. . Oxy hoá tinh dầu làm mất mùi và dần biến thành nhựa, oxy làm ôi khét dầu mỡ, làm cho dụng cụ cao su, chất dẻo nhanh lão hoá và trở nên cứng, giòn, dễ gãy và giập; 2.1.2. Khí carbonic (CO2): Gây hiện tượng carbonat hoá như làm tủa nước vôi và dung dịch kiềm; làm giảm độ Clo của một số thuốc sát trùng như cloramin, clorua vôi… 2.1.3.Một số khí hơi khác Các khí clo, SO2, SO3, NO2,.. khi gặp không khí ẩm có thể tạo thành các acid tương ứng, chính các acid được tạo thành sẽ làm hỏng thuốc, dụng cụ kim loại và các bao bì đóng gói. SO2 + H2 O  H2SO3 SO3 + H2 O  H2SO4 3NO2 + H2O  NO + 2 HNO3 2.2. Các biện pháp khắc phục Để khắc phục các ảnh hưởng bất lợi của các loại khí, hơi trong không khí đối với T&DCYT cần thực hiện tốt các nguyên tắc chung sau: - Tránh để thuốc, hoá chất, dụng cụ y tế tiếp xúc trực tiếp với môi trường có nhiều loại khí, hơi nói trên bằng cách gói kín hay để cách ly. - Với các dụng cụ y tế bằng kim loại, có thể tạo màng ngăn cách với không khí như bôi dầu parafin, bọc trong túi chất dẻo... - Trong pha chế, đóng gói các thuốc dễ bị oxy hoá phải hạn chế tối đa thời gian thuốc tiếp xúc với không khí và khí hơi có hại bằng cách phù hợp như pha chế, đóng gói trong bầu khí trơ, thêm chất bảo quản, đóng đầy, nút kín… 3. Yếu tố sinh học 3.1. Nấm mốc, vi khuẩn 3.1.1. Tác hại: Đối với thuốc, nấm mốc và vi khuẩn làm giảm chất lượng rất nhanh, do trong quá trình sinh trưởng và phát triển chúng tiết ra các chất gây hỏng thuốc như các chất độc, chất điện giải và acid vô cơ, acid hữu cơ .. đặc biệt là các dạng thuốc như cao lỏng, siro, potio… Nấm mốc và vi khuẩn còn làm hư hỏng dược liệu thảo mộc (Loài Aspergillus ký sinh trên dược liệu , tiết ra men Amylaza, Invectaza phá hoại tinh bột và đường), động vật và bao bì đóng gói làm bằng bìa, giấy, chất dẻo… 3.1.2. Điều kiện phát sinh phát triển của nấm mốc, vi khuẩn: Nấm mốc sinh sôi nảy nở từ các mầm mống là các bào tử lẫn trong bụi và không khí. chúng không tự tạo được thức ăn mà phải sử dụng các chất hữu cơ có sẵn để sinh trưởng và phát triển. 18
  19. Điều kiện thích hợp cho sự phát triển của nấm mốc và vi khuẩn là độ ẩm từ ≥70%, nhiệt độ 20 - 250C và thức ăn giàu dinh dưỡng. Với khí hậu nóng ẩm như ở nước ta là điều kiện rất thuận lợi cho nấm mốc, vi khuẩn phát triển. 3.1.3. Cách phòng chống nấm mốc, vi khuẩn: Để tránh tác hại của nấm mốc, vi khuẩn, biện pháp tích cực nhất là phòng nhiễm vi khuẩn, nấm mốc ở mọi khâu trong quá trình sản xuất dược phẩm. Phải tuân thủ nghiêm ngặt chế độ vệ sinh vô khuẩn trong sản xuất, đóng gói thuốc. Các nguyên phụ liệu pha chế phải đạt tiêu chuẩn qui định. Trong bảo quản phải có kế hoạch kiểm tra, giám sát thường xuyên nhằm phát hiện thuốc nhiễm nấm mốc, vi khuẩn để xử lý kịp thời. 3.2. Sâu mọt. 3.2.1. Tác hại : Sâu mọt là loài lưỡng tính, ăn tạp, phá hoại nhanh chóng, rõ rệt. Thức ăn chính của chúng là chất bột, đường, sống cần nước và không khí. Thời kỳ ấu trùng là thời kỳ phá hoại ghê gớm vì chúng cần ăn nhiều và lột xác nhiều lần để trưởng thành. Thời kỳ sinh sản và phát triển nhiều nhất là mùa xuân, mùa hạ nên các chất chúng thải ra từ hô hấp, bài tiết làm sinh nhiệt và nhiễm bẩn. Thời tiết ấm, nóng và ẩm thấp làm cho chúng càng phát triển nhanh và vòng đời rút ngắn hơn. Sâu mọt ít thích ánh sáng, chịu sống chỗ tối tăm, kín đáo và rất cần không khí để hô hấp. Những loại sâu mọt thường gặp như mọt thóc lớn, mọt gạo, mọt nhỏ đục dài, mọt răng cưa, mọt thóc đỏ, mọt cafê, sâu thuốc lá, mọt mắt nhỏ... Sâu mọt không chỉ cắn phá lương thực, thực phẩm mà chúng còn rất ưa ăn các loại thuốc, dược liệu, động vật làm thuốc như hoài sơn, ý dĩ, sâm, đương qui, tắc kè.. Sâu mọt thường gặp trong kho bảo quản dược liệu thảo mộc, nhất là dược liệu có tinh bột, thậm chí có loại sâu phát triển được trên cả dược liệu độc như hạt mã tiền, lá cà độc dược… 3.2.2. Nguyên nhân phát sinh, phát triển: Sâu mọt có thể sinh ra và phát triển trong kho dược liệu do các nguyên nhân sau đây:  Khi thu hái sâu còn sót lại.  Chế biến dược liệu không đúng qui định.  Do dược liệu không đảm bảo thuỷ phần an toàn.  Kho tàng ẩm thấp và vệ sinh chưa tốt.  Do đồ bao gói chưa sạch và mang mầm mống sâu mọt vào thuốc. 3.2.3..Cách khắc phục: Phương châm chủ yếu là phòng nhiễm sâu mọt cho thuốc, dược liệu. Vì vậy, khi thu hái và chế biến phải đảm bảo đúng qui trình kỹ thuật. Chỉ đưa vào kho bảo quản dược liệu bảo đảm đúng qui cách, đúng tiêu chuẩn. Tiến hành phân loại tốt xấu để bảo quản riêng. Kho dược liệu phải khô ráo, đủ ánh sáng. Thực hiện lịch kiểm tra thường xuyên và nếu cần thì phơi sấy, xông diêm sinh kịp thời. 3.3. Mối 3.3.1. Đời sống và tác hại: Mối là côn trùng sinh nở và phát triển ở các nước có khí hậu nhiệt đới ẩm. Mối tuy là sinh vật nhỏ, nhưng có sức phá hoại lớn. Các công trình xây dựng, kho tàng, hàng hoá nếu không có các biện pháp phòng trừ mối, đều có thể bị phá hại nghiêm trọng. Mối sống thành tổ, mỗi tổ có từ hàng trăm đến hàng triệu con. Chúng sinh sống trong lòng đất, có khả năng xuyên qua nền nhà, chân tường rồi xâm nhập vào các bao bì hàng hoá để phá hoại. Mối thường phá hoại một cách âm thầm, lặng lẽ (Chỉ cần một 19
  20. đêm tối, chúng có thể phá hoại hàng tấn hàng hoá). Do hoạt động của mối rất kín đáo nên rất khó phát hiện. Mối sinh sản rất nhanh, một con mối chúa trong 24 giờ có thể đẻ tới 36000 trứng, do đó tổ mối rất đông và chóng phân đàn. Trong tổ mối chia làm hai loại: mối sinh sản vô tính và mối sinh sản hữu tính. Mối hữu tính lại chia làm hai loại là mối chúa và mối cánh. Mối vô tính gồm mối bảo vệ và mối thợ. Mối thợ là phần quan trọng nhất của tổ mối vì nó là lực lượng kiếm thức ăn, xây tổ, vệ sinh tổ và nuôi dưỡng mối con… Để tránh hư hỏng thuốc men hàng hoá do mối, phải áp dụng các biện pháp phòng và trừ mối. 3.3.2..Phòng mối  Các công trình xây dựng phải được xây bằng gạch hoặc xi măng, chân giá kệ có thể tẩm, phủ hoá chất, diệt mối.  Các giá kệ xếp hàng phải đặt xa tường 50 cm, xa mặt đất 20 - 30 cm, xa trần 80 cm.  Xung quanh nhà kho phải làm rãnh thoát nước, phát quang bụi rậm, lấp hố đọng nước, chống ẩm ướt.  Hàng ngày phải kiểm tra phát hiện mối hai lần vào buổi sáng và chiều.  Tường nhà, thân giá kệ cần quét vôi trắng để dễ phát hiện mối. 3.3.3.Diệt mối  Nếu trong kho có mối cần phải tìm tổ chính để đào và diệt mối chúa, phun hoặc rắc hoá chất diệt mối theo đường mối đi lại.  Hiện nay, ở các kho thường áp dụng công nghệ diệt mối rất hiệu quả bằng phương pháp sinh học.Ngoài ra cũng nên hợp đồng các công ty diệt mối chuyên nghiệp thường xuyên kiểm tra, diệt trừ mối. 3.4. Chuột 3.4.1. Tác hại: Chuột là loài động vật gặm nhấm gây tác hại rất lớn với nhiều ngành như Nông nghiệp, Công nghiệp.. trong đó có Dược phẩm. Chuột còn là vật trung gian truyền bệnh rất nguy hiểm như bệnh dịch hạch, giun sán, sốt vàng da và nhiều bệnh khác. Ở các kho tàng trong ngành Y tế, chuột cắn phá, ăn hại đáng kể như:  Ở kho dược liệu thì chúng ăn các dược liệu chứa tinh bột, đường, mật ong như long nhãn, hoài sơn, thục địa, ý dĩ, đạo táo, sâm, liên nhục, sơn thù, cát căn…  Ở kho dược phẩm thì chúng cắn phá và ăn các loại viên bao đường, cốm, tinh bột mì, lactose, glucose, thậm trí là các loại ống siro uống như ống cao gan, philatốp, vitamin B12, bông, băng gạc, bao bì, nhãn thuốc...  Ở kho máy móc, chuột cắn đứt đầu ống cao su, nhựa, cắn đứt dây dẫn điện, sơn cách điện, các linh kiện điện tử… Để tránh tác hại do chuột gây ra, ta phải áp dụng các biện pháp phòng chống tích cực trong công tác bảo quản T&DCYT. 3.4.2. Phòng chuột Muốn phòng chuột có hiệu quả phải thực hiện tốt nguyên tắc là kịp thời- liên tục- triệt để- toàn diện. Cụ thể là:  Loại bỏ chỗ ở, chỗ trú ẩn của chuột ở trong và ngoài kho.  Phát quang bụi rậm ở xung quanh kho.  Bịt kín các khe hở ở chân tường, căng lưới thép ở cống và các ống nước.  Thuốc dễ bị chuột phá hại cần phải đóng gói kín và phải có khả năng bảo vệ tốt.  Thường xuyên kiểm tra, phát hiện chuột. 3.4.3. Diệt chuột: 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2