Giáo trình Bệnh cây đại cương (Nghề: Bảo vệ thực vật - Trung cấp) - Trường Trung cấp nghề GDTX Hồng Ngự
lượt xem 4
download
Giáo trình mô đun “Bệnh cây đại cương” kết hợp giữa kiến thức lý thuyết cơ bản và kỹ năng thực hành về nhận dạng các triệu chứng bệnh, các tác nhân truyền nhiễm, không truyền nhiễm gây bệnh cây trồng và thực hiện phương pháp chẩn đoán bệnh hại và tìm hiểu thực tế về cách phòng trừ nhằm củng cố và ứng dụng cụ thể phần lý thuyết đã học, rèn luyện kỹ năng tay nghề về bảo vệ thực vật.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Bệnh cây đại cương (Nghề: Bảo vệ thực vật - Trung cấp) - Trường Trung cấp nghề GDTX Hồng Ngự
- SỞ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI ĐỒNG THÁP TRƯỜNG TCN - GDTX HỒNG NGỰ GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN: BỆNH CÂY ĐẠI CƯƠNG NGHỀ: BẢO VỆ THỰC VẬT TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-TCNGDTX ngày tháng năm của Hiệu trưởng trường TCN – GDTX Hồng Ngự Đồng Tháp, năm 2019
- TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
- LỜI GIỚI THIỆU Từ cuối thế kỷ thứ 20 đến nay, nông nghiệp thế giới đã đạt được những thành tựu to lớn, sản lượng và năng suất cây trồng không ngừng ổn định và ngày một nâng cao. Tuy vậy, những tác động của biến đổi khí hâu và thâm canh đã ảnh hưởng nhiều đến sự phát sinh và phát triển các loài bệnh hại gây ảnh hưởng nghiêm trong đến năng suất, chất lượng sản phẩm, gây thiệt hại rất lớn cho người nông dân. Khoa học bệnh cây nghiên cứu về cây bị bệnh, ba yếu tố mầm bệnh, cây trồng và môi trường luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Môn học nghiên cứu về bản chất, nguyên nhân gây ra bệnh và các biện pháp cơ bản trong chẩn đoán và phòng trừ bệnh Giáo trình “Bệnh cây đại cương” được biên soạn theo chương trình khung ngành Bảo vệ Thực Vật, trình độ trung cấp do Sở LĐTB & XH tỉnh Đồng Tháp xây dựng. Nội dung của môđun có 5 bài gồm Khái niệm về bệnh hại cây trồng, Bệnh không truyền nhiễm, Bệnh truyền nhiễm, Sinh thái bệnh cây và Các biện pháp phòng trừ bệnh. Giáo trình mô đun “Bệnh cây đại cương” kết hợp giữa kiến thức lý thuyết cơ bản và kỹ năng thực hành về nhận dạng các triệu chứng bệnh, các tác nhân truyền nhiễm, không truyền nhiễm gây bệnh cây trồng và thực hiện phương pháp chẩn đoán bệnh hại và tìm hiểu thực tế về cách phòng trừ nhằm củng cố và ứng dụng cụ thể phần lý thuyết đã học, rèn luyện kỹ năng tay nghề về bảo vệ thực vật. Giáo trình được biên soạn nhằm phục vụ cho việc giảng dạy trình độ trung cấp ngành Bảo Vệ Thực Vật trong tỉnh Đồng Tháp. Trong quá trình biên soạn, giáo trình mô đun “Dịch hại cây lương thực” không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến quý báu của anh chị em đồng nghiệp và bạn đọc để chúng tôi bổ sung, chỉnh sửa cho giáo trình ngày càng hoàn thiện, góp phần vào sự nghiệp đào tạo nghề Bảo vệ thực vật trong tỉnh được tốt hơn. Xin bày tỏ sự biết ơn với Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, Bộ Lao Động Thương Binh và Xã Hội, Tổng Cục Dạy Nghề, các tác giả biên soạn những tài liệu tôi tham khảo và bạn bè đồng nghiệp đã giúp đỡ, cung cấp kiến thức để hoàn thành giáo trình này. Xin chân thành cảm ơn. …………., ngày……tháng……năm 2019 Tham gia biên soạn 1. Phan Thị Lài 2. Nguyễn Thị Quế Phương 3. Nguyễn Thị Huyền Trang 4. Nguyễn Phước Triển
- MỤC LỤC Trang Chương trình mô đun..............................................................................................1 Bài 1 khái niệm chung về bệnh cây........................................................................2 1 Khoa học bệnh cây và sản xuất nông nghiệp......................................................2 1.1 Lịch sử phát triển của khoa học bệnh cây........................................................2 1.2 Đối tượng nghiên cứu của môn khoa học bệnh cây.........................................4 2 Triệu chứng bệnh cây..........................................................................................5 2.1 Khái niệm về triệu chứng.................................................................................5 2.2 Phân loại triệu chứng cơ bản............................................................................6 3. Chẩn đoán bệnh cây..........................................................................................17 3.1 Yêu cầu chẩn đoán..........................................................................................17 3.2 Quy trình chẩn đoán........................................................................................18 3.3 Phương pháp giám định bệnh lạ hại cây trồng...............................................21 4 Thực hành..........................................................................................................22 Bài 2 Bệnh không truyền nhiễm...........................................................................24 1 Khái niệm và đặc điểm......................................................................................24 2 Nguyên nhân gây bệnh......................................................................................24 2.1 Những bệnh có nguồn gốc từ đất...................................................................24 2.2 Bệnh do yếu tố dinh dưỡng............................................................................26 2.3 Bệnh do thay đổi của thời tiết.........................................................................37 3. Chẩn đoán và phương hướng phòng trừ bệnh..................................................39 3.1 Chẩn đoán bệnh..............................................................................................39 3.2 Phương hướng phòng trừ bệnh.......................................................................40 4. Thực hành.........................................................................................................41 Bài 3 Bệnh truyền nhiễm......................................................................................42 1 Khái niệm và đặc điểm......................................................................................42 2 Nguyên nhân gây bệnh......................................................................................42 2.1 Nấm gây bệnh.................................................................................................42 i
- 2.2 Vi khuẩn gây bệnh..........................................................................................45 2.3 Virus gây bệnh cây.........................................................................................48 2.4 Tuyến trùng.....................................................................................................48 3 Chẩn đoán và phương hướng phòng trừ............................................................51 3.1 Chẩn đoán bệnh..............................................................................................51 3.2 Phương hướng phòng trừ................................................................................52 4. Thực hành.........................................................................................................53 Bài 4 Sinh thái và dịch bệnh cây..........................................................................54 1 Sinh thái bệnh cây..............................................................................................54 1.1 Điều kiện có bản quyết định đến sự phát sinh bệnh cây................................54 1.2 Sự lưu tồn của mầm bệnh...............................................................................56 1.3 Sự lan truyền của mầm bệnh..........................................................................61 2. Quá trình xâm nhiễm của mầm bệnh...............................................................66 2.1 Giai đoạn tiền xâm nhiễm...............................................................................66 2.2 Giai đoạn xâm nhạp vào bên trong mô ký chủ..............................................68 2.3 Sự phát triển của mầm bệnh...........................................................................72 2.4 Sự phát tán của mầm bệnh..............................................................................74 3 Dịch bệnh...........................................................................................................74 3.1 Khái niệm dịch bệnh.......................................................................................74 3.2 Diễn biến của một trận dịch bệnh...................................................................75 3.3 Ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh đến sự phát sinh phát triển của bệnh cây....................................................................................................76 4. Thực hành.........................................................................................................83 Bài 5 Nguyên lý phòng trừ bệnh cây....................................................................84 1 Các nhóm biện pháp phòng trừ bệnh cây..........................................................84 1.1 Biện pháp canh tác..........................................................................................84 1.2 Biện pháp cơ giới............................................................................................84 1.3 Biện pháp vật lý..............................................................................................84 1.4 Biện pháp sinh học..........................................................................................85 ii
- 1.5 Biện pháp hoá học..........................................................................................89 2 Quản lý dịch hại tổng hợp (IPM)......................................................................90 2.1 Khái niệm về IPM...........................................................................................90 2.2 Các biện pháp cơ bản trong IPM....................................................................91 2.3 Các nguyên tắc cơ bản của chương trình quản lý dịch hại tổng hợp IPM.........................................................................................92 3. Thực hành...............................................................................................93 Tài liệu tham khảo iii
- CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN Tên mô đun: Bệnh cây đại cương Mã mô đun: MĐ03 Thời gian thực hiện mô đun: 90 giờ (Lý thuyết: 28 giờ; Thực hành, thí nghiệm, thảo luận, bài tập: 58 giờ; Kiểm tra 4 giờ) Vị trí, tính chất của môđun Vịtrí:LàmôđunchuyênngànhtrongchươngtrìnhđàotạonghềBảovệthực vật. Tính chất: Là môn học nghiên cứu về đặc điểm, sinh lý, triệu chứng đặctrưng của một số loại bênh cây phổ biến trong nông nghiệp. Mục tiêu mô đun: Về kiếnthức: +Trình bày được những kiến thức về tác hại của bệnh cây +Trình bày được mối quan hệ giữa nguyên nhân gây bệnh cây với điều kiện ngoại cảnh và dịch bệnhcây Về kỹnăng: +Nhận biết được triệu chứng bệnh cây +Chẩn đoán được các nguyên nhân gây ra bệnh +Phân tích được đặc điểm của các nguyên nhân gây ra bệnh +Thu thập được các mẫu bệnh ngoài đồng ruộng, quan sát được hình dạng nguyên nhân gây rabệnh Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Ứng dụng các nguyên nhân gây bệnh vào quản lý câytrồng. 1
- Bài 1 KHÁI NIỆM CHUNG VỀ BỆNH CÂY Mục tiêu của bài - Trình bày được các khái niệm - Trình bày được tác hại của bệnh cây đối với sản xuất nông nghiệp - Phân loại và nhận biết được triệu chứng bệnh cây Nội dung bài: 1 KHOA HỌC BỆNH CÂY VÀ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP 1.1 Lịch sử phát triển của khoa học bệnh cây Bệnh hại thực vật đã được phát hiện từ rất lâu trên thế giới. Từ khi con người chuyển từ hình thức sống du canh du cư sang định canh định cư, bắt đầu biết trồng trọt, chăn nuôi. Nhiều vùng sản xuất chuyên canh cây trồng ra đời và nông sản đã trở thành hàng hóa quan trọng. Khi đó, cây trồng cũng đã bị nhiều loài vi sinh vật ký sinh gây hại nên bệnh hại thực vật được quan tâm phát hiện và nghiên cứu. Tuy nhiên, do kiến thức của loài người thời bấy giờ còn hạn hẹp, nên mãi đến khi xã hội loài người đã hoàn thiện họ mới để ý đến hiện tượng bệnh hoạn của cây trồng và tìm cách khắc phục. Trong sử liệu cổ, Democrate khuyên nông dân dùng dầu ô liu phun lên cây để hạn chế sự lan tràn của các bệnh do nấm gây ra. Vào giữa thế kỷ thứ 17, với sự chế tạo thành công kính hiển vi quang học đầu tiên, đơn giản và sự phát hiện ra vi sinh vật của Antony Von Leeuwenhoek (1675) khoa vi sinh vật bắt đầu phát triển đồng thời cũng lôi kéo theo sau đó sự phát triển của khoa bệnh cây. 1729, Pier Antonio Micheli, nhà thực vật Ý, lần đầu tiên quan sát nấm và các bào tử của nấm. Đến năm 1755, Tillet, nhà thực vật Pháp, công bố công trình tìm hiểu về bệnh than đen hạt lúa mì. Trong đó ông cho rằng các hạt lúa có bao phủ bởi 2
- phấn đen (đông bào tử của nấm) sẽ mắc bệnh nhiều hơn những hạt không có phấn đen. Ông cũng cho rằng bệnh than đen hạt lúa mì là một bệnh truyền nhiễm và có liên hệ đến nấm. Đây có thể xem là một báo cáo mở đầu cho ngành học bệnh cây trồng. Tiếp theo đó, năm 1767, Felice Fontana và Giovanni Targioni-Tozzetti nghiên cứu độc lập nhau về bệnh rỉ của lúa mì nhơn đợt dịch bệnh trầm trọng ở Ý. Cả hai ông đều đi đến kết luận bệnh rỉ của lúa mì do nấm ký sinh gây ra. Năm 1801, C.H. Persoon , ấn hành quyển Synopsis methodica fungorum, là người mở đầu cho việc phân loại nấm. Năm 1821-1832, E.M. Fries ấn hành quyển Systema mycologicum phân loại tất cả nấm đã biết đến lúc bấy giờ. Năm 1876, Louis Pasteur (nhà bác học vĩ đại người Pháp được coi là người khai sinh ra môn khoa học vi sinh vật thế giới) và Robert Koch chứng minh bệnh than đen của bò do một loài vi khuẩn gây ra. Koch cũng hình thành phương pháp xác định tác nhân gây bệnh cho động vật với bốn bước, ngày nay chúng ta biết dưới tên là "định đề Koch" (Koch's Postulates). Định đề Koch cũng được các nhà bệnh cây trồng đương thời và cả ngày nay tuân thủ. Năm 1878, T.J. Burrill, nhà bệnh cây trồng Hoa Kỳ, lần đầu tiên báo cáo bệnh cháy lá cây táo tây do vi khuẩn gây ra, mở đầu cho việc phát hiện ra nhiều bệnh do vi khuẩn tiếp sau đó. Năm 1885, Pierre Marie Alexis Millardet, nhà khoa học Pháp, tìm ra hỗn hợp Bordeaux, hỗn hợp giữa sulfat đồng và vôi bột, có hiệu quả trị bệnh phấn trắng lá nho do nấm Plasmopara viticola một bệnh đã gây thiệt hại trầm trọng cho công nghệ làm rượu nho của Pháp. Phát minh này mở đầu cho các tìm tòi tiếp sau để sử dụng các chất như lưu huỳnh và các dẫn chất của thủy ngân trị bệnh cây. Năm 1892, Dmitrii Ivanopski, nhà khoa học Nga, chứng minh bệnh khảm của cây thuốc lá được lan truyền bởi chất độc sống trong dịch trích từ lá 3
- thuốc mắc bệnh. Chất độc sống này qua được lọc nước bằng sứ xốp (trong khi vi khuẩn bị giữ lại). Cũng trong khoảng thời gian đó, M.W. Beijerinck, nhà vi sinh vật học Đức, cũng có cùng kết quả. Beijerinck cho là nguyên nhân gây bệnh không phải là vi khuẩn mà là do "contagium vivum fluidum", sau này được gọi là virus. Năm 1895-1895, Hashimoto cho rằng bệnh lúa lùn có liên quan đến rầy xanh Nephotettis apicalis var. cinticeps. Mãi cho đến 1900, người ta vẫn còn cho rầy xanh chính là tác nhân gây nên bệnh lúa lùn. Tuy nhiên các nghiên cứu về sau chứng minh lại rầy xanh chỉ là tác nhân lan truyền bệnh, nguyên nhân gây bệnh chính là virus. Từ 1904 đến 1935 các nghiên cứu về các bệnh cây trồng do virus được tiến hành mặc dù chưa có phương tiện thấy được hình dạng của virus. Mãi đến năm 1936, kính hiển vi điện tử đầu tiên được chế tạo, nhơn loại mới biết được hình dạng và kích thước của virus. Và cũng kể từ thời điểm này các nghiên cứu về các bệnh cây do virus cũng được phát triển mạnh. Đến năm 1967, Doi và ctv chứng minh bệnh vàng lá của cây cúc tây (Asteraceae) do một loại vi sinh vật giống như mycoplasma (mycoplasma like organism) gây ra, mở đầu cho việc phát hiện ra nhiều bệnh vàng lá trên cây trồng là do MLO (vi sinh vật giống mycoplasma). Ở Việt Nam chúng ta, Lê Quí Đôn có ghi nhận đến các bệnh trên lúa và người nông dân thời ấy đã dùng tỏi để đối phó với một số bệnh của cây trồng. Ngày nay, với phương tiện ngày càng hiện đại hơn các nghiên cứu về bệnh cây đã có một bước tiến dài và rất chuyên sâu. Bệnh hại thực vật ngày càng được thế giới quan tâm chính là do những tác hại to lớn của bệnh. 1.2 Đối tượng nghiên cứu của môn khoa học bệnhcây Ngành học bệnh cây trồng hay còn gọi là bệnh lý thảo mộc (Plant pathology hoặc phytopathology) là một ngành trong nghề trồng cây. Ngành 4
- học quan tâm đến bệnh trạng của cây, nguyên nhân gây ra bệnh, các điều kiện ảnh hưởng lên bệnh, sự thiệt hại do bệnh gây ra và các biện pháp đối phó với bệnh. Đây là một ngành học tương tự như ngành y khoa của con người và ngành thú y của vật nuôi. Ngành học bệnh cây trồng theo đuổi các mục tiêu sau đây: - Tìm hiểu các nguyên nhân gây nên bệnh của cây trồng, - Tìm hiểu cơ nguyên gây bệnh của mầm bệnh, - Tìm hiểu mối tương tác qua lại giữa cây và mầm bệnh, - Tìm hiểu ảnh hưởng của môi trường lên mối tương tác giữa cây và mầm bệnh, - Tìm các biện pháp khống chế bệnh và giảm thiểu thiệt hại do bệnh gây ra. Người làm công tác bệnh cây trồng phải hiểu biết các mục tiêu trên, không phải chỉ tìm cách tiêu diệt mầm bệnh mà còn phải giúp cây chống lại sự tấn công của mầm bệnh và tạo điều kiện tối hảo cho cây phát triển để đạt được năng suất cao. Người làm công tác bệnh cây phải thường xuyên tiếp cận thực tế chứ không phải chỉ nghiên cứu trong phòng thí nghiệm. Đồng ruộng và vườn cây là nơi nghiên cứu, trau dồi kinh nghiệm mới có thể phát huy được tài năng của mình. Người chỉ ở trong phòng giấy và phòng thí nghiệm sẽ không thể trở thành "thiện thủ" trong nghề được. 2 TRIỆU CHỨNG BỆNHCÂY 2.1 Khái niệm về triệu chứng Triệu chứng là sự biểu hiện các phản ứng sinh lý bất thường của cây trước sự tác hại của các tác nhân gây bệnh.Triệu chứng chỉ là dấu hiệu chứng tỏ cây đang mắc bệnh, chứ không phải là bệnh mặc dù tên bệnh thường được đặt theo triệu chứng của bệnh. 5
- Triệu chứng của một bệnh trên cây là cả một loạt, một chuỗi các phản ứng của cây đối với sự tác hại liên tục của bệnh. Vì thế tùy theo từng giai đoạn của bệnh, triệu chứng có ít nhiều thay đổi. Tuy nhiên, mỗi loại mầm bệnh thường gây ra cho cây một số triệu chứng với những nét đặt trưng. Dựa vào đó mà ta có thể chẩn đoán được cây đang mắc bệnh gì. 2.2 Phân loại triệu chứng cơ bản Là những phản ứng của cây đối với các tác hại của mầm bệnh được biểu hiện bằng những thay đổi bất thường về màu sắc, hình dạng…, những triệu chứng được mô tả như sau * Thay đổi về màu sắc - Vàng lá (yellow leaf): là trường hợp diệp lục tố bị hủy hoại, lá mất màu xanh lục, ngã màu vàng. - Vết trong: tức là các vết trên lá giống như bị thấm nước, hơi trong mờ nếu ta soi lên ánh sáng. Triệu chứng này do ký sinh tiết ra các enzym ở giữa các vách tế bào và làm hư hỏng vách tế bào. - Bạch tạng (albication): Do lá hoặc cả cây bị mất màu sắc một cách toàn diện. Triệu chứng thường do nấm tiết chất độc hoặc do điều kiện môi trường ảnh hưởng lên sự hoạt động các gien của cây. Thí dụ: bệnh bạch tạng trên lá bắp do nấm Sclerospora maydis gây ra. - Khảm (mosaic): Lá có vân vàng và xanh lục xen kẽ nhau. Triệu chứng này thường do virus gây ra. Thí dụ: Lá cây hoặc trái đu đủ mắc bệnh khảm đốm vòng do virus PRSV gây ra. - Lá xanh đậm (virescence): Lá có màu sắc xanh đậm hơn bình thường vì có sự tập trung diệp lục tố một cách quá đáng. Thí dụ: bệnh lùn xoắn lá lúa do virus RRSV gây ra có cả triệu chứng này. - Màu tím sậm (anthocyanescence): do mô cây tập trung quá nhiều chất anthocyanin. 6
- - Màu đồng (bronzing): Lá cây có màu vàng của đồng. Thí dụ: lá khoai tây bị thiếu K sẽ ngả màu đồng. Hình 1.1 Lá khoai tây thiếu kali có màu đồng (Nguồn Internet) * Sự thay đổi về hình dạng và sự phát triển - Lùn (dwarf, stunt): cây bị lùn đi, thấp hơn bình thường và thường kèm theo biểu hiện của sự suy yếu toàn diện. - Chùn đọt (rosetting): Đọt cây chùn lại vì khoảng giữa các đốt lá bị ngắn lại, lá mọc đùn thành một chùm lá. Hình 1.2 Triệu chứng chùn đọt trên khoai tây (Nguồn: Tien-Cheng Wang, 2006) 7
- - Cong đùn cành, lá (curl): do sự tăng trưởng hơn bình thường của một bên lá hoặc cành, làm cho lá hoặc cành ấy cong về phía đối diện. Triệu chứng này có thể do một bên lá hoặc cành tăng trưởng kém hơn bình thường. Cũng có trường hợp một bên tăng trưởng kém bình thường và bên đối diện tăng trưởng hơn bình thường mà ra. Triệu chứng này thường do dinh dưỡng, nấm và virus gây ra. Hình 1.3 Triệu chứng cong một bên do thiếu kẽm trên lá xoài (Nguồn: Công ty Nông Dược Hai) - Ghẻ (scab): triệu chứng ghẻ có thể xảy ra trên trái, lá, cành hoặc củ. Do sự kích thích của ký sinh, lớp biểu bì và lớp nhu mô bên dưới biểu bì của mô bệnh tăng trưởng quá khổ, trở nên sần sùi, bung lên giống như vết ghẻ. Triệu chứng này thường do nấm hoặc vi khuẩn gây ra. 8
- Hình 1.4 Triệu chứng ghẻ trên khoai tây (Nguồn: Internet) - Bướu (gall): Bướu thường xảy ra ở thân, cành hoặc rễ cây, do sự kích thích của ký sinh, phần cây bị bệnh sưng phù ra tạo thành những u to hoặc những nốt nhỏ. Trong bướu chúng ta có thể quan sát thấy tác nhân gây bệnh với mật số rất cao. Vi khuẩn Agrobacterium chuyên tạo ra triệu chứng này. Ngoài ra, tuyến trùng, nấm cũng có thể tạo ra triệu chứng bướu. Hình 1.5 Triệu chứng bướu trên cành (Nguồn: Internet) 9
- - Chùm cành (witches broom): do kích thích của ký sinh, đọt của cành mọc tua tủa ra thành một chùm cành mảnh khảnh, yếu ớt. Triệu chứng này thường do virus gây ra. - Cành non bị dẹp lại: phần non của cành bị dẹp lại. Triệu chứng này thường do virus gây ra. Thí dụ đọt cây mè bị dẹp lại do virus gây ra. - Vết sẹo (callus): Vết sẹo thường được thành lập quanh các vết thương, hoặc quanh các vết loét do bệnh gây ra. Mục đích của mô sẹo là hàn gắn lại vết thương. - Tràng hoa biến thành lá (phyllody): Tràng hoa, đài hoa và các bộ phận khác của hoa biến thành các lá nhỏ. Triệu chứng này do virus gây ra. - Chứng sần sùi ở trái và củ: là trường hợp biểu bì của trái hoặc củ hoá mô bần, có màu nâu. * Mô cây bị hư hỏng: Những triệu chứng của nhóm này thường phát triển ở một bộ phận nào đó của cây. Chúng có thể xảy ra trên các mô dự trữ của cây, hoặc trên các mô xanh và cả trên các mô đã hóa gổ của cây. Phần mô mắc bệnh thường ngã màu nâu. Các triệu chứng gồm có: - Thối nhũn (soft rot): cả trái, hạt, thân, củ và rễ cây đều có thể có triệu chứng này. Vết thối thường ướt và có mùi lạ. Hình 1.6 Triệu chứng thối nhũn trên cải bắp do vi khuẩn Erwinia 10
- - Thối khô (mummification): Là trường hợp trái bị thối nhưng đồng thời bị mất nước mau lẹ nên khô đi, teo lại, nhăn nheo, sần sùi. trường hợp này thường xảy ra trên trái non. Nguyễn Thị Nghiêm, ĐHCT Hình 1.7 Triệu chứng thối khô - Héo gục cây con (damping off): là triệu chứng xảy ra trên trên cây con trong vườm ươm. Cây con bị hại ở gốc và rễ, gần mặt đất. Nấm tấn công và làm cho mô cây bị chết, teo tóp lại, có màu nâu, nâu đen, đen hoặc đỏ. cây mất nước và héo gục xuống một cách mau lẹ. 11
- NTQ Phương Hình 1.8 Triệu chứng héo gục cây con trên rau muống - Đốm (spot): các đốm thường xảy ra trên lá, trái. Đốm thường có màu xám hay nâu, có viền nâu sậm hoặc tía hoặc đỏ sậm. Có thể có quầng màu vàng nhạt chung quanh đốm. Về hình dạng, đốm bệnh có thể có hình tròn, hình bầu dục, hình bầu dục kéo dài, hoặc hình có góc cạnh hoặc không có hình dạng nhất định. NTQ Phương Phạm Văn Kim, ĐHCT Hình 1.9 Triệu chứng các dạng đốm lá - Sọc (stripe, streak): các sọc chạy dọc theo gân lá, hoặc dọc theo thân, triệu chứng này có thể do vi khuẩn, nấm và do virut gây ra. Thí dụ: Bệnh sọc đỏ lá mía do Xanthomonas rubrilineans, bệnh sọc trong lá lúa do Xanthomonas campestris pv. translucens, bệnh sọc lá bắp, vv... 12
- NTQ Phương Hình 1.10 Triệu chứng sọc lá trên bắp Cháy lá (blight): triệu chứng này thường do mầm bệnh tiết ra chất độc, lan theo mạch nhựa, làm chết từng mãng mô của lá, làm cho một phần hoặc toàn lá cây bị khô đi. Triệu chứng có thể do nấm, vi khuẩn và cả virus gây ra. NTQ Phương Hình 1.11 Triệu chứng cháy lá 13
- - Héo đọt, chết đọt (die-back): Đọt hoặc ngọn cây bị héo chết, trong khi phần bên dưới cây vẫn còn sống tuy đã bị suy yếu. Triệu chứng này có thể lan dần xuống bên dưới và giết chết cây sau một thời gian. Triệu chứng này thường có liên quan đến các nấm gây hại ở rễ cây. Nên tìm nguyên nhân ở bộ rễ hơn là ở phần ngọn đả chết. Thí dụ: bệnh chết đọt cây sầu riêng, vv... - Héo (wilt): cây bị mất nước do ký sinh làm tắc nghẽn sự lưu thông của nhựa nguyên, hoặc do ký sinh tiết ra chất độc làm tế bào mô cây mất tính trương nước do đó đưa đến một phần của cây hoặc cả cây bị thiếu nước và bị rũ xuống. Thí dụ: bệnh héo rũ cây cà chua Nguyễn Thị Nghiêm, ĐHCT Hình 1.12 Triệu chứng héo - Loét (canker): triệu chứng xảy ra ở thân hoặc ở cành cây. Vỏ thân hoặc vỏ cành bị thối, bung ra. Phần gổ bên trong có thể bị thối. Từ vết loét mũ cây 14
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Bệnh cây chuyên khoa: Phần 1 - GS.TS. Vũ Triệu Mân
134 p | 623 | 224
-
Giáo trình Bệnh cây đại cương: Phần 1 - GS.TS. Vũ Triệu Mân
104 p | 475 | 136
-
Giáo trình Bệnh cây đại cương: Phần 2 - GS.TS. Vũ Triệu Mân
60 p | 257 | 108
-
Giáo trình bệnh cây đại cương part 4
17 p | 158 | 34
-
Giáo trình bệnh cây đại cương part 3
17 p | 133 | 28
-
Giáo trình bệnh cây đại cương part 7
17 p | 146 | 27
-
Giáo trình bệnh cây đại cương part 2
17 p | 116 | 26
-
Giáo trình bệnh cây đại cương part 6
17 p | 106 | 24
-
Giáo trình bệnh cây đại cương part 5
17 p | 113 | 23
-
Giáo trình bệnh cây đại cương part 8
17 p | 135 | 22
-
Giáo trình bệnh cây đại cương part 9
17 p | 132 | 21
-
Giáo trình bệnh cây đại cương part 10
11 p | 106 | 19
-
Giáo trình Bệnh cây đại cương (Nghề: Bảo vệ thực vật - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng động Đồng Tháp
94 p | 21 | 9
-
Giáo trình Bệnh cây đại cương (Nghề: Trồng trọt và bảo vệ thực vật - Trung cấp) - Trường Trung cấp Trường Sơn, Đắk Lắk
49 p | 15 | 8
-
Giáo trình Bệnh cây đại cương (Nghề: Bảo vệ thực vật - Cao đẳng): Phần 1 - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp
60 p | 12 | 4
-
Giáo trình Bệnh cây đại cương (Nghề: Bảo vệ thực vật - Cao đẳng): Phần 2 - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp
34 p | 19 | 4
-
Giáo trình Bệnh cây đại cương (Ngành: Bảo vệ thực vật - Trung cấp) - Trường Cao đẳng nghề Đà Lạt
118 p | 12 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn