Giáo trình Bệnh chuyên khoa hệ ngoại (Ngành: Y sỹ- Trình độ: Trung cấp) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
lượt xem 0
download
Giáo trình Bệnh chuyên khoa hệ ngoại (Ngành: Y sỹ- Trình độ: Trung cấp) cung cấp cho người học kiến thức cơ sở về giải phẫu, bệnh lý và cách chăm sóc chấn thương, viêm nhiễm vùng hàm mặt. Từ đó người học vận dụng trong thực hành ngành để hướng dẫn người bệnh và trong cách chẩn đoán và hướng điều trị. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Bệnh chuyên khoa hệ ngoại (Ngành: Y sỹ- Trình độ: Trung cấp) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
- ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA TRƢỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: BỆNH CHUYÊN KHOA HỆ NGOẠI NGÀNH/NGHỀ: TRUNG CẤP Y SỸ TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP Ban hành kèm theo Quyết định số: 549 /QĐ – CDYT ngày 09 tháng 08 năm 2021 của Hiệu Trường Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá Thanh Hoá, năm 2021 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
- Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể đƣợc phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
- 1 LỜI GIỚI THIỆU Trƣờng Cao đẳng Y tế Thanh Hoá có bề dày lịch sử đào tạo các thế hệ cán bộ Y - Dƣợc, xây dựng và phát triển hơn 60 năm. Hiện nay, Nhà trƣờng đã và đang đổi mới về nội dung, phƣơng pháp và lƣợng giá học tập của học sinh, sinh viên nhằm không ngừng nâng cao chất lƣợng đào tạo. Để có tài liệu giảng dạy thống nhất cho giảng viên và tài liệu học tập cho ngƣời học; Đảng uỷ - Ban Giám hiệu Nhà trƣờng chủ trƣơng biên soạn tập bài giảng của các chuyên ngành mà Nhà trƣờng đã đƣợc cấp phép đào tạo. Tập bài giảng “BỆNH CHUYÊN KHOA HỆ NGOẠI” đƣợc các giảng viên Bộ môn Chuyên khoa biên soạn dùng cho hệ trung cấp y sỹ dựa trên chƣơng trình đào tạo của Trƣờng ban hành năm 2021, Thông tƣ 03/2017/BLĐTBXH ngày 01 tháng 3 năm 2017 của Bộ trƣởng Bộ Lao động thƣơng binh xã hội. Môn “BỆNH CHUYÊN KHOA HỆ NGOẠI” giúp học viên sau khi ra trƣờng có thể vận dụng tốt các kiến thức về giải phẫu răng, chẩn đoán và hƣớng điều trị một số bệnh lý cấp cứu vùng hàm mặt đã học vào hoạt động nghề nghiệp. Tuy nhiên trong qua trình biên soạn tập bài giảng không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tập thể biên soạn xin ghi nhận các ý kiến đóng góp xây dựng của các nhà quản lý, đồng nghiệp, độc giả và học sinh, những ngƣời sử dụng cuốn sách này để nghiên cứu bổ sung cho tập bài giảng ngày càng hoàn thiện hơn. Thanh Hóa, năm 2021 Tham gia biên soạn 1. Chủ biên: ThS. Bs. Mai Văm Bảy 2. BSCK1. Nguyễn Hồng Văn 3. Ths.Bs. Hoàng Thị Thuỳ 4. Ths. Bs. Nguyễn Minh Huyền 5. BS. Nguyễn Thị Hà Linh
- 2 MỤC LỤC LỜI GIỚI THIỆU ........................................................................................................ 1 MỤC LỤC ..................................................................................................................... 2 GIÁO TRÌNH MÔN HỌC .......................................................................................... 3 PHẦN RĂNG – HÀM – MẶT..................................................................................... 6 BÀI 1: ĐẠI CƢƠNG GIẢI PHẪU, SINH LÝ RĂNG MIỆNG ................................ 6 BÀI 2: BỆNH SÂU RĂNG VÀ DỰ PHÕNG .......................................................... 11 BÀI 3: BỆNH VIÊM TUỶ, VIÊM QUANH CUỐNG RĂNG ................................ 15 BÀI 4: BỆNH VIÊM QUANH RĂNG ..................................................................... 20 BÀI 5: CHỈ ĐỊNH VÀ CHỐNG CHỈ ĐỊNH NHỔ RĂNG...................................... 23 BÀI 6: CẤP CỨU, GIẢM ĐAU, CẦM MÁU RĂNG MIỆNG ............................... 28 BÀI 7: CHĂM SÓC RĂNG MIỆNG Ở CỘNG ĐỒNG .......................................... 33 BÀI 8: CHẤN THƢƠNG VÙNG HÀM MẶT ........................................................ 40 BÀI 9: BỆNH VIÊM MÔ TẾ BÀO VÙNG HÀM MẶT ......................................... 45 PHẦN MẮT ................................................................................................................ 51 BÀI 1: ĐẠI CƢƠNG GIẢI PHẪU VÀ SINH LÝ MẮT ......................................... 51 BÀI 2: BỆNH VIÊM KẾT MẠC ( 1 tiết ) ................................................................ 63 BÀI 3: BỆNH VIÊM LOÉT GIÁC MẠC ( 1 tiết ) .................................................. 68 BÀI 4: BỆNH GLOCOM ( 2 tiết )............................................................................ 73 BÀI 5: BỆNH VIÊM MÀNG BỒ ĐÀO ( 1 tiết ) ..................................................... 81 BÀI 6: BỆNH Ở CÁC BỘ PHẬN BẢO VỆ NHÃN CẦU ( 1 tiết) ......................... 87 BÀI 7: BỆNH ĐỤC THUỶ TINH THỂ ( 1 tiết ) ..................................................... 93 BÀI 8: CHẤN THƢƠNG MẮT ( 2 tiết ) ................................................................. 99 BÀI 9: PHƢƠNG PHÁP KHÁM MẮT ( 2 tiết) .................................................... 107 BÀI 10: CÁC THUỐC THƢỜNG DÙNG TRONG NHÃN KHOA ( 1 tiết ) ....... 116 PHẦN TAI – M I - HỌNG................................................................................... 1256 BÀI 1: ĐẠI CƢƠNG GIẢI PHẪU SINH LÝ TAI – M I – HỌNG (2 tiết) ....... 1266 BÀI 2: BỆNH VIÊM TAI GIỮA VÀ VIÊM TAI XƢƠNG CH M (2 tiết) ....Error! Bookmark not defined.0 BÀI 3: BỆNH VIÊM M I (1 tiết) .......................... Error! Bookmark not defined.4 BÀI 4: BỆNH VIÊM XOANG (1 tiết) ................... Error! Bookmark not defined.0 BÀI 5: BỆNH VIÊM VA (1 tiết) ............................ Error! Bookmark not defined.1 BÀI 6: BỆNH VIÊM HỌNG - VIÊM AMYDAL (2 tiết) ...... Error! Bookmark not defined. BÀI 7: BỆNH VIÊM THANH QUẢN (1 tiết) ....... Error! Bookmark not defined.1
- 3 BÀI 8: DỊ VẬT ĐƢỜNG ĂN, DỊ VẬT ĐƢỜNG THỞ (2 tiết) ... Error! Bookmark not defined.87 BÀI 9: CHẢY MÁU M I (1 tiết) .......................................................................... 198 BÀI 10: CÁC THUỐC THƢỜNG DÙNG TRONG TAI M I HỌNG (1 tiết) Error! Bookmark not defined.05
- 4 GIÁO TRÌNH MÔN HỌC Tên môn: Bệnh chuyên khoa hệ ngoại Mã môn học: MH26 Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của môn học/mô đun: - Vị trí: Môn “Bệnh chuyên khoa hệ ngoại” là môn học đƣợc bố trí học sau các môn học thuộc khối kiến thức giáo dục đại cƣơng. - Tính chất: Môn học này trang bị cho sinh viên kiến thức cơ bản về giải phẫu sinh lý của Răng – Hàm - Mặt, Mắt, Tai – Mũi – Họng triệu chứng thƣờng gặp trong bệnh Răng – Hàm – Măt, Mắt, Tai – Mũi – Họng giúp cho ngƣời học chẩn đoán và hƣớng điều trị đƣợc ngƣời bệnh mắc các bệnh về Răng – Hàm - Mặt, Mắt, Tai – Mũi – Họng thông thƣờng. - Ý nghĩa và vai trò của môn học/mô đun: Môn học cung cấp cho ngƣời học kiến thức cơ sở về giải phẫu, bệnh lý và cách chăm sóc chấn thƣơng, viêm nhiễm vùng hàm mặt. Từ đó ngƣời học vận dụng trong thực hành ngành để hƣỡng dẫn ngƣời bệnh và trong cách chẩn đoán và hƣớng điều trị Mục tiêu của môn học: Về kiến thức: - Nêu đƣợc các mốc giải phẫu, và một số vai trò sinh lý chính của Răng – Hàm – Mặt, Mắt, Tai – Mũi – Họng. - Trình bày đƣợc nguyên nhân, triệu chứng, biện pháp phòng tránh bệnh Răng – Hàm – Mặt, Mắt, Tai – Mũi – Họng thƣờng gặp. - Trình bày đƣợc nội dung chăm sóc ngƣời bệnh mắc một số bệnh lý thông thƣờng về Răng – Hàm – Mặt, Mắt, Tai – Mũi – Họng. Về kỹ năng: Vận dụng kiến thức đã học để: - Phụ giúp bác sỹ Răng – Hàm – Mặt, Mắt, Tai – Mũi – Họng tại các cơ sở y tế. - Lập và thực hiện đƣợc kế hoạch chăm sóc ngƣời bệnh mắc một số bệnh thông thƣờng về Răng – Hàm – Mặt, Mắt, Tai – Mũi – Họng
- 5 - Tuyên truyền giáo dục cộng đồng về cách phòng một số bệnh Răng – Hàm – Mặt , Mắt, Tai – Mũi – Họng thông thƣờng. Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: - Tự giác, tích cực trong học tập, cẩn trọng và sáng tạo trong thực hành nghề nghiệp, chủ động trong quá trình làm việc nhóm. - Thực hiện các quy định về y đức, các quy chế chuyên môn của ngành y tế và các quy định của pháp luật liên quan đến lĩnh vực y tế. Nội dung của môn học:
- 6 PHẦN RĂNG – HÀM – MẶT BÀI 1: ĐẠI CƢƠNG GIẢI PHẪU, SINH LÝ RĂNG MIỆNG (2 tiết) GIỚI THIỆU: Bài học đề cập đến giải phẫu sinh lý răng miệng giúp ngƣời học bắt đầu với những kiến thức giải phẫu cơ bản về phần răng miệng trƣớc khi bắt đầu vào phần bệnh lý và chăm sóc MỤC TIÊU: - Nêu đƣợc 3 chức năng chính của răng - Kể đƣợc các thành phần cấu tạo nên tổ chức học và giải phẫu của răng NỘI DUNG CHÍNH 1. Đại cƣơng Răng là một bộ phận đầu tiên của ống tiêu hoá, tuỳ theo từng loài mà răng có hình dáng hoặc sắp xếp, số lƣợng khác nhau, trong phạm vi bài này chúng ta chỉ nghiên cứu đến một số vấn đề thuộc phạm vi răng ngƣời. 1.1. Chức năng của răng 1.1.1 Ăn nhai: Ngƣời có hàm răng không khoẻ mạnh hoặc mất răng sớm sẽ ăn nhai kém, ảnh hƣởng rõ rệt đến sức khoẻvà sức lao động. 1.1.2 Phát âm: Ngƣời mất nhóm răng cửả sớm sẽ phát âm không chuẩn, răng sữa còn có chức năng giữ chỗ cho răng vĩnh viễn mọc đúng vị trí. 1.1.3. Thẩm mỹ: Ngoài ra răng còn giữ vai trò không nhỏ giúp cho khuôn mặt tƣơi tắn và đầy đặn hơn 1.2. Số lƣợng răng bình thƣờng - Răng sữa: 20 răng - Răng vĩnh viễn: 28 - 32 răng 1.3. Hình dáng răng Hình dáng của răng khác nhau tuỳ theo chức năng của từng nhóm răng. Răng đƣợc chia làm 4 nhóm. - Nhóm răng cửa: gồm các răng số 1,2,3 các răng này dùng để cắt thức ăn. 3 2 1 1 2 3
- 7 3 2 1 1 2 3 - Nhóm răng hàm nhỏ gồm các răng số 4,5 là răng nhai nhƣng sức nhai yếu, mặt nhai có 2 núm. 5 4 4 5 5 4 4 5 - Nhóm răng lớn gồm các răng số 6,7. Đây là những răng nhai chính, mặt răng rộng thƣờng có 4 núm, thân răng hình lập phƣơng. - Răng số 8 có tên riêng là răng khôn Mặc dự hình dáng có những điểm khác nhau nhƣng răng đều có 5 mặt tiếp xúc : Ngoài, trong, trên, gần, xa. 1.4. Khớp cắn bình thƣờng (xét ở tƣ thế khớp cắn trung tâm). - Răng hàm trên trùm ra ngoài răng hàm dƣới từ 0,5 mm - 1,5 mm - Răng hàm dƣới từ răng cửa số 2 trở đi cứ một răng hàm dƣới chạm khớp vai hai răng hàm trên. 1.5. Công thức răng: Để tiện ghi chép khi khám chữa bệnh ngƣời ta quy định nhƣ sau: Số răng: Răng gần đƣờng giữa nhất là răng số 1 càng xa đƣờng giữa số răng càng lớn cho đến số 8. 87654321 12345678 87654321 12345678 Cung hàm: Ngƣời ta kẻ một đƣờng dọc qua nhõn trung và một đƣờng ngang qua mép chia ổ miệng làm 4 cung: theo chiều kim đồng hồ ngƣời ta quy ƣớc nhƣ sau: Răng vĩnh viễn: hàm trên bên phải là số 1, hàm trên bên trái là số 2, hàm dƣới bên trái là số 3, hàm dƣới bên phải là số 4 ( hình 1) Răng sữa: Từ 5 đến 8 nếu là răng sữa ((Hình 2) (Hình 1) 1 2 5 6 (Hình 2) 4 3 8 7 Để thể hiện một cái răng nào đó ta phải ghi một số có 2 chữ số. Chữ số hàng chục chỉ cung răng, chữ số hàng đơn vị chỉ số răng. Ví dụ: Muốn chỉ răng cửa giữa vĩnh viễn hàm trên bên phải ta phải ghi răng 1.1. Muốn chỉ răng cửa giữa sữa hàm trên bên phải ta phải ghi: răng 5.1 1.6. Tuổi mọc răng sữa. - Bình thƣờng răng sữa bắt đầu mọc vào lúc trẻ đƣợc khoảng 6 - 8 tháng tuổi. Thời gian trung bình để thành lập bộ răng sữa là 24 - 30 tháng. Dƣới đây là thời gian mọc thông thƣờng của các răng sữa:
- 8 Tháng mọc Tên răng Hàm trên Hàm dƣới Răng cửa giữa 8 - 10 6-8 Răng cửa bên 10 - 12 12 - 14 Răng hàm thứ nhất 14 - 16 14 - 16 Răng nanh 16 - 20 16 - 20 Răng hàm thứ hai 20 - 30 20 - 30 - Bộ răng sữa giữa chức năng quan trọng trong việc tiêu hoá thức ăn cho trẻ bằng cơ chế cắt, xé, nhai và nghiền nát thức ăn; răng sữa chính là nhân tố kích thích sự tăng trƣởng của xƣơng hàm nhờ vào cử động nhai, đồng thời có vai trò giữ vị trí trên cung hàm cho răng vĩnh viễn mọc sau này, ngoài ra răng sữa cũng có chức năng quan trọng trong phát âm. 1.7. Tuổi mọc răng vĩnh viễn. - Khi trẻ khoảng 6 tuổi, các răng vĩnh viễn sẽ mọc lên thay thế dần các răng sữa và bộ răng vĩnh viễn sẽ hoàn tất lúc 18 - 25 tuổi. Giai đoạn từ 6 - 12 tuổi trong miệng trẻ có cả hai loại răng cùng tồn tại đƣợc gọi là hàm răng hỗn hợp. Khi răng vĩnh viễn mọc đồng thời diễn ra sự tiêu chân răng răng sữa, sớm nhất là các răng cửa. Cùng với việc tiêu chân răng thỡ chiều cao của xƣơng ổ răng cũng giảm, điều này giải thích cho sự lung lay của răng sữa một thời gian trƣớc khi rụng. Dƣới đây là thời gian mọc thông thƣờng của các răng vĩnh viễn. Tháng mọc Tên răng Hàm trên Hàm dƣới Răng cửa giữa 7-8 6-7 Răng cửa bên 7-8 8-9 Răng hàm nhỏ 1 10 - 11 10 - 12 Răng nanh 11 - 12 9 - 10 Răng hàm nhỏ 2 10 - 12 10 - 12 Răng hàm lớn 1 6-7 6-7 Răng hàm lớn 2 12 - 13 11 - 13 Răng khôn 18 - 25 18 - 25 2. CẤU TẠO TỔ CHỨC HỌC CỦA RĂNG: 2.1. Men răng: Màu răng trong bao bọc toàn bộ bên ngoài thân răng. Thành phần của men răng gồm: 97 % vô cơ, 3 % hữu cơ và nƣớc. Men răng nơi dày nhất là ở núm răng (1,5 mm - 2 mm). Men răng bắt đầu hình thành từ tháng thứ tƣ của bài thai.
- 9 2.2. Ngà răng: Thành phần có 67 % chất vô cơ, 33% chất hữu cơ và nƣớc. Trong ngà răng có dây thần kinh cảm giác. Ngà răng có cả ở thân răng và chân răng giữa ngà răng là một hốc rỗng chứa đựng tuỷ răng. 2.3. Tuỷ răng: Là một khối tổ chức liên kết mạch máu, bạch huyết, thần kinh. Tuỷ răng thông với tổ chức quanh cuống rang qua những lỗ cuống răng. 2.4. Lớp xƣơng răng: Còn gọi là lớp Cement bao phủ bên ngoài chân răng. Lớp này rất mỏng thành phần gồm 46 % chất khoáng 35,5 % chất vôi. 2.5. Khớp răng: Chân răng nằm trong huyệt ổ răng giữa chân răng và huyệt ổ răng là một lớp dây chằng có tác dụng giữ cho răng vững và chịu đƣợc một lực nhai (lực nén) từ 50 kg - 100 kg/1cm3. 3. CẤU TẠO GIẢI PHẪU HỌC CỦA RĂNG: Răng chia làm 3 phần: - Thân răng - Cổ răng - Chân răng 3.1. Thân răng: Là phần đƣợc men răng bao phủ bên ngoài, thƣờng lộ ra trong hốc miệng. Chiều dài của thân răng bằng 1/ 3 chiều dài của răng. 3.2. Cổ răng: Nằm giữa thân răng và chân răng.Cổ răng đƣợc nhú lợi bao phủ. 3.3. Chân răng: Là phần nằm trong huyệt ổ răng và đƣợc lớp Cement bao bọc bên ngoài. Chân răng có đặc điểm là hơi nghiêng về phía xa. Số lƣợng chân răng thay đổi tuỳ theo từng nhóm răng - Nhóm răng cửa: Chỉ có một chân. - Nhóm răng hàm nhỏ: Thƣờng là một chân, riêng răng số 4 hàm trên thƣờng có 2 chân. - Nhóm răng hàm lớn trên có 3 chân, hàm dƣới có 2 chân. - Răng số 8 số lƣợng chân răng không ổn định. - Chân răng bằng 2/3 chiều dài của răng. GHI NHỚ: - 3 chức năng chính của răng: ăn nhai, phát âm, thẩm mỹ - Công thức răng LƢỢNG GIÁ: CHỌN ĐÁP ÁN ĐÚNG TRONG NHỮNG CÂU SAU Câu 1: Răng có 3 chức năng chính là: ăn nhai, phát âm và thẩm mỹ A. Đúng B. Sai Câu 2: Tổ chức cứng của răng gồm có: men rang, ngà răng và tủy răng.
- 10 A.Đúng B.Sai Câu 3: Cấu tạo giải phẫu học của răng gồm có thân răng, cổ răng và chân răng. A.Đúng B.Sai Câu 4: Số lƣợng răng vĩnh viễn của ngƣời bình thƣờng là : 28 – 32 cái răng A. Đúng B. Sai Câu 5: Nhóm răng hàm nhỏ bao gồm răng số 6 và số 7 A. Đúng B. Sai
- 11 BÀI 2: BỆNH SÂU RĂNG VÀ DỰ PHÕNG (1 Tiết) GIỚI THIỆU: Sâu răng là bệnh thƣờng gặp và có thể xuất hiện ở bất kỳ độ tuổi, tầng lớp hay giới nào. Sâu răng gây khó chịu, giảm khả năng ăn nhai và làm việc nên việc chăm sóc, điều trị và phòng bệnh là vô cùng cần thiết MỤC TIÊU - Liệt kê đƣợc triệu chứng lâm sàng của sâu răng. - Trình bày đƣợc nội dung chăm sóc ngƣời bệnh sâu răng . NỘI DUNG: 1. Đại cƣơng: - Sâu răng là một bệnh gây tổn thƣơng tổ chức cứng của răng, là một bệnh mãn tính, có tính chất xã hội. - Tỷ lệ ngƣời mắc bệnh sâu răng tỷ lệ thuận với sự phát triển của xã hội, nơi có nền kinh tế phát triển càng cao thì càng nhiều ngƣời mắc bệnh sâu răng. - Bệnh sâu răng làm giảm ngày công lao động. - Kinh phí dùng cho việc khám chữa bệnh sâu răng rất lớn. Sâu răng là bệnh có thể phòng ngừa đƣợc. 2. Nguyên nhân: Sâu răng do các yếu tố sau: 2.1. Chất lƣợng tổ chức cứng răng kém chất lƣợng tổ chức cứng của răng ở mỗi ngƣời khác nhau. Cùng một môi trƣờng, điều kiện sinh hoạt ăn uống nhƣ nhau nhƣng bị sâu răng khác nhau. 2.2. Thức ăn: Chế độ ăn nhiều đƣờng là chế độ thức ăn để sinh sâu răng. Thức ăn: kẹo, bánh bám dính làm sâu răng để phát triển. 2.3.Vi khuẩn: Tập trung hoạt động dƣới chất bám dính tạo thành mảng bám vi khuẩn phá hoại răng. Vi khuẩn hoạt động dƣới chất bám dính phân huỷ đƣờng lên men tạo thành Acid. Acid phá huỷ men răng, ghà răng làm thành lỗ sâu. 2.4. Do ph của nƣớc bọt (môi trƣờng miệng) 2.5. Cơ chế gây sâu răng:
- 12 Vi khuẩn - lên men thức ăn tạo thành A xít , A xít khử khoáng của tổ chức răng tạo thành lỗ sâu răng. 3. Triệu chứng lâm sàng: Trong lâm sàng ngƣời ta chia sâu răng làm 3 mức độ: 3.1. Sâu men răng (S1) - Thấy một đốm trắng ngà hoặc hơi vàng trên răng. Dùng thám trâm thấy gợn mắc. Bệnh nhân chƣa thấy đau. 3.2. Sâu ngà nông (S2) vi khuẩn phá huỷ lớp men vào lớp ngà nhƣng đang rất nông. - bệnh nhân có cảm giác ê buốt khi ăn chua, ngọt hoặc uống nƣớc lạnh. - Lỗ sâu đã dắt thức ăn. - Thức ăn lọt vào lỗ sâu hay chọc tâm vào có cảm giác ê buốt. Hết kích thích thì hết ê buốt. 3.3. Sâu ngà sâu (S3) - Lỗ sâu tiến tới gần tuỷ răng ê buốt nhiều hơn sâu ngà nông. 4. Hƣớng xử trí. 4.1. Giai đoạn sâu men răng: hƣớng dẫn ngƣời bệnh vệ sinh răng miệng; súc miệng dung dịch flour hoặc bôi fluor lên tổn thƣơng. 4.2. Giai đoạn sâu ngà răng đƣợc điều trị qua nhiều bƣớc: + Mở rộng lỗ sâu: dùng mũi khoan trụ hoặc cây đục men. + Lấy ngà mủn: dựng mũi khoan trũn hoặc cõy nạo ngà. + Tạo lỗ hàn: tuỳ loại vật liệu mà tạo lỗ hàn khỏc nhau. + Rửa và sát khuẩn lỗ hàn: dùng oxy già 3 - 5 đvV hoặc nƣớc muối sinh lý để rửa sau đó sát khuẩn bằng cồn 700 + Hàn răng: tuỳ từng trƣờng hợp sử dụng các chất hàn nhƣ xi măng thuỷ tinh, amalgam hoặc composite. + Trƣờng hợp sâu ngàn sâu giai đoạn hoạt động thỡ hàn theo dõi trong thời gian 2 - 3 tuần, nếu ngƣời bệnh không có biểu hiện bệnh lý tuỷ thì hàn vĩnh viễn. 5. Phòng bệnh: - Tăng cƣờng độ cứng chắc của răng: dùng các sản phẩm có fluor. + Toàn thân: nƣớc sinh hoạt, muối ăn, sữa hoặc viên fluor. + Tại chỗ: Kem đánh răng chứa fluor, súc miệng dung dịch fluor 0,05% hàng ngày hoặc 0.2% ở trƣờng học. - Loại trừ vi khuẩn. + Vệ sinh răng miệng bằng biện pháp chải răng. + Nên thay bàn chải 3 - 4 tháng một lần để có tác dụng làm sạch tốt. + Dùng chỉ tơ nha khoa để làm sạch kẽ răng.
- 13 + Sử dụng dung dịch súc miệng có tính chất sát khuẩn nhƣ nƣớc muối pha loãng, Givalex, Listerine… + Lấy cao răng định kỳ 6 - 12 tháng/ lần. - Chế độ ăn: + Hạn chế ăn đƣờng, bột, chất ngọt dƣới dạng quà vặt, bánh kẹo, nƣớc ngọt… + Nên ăn thức ăn đầy đủ dinh dƣỡng, đặc biệt thức ăn đảm bảo hàm lƣợng calci cần thiết; dùng hoa quả có nhiều nƣớc và chất xơ có tác dụng làm sạch răng tự nhiên. - Khám định kỳ 6 - 12 tháng/ lần để phát hiện bệnh và điều trị kịp thời. 7. Tiến triển và biến chƣng: 7.1. Biến chứng gần : - Gây viêm tuỷ, viêm quanh cuống - Gây viêm lợi, áp xe lợi. 7.2. Biến chứng xa : - Nhiễm trùng huyết - Viêm xoang hàm - Viêm mống mắt - Viêm nội tâm mạc - Viêm khớp viêm thận. GHI NHỚ: - Sâu răng là tình trạng mất tổ chức cứng của răng, gây ê buốt giảm sức ăn nhai và ngaỳ công lao động - Nguyên nhân chính là do vi khuẩn - Sâu răng đƣợc chia ra làm 3 loại: Sâu men, sâu ngà nông, sâu ngà sâu LƢỢNG GIÁ: Chọn câu trả lời đúng cho các câu hỏi sau Câu 1: Nguyên nhân chính gây bệnh sâu răng là .......... A. Răng, Vi khuẩn và thức ăn. B. Răng, Vi khuẩn và Di truyền. C. Vi khuẩn, Đƣờng và gia đình. D. Vi khuẩn, Đƣờng và Di truyền Câu 2: Chế độ ăn hay gây sâu răng nhiều nhất là...... A. Đƣờng B. Đạm C. Chất béo D. Vitamin Câu 3: Dấu hiệu lâm sàng của bệnh sâu răng là.......
- 14 A. ê buốt tự nhiên hoặc khi có kích thích B. lung lay răng C. đau nhức răng tự nhiên D. Đau nhức răng dữ dội từng cơn Câu 4: Chế độ ăn nhiều đƣờng là chế độ thức ăn dễ gây sâu răng. A. Đúng B. Sai Câu 5: Triệu chứng lâm sàng của sâu răng là ê buốt răng tự nhiên hoặc khi kích thích. A. Đúng B. Sai
- 15 BÀI 3: BỆNH VIÊM TUỶ, VIÊM QUANH CUỐNG RĂNG (2 tiết) GIỚI THIỆU: Sâu răng nếu không đƣợc điều trị sẽ dẫn đến các bệnh lý về tuỷ răng. Viêm tuỷ răng có triệu chứng đau cơn khiến bệnh nhân rất khó chịu vật vã, khó ăn nhai và hậu quả nặng nề nhất là nhổ bỏ răng nêu khôgn đƣợc điều trị kịp thời MỤC TIÊU - Liệt kê đƣợc các triệu chứng lâm sàng của viêm tủy răng, viêm quanh cuống răng - Trình bày đƣợc nội dung chăm sóc cho ngƣời bệnh viêm tuỷ, viêm quanh - Nêu đƣợc cách điều trị bệnh viêm tuỷ, viêm quanh cuống răng NỘI DUNG CHÍNH 1. ĐẠI CƢƠNG - Tuỷ răng là một mô liên kết đặc biệt bao gồm mạch máu, thần kinh, bạch mạch và tổ chức đệm nằm trong một cái hốc ở giữa răng gọi là tuỷ răng. Hình thể của tuỷ răng tƣơng ứng với hình thể ngoài của răng, nó gồm có tuỷ buồng và tuỷ chân, tuỷ buồng thông với tuỷ chân và thông với tổ chức liên kết quanh cuống bởi lỗ rất nhỏ ở cuống răng (lỗ Apex). - Cuống răng là tận cùng của chân răng, ở chính giữa đỉnh của cuống răng, có lỗ cuống răng. Bệnh của vùng cuống răng là các tổn thƣơng vùng cuống răng thƣờng xuất hiện do các tác nhân kích thích từ tuỷ răng. 2. NGUYÊN NHÂN 2.1. Viêm tuỷ răng - Do vi khuẩn: là tác nhân hay gặp nhất gây viêm tuỷ răng, đƣờng thâm nhập vào tuỷ răng chủ yếu qua sâu răng, ngoài ra cũn do răng bị rạn, mẻ, lõm hình chêm hoặc chỗ mòn mặt nhai của răng; cũng có thể viêm tuỷ ngƣợc dòng do viêm quanh răng; khoan tạo lỗ hàn làm thủng vào buồng tuỷ. - Do yếu tố vật lý: sang chấn răng mạnh hoặc sang chấn răng nhẹ nhƣng liên tục; nhiệt độ cao nhƣ khoan răng mạnh không có nƣớc làm mát; thay đổi áp suất môi trƣờng nhƣ đi máy bay, thợ lặn, leo núi.
- 16 - Do yếu tố hoá học: sử dụng chất sát khuẩn mạnh để sát khuẩn lỗ sâu nhƣ nitrat bạc, clorofoc…; nhiễm độc chì, thuỷ ngân có thể gây hoại tử tuỷ răng; các chất hàn răng: xi măng, amalgam hoặc nhựa acrylic. 2.2. Viêm quanh cuống răng - Do vi khuẩn: thƣờng gặp nhất là do vi khuẩn trong tuỷ hoại tử tới vùng cuống; ngoài ra vi khuẩn cũn theo đƣờng dây chằng quanh răng trong viêm quanh răng tới vùng cuống. - Do sang chấn: sáng chấn nhẹ liên tục nhƣ hàn răng bị kênh cao, cắn chỉ...có thể gây viêm quanh cuống răng mạn tính; sang chấn mạnh sẽ gây viêm quanh cuống tính. - Do điều trị: khi điều trị tuỷ đƣa dụng cụ xuống quá cuống răng; sử dụng thuốc sát khuẩn có tính sát khuẩn quá mạnh. 3. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG 3.1. Viêm tuỷ răng 3.1.1. Viêm tuỷ có hồi phục (T1) - Đau tự nhiên thoáng qua từ 3 - 5 phút, đau tăng khi có kích thích nhƣ (nóng, lạnh, chua, ngọt). Hết kích thích vẫn còn đau kéo dài một vài phút. - Khám: thƣờng do sâu răng, các nguyên nhân khác ít gặp khám thấy có lỗ sâu, nạo có ngà mủn và chƣa thấy hở tuỷ - Gõ răng ngƣời bệnh không đau - Thử nghiệm tuỷ dƣơng tính. 3.1.2. Viêm tuỷ không hồi phục (T2) - Đau tự nhiên thành từng cơn dữ dội, mỗi cơn đau kéo dài từ 30 phút đến 2 - 3 giờ và hết đau đột ngột; đau tăng khi có kích thích nhất là lạnh, khi vận động mạnh và thƣờng đau nhiều về đêm; đau khu trú tại chỗ hoặc có thể lan nửa mặt dƣới hoặc nửa đầu; ngoài cơn đau ngƣời bệnh bình thƣờng. - Khám có thể thấy đƣợc nguyên nhân gây viêm tuỷ nhƣng thƣờng gặp là sâu răng lỗ sâu có thể thấy điểm hở tuỷ khi chạm phải ngƣời bệnh rất đau, - Gõ ngang răng ngƣời bệnh đau nhiều - Thử nghiệm tuỷ dƣơng tính. 3.1.3. Tuỷ hoại tử (T3) - Không có biểu hiện triệu chứng cơ năng cũng nhƣ toàn thân. - Khám: răng đổi màu xám đục, trên bề mặt thân răng thấy có lỗ sâu hoặc nứt vỡ… gõ răng ngƣời bệnh không đau; thử nghiệm tuỷ âm tính. 3.2. Viêm quanh cuống 3.2.1. Viêm quanh cuống cấp tính - Toàn thân: sốt, mệt mỏi và phản ứng hạch lân cận.
- 17 - Cơ năng: đau nhức răng tự nhiên dữ dội, đau liên tục, đau tăng khi chạm vào răng đối diện; cảm giác răng lung lay, trồi cao. - Thực thể: + Quan sát mặt ngƣời bệnh có thể thấy sƣng nề vùng má tƣơng ứng với răng bệnh, màu sắc da thay đổi, sờ thấy có sự thay đổi về mật độ và giới hạn của vùng bị tổn thƣơng. + Khám thấy răng lung lay và rất đau khi gõ dọc vào răng + Lợi và mô lỏng lẽo tƣơng ứng nề đỏ có thể thấy răng bên cạnh cũng bị lung lay nhẹ. - Xquang: vùng sáng ở cuống răng, có khi lan cả sang răng bên cạnh, ranh giới không rõ; vùng dây chằng quanh răng giãn rộng. 3. 2.1. Viêm quanh cuống mạn tính - Cơ năng: có thể đau âm ỉ liên tục tại chỗ răng tổn thƣơng nhƣng thƣờng là không có triệu chứng gỡ. - Thực thể: răng đổi màu xám đục, đa số các trƣờng hợp có thể thấy lỗ dò ở lợi tƣơng ứng vùng cuống răng, gõ dọc thân răng không đau hoặc đau ít, thử nghiệm tuỷ âm tính. - Xquang có hình ảnh u hạt hoặc nang chân răng. 4. TIẾN TRIỂN VÀ BIẾN CHỨNG - Viêm tuỷ răng nếu không đƣợc điều trị sẽ dẫn đến viêm quanh cuống răng. - Viêm quanh cuống răng không điều trị sau 4 - 6 ngày mủ sẽ thoát ra theo đƣờng ống tuỷ, đƣờng dây chằng hoặc qua xƣơng ổ răng làm áp xe lợi hay ở mô lỏng lẻo. - Viêm quanh cuống răng có thể gây viêm nhiễm lân cận: áp xe vùng quanh răng, viêm hạch, viêm mô tế bào hoặc viêm xƣơng tuỷ hàm; có khi gây viêm nhiễm các cơ quan ở xa nhƣ: tim, khớp, thận. 5. HƢỚNG ĐIỀU TRỊ 5.1. Viêm tuỷ - Giai đoạn T1: đƣợc tiến hành qua nhiều bƣớc. + Tạo lỗ hàn. + Rửa và sát khuẩn lỗ hàn: dùng oxy già 3 - 5đv V hoặc nƣớc muối sinh lý để rửa sau đó sát khuẩn bằng cồn 700. + Hàn theo dừi trong thời gian 1- 2 tuần bằng Eugenate; nếu ngƣời bệnh không có triệu chứng gì thì lấy bớt chất hàn tạm thời và hàn răng vĩnh viễn. + Trƣờng hợp lỗ sâu sát buồng tuỷ nếu lấy ngà mủn hết dễ bị hở tuỷ thì chụp tuỷ gián tiếp bằng eugenate có lót hydroxytcalci sau 6 tháng kiểm tra nếu không thấy đau và tuỷ còn sống thì hàn vĩnh viễn.
- 18 + Trƣờng hợp có điểm hở tuỷ thì phải chụp tuỷ trực tiếp theo dõi; sau 6 tháng chỗ tuỷ hở có thể kín lại do ngà thứ phát đƣợc tái tạo, lúc đó lấy bỏ chất hàn tạm kiểm tra lại chỗ hở; nếu không còn thấy điểm hở tuỷ, ngƣời bệnh không thấy đau và tuỷ còn sống thì hàn vĩnh viễn. - Giai đoạn T2: + Tạo đƣờng vào buồng tuỷ; tuỳ từng răng có thể gây tê lấy tuỷ hoặc đặt thuốc diệt tuỷ. + Lấy tuỷ buồng và tuỷ chân + Bơm rửa buồng và ống tuỷ bằng oxy già 10 - 12đv V, hoặc một số thuốc sát khuẩn khác. + Hàn ống tuỷ sau đó hàn vĩnh viễn. - Giai đoạn T3: + Lấy tuỷ nhiều lần. + Bơm rửa buồng và ống tuỷ. + Đặt bấc sát khuẩn buồng và ống tuỷ cho đến khi bấc sạch và không có mùi hôi thở tiến hành hàn ống tuỷ rồi hàn vĩnh viễn. 5.2. Viêm quanh cuống răng - Viêm quanh cuống mạn tính: điều trị bảo tồn răng giống nhƣ điều trị tuỷ hoại tử. - Viêm quanh cuống răng cấp tính. + Khoan tháo trống để làm giảm áp lực buồng tuỷ làm giảm đau cho ngƣời bệnh. + Sử dụng kháng sinh, giảm đau, chống phù nề cho tới khi ngƣời bệnh hết các triệu chứng toàn thân và tại chỗ ổn định. + Điều trị tuỷ bảo tồn răng giống nhƣ điều trị viêm quanh cuống răng mạn tính. 6. PHÒNG BỆNH - Tuyên truyền giáo dục cho ngƣời bệnh vệ sinh răng miệng đúng phƣơng pháp. - Khám răng định kỳ. - Điều trị sơm các răng bị sâu. GHI NHỚ - Viêm tuỷ răng là bệnh lý ở tuỷ răng mà nguyên nhân thƣờng là do vi khuẩn, ngoài ra còn di yếu tố vật lý, hoá học - Viêm quanh cuống răng là bệnh lý nằm ở cuống răng (điểm tận cùng của chân răng) mà nguyên nhân thƣờng là do vi khuẩn, sang chấn và do sai sót trogn quán trình điều trị - Biểu hiện của viêm tuỷ răng là các cơn đau, thƣờng tăng nhiều về đêm và khi ăn nhai, khám có thể phát hiện lỗ sâu.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Chăm sóc sức khỏe người lớn bệnh ngoại khoa - Trường Cao đẳng Y tế Ninh Bình
122 p | 149 | 16
-
Giáo trình Điều dưỡng chuyên khoa Thần kinh (Đối tượng: Cao đẳng Điều dưỡng) - CĐ Y tế Hà Nội
74 p | 13 | 5
-
Giáo trình Bệnh học chuyên khoa: Phần 2
272 p | 26 | 4
-
Giáo trình Bệnh học trẻ em (In lần thứ tư): Phần 1
102 p | 15 | 2
-
Giáo trình Bệnh học (Nghề: Dược - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Bách khoa Nam Sài Gòn (2022)
193 p | 7 | 2
-
Giáo trình Bệnh học chuyên khoa hệ nội (Ngành: Y sỹ đa khoa - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
164 p | 1 | 1
-
Giáo trình Bệnh học chuyên khoa hệ nội (Ngành: Y sỹ đa khoa - Trình độ: Trung cấp) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
131 p | 1 | 0
-
Giáo trình Điều dưỡng chuyên khoa hệ ngoại (Ngành: Y sỹ đa khoa - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
155 p | 1 | 0
-
Giáo trình Điều dưỡng chuyên khoa hệ ngoại (Ngành: Điều dưỡng - Trình độ: Trung cấp) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
170 p | 0 | 0
-
Giáo trình Sinh lý bệnh (Ngành: Kỹ thuật xét nghiệm y học - Trình độ: Cao đẳng liên thông) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
193 p | 1 | 0
-
Giáo trình Sinh lý bệnh (Ngành: Hộ sinh - Trình độ: Cao đẳng liên thông) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
193 p | 0 | 0
-
Giáo trình Sinh lý bệnh (Ngành: Điều dưỡng - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
193 p | 0 | 0
-
Giáo trình Điều dưỡng chuyên khoa hệ nội (Ngành: Điều dưỡng đa khoa - Trình độ: Trung cấp) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
132 p | 0 | 0
-
Giáo trình Điều dưỡng chuyên khoa hệ nội (Ngành: Điều dưỡng - Trình độ: Cao đẳng liên thông) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
66 p | 0 | 0
-
Giáo trình Điều dưỡng chuyên khoa hệ nội (Ngành: Điều dưỡng - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
129 p | 1 | 0
-
Giáo trình Điều dưỡng chuyên khoa hệ ngoại (Ngành: Điều dưỡng - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
192 p | 0 | 0
-
Giáo trình Bệnh học nội khoa 1 (Ngành: Y sỹ đa khoa - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
171 p | 0 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn