intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Bảo vệ môi trường trong xây dựng cơ bản: Phần 1

Chia sẻ: Lê Thị Na | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:141

221
lượt xem
73
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình đưa ra những biện pháp giúp bảo vệ môi trường và phát triển bền vững trong xây dựng cơ bản, các biện pháp kiểm soát môi trường không khí, nước, đất và cảnh quan, chất thải rắn,... trong quá trình thi công và khai thác sử dụng của các công trình xây dựng cơ bản. Phần 1 sau đây gồm nội dung 4 chương đầu. Mời bạn đọc tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Bảo vệ môi trường trong xây dựng cơ bản: Phần 1

  1. PG S. 75. TRẦN ĐỨC HẠ (C hủ biên) P G S . TS. ỨNG QUỐC DŨNG - PG S . TS. NGUYỄN duy đ ộ n g PG S . TS.VŨ CỒNG HÒE - PG S. TS. LÊ VĂN NÃI P G S . TS. NGUYỄN THỊ KIM THÁI - PG S. TS. ĐÀM THU TRANG GIÁO TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG XÀY DỰNG c ơ BẢN ■ GIÁO TRÌNH DÙNG CHO CÁ C TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐANG n g à n h x â y dựng (Tái bản) NHÀ XUẤT BẢN XÂY DỰNG HÀ NỘI - 2 0 1 0
  2. LỜI NÓI ĐẦU Trong những năm gần đ â y c á c nhu cầu về khai thác tài nguyên thiên nhiên, sử dụng năng lượng ngày càng tăng. S ự ph á t triển kin h tê xã hội với sự xuảt hiện hàng loạt nhà m áy x í nghiệp, các công trinh xây dựng... đã tác động m ạnh mẽ đến hệ sinh thái, môi trường xung quanh củng như điều kiện sông của con người. Tài nguyên có xu th ế cạn kiệt dần, ô nhiễm môi trường tăng lên. S ự biến đổi theo chiều hướng xãu của môi trường ảnh hường ngược trở lại đối với sự p h á t triển kin h tê xã hội của môi m ột Quốc gia. C ùng với quá trinh công nghiệp hoá, tốc độ đô thị hoá ngày càng gia tăng. N h u cầu tài nguyên và năng lượng p hục vụ dăn đô thị ngày càng lớn. Các hoạt động kinh tế xã hội tạo nên rất nhiều chất thải gây ô nhiễm môi trường. Vi vậy vấn đ ề bảo vệ môi trường và p h á t triển bền vững đã trở thành mối quan tâm hàng đầu của nhản loại. X ây dựng cơ bản bao gồm xảy dựng các công trinh công nghiệp và dàn dụng, các công trình giao thông, thuỷ lợi, hệ thống hạ tầng cơ sỏ; sản xuất vật liệu xây dựng... là một trong những hoạt động kinh tế xã hội tác động m ạnh mẽ n hất đối với môi trường và nguồn tài nguyên. Việc xây dựng các công trinh n h ư cảng Cái L ân, khu công nghiệp c h ế biến dầu D ung Q uất, các đô thị trong vùng trọng điếm p h á t triển kin h tê] các nhà m áy xi m ăng N ghi Sơn, H à Tiên... và đặc biệt là công trinh thuỷ điện Sơn La đã và sẽ gây nên sự suy thoái môi trường ở m ột p h ạ m vi lớn nếu n h ư không có sự hiếu biết và biện pháp ngăn ngừa, giảm thiêu các tác động tiêu cực này. X ảy dựng cơ bản là một lĩnh vực có các hoạt động tác động m ạnh mẽ đến môi trường và sử dụng nhiêu nguồn tài nguyên thiên nhiên; m ặt khác một trong những nhiệm vụ của xảy dựng cơ bản là xây dựng các công trinh hạ tầng, bảo vệ môi trường và sử dụng hợp lý tài nguyên. Vi vậy, các kỹ sư xây dựng và kỹ th u ậ t cao đẳng xây dựng cần nam vững các kiến thức về quán lý môi trường, công nghệ môi trường đ ể ứng dụn g nó vào trong công việc hàng ngày. H iện nay cả nước ta có hàng chục trườìig đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp đào tạo kỹ sư và cán bộ kỹ thuật về xây dựng cơ bản. T ừ năm 1996, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có yêu cầu đưa môn học Con người và môi trường vào giảng dạy trong các trường đại học. Tuy nhiên, nội dung môn học này chưa được thống nhất ở các trường đại học. M ặt khác những khái niệm và kiến thức cơ bản về bảo vệ mỏi trường và p hát triển bền vững đặc thù trong lĩnh vực xảy dựng cơ bản chưa được đề cập hoặc đề cập chưa đầy đủ trong quá trinh giảng dạy môn học này. Trong đề án "Đưa nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục Quốc dân" Bộ Giáo dục và 3
  3. Đào tạo yêu cầu xem xét, rà soát uà biên soạn lại chương trinh và tài liệu giảng dạy m ôn học về môi trường thông nhấ t cho tất cả các trường đại học và cao đẳng, tẫt cả các khối ngành, trong đó có xây dựng cơ bản. Việc biên soạn lại chương trình giảng dạy m ôn học này củng p h ù hợp với chủ trương xây dựng lại kh u n g chương trình đào tạo đại học các khối ngành do Bộ yêu cầu. M ặt khác, trong nhiều trường đại học và cao đẳng hiện nay, đội ngủ CBGD về bảo vệ m ôi trường còn hạn chế. Đ ể có tài liệu giảng dạy về bảo vệ môi trường củng n h ư th a m khảo đ ể lồng ghép các nội dung bảo vệ môi trường trong các m ôn học được g iả n g dạy tại các trường khôi ngành xây dựng cơ bản, cần thiết p h ả i nghiên cứu biên soạn tài liệu giảng dạy về môi trường và xử lý ô nhiễm môi trường cho các trường này. N h ư vậy, tài liệu này sẽ dùng: - G iảng dạy môn học "Bảo vệ môi trường" cho các trường đại học và cao đẳng khối xây dự ng cơ bản. - T h a m khảo đ ể lồng ghép các nội d u n g giảng dạy bảo vệ môi trường trong các m ôn học khác của các trường. Tài liệu giảng dạy này là sản p h ẩ m của nhiệm vụ khoa học công nghệ "Nghiên cứu xây dựng chương trình và biên soạn tài liệu phục vụ giảng dạy về lĩnh vực môi trường cho các trường đại học và cao đẳng chuyên ngành xây dựng" (mã sô: B ‘2 002- 04-05) do PGS. T S Ưng Quốc D ũng chủ trì. P hăn công biên soạn tài liệu giảng dạy n h ư sau: P G S .T S Trần Đức Hạ, chủ biên và biên soạn các chương 2, chương 4 và m ục 1.5 của chương 1; P G S.T S N guyễn T hị K im Thái biên soạn chương 6 và các m ục 1.1, 1.2, 1.3 và 1.4 của chương 1; P G S .T S Nguyễn D uy Động biên soạn chương 3; P G S .T S Lê Văn N ãi biên soạn các m ục 5.1, 5.2 của chương 5 và 7.1, 7.2 và 7.3 của chương 7; P G S .T S Vũ Công Hòe biên soạn các m ục 7.4 và 7.5 của chương 7; P G S.T S Đ àm T h u Trang biên soạn các m ục 5.3 và 5.4 của chương 5. T h S N guyễn H ữu Hòa trình bày tài liệu và tham gia hoàn thiện m ột s ố h ìn h vẽ. Các tác giả củng đã nhận được sự góp ý của G S.T SK H Trần H ữu Uyển, G S .T S Trần H iếu N huệ và các thầy cô giáo khác thuộc trường Đại học X ây dựng, trường Đ ại học Bách khoa H à Nội, trường Đ ại học K iến trúc H à Nội,... cho tài liệu giảng dạy. Việc biên soạn tài liệu không th ể tránh khỏi các thiếu sót, chúng tôi rất mong n h ậ n được ý kiến góp ý của các thầy cô giáo, các em sinh viên và các bạn đọc. Mọi thông tin xin gửi về: Viện Khoa học và K ỹ thuật môi trường, trường Đ ại học X ây dựng, địa chỉ: sô'55 đường Giải Phóng, H à Nội. Các tác giả 4
  4. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIÊT TẮT BOD Nhu cầu ôxy sinh hóa BVMT Bảo vệ mòi trường COD Nhu cầu ôxy hoá học ĐTM Đánh giá tác động môi trường EPA Cục Bảo vệ môi trường Mỹ GWP Mạng lưới cộng tác vì nước toàn cầu HTTN Hộ thống thoát nước ISO Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế KCN Khư công nghiệp KSON Kiểm soát ô nhiểm QLMT Quản lý môi trường ss Hàm lương chất lơ lửng TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam TNN Tài nguyên nước XLNT Xử lý nước thải
  5. ( "hương 1 CÁC KHÁI NIỆM c ơ BẢN VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN BỂN VŨNG 1.1. C ơ SỞ SINH THÁI HỌC - CÁC KHÁI NIỆM VỀ HỆ SINH THÁI T ự NHIÊN, HỆ SINH THẢI ĐÔ THỊ 1.1.1. Khái niệm về sinh thái họe Sinh thái học là khoa học tổng hợp vé quan hệ tương hỗ giữa sinh vạt và mỏi trường và giữa các sinh vật với nhau. Các kiến thức cua sinh thái học tổng hợp bao gồm kiến thức của nhiều môn như: di truyền học. sinh lý học, khí hậu học, ihổ nhưỡng học... Sinh thái học cũng có mối quan hệ chặt chẽ với các khoa học nghiên cứu về môi trường. Sinh thái học được chia thành: - Sinli thái học cá thể: là đối tượng nghiên cứu của các môn động vật học, thực vật học, vi sinh vật học. - Sinh thái học cỊiỆận thể: là đối tưựnu nghiên cứu riêng của sinh thái học. Những năm gần đây sinh thái học đã trớ thành khoa học toàn cầu. Rất nhiều người cho rằng con người cũng như các sinh vật khác không thê sông tách khỏi mòi trường cụ thể của mình. Tuy nhiên, con người khác với các sinh vật khác là có khá năng thay đổi điều kiện môi trường cho phù hợp với mục đích riêng. Mặc dù thế, thiên tai, hạn hán, dịch bệnh, ô nhiễm môi trường luôn luôn nhắc nhớ chúng ta rằng, loài người không nên cho mình có một sức mạnh vỏ song mà không có sai lầm. Sai lầm của loài người đã nhiều lần dẫn đến những cuộc khủng hoàng sinh thái. Từ thời cổ xưa, thung lũng Cong Tigo và Ofrat phồn vinh đã biến thành hoang mạc vì bị xói mòn và hoá mặn do hệ thống tưới tiêu bố trí không hợp lý. Nguyên nhàn sụp đổ của nền vãn minh Mozopotami vĩ đại cũng trong một tai hoạ sinh thái. Một trong những nguyên nhân làm tan vỡ nền vãn minh Maja ở Trung Mỹ và sự diệt vong của triều đại Khơnie trên lãnh thổ Campuchia là do khai thác quá mức rừng nhiệt đới. Rõ ràng khủng hoảng sinh thái hiển nhiên không phải là phát kiến của thế ký XX, mà là bài học trong quá khứ bị lãng quên. Vì vậy, nếu chúng ta muốn đạt được một sự thoả mãn nào đó, trong phần lớn trường hợp phải chấp nhận những điều kiện của tự nhiên. Những điều kiện đó phản ánh thông qua những quy luật sinh thái cơ bản mà các sinh vật phải phục tùng. Sinh tliái học lá khoa học cơ sớ cho công tác bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường. Thuật ngữ Sinh thái học: Ecology (bắt nguồn từ chữ Hy Lạp Oikos là nhà, nơi ở) 7
  6. được Emst Heckel, nhà bác học người Đức đề xướng năm 1866 và dùng nó đê xác định khoa học về mối quan hệ tương hỗ giữa sinh vật và môi trường, là tập hợp tất cả những hiểu biết về kinh tế tự nhiên. Nói cách khác, sinh thái học nghiên cứu mối quan hệ tổng hợp phức tạp mà Dac-uyn gọi là các điều kiện sinh ra đấu tranh sinh tồn. Học thuyết tiến hoá của Dac-uyn được hình thành trên cơ sở nhận thức về mối quan hệ chặt chẽ giữa sinh vật và môi trường. Cấu trúc sinh thái học bao gồm 3 mức độ nằm chồng lên nhau theo 3 lóp nằm ngang tương ứng với các mức độ tổ chức sinh học khác nhau: từ cá thể qua quần thể và quần xã đến hệ sinh thái. Lấy những lát cắt theo chiều thẳng đứng đi qua 3 lóp đó thì chia cấu trúc ra các nhóm tương ứng với hình thái, chức năng, phát triển, điều hoà và thích nghi. Nếu chúng ta quan sát tất cả các nhóm đó ở mức độ quần xã thì ở nhóm hình thái thể hiện các thông số cơ bản là các đỉnh số lượng và mật độ tương đối của loài. Nhóm chức năng giải thích mối quan hệ tương hỗ giữa các quần thể, thú dữ và con mồi. Nhóm phát triển là quá trình diễn thế của quần xã. Nhóm diều hoà là sự điều chỉnh để tiến tới thế càn bằng. Nhóm thích nghi là quá trình tiến hoá, khả năng chọn lọc sinh thái, chống kẻ thù. Nếu như chọn một nhóm, ví dụ nhóm chức năng thì ở mức độhộsinh thái là chu trình vật chất và chu trình năng lượng, ở mức độ quần xã là quan hệ giữa vật dữ, con mồi và cạnh tranh giữa các loài, ở quần thể là sinh sản, tử vong, di cư, nhập cư, ở mức độ cơ thể là sinh lý và tập tính của cá thể. Như vậy, mỗi một mức độ tổ chức sinh thái có đặc điểm cấu trúc và chức năng riêng biệt của mình. Mỗi một nhóm trên mỗi một mức độ được đặc trưng bởi tập hợp có tính thống nhất các hiện tượng được quan sát. Tập hợp đó thể hiện bằng tính quy luật hình thành trên cơ sở của các hiện tượng. Những qui luật đó chính là đối tượng nghiên cứu của sinh thái học, nằm trong các dơn vị cụ thể của tự nhiên - hệ sinh thái. Đối tượng nghiên cứu của sinh thái học là các hệ sinh thái (ecosystem). Hệ sinh thái là một đơn vị hao gồm các vật sống và ngoại cảnh không sống của chiíne;. 1.1.2. K hái niệm về hệ sinh thái Sinh vật có thể được nghiên cứu ở sáu mức khác nhau. Mức thứ nhất là cá th ể tức là một cây, một con thuộc một loài nhất định. Tập hợp các cá thể thuộc cùng một loài tạo thành quẩn thể. Các quần thể loài khác nhau cùng tồn tại trong một quần xã. Một vài quần xã khác nhau chung sống trong cùng một khu vực tạo thành hệ sinh thái. Các hệ sinh thái khác nhau cùng tồn tại trong một vùng địa lý, có chung điều kiện khí hậu, tạo thành một quần xã sinh vật. Toàn bộ các quần xã sinh vật khác nhau trên trái đất cùng nhau tạo thành mức tổ chức cao nhất gọi là sinh quyển. Sinh quyển là một lớp mỏng có sự sống tạo thành bề mặt ngoài của hành tinh chúng ta. Như vậy, hệ sinh thái có thể được định nghĩa như sau: Hệ sinh thái là một hệ thống bao gồm các quần xã (cơ thể sống) và các môi trường sống của chúng (các thành phần vô sinh). Trong hệ sinh thái, các thành phần hĩru sinh và 8
  7. vô sinh luôn có sự tác động lẫn nhau và tạo ra hệ thống môi sinh của hệ sinh thái để hợp thành một thê thống nhất. Trong sinh‘quyển tồn tại các loại hệ sinh thái chủ yếu: - Hệ sinh thái lự nhiên bao gồm hộ sinh thái nguyên sinh như như rừng nguyên sinh, sông, hồ. đồng cỏ, biển hav hệ sinh thái tư nhiên đã được cải tạo, nghĩa là đã được tạo điều kiện thuận lợi đê phát triển sức sinh sản tiềm năng của hệ bằng các biện pháp khoa học-kỹ thuật chuyên ngành, liên ngành như: Nông - Lâm - Ngư nghiệp. - Hệ sinh thái nhân tạo là hệ sinh thái do con người tạo ra mới hoàn toàn như hệ sinh thái đô thị, hệ sinh thái trong các công trình xử lý chất thải. Sơ đồ một hệ sinh thái trong tự nhiên được biểu diễn như ở hình 1.1. \ / - p r YAI rviAn Phân bón Chất thải Xói mòn đã xử lý Hình 1.1. Sơ đổ một hệ sinh thái trong tự nhiên Về cấu trúc, hệ sinh thái gồm các thành phần cơ bản sau: 1. Môi trường (E): Bao gồm tất cả các nhân tố sinh thái của sinh cảnh như đất, nước, không khí, tiếng ồn. Môi trường đáp ứng tất cả các yêu cầu của sinh vật trong hệ sinh thái. 2. Vật sản x u ấ t (P): Bao gồm các vi khuẩn hoá tổng hợp và cây xanh tức làbao gồm các sinh vật có khả năng tổng hợp được chất hữu cơ nhờ năng lượng mặt trời để tự xây dựng lấy cơ sở của mình. Vật sản xuất là các sinh vật tự dưỡng. 3. Vật tiêu thụ (c ): Bao gồm các động vật sử dụng các chất hữu cơ lấy trực tiếp hay gián tiếp từ vật sản xuất. Vật tiêu thụ là các sinh vật dị dưỡng. Vật tiêu thụ được chia thành: 9
  8. - Vật tiêu thụ cấp 1 (sơcấp): các loại động vật ăn thực vật. - Vật tiêu thụ xấp 2 (thứ cấp): các loại động vật ăn động vật và thực vật. 4. Vật phàn huỷ (D): Bao gồm các vi khuẩn và nấm. Chúng phân luiỷ các phc thái và xác chết cùa các vật sản xuất và tiêu thụ. Hầu hết các hệ sinh thái tự nhiên đều gồm bốn thành phần cơ bàn như trên. Hệ sinh thái có hai chức năng cơ bán là vòng tuần hoàn vật chất và dòng năng lượng giữa các thành phần. Hai chức năng này biểu thị hai đặc trưng cơ bủn của hệ sinh thái là: Cân bằng giữa cá thể - môi trường và tính thích nghi sinh thái. Hệ sinh thái dô tlìị là hệ sinh thái nhàn tạo bao gồm có con người và các loài sinh vật với mòi trường xung quanh trên lãnh thổ đó thị. Hệ sinh thái đô thị bao gồm các thành phần sau: - Thành phần hữu sinh: Con người và các loài sinh vật trong môi trường đô thị. - Thành phần vỏ sinh: Môi trường đò thị, đất, nước, không khí, các yếu tố khác. - Thành phần công nghệ: Các nhà máy, rạp hát, cơ quan, xí nghiệp. - Thành phần công nghệ quyết định và chi phối dòng năng lượng qua hệ sinh thái. Mỏi trường đô thị là một thành phần của môi trường vùng xung quanh, nó là kết quả của hoạt động vật chất của con người trong quá trình tác động tới thiên nhiên. Mỏi trường đò thị luôn vận động và phát triển theo quy luật động học phức tạp, và tuân theo các quy luật của tự nhiên cũng như quy luật nhân tạo do con người tạo ra. Xét trên quan điếm sinh thái học, một thành phố cũng giống như những hệ sinh thái khác, có cấu trúc và chức năng đặc trưng, với những yếu tố sinh vật và phi sinh vật, với chu kỳ chuyển đổi và quay vòng năng lượng và vật chất. Ớ đó cũng có một tổ chức không gian riêng biệt và những biến đối theo thời gian có thế ảnh hưởng đến các mô hình hành vi cư xử, đến sư phân bố các loài, đến hoạt động của các cộng đồng dân CƯ. Tuy nhiên, nhìn chung vẫn có những nét đặc trưng nhất định, làm nên tính độc đáo của một hệ sinh thái đô thị. Có thể tóm tắt những đặc thù của hệ sinh thái công nghiệp như sau: - Hệ sinh thái đô thị lù một hệ thống m ở đặc biệt, nếu xét về dòng chảy, sự tưong tác, sự trao đổi, đặc biệt là trong mối quan hệ với các hệ sinh thái khác. • Xét trên quan điểm xã hội và dân cư, hệ sinh thái đô thị tạo ra một lượng lớn thông tin, tri thức, sáng kiến, văn hóa, công nghệ, công nghiệp và có thể áp dụng chúng cho những hệ sinh thái khác. • Xét trên quan điểm sinh học, hệ sinh thái đô thị thuộc loại hệ phi sản xuất và do đó chúng phụ thuộc rất nhiều vào các vùng phụ cận. - Hệ sinh thái đô thị thường tiêu thụ rất nhiều nàng lượng. Thêm vào đó, nhu cầu năng lượng cửa một đô thị tăng lên nhanh chóng khi máy móc được dùng thay thế cho sức lao động của con người, dẫn đến tăng lượng vật chất Gần thiết, đặc biệt là nước. 10
  9. - Hệ sinh tliái đô thị tạo ra một lượng cliất thải khổng lồ, buộc các vùng phụ cận - nơi vốn đã phải chịu hậu quá của tình rạng khan hiếm năng lượng và nguyên liệu - phải hứng chịu. Do đó, hệ sinh thái đó thị gây ra những tác động nghiêm trọng đối với môi trường sống của con người và phạm vi ảnh hường của chúng bao gồm từ nhữngvùng ngoại ô liền kề đến những khu vực cách xa hàng nghìn kiỉômét. - Hệ sinh thái dô thị có tính biển dộnq rà khÔMị níịừtig phát triển. Sự phát triển của các đô thị thường kéo theo những thay đổi lớn về tình hình sở hữu và sử dụng đất đai. Những thay đổi này mâu thuẫn lẫn nhau và có ý nghĩa nhất định về mặt kinh tế cũng như những tác động đối với môi trường và tình hình kinh tế - xã hội, đặc biệt là ở các vùng nông thôn và những khu vực được bảo vệ. Sự phụ thuộc và mô hình cung - cầu nói trèn khiến cho các hệ thống đô thị, đặc biệt là các thành phố lớn trở nên bất ổn định và dễ bị ảnh hướng nếu xét trên quan điểm kinh tế - xã hội và môi trường. - Đặc điểm nổi bật nhất của hệ sinh thái đỏ thị là klìía cạnh con người bao gồm tất cả các mặt như văn hóa, xã hội, tâm lý, kinh tế, chính trị - xã hội... Đặc biệt, khía cạnh con người bao gồm nhiều điểm mơ hồ, khó định nghĩa và càng khó định lượng. Ví dụ như: tính sáng tạo, ý thức an ninh, sự hài lòng với công việc, mục tiêu phấn đấu, thẩm mỹ... Nếu chúng ta không để ý đến những khía cạnh liên quan mật thiết với chất lượng môi trường cũng như chất lượng cuộc sống đó thì chúng ta có thê sẽ mắc phải những sai lầm dần đến việc quy hoạch và quản lý lệch hướng. 1.2. KHÁI NIỆM VỀ MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN 1.2.1. K hái niệm về mói trường Môi trường là khái niệm dùng để chỉ tổng thê các yếu tố vật chất, tự nhiên và nhân tạo bao quanh con người có quan hệ mật thiết đến sự tồn tại của con người và xã hội loài người. Trong Luật báo vê môi trường của nước ta ban hành ngày 10-1-1994 thì môi trường được định nghĩa như sau: “Mòi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hường tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thicn nhiên”. Như vậy, khái niệm môi trường ở đây không phải là thế giới tự nhiên nói chung,bất kì, mà là thê giới tự nhiên đặt trong mối quan hệ mật thiết với sự tồn tại và phát triển của con người và xã hội loài người nói chung. Quan điểm trên về môi trường nhấn mạnh yếu tố mang tính bản chất của môi trường bao gồm các yếu tố bao quanh con người, trong đó cấu trúc của I Ó cũng được thể hiện là yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất do con người 1 tạo nên. Xét một cách khái quát, môi trường bao gồm: môi trường tự nhiên, môi trường xã hội và môi trường nhân tạo. Tuy nhiên, trong phạm vi giáo trình này chỉ tập trung vào những vấn đề có liên quan tới môi trường tự nhiên. 11
  10. Môi trường tự nhiên trong quan hệ với đời sống con người và sự phát triển của con người là một hệ thống có các chức nãng (hình 1.2). Môi trường là cái nôi sinh thành và phát triển của xã hội loài người. Những yếu tố cấu thành môi trường như không khí, nước, ánh sáng đều rất quan trọng đối với con người. Không khí để thở, nước để uống... tất cả đều là những thành phần của môi trường có ý nghĩa quyết định đến sự tồn tại và phát triển của loài người. Với chức năng này môi trường là nơi cung cấp hệ sinh thái như yếu tố vật chất cơ bản giúp cho sự tồn tại và phất triển của con người bao gồm không khí, nguồn nước, đất, cây cối, rừng và sinh vật. Những yếu tố này bị tổn hại đến một mức độ nhất định thì hậu quả của nó sẽ đe dọa đến sự sống của con người Sống trong môi trường, con người một mặt chịu ảnh hưởng của nhân tố mỏi trường, mặt khác con người lại tác động vào môi trường làm cho mỏi trường biến đổi. Sự biến đổi môi trường lại ảnh hưởng trở lại con người. Sự phát triển kinh tế xã hội, hay nói cách khác sự phát triển là một quá trình sử dụng các tài nguyên sống và không sống để sản xuất ra của cải vật chất nhằm đáp ứng nhu cầu của đời sống con người. Môi trường là nơi chứa đựng những nguồn tài nguyên làm thành đối tượng lao động sản xuất và hình thành các nguồn lực cần thiết cho việc sản xuất ra của cải vật chất của loài người. Trong số này có thể có một số có thể tái tạo được, một số có thể không tái tạo được. Trong quá trình khai thác, nếu mức độ khai thác nhanh hơn mức độ tái tạo thì sẽ gây ra tình trạng khan hiếm, suy kiệt hoặc khủng hoảng đối với môi trường. Với chức năng thứ hai này môi trường là nơi cung cấp nguyên liệu và nãng lượng phục vụ hoại động kinh tế và đời sống của con người. Môi trường lủ nơi chứa đipĩg chất thải của quá trình sinh hoạt trong cuộc sống của con người và của quá trình sản xuất. Trong quá trình sinh sống và phát triển xã hội, con người một mặt khai thác các nguồn tài nguyên để sinh hoạt và sản xuất các loại hàng hoá khác nhau nhưng lại thải vào môi trường các chất thải trong quá trình sinh hoạt và sản xuất. Mối trường là nơi giảm nhẹ các tác động có hại của thiên nhiên tới con người và sinh vật trên Trái Đất. Sự phát sinh, phát triển sự sống xẩy ra trên trái đất nhờ hoạt động của hệ thống các thành phần của môi trường: khí quyển, thuỷ quyển, sinh quyển và thạch quyển. - Khí quyển giữ cho nhiệt độ trái đất tránh được bức xạ quá cao, chênh lệch nhiệt độ lớn, ổn định nhiệt độ trong khả năng chịu đựng của con người, v.v... - Thuỷ quyển thực hiện chu trình tuần hoàn nước, giữ cân bằng nhiệt độ, các chất khí, giảm nhẹ tác động có hại của thiên nhiên đến con người và sinh vật. - Thạch quyển liên tục cung cấp năng lượng, vật chất cho các quyển khác của trái đất, giảm tác động tiêu cực của thiên tai tới con người và sinh vật. 12
  11. Môi trường là nơi lưu trữ và cung cấp thớng tin cho con người. Hình 1.2: Các chức năng chủ yếu của môi trường - Ghi chép và lưu trữ lịch sử địa chất, tiến hoá của vật chất và sinh vật, lịch sử xuất hiện và phát triển văn hoá của loài người, đa dạng các nguồn gen.. - Cung cấp các chỉ thị không gian và tạm thời mang tính chất báo động sớm các nguy hiểm đối với con người và sinh vật như : các phản úng sinh lý của cơ thể sống trước khi xảy ra các tai biến thiên nhiên và hiện tượng thiên nhiên đặc biệt như bão, động đất,... 1.2.2. K hái niệm về tài nguyên Tài nguyên thiên nhiên (TNTN). Tài nguyên thiên nhiên là nguồn của cải vật chất nguyên khai được hình thành và tồn tại trong tự nhiên mà con người có thể sử dụng để đáp ứng các nhu cầu trong cuộc sống. Mỗi loại tài nguyên có đặc điểm riêng, nhưng có hai thuộc tính chung: - Tài nguyên thiên nhiên phân bố không đồng đều giữa các vùng trên trái đất và trên cùng một lãnh thổ có thể tồn tại nhiều loại tài nguyên, tạo ra sự ưu đãi của tự nhiên với từng vùng lãnh thổ, từng quốc gia. - Đại bộ phận các nguồn TNTN có giá trị kinh tế cao được hình thành qua quá trình lâu dài của tự nhiên và lịch sử. Để tồn tại và phát triển, con người phải dựa vào các nguồn tài nguyên sẵn có trong tự nhiên và môi trường là nơi cung cấp các yếu tố đó. Tuỳ theo trình độ phát triển của xã hội, số lượng tài nguyên được con người sử dụng ngày càng tăng. Tài nguyên được phân chia thành hai loại: 13
  12. Nguồn tài nguyên có khả năng tái tạo được như cây rừng, các loài động vật ở trong rừng, cá dưới biển... là loại tài nguyên mà trong quá trình khai thác nếu con người biết phục hồi chúng thì chúng sẽ không bao giờ bị cạn kiệt (trừ những biến động bất thường của tự nhiên gây ra có thể làm cho loài này hoặc loài khác bị tuyệt chủng). Đối với loại tài nguyên này nếu tốc độ khai thác và sử dụng lớn hơn tốc độ được tái tạo, phục hồi thì dần dần sẽ dẫn tới bị cạn kiệt và không còn nữa. Vì vậy, đê duy trì nguồn tài nguyên này, cũng là nhằm duy trì môi trường sống trong sạch thì đi đôi với việc khai thác và sử dụng cần phải có giải pháp khôi phục và tái tạo thường xuyên sao cho khả năng khôi phục và tái tạo phải lớn hon tốc độ khai thác. Đối với nước ta, các biện pháp trồng cây, khôi phục lại rừng đã bị tàn phá, phủ xanh đất trống đồi trọc , hạn chế đánh bắt các loại cá nhỏ, nghiêm cấm việc săn bắt các loại thú quý hiếm... chính là các biện pháp có hiệu quả nhằm khôi phục và tái tạo lại nguồn tài nguyên đã bị khai thác quá mức cho phép trong những năm trước đây. Những nguồn tài nguyên tái tạo được có thê sử dụng một cách lâu dài nếu người sử dụng có ý thức duy trì và bổ sung chúng. Nếu sử dạng quá mức hay không có sự quản lý chặt chẽ có thể dẫn tới làm cho nguồn tài nguyên này bị giảm đi, thậm chí bị tiêu huỷ hoàn toàn. Như vậy chúng ta cần phải thấy được những nét đặc trưng của loại tiềm năng tài nguvên này ờ nước ta để có kế hoạch khai thác, sử dụng và phực hồi nó trong tương lai. Nguồn tài nguyên không th ể tái tạo được là các loại tài nguyên như quặng sắt, dầu mỏ, kim cương, than đốt... có sẵn trong lòng đất, trong quá trình khai thác và sử dụng nguồn tiềm nãng này sẽ dần dần bị cạn kiệt và tiến tới không còn nữa. Theo sự phát triển của lịch sử, loài người càng tiến bộ thì các nguồn tài nguyên càng bị khai thác nhiểu hơn. Đối với nguồn tài nguyên không thế tái tạo, việc sử dụng chúng một cách lãng phí, khai thác bừa bãi, không có hiệu quả sẽ dẫn tới làm giảm nhanh chóng tài nguyên này cho tới lúc bị cạn kiệt vĩnh viễn. Để duy trì bền vững ngưồn tài nguyên không thể tái tạo được cần phải quán triệt nguyên tắc tiết kiệm trong sử dụng khai thác hợp lý, có hiệu quả, đồng thời không khai thác bừa bãi. 1.3. Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC TÁC ĐỘNG CỦA Ồ NHIÊM 1.3.1. Bản chất của ô nhiẻm Trước khi loài người xuất hiện, môi trường trên quả đất hoàn toàn ià môi trường nguyên thuỷ, chỉ có biển xanh, tuyết trắng, rừng nguyên thuỷ xanh tươi mà không có đô thị, không có nhà máy, hầm mỏ, ô tô,... Từ khi con người xuất hiện, quá trình sinh hoạt và sản xuất của con người đã gây nên ô nhiễm môi trường. Bản chất của ô nhiễm là sự rối loạn vận hành mang tính tiêu cực 14
  13. trọng các chu trình tự nhiên, mà ngưòi ta có thể nhận ra và đo lường hoặc quan sát được ở mức độ khác nhau. Chất thải (Theo Luật BVMT) là loại vật chất được loại ra trong sinh hoạt, từ quá trình sản xuất, hoặc từ các hoạt động khác. Chất thải có thể ở dạng rắn, dạng lỏng hoặc ở dạng khác. 0 nhiễm môi trường có nhiều dạng, bao gồm ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm đất, ô nhiễm tiếng ồn... với các nguồn gày ô nhiễm mang tính đa dạng và luôn luôn biến đổi. Nguồn nước được coi là ô nhiễm khi thành phần và tính chất lý hoá sinh học của nước bị thay đổi, không bảo đảm chất lượng của nguồn cung cấp và các yêu cầu khác M ôi trường không khí bi coi là ô nhiễm khi các thành phần bị biến đổi khác với trạng thái bình thường. Chất gây ồ nhiễm là chất có trong khí quyển ở nồng độ cao hơn nồng độ bình thường của nó trong không khí hoặc chất đó thường không có trong không khí. Sự ô nhiễm không khí là kết quả của việc thải ra các khí, hơi, giọt và các lượng khí khác có nồng độ vượt quá thành phần bình thường trong không khí gây nên các tác động có hại hoặc gây sự khó chịu (do mùi, do bại, ...)• Đất bị coi là ô nhiễm khi sự tăng nồng độ chất đạt tới nồng độ có khả năng làm xuất hiện những tác động bất lợi đến những chức nãng đã định của đất, dẫn đến sự huỷ hoại hệ sinh thái đất. Tiếng ồn nói chung là những âm thanh gây khó chịu, quấy rầy sự làm việc và nghỉ ngơi của con người. Tiếng ồn là một yếu tố tự nhiên nhưng cũng là sản phẩm của nền vãn minh kỹ thuật. Khi tiếng ồn lan truyền trong không khí, chuyển động âm thanh của các phân tử khí gây ra những biến đổi nhỏ về áp suất không khí mà người ta biểu hiện bằng áp suất âm, cường độ âm. Hiện nay, người ta coi tiếng ồn như là một chỉ số ô nhiễm môi trường trong thành phố. Ô nhiễm môi trường phần lớn do những hoạt động kinh tế không hợp lý của con người gây nên nhưng cũng có những ô nhiễm do hoạt động của tự nhiên tạo thành. Hậu quả của ô nhiễm này thậm chí còn nghiêm trọng hơn, phạm vi ảnh hưởng to lớn hơn so với ô nhiễm do hoạt động của con người và không thể tránh khỏi. Thí dụ điển hình là núi lửa phun ra những dòng nham thạch nóng chảy cao hàng trăm mét với hàm lượng khí suníuarơ rất nhiều gây nên sự ô nhiễm trên một vành đai rộng lớn, thậm chí làm biến đổi khí hậu cục bộ. 1.3.2. C ác tác động tiêu cực của con người đối với mói trường Đã có nhiều khung phân loại được đề xuất để liệt kê các tác động có thể có trong khuôn khổ hoạt động nhân tác. Những tác động này khác nhau chủ yếu về chủ điểm của tác giả: bảo vệ động vật và thực vật, sức khỏe của con người, sự cân bằng thiên nhiên. Đối với chúng ta, chủ yếu là để hiểu rõ hơn các mối quan hệ giữa sự quản lý chất phế thải và môi trường, phải tự giới hạn ở 3 loại tác động sau đày: 15
  14. - Những tác động gắn với thẩm mỹ và tiện nghi. - Những tác động sinh thái. - Những tác động độc hại và độc hại sinh thái. Những tác động gắn với thẩm mỹ và tiện nghi Các tác động loại này bao gồm mùi, tiếng động, màu sắc, quang cảnh, những bố cục phong cảnh, khói... Quản lý các phế thải thường bao hàm cả tác động đó. Những thí dụ điển hình như sau : - Trường hợp những kiểu vứt rác, khi rác không được giữ gìn cẩn thận, có thể để giấy hay màng chất dẻo bay ỉung tung, thu hút quá nhiều chim chóc, mùi hôi hám. - Trường hợp những lò thiêu rác, khi phát thải khói quá nhiều gây hại cho khu vực lân cận. - Trường hợp những đơn vị ủ rác làm phân bón, không khống chế để mùi hôi thối của rác hoại mục bốc ra. - Trường hợp tiếng ồn phát sinh do thu thập thùng rác, hoạt động của các các máy nghiền.. - Trường hợp hoạt động của các công trường ngoài trời. Kiểu tác động này gây nhiều điều đáng chú ý: - Tiếng ồn, mùi, mầu sắc thường thường được thấy tăng lên mạnh bởi các bờ bao..., hiện tượng này chưa có công nghệ lý. Giải pháp là phải đẩy mạnh việc giữ nghiêm những quy chế chống ô nhiễm hay là chất lượng công nghệ của dụng cụ không thỏa mãn. Ngoài ra từ nhiều năm nay, người ta áp dụng biện pháp khử những yếu tố tác động, do các chuyên gia quản lý chất phế thải tham gia thực hiện. - Sự việc thuộc loại đụng chạm đến bản chất thẩm mỹ có thể ngày càng nhiều, những tác động đến tâm thần thân thể (tâm thể) biểu hiện bằng những triệu chứng lâm sàng (ngứa trên da, nhức đầu, hoang mang lo sợ, suy sụp...)- v ề mặt đó, nghiên cứu tâm lý và dịch tễ học phải trở nên m ột ngành rất tích cực của khoa học môi trường. - Sau cùng, cần ghi nhận, và cũng chính là một khó khăn thực sự, rằng không ai phản đối điều cho rằng những tác động thẩm mỹ (mùi, mầu, tiếng ồn) cũng gây ra độc hại hay độc hại sinh thái. Những tác động sinh thái: Đó là những tác động biểu hiộn không đo đếm được, thông qua những quá trình làm biến đổi về hệ thực vật, hệ động vật và cả nước, không khí và đất như: - Thay đổi quần thể hệ động thực vật của một con sông. - Sự biến mất hay ngược lại sự sinh sôi quá mức các loài cây cỏ. - Sự giảm sút đa dạng sinh học. - Xói mòn và nhiễm mặn của đất. 16
  15. - Sự biến đổi của một số cân bằng: hiệu ứng nhà kính, thủng tầng ôzôn. Cũng rất nên nhận xét ngay từ đây rằng biên giới giữa tác động sinh thái và tác động gây độc hại hay độc hại sinh thái là rất khó vạch ra trên quan điểm cho rằng các tác động thường không phàn biệt rõ ra được đâu là nguyên nhân, đâu là hậu quả: một sự cố độc hại thực vật có thể là nguồn gốc của sự biến mất một loài thực vật nào hoặc quá trình tăng bất thường của nhiệt độ gắn với hiệu ứng nhà kính có thể được coi như khả năng đưa đến những rối loạn quan trọng trong đời sống của các loài động, thực vật và con người. Hiệu ứng nhà kính Khí hậu Trái Đất phụ thuộc vào sự cân bằng của các quá trình bức xạ của toàn thể đất, đại dương và khí quyển. Nhưng khí quyển đóng vai trò như một cái lọc nhiệt lượng bằng cách "đánh bẫy" các tia bức xạ, thông qua vai trò trung gian của các chất khí, gây ra hiệu ứng nhà kính, bao gồm: C 0 2, CH4, CFC. Những loại khí xuất hiện một cách tự nhiên trong khí quyển có khả năng hấp phụ bức xạ hồng ngoại và phản xạ trở lại bề mặt trái đất gây ra hiệu ứng ấm được gọi là khí nhà kính. Các khí nhà kính có tính nãng hấp thụ bức xạ nhiệt sóng dài (bước sóng > 4^m). Hinh 1.3: Hiệu ứng lìliủ kính 17
  16. Như vậy hiệu ứng nhà kính là hiện tượng gây ra sự tăng nhiệt độ của bề mặt trái đất do sự hấp phụ bức xạ nhiệt từ mặt đất vào khí quyển bởi các khí nhà kính làm cho nhiệt độ khí quyên bao quanh trái đất bị tăng lên. Sở dĩ gọi là hiệu ứng nhà kính của khí quyển là vì tác dụng của các khí nhà kính trong khí quyển tương tự như lớp kính của các nhà kính trồng rau xanh trong mùa đông, bức xạ mặt trời là sóng ngắn nên dễ dàng xuyên qua lớp kính truyển vào trong nhà kính trồng rau, còn bức xạ nhiệt của bên trong nhà kính với nhiệt độ thấp, thuộc loại bức xạ sóng dài, không thể xuyên qua lớp kính truyền ra ngoài được và kết quả là môi trường vi khí hậu trong nhà kính ấm hơn ngoài nhà. Thí dụ về hiệu ứng nhà kính được thể hiện ở hình 1.3. Khi có hiện tượng hiệu ứng nhà kính xảy ra thì nhiệt độ thực tế của bể mật trái đất bị tăng thêm. Bảng 1.2 thể hiện đặc tính của những khí gây hiệu ứng nhà kính. Bảng 1.2. Đặc tính của những khí gây hiệu ứng nhà kính chủ yếu C0 2 ch 4 n 2o O 3 CFC 11 CFC 12 Nồng độ hiện nay 354 ppm 1,7 ppm 310 ppb 20-40 ppb 280ppt 484 ppt Mức tăng hàng năm (%) 0,5 1 0,25 0,5-1 4 7 Thời gian tổn tại (nãm) 50-200 1 0 150 0 , 1 60 1 2 0 Khả năng hấp thụ 2 1 206 2 0 0 0 12400 15800 Bởi phân tử Ghi chú : (ppm: 10'6, ppb: 10'9, ppt: 10'i:) Thí dụ vé sự gãy độc hại của ammoniac Ammoniac cân bằng trong nước theo phản ứng sau: NH + H20 ------ *- NH4+ + OH~ 3 Nồng độ NH3, chất gây độc tăng lên khi tãng độ pH và nhiệt độ, kéo theo sự chết cá. Thí dụ về tác động của sự gáy độc hại của nitrat và nitrít đối với nước sinh hoạt Như đã trình bày, khi nước bị nhiễm nitrat thì cũng bị nhiễm nitrit vì quá trình khử của nitrat. Những ion nitrat và nitrit có những tính chất rất khác nhau mặc dầu có sự giống nhau về cấu trúc. Ion nitrat (NO )bền vững do đó ít hoạt động, và vì thế ít độc 3 hại, trừ khi hấp thụ quá nhiều. Thậm chí nó còn được dùng trong thuốc chữa bệnh. Ion nitrit (NOõ) không bền vững và hoạt động mạnh, chính vì thế gây độc hại. Tuy nhiên sự có mặt của nitrat cũng là điều không mong muốn vì khả năng chuyển hoá thành nitrit. Nitrit có hai tác dụng gây độc chủ yếu bằng sự tạo thành methemoglobin và nitrosamin (hình 1.4.) 18
  17. Hình 1.4: Túc dụng gây dộc sinh thái của nitrit Trong máu, các nitrit gây ra sự chuyên hóa hồng cầu thành melhemoglobin, phân tử không đảm bảo sự chuyển giao oxy dẫn tới sự đầu độc máu. Đó là sự thiếu oxy/tím người. Những nitrosamin là những phân tử hình thành từ những phản ứng hóa học giữa nitrit và amin (có trong các cơ quan sống hay thức ăn). Chất đơn giản nhất là dimetylnitrosamin. Ngày nay người ta đã phân định được 120 hợp chất thuộc dòng nitrosamin, một số trong dòng đó có tác dụng gây ung thư (gan, phổi, dạ dầy, thực quản...). Tất cả mọi điều kiện đều hợp lại ở thực quản đê nitrit chuyển hóa thành nitrosamin (pH axit, nitrit tự do, amin thứ cấp có nguồn gốc thực phẩm hay thuốc chữa bệnh). Người ta vì thế có thê’ tìm thấy những vết nitrosamin trong một số loại thức ăn: thức ăn muối, cá, íomat, bia... Ngoài đồ uống, nhiều loại rau chứa đựng nitrat và nitrit (bảng 1.3). Bảng 1.3. Sự tích tụ nitrat và nitrit trong rau Loại rau NO~ (mg/kg) NO “ (mg/kg) Củ cải đỏ 2 1 0 0 3,3 Cà rốt 180 1,5 Cần tây 1300 0,7 Rau diếp 1360 8,7 Nitrat và nitrit, ngoài ra còn được dùng đê bảo quản và nhuộm màu thịt và ướp thịt (chống trực khuẩn). Việc sử dụng các chất này ngày càng bị kiểm soát chặt chẽ. V í dụ về các tác dộng do mưa axit Sự tạo thành axit là do quá trình oxy hóa trong không khí của S 0 và NOx. Người ta 2 ước lượng khoảng 30% ]à sự Iham gia của NOx vào các trận mưa axit (60% do S 0 2). Những khu vực bị mưa axit rơi rất rộng và thường xa những nơi phát thải (Trung Âu, phía Đông nước Pháp). Những vụ mưa axit rơi gày nhiều hậu quả khác nhau: 19
  18. - Axit hóa và làm nghèo đất, kéo theo làm hư hại lớn đối với rừng thí dụ như ở Vosges; - Những sự cố về sức khỏe của người vì sự làm giàu nguồn nước với các kim loại gây độc (chì, nhôm,...). - Làm hư hại các công trình bằng xi măng và các kết cấu kim loại. Cũng nên ghi nhận rằng, đối với các NOx, sự chuyển hóa thành axit, chủ yếu xảy ra do quá trình oxy hóa trong pha khí: 2 NO + 0 , -> 2 NO, 2 N 0+ H:0 -> HNO, + HNO, axit nitric axit nitrơ Ví dụ vê các tác động do ó nhiễm quang hóa học Dạng ô nhiễm này bao trùm từ 7 đến 10 km cách mặt đất. Chất gây ô nhiễm chính bị liền quan là ôzôn, chất này bình thường có mặt trong không khí chỉ với nồng độ rất thấp. ở tầng đối lưu, những phản ứng hóa học giữa những trường hợp chất (oxyt nitơ, họp chất hữu cơ, CO...) dướitác dụng của tia mặt trời dẫn tới sự sản sinh ra một loạt chất gây ô nhiễm mà chất chính ỉà ôzôn, cùng với nhiều loại axit hay các chất gây ôxy hóa (aldehyt, nitơ hữu cơ, nước oxy già...). Cơ chế của những tác hại này rất phức tạp và còn íĩ được biết. Các oxyĩ nitơ đóng một vai trồ quan trọng trong những phản ứng dưới đây, dùng để minh họa, những cơ chế thường được đưa ra: - Ở tầng đối lưu, N 0 bị phân ly bởi bức xạ mặt trời. 2 NQ + h V -> NO + 0 \ x < 430 nhà máy) 2 (*) - Từ đó ôzôn cũng được sinh ra: CK + o —> - Sự sản sinh ra ôzon, tuy nhiên, cũng bị hạn chế do phản ứng của nó với NO cung cấp bởi (*). NO + 0 3 -» N 0 2 + 0 2 Lượng ôzon được tạo thành phụ thuộc chủ yếu vào tỷ lệ N 0 2/N 0 . Những hậu quả của ô nhiễm quang hóa: Ô nhiễm quang hóa đẩy nhanh tốc độ hư hỏng của một số vật liệu (đặc biệt là chất dẻo) cũng như là gây mưa axit (tham gia vào quá trình oxy hóa SOt và NOị). Người ta ước lượng độ tăng của hàm lượng ôzon ở tầng khí quyển thấp thuộc bán cầu Bắc khoảng 0,5 - 1%. Chất ôzon, rất hoạt động, tác dụng lên chức năng hô hấp, hợp đồng với các NOx và peroxy-axetyl-nitrat (PAN). Chất PAN cũng tác dụng lên mắt. Ôzôn làm biến đổi các hoạt động quang hợp của cây: làm giảm năng suất, ... 20
  19. Vấn đ ề về tầng ôzơn Liên quan đến sự phá hoại của CFC hơn là vai trò phá huỷ của các oxyt nitơ. Clo bị mang lên tầng cao khí quyên bởi chất CFC nhung tác động của các oxyt nitơ cũng không thể loại trừ. Vì rằng oxyt nitơ là nguồn gốc của sự sinh ra ôzon trong tầng khí quyển thấp, chúng tham gia vào việc phá hoại khí quyển ở tầng cao bởi những chu trình xúc tác có dạng: o +N 0 2 NO + 0 , NO + O —> N0-, + Ot 3 0 + 0, - » 202 1.3.3. Các vấn đề môi trường trong quá trình đô thị hoá, công nghiệp hoá ở Việt Nam M ói trường suy thoái: Có thể nói môi trường tự nhiên mà chúng ta đang sống đã và đang bị suy thoái trầm trọng. Hơn 11 triệu ha đất trống đồi trọc, việc khôi phục rừng và phủ xanh diện tích này được tiến hành còn rất chậm và hiệu quả chưa cao. Độ phì nhiêu của đất có nguy cơ suy giảm hoặc bị suy thoái do xói mòn, rửa trôi, đá ong hoá, chua mặn hoá. Đất nông nghiệp đang bị thu hẹp, chất lượng rừng tự nhiên thấp, có tới 70% diện tích thuộc dạng nghèo kiệt. Rừng ngập măn, đầm phá đang bị khai thác quá mức, có nơi hầu như không còn khả năng phục hồi tái sinh. Đa dạng sinh học trên đất liền và dưới biển có khả năng bị suy giảm. Địa bàn cư trú của các loài động và thực vật hoang dã có nơi bị thu hẹp, chia cắt nghiêm trọng. Việc săn bắn, mua bán thịt thú rừng, chim thú sống, chim thú nhồi chưa được kiểm soát chặt chẽ nên nhiều loài đã bị tuyệt chủng hoặc -đang có nguy cơ tuyệt chủng. Nguồn tài nguyên gen quý hiếm của nước ta chưa được bảo vệ tốt. Môi trường đô thị và các khu công nghiệp, nhất là ở các vùng phát triển kinh tế trọng điểm, đã bị ô nhiễm do các loại chất thải không được thu gom và xử lý kịp thời. Khí thải, nước thải, tiếng ồn, bụi cộng với cơ sở hạ tầng quá yếu kém làm cho điều kiện vệ sinh sức khoẻ ở nhiều nơi bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Các nhà máy, khu công nghiệp cũ đang ở trong tình trạng ô nhiễm, ảnh hưởng đến sức khoẻ của người lao động và dân cư xung quanh. Tỷ lệ công nhân bị mắc bệnh nghề nghiệp, tai nạn giao thông, nhất là trong các ngành hoá chất, luyện kim, vật liệu xây dựng, khai thác mỏ ngày càng có chiều hướng gia tăng. Mỏi trường biển và biển ven bờ đã bắt đầu bị ô nhiễm, hàm lượng các chất hữu cơ, chất dinh dưỡng, kim loại nặng, vi sinh hoá, hoá chất nông nghiệp ở một số nơi đã vượt tiêu chuẩn cho phép. Hàm lượng dầu trong các vùng biển đang có xu hướng tăng lên, một số nơi đã vượt qua tiêu chuẩn cho phép. Tài nguyên cạn kiệt: Nguồn tài nguyên nước, nước mặt, nước ngầm nhiều nơi đang bị cạn kiệt dần về số lượng, bị ô nhiễm suy giảm về chất, nguy cơ thiếu nước cho sinh hoạt và sản xuất đang có chiều hướng trở thành hiện thực của nhiều vùng. 21
  20. Các vấn đề môi trường toàn cầu ngày càng tác động đến môi trường nước ta như: khí hậu thay đổi theo chiều hướng nóng lên, tầng ozôn suy giảm, mực nước biển dâng cao, ô nhiễm xuyên biên giới, xuất khẩu công nghiệp ồ nhiễm, mức độ suy giảm chất lượng nước ở các dòng sông xuyên quốc gia và các thảm rừng chung biên giới, mưa axit, các cực trị về bão lũ, mưa lớn, hạn hán ngày càng gia tăng, gây ra hàng loạt ảnh hưởng xấu đến sản xuất và đời sống nhiều vùng. Các sự cố tràn dầu trên biển ở vùng cửa sông, các cảng, các sự cố kỹ thuật ở các cơ sở sản xuất ngày càng gia tăng, gây thiệt hại không nhỏ về người và của. Tinh trạng môi trường bị ô nhiễm và suy thái như đã nêu trên là hậu quả của cả một thời gian dài trước đây chúng ta chưa quan tâm đầu đủ đến nhiệm vụ bảo vệ môi trường trong các kế hoạch phát triển kinh tế xã hội., trong quy hoạch phát triển đô thị và công nghiệp, trong quy hoạch phát triển các ngành kinh tế, trong đầu tư xây dựng các công trình cụ thể. Các hậu quả: 0 nhiễm môi trường không khí là một vấn để tổng hợp, nó được xác định bằng sự biến đổi môi trường theo hướng không tiện nghi, bất lợi đối với cuộc sống của con người, của động thực vật, mà sự ô nhiễm đó lại chính là do hoạt động của con người gây ra với qui mô, phương thức và mức độ khác nhau, trực tiếp hoặc gián tiếp tác động, làm thay đổi mô hình, thành phần hoá học, tính chất vật lý và sinh học của môi trường không khí. Dưới tác động của ô nhiễm môi trường không khí, nhiều quần thê cây xanh đã bị tiêu diệt hoàn toàn. Các tác hại của ô nhiễm môi trường không khí bao gồm: - Tác hại đối với sức khoẻ của con người và động vật sống trên mặt đất. - Tác hại đối với thực vật. - Tác hại đối với vật liệu. - Tác động tới khí hậu: tăng nhiệt độ, giảm bức xạ mặt trời và tăng độ mây - Tác hại về mặt kinh tế. - Tác dụng tổng hợp của một số chất ô nhiễm. Môi trường nước: (bao gồm môi trường nước mặt và nước ngầm). Nước mặt từ các nguồn sông, suối, kênh rạch, kênh thoát nước, hồ, ao tại các khu vực đô thị và nông thôn. Các chỉ thị chính của trạng thái môi trường nước: - Trữ lượng nguồn nước ngầm (m /s). 3 - Chất lượng nước ngầm (pH, BOD, tổng coliíorm, chất rắn lơ lửng, tổng N, p, kim loại,...). - Trữ lượng nước mặt (m /s).3 - Chất lượng nước mặt (pH, BOD, tổng coliíorm, chất rắn lơ lửng, tổng N, p, kim loại nặng Fe, Mn, As, Hg..., thuốc hoá học bảo vệ thực vật...)- 22
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2