Giáo trình Bảo trì và bảo dưỡng công nghiệp (Nghề: Cắt gọt kim loại - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Hàng hải II
lượt xem 6
download
Giáo trình Bảo trì và bảo dưỡng công nghiệp (Nghề: Cắt gọt kim loại - Trình độ: Cao đẳng) được biên soạn với mục tiêu nhằm giúp sinh viên nhận biết được các sai hỏng trong máy công cụ; lên phương án sửa chữa được các sai hỏng trong máy công cụ; lập được kế hoạch bảo trì, bảo dưỡng các thiết bị cơ khí;... Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Bảo trì và bảo dưỡng công nghiệp (Nghề: Cắt gọt kim loại - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Hàng hải II
- CỤC HÀNG HẢI VIỆT NAM TRƯỜNG CAO ĐẲNG HÀNG HẢI II GIÁO TRÌNH Tên mô đun: BẢO TRÌ VÀ BẢO DƯỠNG CÔNG NGHIỆP NGHỀ: CẮT GỌT KIM LOẠI TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG Ban hành kèm theo Quyết định số: 59/QĐ-CĐHHII ngày 25 tháng 01 năm 2021 của Trường Cao đẳng Hàng hải II LƯU HÀNH NỘI BỘ TP. HCM, năm 2021
- MỤC LỤC TRANG I. Mục lục 1 II. Nội dung 2 Bài 1: Sự mài mòn chi tiết máy và phương pháp phục hồi chi tiết máy bị 4 mòn Bài 2: Một số kiến thức cơ bản về lắp ráp chi tiết, cơ cấu máy 9 Bài 3: Sửa chữa chi tiết cơ cấu máy 13 Bài 4: Sửa chữa máy công cụ điển hình 18 Bài 5: Vận chuyển - lắp đặt máy 25 Bài 6: Khái niệm về công tác sửa chữa máy công cụ trong Nhà máy 31 III. Tài liệu tham khảo: 37 1
- TÊN MÔ ĐUN: BẢO TRÌ VÀ BẢO DƯỠNG CÔNG NGHIỆP Mã mô đun: MĐ 24 Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của mô đun: - Vị trí: Môn học Công nghệ Sửa chữa thiết bị Cơ khí được học sau môn học Nhập môn bảo trì hệ thống thiết bị cơ khí. - Tính chất: Là môn học bắt buộc. Mục tiêu của mô đun: - Về kiến thức: Nhận biết được các sai hỏng trong máy công cụ; - Về kỹ năng: Lên phương án sửa chữa được các sai hỏng trong máy công cụ; Lập được kế hoạch bảo trì, bảo dưỡng các thiết bị Cơ khí; Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Nghiêm túc, trách nhiệm, chủ động, tích cực, chăm chỉ. Nội dung mô đun: 1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian: Thời gian (giờ) Thực Số hành, thí Tên chương, mục Tổng Lý Kiểm TT nghiệm, số thuyết tra thảo luận, bài tập 1 Sự mài mòn chi tiết máy và phương pháp 2 1 1 phục hồi chi tiết máy bị mòn 1.1 Khái niệm 1.2 Bài tập thực hành 2 Một số kiến thức cơ bản về lắp ráp chi 2 1 1 tiết, cơ cấu máy 2.1 Khái niệm 2.2 Bài tập thực hành 2.3 Kiểm tra 3 Sửa chữa chi tiết cơ cấu máy 8 1 6 1 3.1 Khái niệm 2
- 3.2 Bài tập thực hành 3.3 Kiểm tra 4 Sửa chữa máy công cụ điển hình 8 8 4.1 Khái niệm 4.2 Bài tập thực hành 4.3 Kiểm tra 5 Vận chuyển - lắp đặt máy 7 6 1 5.1 Khái niệm 5.2 Bài tập thực hành 5.3 Kiểm tra 6 Khái niệm về công tác sửa chữa máy 3 1 2 công cụ trong Nhà máy 6.1 Công tác sửa chữa dự phòng theo kế hoạch 6.2 Các hình thức sửa chữa dự phòng theo kế hoạch 6.3 Các hình thức tổ chức sửa chữa trong xí nghiệp Cộng 30 4 24 2 3
- BÀI 1: SỰ MÀI MÒN CHI TIẾT MÁY VÀ PHƯƠNG PHÁP PHỤC HỒI CHI TIẾT MÁY BỊ MÒN I. Các hiện tượng mòn, hỏng của chi tiết Mài mòn là quá trình thay đổi dần về kích thước của các chi tiết có chuyển động tương đối với nhau. Tình trạng kỹ thuật của ô tô và tính chịu mòn của nó phụ thuộc vào những thiếu sót về cấu tạo và những hư hỏng phát sinh trong quá trình sử dụng, điều kiện sử dụng. - Trong quá trình sử dụng, sự tồn tại những hư hỏng đó dẫn đến sự thay đổi tình trạng kỹ thuật của các chi tiết, cụm máy và tổng thành. Các chi tiết của ô tô thường bị mòn hỏng với các hiện tượng mòn hỏng tự nhiên và mòn hỏng đột biến. 1. Hiện tượng mòn hỏng tự nhiên Các dạng mòn hỏng không thể tránh được trong quá trình sử dụng gọi là mòn hỏng tự nhiên. Hiện tượng mòn tự nhiên do nhiều nguyên nhân gây nên, những nguyên nhân cơ bản gồm các yếu tố sau: - Chất lượng gia công chi tiết, như độ nhẵn của bề mặt, độ cứng, nhiệt luyện ... - Cơ tính của vật liệu kim loại, như tính mài mòn, độ dai, độ bền ... - Điều kiện bôi trơn, như cách chọn loại dầu mỡ, chế độ bôi trơn ... - Khe hở lắp ghép chi tiết. - Độ lớn của phụ tải v.v... Trong quá trình làm việc, bề mặt một số chi tiết có sự ma sát với nhau hoặc chịu nhiệt độ cao hay bị va đập mạnh làm cho các chi tiết chóng bị mòn hỏng. Bề mặt chi tiết gia công càng nhẵn bóng, độ cứng càng cao thì khả năng chịu mài mòn càng tốt. Cơ tính của vật liệu càng tốt thì chi tiết càng bền. Điều kiện bôi trơn hợp lý thì chi tiết càng ít bị mòn khe hở lắp ghép giữa các chi tiết càng nhỏ thì chi tiết càng ít bị ảnh hưởng của lực va đập. 2. Hiện tượng mòn hỏng đột biến Các dạng mòn hỏng có thể tránh được gọi là mòn hỏng đột biến hay mòn hỏng do sự cố. Hiện tượng mòn hỏng đột biến thường do một số nguyên nhân sau: - Sử dụng và thao tác không đúng quy trình và yêu cầu kỹ thuật. 4
- - Chăm sóc và bảo dưỡng không chu đáo. - Chất lượng thiết kế chế tạo không tốt. Để kéo dài thời gian sử dụng máy, ngoài việc phải giải quyết một số vấn đề về thiết kế và chế tạo thì trong quá trình sử dụng, bảo quản và sửa chữa cũng cần được coi trọng và thực hiện đúng quy trình, quy phạm đ• được nhà chế tạo quy định. II. Các hình thức mài mòn Các chi tiết máy thường bị mài mòn dưới các hình thức sau: mòn cơ học, mòn do ma sát, mòn do han gỉ và do độ mỏi. 1. Mòn cơ học: Mòn cơ học phát sinh do các lực cơ học tác dụng lên bề mặt ma sát gây nên sự biến dạng, sứt mẻ và phá hoại chi tiết. Khi chi tiết bị biến dạng bề mặt sẽ xảy ra sự thay đổi kích thước của chi tiết, còn khối lượng của chúng không thay đổi. Khi bề mặt chi tiết bị tróc, sứt mẻ thì khối lượng và kích thước của chúng đều thay đổi. 2. Mòn do ma sát: Mòn ma sát phát sinh do tác dụng của các vết xước hoặc mài mòn do sự bám dính của các phần tử cứng hơn ở một trong các chi tiết liên kết, các phần tử cứng có thể do không khí hút vào hoặc lẫn trong dầu bôi trơn. 3. Mòn hoá học: Mòn hoá học phát sinh do tác dụng của môi trường ăn mòn vào bề mặt các chi tiết. Các chi tiết làm việc trong môi trường có các chất ăn mòn như: axít, bazơ, ôxy, trên bề mặt kim loại của chúng sẽ sinh ra một chất có tính chịu đựng kém so với kim loại nguyên chất và rất dễ bị phá hoại. Khi có tác dụng của các lực cơ học những chất này dễ dàng bị phá hoại, sau đó lại hình thành một lớp khác tạo nên sự ăn mòn hoá học. Trong ôtô, ngoài không khí ra, nhiên liệu và dầu bôi trơn có thể hình thành những axít ăn mòn rất mạnh. Trong nhiên liệu và dầu bôi trơn còn có lưu huỳnh, trong quá trình cháy có thể tạo thành các sunfua và sunfát kết hợp với nước tạo thành axít ăn mòn. 4. Mòn do mỏi: Mòn do mỏi phát sinh do tác động của tải trọng thường xuyên biến đổi. Phần lớn các chi tiết của ô tô chịu sự tác dụng đồng thời của một số dạng mài mòn nói trên. III. Các giai đoạn mài mòn của chi tiết 5
- Sự mài mòn của chi tiết được chia làm ba giai đoạn và được thể hiện trên đồ thị của giản đồ mài mòn (hình 1). - Trục tung biểu thị khe hở lắp ghép (mm). - Trục hoành biểu thị thời gian sử dụng. - Smin : Là khe hở tiêu chuẩn giữa hai chi tiết sau khi lắp ghép. - Sbđ: Là khe hở giữa hai chi tiết sau khi chạy rà. - Smax: Là khe hở lớn nhất cho phép. - T1: Giai đoạn mài hợp hay thời gian chạy rà của chi tiết. - T2: Giai đoạn mòn ổn định hay thời gian sử dụng của chi tiết. - T3: Giai đoạn mòn phá hay thời gian phá hỏng chi tiết. - 1: Là đường đặc tính mài mòn của chi tiết lắp ghp thứ nhất. Để tiện cho việc nghiên cứu, chúng ta coi chi tiết hai là cứng tuyệt đối. Do đó đường đặc tính mài mòn của nó trùng với trục hoành. - α : Góc tiếp tuyến của đường cong với trục hoành. Hình 1: Sự mài mòn của chi tiết 1. Giai đoạn mài hợp (T1) Giai đoạn mòn hợp xuất hiện trong thời kỳ chạy rà của hai chi tiết và được thể 6
- hiện trên giản đồ là T1 (từ A - B). Kết thúc thời kỳ này khe hở tăng từ Smin ữ Sbđ. Đường cong của giai đoạn này rất dốc thể hiện cường độ mài mòn trong giai đoạn này rất cao, vì bề mặt các chi tiết sau khi gia công xong dù có cấp chính xác rất cao, bề mặt làm việc vẫn có độ nhấp nhô, mặt khác khi lắp vào nhau cũng không thể hoàn hảo, hai bề mặt tiếp xúc có sự chuyển động tương đối với nhau trong thời kỳ đầu làm việc phát sinh ra phụ tải cục bộ, sinh ra lực cản hay lực ma sát rất lớn. Cường độ mài mòn phụ thuộc vào chất lượng gia công bề mặt tiếp xúc của các cặp chi tiết, vật liệu chế tạo, chất lượng dầu bôi trơn và quá trình cung cấp dầu bôi trơn tới các bề mặt có ma sát và chế độ làm việc của máy trong quá trình chạy rà. Quá trình chạy rà chủ yếu là rà khít các bề mặt ma sát làm cho bề mặt ma sát trở nên nhẵn hơn, đồng thời làm tăng tính chất cơ giới của bề mặt ma sát. Thời kỳ này, khe hở giữa các chi tiết càng nhỏ càng tốt. Do đó đối với xe mới, bắt buộc phải qua giai đoạn chạy rà, vì nó có tác dụng kéo dài tuổi thọ của các chi tiết và thời gian sử dụng của xe. 2. Giai đoạn mòn ổn định (T2) Mòn ổn định xuất hiện trong quá trình làm việc của chi tiết, mức độ mài mòn ở giai đoạn này là từ mức độ hao mòn ban đầu đến giới hạn hao mòn cho phép và được thể hiện trên giản đồ là T2 (từ B - C). ở giai đoạn này bề mặt làm việc của chi tiết rất ổn định, khe hở giữa các chi tiết không tăng lên nhiều. Thời gian này dài hay ngắn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như điều kiện bôi trơn và khả năng chịu tải bảo đảm theo thiết kế, thời điểm tiến hành chẩn đoán kỹ thuật và mức độ cải thiện của công tác bảo dưỡng. Vì vậy, để kéo dài thời gian sử dụng xe, chính là phấn đấu kéo dài giai đoạn này, chủ yếu bằng cách tăng cường chăm sóc kỹ thuật và quan trọng hơn cả là sử dụng xe đúng kỹ thuật và đúng quy định. 3. Giai đoạn mài phá (T3) Đặc điểm của giai đoạn này là khi mức độ hao mòn đến sát và nằm ngoài khu vực giới hạn cho phép thì mức độ hao mòn tăng rất nhanh, khe hở giữa các cặp chi tiết tăng lên, ứng với thời kỳ phá hỏng, tại C khe hở lắp ghép đạt giá trị giới hạn ( Smax). Do khe hở tăng lên khá lớn nên bôi trơn kém đi (màng dầu bôi trơn bị phá huỷ), mặt khác do sự tăng thêm phụ tải va chạm nên mức độ mòn không những tăng rất nhanh mà còn dẫn đến vỡ g•y. Giai đoạn này là giai đoạn suy sụp của chi tiết, vì vậy không nên và 7
- cũng không thể sử dụng vì rất nguy hiểm. Tốt nhất là phải sửa chữa. Nếu vì một lý do nào đó mà vẫn tiếp tục sử dụng thì phải hết sức chú ý theo dõi và xử lý kịp thời mọi hiện tượng gãy vỡ chớm phát sinh. CÂU HỎI ÔN TẬP Câu hỏi 1: Hãy phân tích hiện tượng mài mòn chi tiết máy? Câu hỏi 2: Các giai đoạn mài mòn của chi tiết? 8
- BÀI 2: MỘT SỐ KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ LẮP RÁP CHI TIẾT, CƠ CẤU MÁY I. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA MÁY MÓC THIẾT BỊ 1. Chủng loại thiết bị Máy móc trong các ngành nói chung và trong công nghiệp nói riêng rất đa dạng: Cơ khí , điện, xây dựng, điện tử, ... Các loại máy động lực: như máy phát điện, máy nổ, ... Các loại máy nâng chuyển, vận chuyển,... Máy có các chức năng công nghệ khác nhau : máy tiện, phay, bào,... Máy tạo lực : máy búa, máy ép,... 2. Sự phát triển về độ phức tạp và hiện đại của máy móc thiết bị - Kích thước của các chi tiết máy có 2 xu hướng thu gọn và lớn. - Tuy nhiên xu thế thu gọn kích thước nhưng có công suất cao hơn vẫn chiếm ưu thế hơn. - Về kích thước: Kích thước chi tiết máy lớn → Kích thước được thu gọn - Về cấu tạo: Kết cấu đơn giản → Kết cấu tổ hợp → các vi mạch - Mức độ hiện đại : Máy cổ điển truyền thống → máy bán hiện đại → máy hiện đại Sơ đồ tóm tắt các mối liên hệ giữa các bộ phận của máy Cơ cấu điều khiển → cơ cấu kiểm tra Nguồn Năng lượng →↨ ↓ Hệ thống biến đổi động lực → Cơ cấu chấp hành II. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ MÁY VÀ CHI TIẾT MÁY 1. Chi tiết máy Chi tiết máy là một vật thể độc lập không có những liên kết khác. Nó được chế tạo từ một vật thể với cùng loại vật liệu. Chi tiết máy là phần tử đơn giản nhất để tạo nên các cụm chi tiết máy. 9
- - Các chi tiết đơn giản : then, chốt, con cóc, vít, êcu, bulông,... - Chi tiết phức tạp : Trục : Trục thẳng, trục khuỷu, trục bậc, trục rổng, trục đặc,... Bánh răng các loại : ( thẳng, côn, nghiêng, bánh răng chữ V,...) 2. Cụm chi tiết Thường có từ 2 chi tiết máy trở lên và tạo nên cơ cấu máy hay các bộ phận của máy . - Bu lông đai ốc, vít me đai ốc, khớp nối, bộ đảo chiều, bộ phanh, ổ bi,... - Vị trí mặt bằng sản xuất - Nền móng máy - Hệ thống công nghệ sản xuất - An toàn lao động vệ sinh môi trường - Cơ cấu là tập hợp các chi tiết và các khâu có liên hệ với nhau và thực hiện những dạng chuyển động nhất định : cơ cấu cu lít, cơ cấu an toàn,… 3. Modun Là một tổ hợp các chi tiết được lắp ghép độc lập nhau, sau đó lắp lại thành máy hoàn chỉnh. Khi cần thay thế, sửa chữa thì phải thay luôn cả bộ modun đó. III. CÁC LOẠI CHUYỂN ĐỘNG - Chuyển động đơn : chuyển động quay tròn, thẳng, tịnh tiến, liên tục, gián đoạn ... - Chuyển động kết hợp : chuyển động quay và chuyển động tịnh tiến... IV. CÁC TRUYỀN ĐỘNG TRONG MÁY - Truyền động đơn, theo nhóm, thuỷ lực, khí nén... - Truyền động cứng : bánh răng, đai, trục vít, - Truyền động qua các khớp nối,.. V. CÁC LOẠI MỐI GHÉP 1. Lắp ghép cố định - Là mối lắp ghép mà vị trí tương đối giữa các chi tiết không đổi. Mỗi lắp ghép cố định tháo được và mối lắp ghép cố định không tháo được. 10
- - Mối lắp ghép cố định không tháo đuợc là các loại mối lắp cố định tán hàn ép nóng, ép nguội và dán các loại mối lắp này thường gặp trong kỹ thuật vỏ tàu thuỷ vỏ máy bay, cầu, phà… - Mối lắp ghép cố định tháo được như mối lắp ren, chêm, chốt, then… 2. Lắp ghép di động Là mối lắp ghép mà các chi tiết có khả năng chuyển động tương đối với nhau. Nó cũng được phân thành hai loại mối lắp di động. Mối ghép di động tháo được và không tháo được. VI. PHÂN LOẠI THIẾT BỊ MÁY MÓC 1. Phân loại thiết bị theo chức năng - Máy phát điện: Biến nhiệt năng, cơ năng thành điện năng. - Động cơ / Biến nhiệt điện năng thành cơ năng. - Máy nông cụ, dụng cụ. - Thiết bị máy thi hành các chức năng công nghệ: Máy tiện, phay, bào, máy móc máy rèn, máy hàn, ... - Máy vận chuyển: Băng tải, xe ôtô ...Cẩu , cần trục, Cầu trục. - Thiết bị nâng hạ: Xe nâng, kích,… - Thiết bị tạo lực: Máy ép, máy dập, ... - Ngoài ra người ta còn phân loại dựa theo chức năng công nghệ, độ chính xác, mức độ vạn năng, mức độ cơ khí hoá, tự động hoá, theo các chức năng khác nhau như : thiết bị nghiên cứu, thiết bị thí nghiệm,... 2. Phân loại theo khối lượng - Loại nhẹ. - Loại vừa. - Loại nặng. -Loại rất nặng. 3. Phân loại theo độ chính xác - Chính xác thường, rất chính xác , siêu chinh xác. 4. Phân loại theo mức độ cơ khí hóa và tự động hóa - Máy tự động, máy bán tự động,... Máy điều khiển theo chương trình số. - Phân loại theo các cơ cấu điển hình của máy : Như máy ép trục khuỷu, máy 11
- cán ren, máy ép ma sát. - Theo các cơ cấu riêng biệt : Phanh, đảo chiều, cơcấu an toàn, bánh lệch tâm… VII. NHU CẦU VỀ THÁO LẮP VÀ BẢO DƯỠNG - Nhu cầu tháo lắp và bảo dưỡng các máy công cụ và móc thiết bị. - Nhu cầu tháo lắp khi di chuyển đến nơi mới , thử máy và vận hành máy,... - Nhu cầu tháo lắp khi sửa chữa phục hồi các chi tiết máy. - Nhu cầu phục hồi các chi tiết máy bị hư hỏng hay bị mài mòn sau một thời gian vận hành. - Nhu cầu kiểm tra, bảo dưởng máy. - Nhu cầu bổ sung, trang bị mới, hiện đại hoá các quá trình sản,… 12
- BÀI 3: SỬA CHỮA CHI TIẾT CƠ CẤU MÁY I. THÁO LẮP VÀ BẢO DƯỠNG BÀN XE DAO 1.Đọc bản vẽ Hình 1-8. Cơ cấu bàn xe dao + Công dụng: Dùng để gá dao tiện, thực hiện chuyển động tiến của dao cắt theo các hướng để cắt gọt vật gia công. + Cấu tạo: Bàn dao được dặt trên băng máy gồm 4 bộ phận sau: - Bàn dao dọc: Thực hiện chuyển động tịnh tiến dọc, tự động, bằng tay ( di chuyển trên băng máy ). Nhờ đó dao có dịch chuyển song song với băng máy ( tịnh tiến dọc của dao cắt ). Phía dưới được gá hộp xe dao, phía trên có mặt trượt hình đuôi én, chế tạo có hướng vuông góc với băng máy. - Bàn trượt ngang: thực hiện chuyển động tịnh tiến ngang tự động hoặc bằng tay. Dao nhận được chuyển động có phương vuông góc với băng máy (Tâm trục chính).Bàn trượt ngang được đắt trên bàn trượt dọc và dịch chuyển dọc trong mộng đuôi én nhờ có vít me và đai ốc bàn dao ngang. Vít quay tại chỗ , đai ốc ăn khớp với vít me (đai ốc được lắp chặt với bàn trượt ngang) di chuyển kéo theo bàn trượt ngang di chuyển. Để điều chỉnh độ rơ giữa hai mặt trượt đuôi én ta dùng thanh nêm điều chỉnh. Phía trên bàn 13
- trượt ngang gia công rãnh tròn hình chữ T gá mâm quay, trên mặt còn khắc độ từ 0o - 45o về hai phía. - Bàn trượt dọc phụ: Được gá trên bàn trượt ngang nhờ có hai bu lông lắp vào rãnh chữ T. Chúng di chuyển với nhau trong rãnh mang cá (rãnh đuôi én) nhờ trục vít và đai ốc bàn trượt dọc phụ. Thanh nêm cũng được dùng để điều chỉnh độ rơ giữa hai mặt trượt của rãnh đuôi én. - Giá bắt dao: Dùng để gá dao cắt. 2. Qui trình tháo lắp bàn xe dao 2.1. Các bước thực hiện - Bước 1. Kiểm tra bàn xe dao trước khi tháo. - Bước 2. Tháo bàn xe dao. - Bước 3. Lắp bàn xe dao. - Bước 4. Kiểm tra bàn xe dao sau khi lắp. 2.2. Trình tự thực hiện: Thiết bị, Bước Thao tác Cách thực hiện Yêu cầu dụng cụ 1. Kiểm tra 1. Kiểm tra - Nhìn các chi thiết - Để bàn dao nằm bàn xe dao bên ngoài bên ngoài và chú ý cố định gần mép trước khi vào các bề mặt tiếp bàn hoặc trên băng tháo xúc xem coi có phoi máy, không cho di bám hay cát bẩn bám chuyển gây mất an lên các bề mặt đó hay toàn. không. 1. Kiểm tra 2. Kiểm tra - Xoay tay quay cùng - Để bàn dao nằm bàn xe dao hoạt động chiều kim đồng hồ cố định gần mép trước khi xem bàn dao có tịnh bàn hoặc trên băng tháo tiến êm nhẹ hay máy, không cho di không và ngược lại. chuyển gây mất an toàn. 14
- 2. Tháo bàn 1.Tháo tay -Dùng kiềm gấp ắc -Thao tác êm nhẹ - Kiềm xe dao quay khóa chuyển động tránh trầy xướt bề tịnh tiến và chuyển mặt tiếp xúc của động xoay của tay trục vít và tay quay ra khỏi trục vít quay. me. 2.Tháo du - Dùng tay tháo du -Thao tác êm nhẹ xích xích ra khỏi trục tránh trầy xướt bề vít. mặt tiếp xúc của trục vít và tay quay. 3.Tháo gối- Dùng lục giác tra và -Thao tác êm nhẹ -Lục giác đỡ trục vít đầu 2 bulong xoay tránh làm hại đền me ngược chiều kim đầu bulong. đồng hồ tháo lần lượt 2 bu lông ra khỏi thân bàn dao. 2. Tháo bàn 4.Tháo - - Dùng lục giác tra - Thao tác êm nhẹ -Lục giác xe dao bulong vào đầu bulong xoay tránh làm hại đền khóa đai ngược chiều kim đầu bulong. ốc - vítme đồng hồ, rồi tháo ra. 2. Tháo bàn 5.Tháo - - Dùng tua vít dẹp tra - Thao tác êm nhẹ, - Tua vít xe dao Nêm và đầu vít, xoay tránh hại đầu vít dẹp. ngược chiều kim đồng hồ tháo 2 vít hiệu chỉnh nêm, ra khỏi rãnh mang cá. - - Dùng tay kéo thanh nêm ra khỏi rãnh mang cá 15
- 2. Tháo bàn 6.Tháo bàn- - Dùng tay kéo bàn - Thao tác êm nhẹ, xe dao dao dao ra khỏi thân tránh hại bề mặt máy. rãnh mang cá. 3.Lắp bàn 1.Lắp bàn- - Dùng tay lắp lại bàn - Ép bàn dao về xe dao dao dao bên phải, cho khoảng không gian chứa thanh nêm là vừa đủ. 2.Lắp nêm - - Dùng tay tra thanh - Thao tác chính Tua vít nêm vào khoảng xác dẹp không gian trống. - - Dùng tua vít dẹp lắp lại 2 vít hiệu chỉnh nêm dao vào đúng vị trí. 3.Lắp bàn 3.Lắp bu- - Dùng lục giác vặn - Thao tác chính - Lục xe dao long khóa chặt bulong và đai ốc xác tránh hại bề giác đai ốc – vít mặt ren me 3.Lắp bàn 4.Lắp gối- - Dùng lục giác khóa - Thao tác chính - Lục xe dao đỡ trục vít lại 2 bulong cố định xác tránh hại bề giác me gối đỡ vào thân bàn mặt ren. dao. 3.Lắp bàn 5.Lắp du- - Dùng tay lắp lại - Thao tác phải xe dao xích then và tra du xích chính xác vào đúng vị trí 3.Lắp bàn 6.Lắp tay- - Dùng tay lắp tay - Phần ắc phải Kiềm, xe dao quay quay vào đúng vị trí. chính lắp chính búa tay. - xác và bẽ cong lại. 16
- 2.3. Các lỗi tháo lắp thường gặp, nguyên nhân và cách khắc phục CÁC LỖI THÁO LẮP STT NGUYÊN NHÂN CÁCH KHẮC PHỤC THƯỜNG GẶP 1 - Thanh nêm không vào - Lắp nhằm đầu thanh - Trở đầu thanh nêm lắp nêm lại 2 - Không lắp được trục - Xoay sai chiều ren - Kiểm tra lại chiều ren, vít me vào đai ốc . ( ren trái ) lắp lại 3 - Bàn dao bị rơ - Chưa hiệu chỉnh được - Hiệu chỉnh lại 2 vít 2 vít 4 - Lắp ngược du xích - Xác định sai chiều du - Xác định lại và lắp lại. xích CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Hãy kể tên các bộ phận cơ bản của bàn xe dao? 2. Trình bày cách tháo lắp bàn xe dao? 3. Các lỗi tháo lắp thường gặp, nguyên nhân và cách khắc phục khi tháo lắp bàn xe dao? 17
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình bảo dưỡng và bảo trì thiết bị cơ khí
114 p | 1423 | 498
-
Giáo trình bảo dưỡng và bảo trì thiết bị cơ khí part 1
12 p | 450 | 138
-
Giáo trình bảo dưỡng và bảo trì thiết bị cơ khí part 2
12 p | 323 | 120
-
Giáo trình bảo dưỡng và bảo trì thiết bị cơ khí part 3
12 p | 298 | 107
-
Giáo trình bảo dưỡng và bảo trì thiết bị cơ khí part 4
12 p | 238 | 85
-
Giáo trình bảo dưỡng và bảo trì thiết bị cơ khí part 5
12 p | 216 | 76
-
Giáo trình bảo dưỡng và bảo trì thiết bị cơ khí part 8
12 p | 183 | 72
-
Giáo trình bảo dưỡng và bảo trì thiết bị cơ khí part 7
12 p | 176 | 71
-
Giáo trình bảo dưỡng và bảo trì thiết bị cơ khí part 9
12 p | 210 | 68
-
Giáo trình bảo dưỡng và bảo trì thiết bị cơ khí part 6
12 p | 193 | 68
-
Giáo trình bảo dưỡng và bảo trì thiết bị cơ khí part 10
6 p | 238 | 65
-
Giáo trình Bảo trì máy chính - MĐ02: Vận hành, bảo trì máy tàu cá
133 p | 169 | 42
-
Giáo trình Bảo trì các thiết bị cơ khí tàu cá - MĐ06: Vận hành, bảo trì máy tàu cá
99 p | 182 | 39
-
Giáo trình Bảo trì máy công cụ CNC (Nghề: Bảo trì hệ thống thiết bị cơ khí) - Trường TCN Kỹ thuật công nghệ Hùng Vương
166 p | 65 | 13
-
Giáo trình Bảo trì hệ thống điện máy công cụ vạn năng (Nghề: Bảo trì hệ thống thiết bị cơ khí) - Trường TCN Kỹ thuật công nghệ Hùng Vương
50 p | 40 | 8
-
Giáo trình Bảo trì, sửa chữa và vận hành các hệ thống tự động hoá (Ngành: Điện tử công nghiệp - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng nghề Ninh Thuận
111 p | 11 | 4
-
Giáo trình Lắp đặt và bảo trì hệ thống quảng cáo (Ngành: Điện tử công nghiệp - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng nghề Ninh Thuận
80 p | 7 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn