intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Bệnh lý và phục hồi chức năng hệ cơ - xương (Ngành: Kỹ thuật phục hồi chức năng - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:194

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình "Bệnh lý và phục hồi chức năng hệ cơ - xương (Ngành: Kỹ thuật phục hồi chức năng - Trình độ: Cao đẳng)" được biên soạn với mục tiêu giúp người học tình bày được triệu chứng một số trương hợp bệnh lý trong chấn thương thường gặp; nắm được triệu chứng một số bệnh về cơ xương khớp thường gặp; thiết lập được mục tiêu và kế hoạch điều trị bằng vật lý trị liệu - phục hồi chức năng trong các trường hợp chấn thương và 1 số bệnh gân cơ xương khớp.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Bệnh lý và phục hồi chức năng hệ cơ - xương (Ngành: Kỹ thuật phục hồi chức năng - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA TRUỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: BỆNH LÝ VÀ PHCN HỆ CƠ - XƯƠNG NGÀNH/NGHỀ: KỸ THUẬT PHỤC HỒI CHỨC NĂNG TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG (Ban hành theo Quyết định số:549/QĐ-CĐYT, ngày 9 tháng 8 năm 2021 của Hiệu trưởng trường Cao đẳng Y tế Thanh Hóa) Thanh Hóa, 2021
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 2
  3. LỜI GIỚI THIỆU Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá có bề dày lịch sử đào tạo các thế hệ cán bộ Y - Dược, xây dựng và phát triển hơn 60 năm. Hiện nay, Nhà trường đã và đang đổi mới về nội dung, phương pháp và lượng giá học tập của học sinh, sinh viên nhằm không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo. Để có tài liệu giảng dạy thống nhất cho giảng viên và tài liệu học tập cho học sinh, sinh viên; Đảng uỷ - Ban Giám hiệu Nhà trường chủ trương biên soạn tập bài giảng của các chuyên ngành mà Nhà trường đã được cấp phép đào tạo. Tập bài giảng Bệnh lý và PHCN hệ cơ – xương được các giảng viên Bộ môn Phục hồi chức năng – Y học cổ truyền biên soạn dùng cho hệ Cao đẳng phục hồi chức năng dựa trên chương trình đào tạo của Trường ban hành năm 2021, Thông tư 03/2017/BLĐTBXH ngày 01 tháng 3 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động thương binh xã hội. Môn học giúp cho người học nắm được những kiến thức cơ bản về triệu chứng một số trường hợp bệnh lý trong chấn thương và cơ xương khớp thường, thiết lập được mục tiêu và kế hoạch điều trị bằng VLTL-PHCN trong các trường hợp chấn thương và 1 số bệnh gân cơ xương khớp. Môn học Bệnh lý và PHCN hệ cơ – xương giúp học viên sau khi ra trường có khả năng thực hiện đúng và an toàn các kỹ thuật vật lý trị liệu, các bài tập cho các trường hợp chấn thương và 1 số bệnh gân cơ xương khớp. Tuy nhiên trong qua trình biên soạn tập bài giảng không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tập thể biên soạn xin ghi nhận các ý kiến đóng góp xây dựng của các nhà quản lý, đồng nghiệp, độc giả và học sinh, những người sử dụng cuốn sách này để nghiên cứu bổ sung cho tập bài giảng ngày càng hoàn thiện hơn. Thanh Hóa, năm 2021 3
  4. Tham gia biên soạn 1. Chủ biên TS.BS MAI VĂN BẢY 2. Những người biên soạn BS CK2 Nguyễn Thị Nga BS Trịnh Thu Hiền CN. Trần Đức Hưng CN Tào Văn Minh 4
  5. MỤC LỤC ĐẦU MỤC TRANG LỜI GIỚI THIỆU ............................................................................................ 3 MỤC LỤC ........................................................................................................ 5 GIÁO TRÌNH MÔN HỌC............................................................................... 7 BÀI 1: ĐẠI CƯƠNG VỀ Y HỌC THỂ DỤC THỂ THAO ............................ 8 BÀI 2: LƯỢNG GIÁ VẬT LÝ TRỊ LIỆU-PHỤC HỒI CHỨC NĂNG ...... 16 CHO BỆNH NHÂN CHẤN THƯƠNG THỂ THAO ................................... 16 BÀI 3: ĐẠI CƯƠNG PHỤC HỒI CHỨC NĂNG GÃY XƯƠNG ............... 25 BÀI 4: LƯỢNG GIÁ BỆNH NHÂN GÃY XƯƠNG .................................... 31 BÀI 5: VẬT LÝ TRỊ LIỆU-PHỤC HỒI CHỨC NĂNG GÃY XƯƠNG CHI TRÊN .............................................................................................................. 39 BÀI 6: VẬT LÝ TRỊ LIỆU-PHỤC HỒI CHỨC NĂNG GÃY XƯƠNG CHI DƯỚI .............................................................................................................. 48 BÀI 7: KHÁM LÀM SÀNG CÁC BỆNH VỀ KHỚP ................................. 55 BÀI 8: VẬT LÝ TRI LIÊU- PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CHO BÊNH LÝ GÂN CƠ CHÓP XOAY ................................................................................. 60 BÀI 9: VẬT LÝ TRỊ LIỆU-PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CHO TRẬT KHỚP VAI, KHỚP KHUỶU ..................................................................................... 65 Bài 10: PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CHO HỘI CHỨNG KHUỶU TAY QUẦN VỢT .................................................................................................... 79 BÀI 11: PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CHO HÔI CHỨNG VIÊM GÂN ....... 84 VÙNG CỔ TAY, BÀN NGÓN TAY.............................................................. 84 BÀI 12: PHỤC HỒI CHỨC NĂNG TỔN THƯƠNG SỤN CHÊM ............ 99 BÀI 13: PHỤC HỒI CHỨC NĂNG TỔN THƯƠNG DÂY CHẰNG KHỚP GỐI ............................................................................................................... 105 BÀI 14: PHỤC HỒI CHỨC NĂNG TỔN THƯƠNG DÂY CHẰNG CỔ CHÂN ........................................................................................................... 121 BÀI 15: PHỤC HỒI CHỨC NĂNG BỆNH VIÊM QUANH KHỚP VAI . 132 BÀI 16:VẬT LÝ TRỊ LIỆU- PHỤC HỒI CHỨC NĂNG .......................... 136 BỆNH VIÊM KHỚP DẠNG THẤP ............................................................ 136 BÀI 17: VẬT LÝ TRỊ LIỆU-PHỤC HỒI CHỨC NĂNG .......................... 142 BỆNH VIÊM CỘT SỐNG DÍNH KHỚP ................................................... 142 BÀI 18: PHỤC HỒI CHỨC NĂNG THOÁI HÓA KHỚP ........................ 146 BÀI 19: PHỤC HỒI CHỨC NĂNG THAY KHỚP GỐI ........................... 152 5
  6. BÀI 20: PHỤC HỒI CHỨC NĂNG THAY KHỚP HÁNG ....................... 161 BÀI 21. VẬT LÝ TRỊ LIỆU-PHỤC HỒI CHỨC NĂNG BỆNH ĐAU LƯNG ....................................................................................................................... 170 BÀI 22. PHỤC HỒI CHỨC NĂNG THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM ...................... 176 BÀI 23. VẬT LÝ TRỊ LIỆU- PHỤC HỒI CHỨC NĂNG BỆNH GOUT . 183 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................... 193 6
  7. GIÁO TRÌNH MÔN HỌC Tên môn học: BỆNH LÝ VÀ PHCN HỆ CƠ - XƯƠNG Mã môn học: MH 31 I. Vị trí, tính chất của môn học - Vị trí: Là môn chuyên ngành, được bố trí học sau môn cơ sở ngành, thử cơ-đo tầm vận động khớp, vận động trị liệu và các phương thức VLTL. - Tính chất: Môn học này cung cấp cho người học kiến thức cơ bản về 1 số bệnh gân-cơ- xương khớp và các phương pháp VLTL-PHCN điều trị cho bệnh gân cơ xương khớp. II. Mục tiêu môn học 1. Kiến thức - Trình bày được triệu chứng một số trương hợp bệnh lý trong chấn thương thường gặp. - Trình bày được triệu chứng một số bệnh về cơ xương khớp thường gặp. - Thiết lập được mục tiêu và kế hoạch điều trị bằng VLTL-PHCN trong các trường hợp chấn thương và 1 số bệnh gân cơ xương khớp. 2. Kỹ năng - Thực hiện đúng và an toàn các kỹ thuật vật lý trị liệu, các bài tập cho các trường hợp chấn thương và 1 số bệnh gân cơ xương khớp. 3. Năng lực tự chủ và trách nhiệm - Tự giác, chủ động học tập.Rèn luyện tính cẩn trọng, chi tiết và tỉ mỉ trong thao tác khi làm việc - Bồi dưỡng lòng yêu nghề đối với sinh viên - Nâng cao tính đoàn kết đối với các sinh viên trong lớp thông qua quá trình làm việc nhóm. III. Nội dung môn học 7
  8. BÀI 1: ĐẠI CƯƠNG VỀ Y HỌC THỂ DỤC THỂ THAO Giới thiệu Y học thể dục thể thao (TDTT) trước hết đó là một môn khoa học thực hành với đầy đủ nhiệm vụ, phương pháp, cơ sở lý luận và các vấn đề nghiên cứu khoa học đặc trưng của riêng mình. Đó là khoa học ứng dụng những kiến thức y sinh học để nghiên cứu và hoàn thiện quá trình giáo dục thể chất nhằm nâng cao sức khoẻ, thành tích của người tập. Y học thể dục thể thao là một bộ phận cấu thành của hệ thống phòng và điều trị bệnh lý, chấn thương và là một mắt xích không thể tách rời của hệ thống giáo dục thể chất cho con người. Mục tiêu 1. Trình bày được nguyên nhân và phương pháp đề phòng chấn thương TDTT 2. Trình bày được cách xử trí ban đầu một số chấn thương TDTT hay gặp Nội dung 1.Giới thiệu về Y học Thể dục Thể thao 1.1.Khái niệm Mục tiêu của y học thể dục thể thao là sự tác động đồng thời cùng với các phương tiện của văn hoá thể chất và thể thao nhằm tăng cường sức khoẻ cho người tham gia tập luyện, thúc đẩy quá trình phát triển cân đối, toàn diện và chuẩn bị thể lực cho tập luyện, lao động sản xuất và bảo vệ Tổ quốc. Yhọc thể thao là một môn khoa học độc lập dựa trên cơ sở lý luận của các môn lý thuyết cơ bản bao gồm: Giải phẫu học, sinh lý học, sinh hoá học, sinh cơ học, nhân trắc học, bệnh học, lý luận và phương pháp giáo dục thể chất. 1.2.Các đăc điểm cơ bản của Y hoc thể thao Yhọc thể thao là một bộ phận của y học chung, nghiên cứu về con người và phục vụ cho con người. Là một môn khoa học thực hành - sử dụng phương pháp kiểm tra y học thực hành để đánh giá trạng thái sức khoẻ, mức độ phát triển thể chất và khả năng thích ứng với trình độ tập luyện của vận động viên (VĐV) Là một môn khoa học ứng dụng trong hoạt động thể thao, vận dụng các kiến thức y sinh học vào thực tiễn huấn luyện và tập luyện TDTT, nó hoàn toàn khác với y học thông thường. Nếu trong y học thông thường đối tượng nghiên cứu là bệnh nhân, là những người có khả năng hoạt động thể lực dưới mức bình thường thì với y học thể thao đối tượng nghiên cứu lại là những người tập luyện TDTT, là những người khoẻ manh, có khả năng hoạt động trên mức bình thường. 1.3.Nhiêm vu của Y hoc Thể duc Thể thao Với sự phát triển sâu rộng cả về mặt cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu mà ngày nay nhiệm vụ của y học thể thao trong 2 thập niên cuối cùng này không còn đồng nghĩa với khái niệm kiểm tra y học thể dục thể thao cho những người tham gia luyện tập mà đã khai phá và chinh phục hàng loạt các lĩnh vực y học, để từ đó tham gia vào tất cả các công đoạn của quy trình hệ thống đào tạo vận động viên. Những nhiệm vụ cụ thể được đặt ra cho y học thể dục thể thao là: 8
  9. Tổ chức và tiến hành theo dõi sức khoẻ một cách thường xuyên cho tất cả những người tham gia tập luyện, nghiên cứu khả năng hoạt động thể lực của con người và phân loại theo từng mức độ. Đây chính là nhiệm vụ cơ bản của kiểm ừa y học, thông qua việc kiểm tra mức độ phát triển thể lực, kiểm tra chức năng các hệ cơ quan và các phương pháp đánh giá. Nghiên cứu những biến đổi của cơ thể trong quá trình hoạt động thể lực. Trên cơ sở đó điều chỉnh và xây dựng nội dung luyện tập, xác định các chế độ đảm bảo cho quá trình luyện tập với từng đối tượng khác nhau. Đó là các chế độ tập luyện, chế độ ăn, chế độ uống nước, chể độ nghỉ ngơi, chế độ hồi phục. Nghiên cứu và xây dựng các biện pháp tăng cường hồi phục sức khoẻ và khả năng vận động cho người tập. Đây là công tác đảm bảo y tế cho vận động viên và ngưòi tập với những nhiệm vụ cụ thể là chẩn đoán, phòng ngừa và điều trị chấn thương, bệnh lý do quá trình tập luyện gây nên. Xây dựng các tiêu chuẩn, chế độ vệ sinh tập luyện một cách hợp lý nhằm loại trừ những tác nhân gây ảnh hưởng xấu cho người tập do quá trình tập luyện gây nên. Chính những nhiệm vụ được đặt ra cho y học thể thao đã xác định nội dung của y học thể thao như sau: -Kiểm tra và theo dõi y học thường xuyên cho tất cả những người tham gia luyện tập. -Kiểm tra và đánh giá mức độ phát triển thể chất của những người tham gia tập luyện. -Kiểm tra chức năng các hệ cơ quan. -Theo dõi phòng ngừa và điều trị chấn thương cho những người tham gia tập luyện. -Tiến hành kiểm tra y học sư phạm. -Áp dụng và nghiên cứu các biện pháp thúc đẩy quá trình hồi phục. -Kiểm tra vệ sinh sân bãi, trạng thiết bị tập luyện và thi đấu. -Đảm bảo y tế cho các cuộc thi đấu thể thao. -Đảm bảo y tế cho tất cả các loại hình thể dục thể thao quần chúng. -Thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học cả ở lĩnh vực nghiên cứu cơ bản và nghiên cúu ứng dụng. -Giải đáp những yêu cầu về y học thể thao. -Thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền cho công tác giáo dục thể chất ứong nhân dân. 1.4.Nội dung của Y học Thể dục Thể thao Để giải quyết những nhiệm vụ đặt ra cho y học thể thao trong chương trình đào tạo các huấn luyện viên, giáo viên thể dục thể thao và cán bộ thể dục thể thao cần đề cập đến các nội dung dưới đây: -Nhập môn y học Thể dục thể thao. Nội dung của phần này bao gồm: Các khái niệm cơ bản của môn học, mục đích, đặc điểm, nhiệm vụ và nội dung môn học, sơ lược về lịch sử phát’triển và các phương pháp được ứng dụng trong kiểm tra y học. -Kiểm tra và đánh giá mức độ phát triển thể chất. Nội dung cơ bản đề cập đến khái niệm phát triển thể chất, phương pháp quan sát, phương pháp nhân trắc áp dụng trong đánh giá mức độ phát triển thể chất và đặc điểm của sự phát triển thể chất ở 9
  10. từng môn chuyên sâu trong thể thao. -Kiểm tra và đánh giá trạng thái chức năng của cơ thể vận động viên. Xuất phát từ đặc điểm của y học thể thao và yêu cầu của thực tiễn huấn luyện mà trong phần này chỉ đề cập đến trạng thái chức năng của các hệ cơ quan sau: Hệ thần kinh và thần kinh cơ, hệ tim mạch, hệ hô hấp, hệ máu, hệ tiêu hoá và hệ nội tiết. -Các thử nghiệm chức năng trong đánh giá năng lực vận động và trình độ huấn luyện của vận động viên. -Kiểm tra y học sư phạm trong tập luyện và thi đấu. Đây là một trong những nội dung cơ bản, quan trọng của y học thể thao nói chung và kiểm tra y học nói riêng. Nội dung cơ bản nhằm giới thiệu phương pháp tổ chức và tiến hành kiểm tra y học sư phạm trong thực tiễn của quá trình huấn luyện, trang bị cho huấn luyện viên và cán bộ y học thể thao, bác sỹ thể thao các phương pháp, các thử nghiệm thường được áp dụng cũng như cách đánh giá kết quả thu được qua kiểm tra và tự kiểm tra của vận động viên. Ngoài ra còn đề cập đến công tác đảm bảo y tế trong các cuộc thi đấu và giới thiệu về doping trong thể thao và cách thức đề phòng việc sử dụng doping của vận động viên. -Các phương pháp thúc đẩy quá trình hồi phục năng lực vận động: Mệt mỏi và vận động là hai mặt đối lập trong quá trình hoạt động thể lực, đặc biệt là trong tập luyện và thi đấu thể thao. Việc thúc đẩy nhanh quá trình hồi phục nhằm giúp cho vận động viên nhanh chóng trở lại trạng thái chuẩn bị cho tập luyện và thi đấu là một nhiệm vụ hết sức quan trọng của y học thể thao. Nội dung của phần này đề cập đến các nguyên tắc chung của quá trình hồi phục và các phương pháp, phương tiện cần thiết, đơn giản nhằm khắc phục nhanh sự mệt mỏi của cơ thể sau vận động. -Kiểm tra y học cho các đối tượng không chuyên luyện tập Thể dục thể thao. Nội dung bao gồm việc kiểm tra y học cho trẻ em, người đứng tuổi, sinh viên các trường dại học tham gia luyện tập theo chương trình quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng như tại các câu lạc bộ sức khoẻ. -Cấp cửu, chấn thương và các bệnh lý thường gặp trong hoạt động thể dục thể thao. Để giúp cho các bác sỹ, cán bộ y học thể thao và huấn luyện viên hiểu rõ được nhiệm vụ phòng ngừa và sơ cứu, điều trị bước đầu các chấn thương và bệnh lý của vận động viên một cách hiệu quả. Nội dung chính của phần này sẽ trang bị các kiến thức cần thiết về cơ sở chung của bệnh lý học như nguyên nhân, cơ chế phát sinh bệnh, các rối loạn tuần hoàn, trao đổi chất, điều hoà thân nhiệt cũng như nguyên nhân, triệu chứng lâm sàng, phương pháp chẩn đoán và điều trị bước đầu các chấn thương và bệnh lý trong thể thao như chấn thương phần mềm; chấn thương hệ vận động, hệ thần kinh, tai - mũi - họng, răng - hàm - mặt, mắt, các cơ quan nội tạng; tập luyện và căng thẳng quá độ; choáng trong thể thao; say nắng; đau bụng trong luyện tập; thoát vị bẹn; bệnh điền kinh. Có thể nhận thấy với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, đặc biệt là khoa học y học cùng với những đòi hỏi của thực tiễn huấn luyện thể thao mà nhiệm vụ và nội dung của y học thể dục thể thao ngày càng mở rộng. Ngành y học thể dục thể thao ở Việt Nam tuy còn non trẻ, nhưng biết tiếp thu những thành tựu của y học thể thao thế giới mà ngày nay đã và đang đóng góp rất nhiều cho sự nghiệp thể thao nước nhà nói riêng và công tác chăm sóc sức khoẻ bước đầu cho 10
  11. toàn dân nói chung. 2. Chấn thương thể dục thể thao 2.1.Khái niệm Chấn thương TDTT là những tổn thương do những hoạt động thể thạo gây rà sự giới hạn hay sự tạm ngưng khả năng tham gia các hoạt động TDTT của người vận động viên. Chấn thương TDTT có thể do một chấn thương nặng gây ra, có thể do những chấn thương nhẹ nhưng lặp đi lặp lại gây ra. Trong hoạt động thể thao, chấn thương cơ quan vận động là tổn thương hay gặp hơn cả. Ngoài ra còn gặp những chấn thương về tim mạch, hô hấp, thần kinh, những sang chấn về tâm lý. 2.2.Phân loại a.Về giới tính: Chấn thương ở nam giới nhiều hơn nữ giới vì nam giới choi những môn cỏ tính đối kháng cao do đó dễ xảy ra chấn thương, có thể do nam năng động, bồng bột, không cẩn thận bằng nữ. b.Về tuổì: Chấn thương xảy ra nhiều ở lứa tuổi 20-35 do ở lứa tuổi này số người tham gia hoạt động TDTT đông nhất, hăng hái và bồng bột nhất. Gần đây tuổi từ 15-20 chấn thương tăng lên nhiều do cường độ tập luyện tăng lên và đi vào chuyên môn hóa quá sớm. c.Các loại chấn thương: Có 7 loại  Trượt da sây xát (hay gặp).  Chạm thương phần mềm.  Tổn thương cơ và gân.  Bong gân.  Tổn thương khớp và sai khớp.  Gãy xương.  Tổn thương nội tạng, chấn động não. Căn cứ vào tính phổ cập của các dạng chấn thương đối với các môn thể thao, các huấn luyện viên cần nhắc nhở VĐV những điều cần thiết đề đề phòng chấn thương. Các bác sĩ y học TDTT phải có phương án tổ chức trong tập luyện, thi đấu để phòng và cấp cứu chấn thương kịp thời. d.Phân loại chấn thương TDTT theo mức độ nặng nhẹ: Hệ thống Quốc gia báo cáo về chấn thương thể thao của Mỹ chia chấn thương thể thao làm 3 mức độ: -Chấn thương nhẹ: là mức độ chấn thương không làm mất khả năng vận động chung, không ảnh hưởng nhiều đến các động tác hoạt động, đau chi xuất hiện sau buổi tập, sưng thường không có hoặc rất ít, không có tổn thương xương, thời gian điều trị dưới 7 ngày. -Chấn thương trung bình là mức độ chấn thương làm giảm khả năng vận động trong thòi gian ngắn, thực hiện các động tác gặp khó khăn nhất định, đau xuất hiện trước và sau khi tập. Không có tổn thương xương, thòi gian điều trị trung bình từ 7 đến 21 ngày. -Chấn thương nặng là mức độ chấn thương cần phải đưa đi nằm viện hoặc điều trị 11
  12. ngoại trú một thòi gian dài. Đau xuất hiện trước, trong và sau buổi tập, không thực hiện được bài tập hoặc thi đấu do đau. Sau khi lành tổn thương, khó có khả năng giữ được thành tích TDTT như hước lúc bị chấn thương. Có tổn thương xương, thòi gian điều ữị trên 21 ngày. Ngoài ra còn có những loại đặc biệt như: tử vong, liệt tử chi, liệt hai chi dưới. 3.Nguyên nhân và các phương pháp đề phòng chẩn thương TDTT 3.1.Nguyên nhân Có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan gây nên chấn thương. Một chấn thương có thể do một nguyên nhân gây nên, có thể do nhiều nguyên nhân phối hợp gây nên. Có 6 nhóm nguyên nhân: Nhóm 1: Do thiếu sót và sai lầm trong phương pháp tập luyện + Vi phạm nguyên tắc tập luyện cơ bản là tập từ dễ đến khó, từ nhẹ đến nặng, từ đơn giản đến phức tạp. + Tập luyện không thường xuyên định hình, động tác không củng cố, định hình của hệ thần kinh thực vật suy giảm. + Giáo trình, giáo án tập luyện cứng nhắc, máy móc, không điều chỉnh kịp thòi khi có nhũng biểu hiện xấu về sức khỏe hay tâm lý của VĐV. + Tập luyện và nghỉ ngơi không hợp lý, thường chỉ chú ý đến tập luyện mà không chú ý đến nghỉ ngơi phục hồi sức khỏe, do đó dấn đến tình hạng mệt mỏi thường diến ra hoặc tập luyện quá sức. + Thi đấu non và thi đấu thiếu sự chuẩn bị chu đáo về thể lực và tâm lý. Nhóm 2: Do những đặc điểm về kỹ thuật + Những môn thể thao có sự va chạm trực tiếp giữa hai đối tượng hoặc nhiều đối tượng như: quyền anh, vật, đá bóng, bóng rổ, bóng bầu dục,... + Những môn đòi hỏi độ linh hoạt cao, tốc độ vận động nhanh và chính xác như: thể dục dụng cụ, nhào lộn,... + Những động tác mềm dẻo quá mức, biên độ động tác vượt quá giới hạn về giải phẫu của các khớp. Nhóm 3: Do tổ chức tập luyện và thi đấu không chu đáo + Tố chức sắp xếp chỗ tập không hợp lý. Thiếu nội quy và phương tiện aíi toàn trong tập luyện và thi đấu. + Tố chức tập luyện lẫn lộn giữa người già và người trẻ, giữa nam và nữ, giữa những người có trình độ tập luyện khác nhau. + Thiếu luật lệ, không nắm vững luật lệ, thi hành luật không nghiêm túc. + Xếp cân không đúng hoặc làm giảm cân tạm thời quá mức trong thi đấu các môn quyền anh, vật,... + Thiếu tổ chức kiểm tra y học và kiểm tra Dopphinirong khi thi đấu. Nhóm 4: Liên quan đến đạo đức tác phong và trạng thái tâm thần của VĐV + Những loại người có loại hình thần kinh yếu hoặc không thăng bằng. + Những VĐV lần đầu tiên thi đấu hoặc biểu diễn trước đông người. + YĐY không đảm bảo nội quy, kỷ luật, trật tự ở nơi luyện tập hoặc thi đấu. + VĐY sống không lành mạnh, có những thói quen có hại như: hút thuốc, uống rượu,..., sinh hoạt buông thả. + Thiếu đạo đức và tinh thần hữu nghị trong thi đấu thể thao. Nhóm 5: Liên quan đến sức khỏe và bệnh tật của người tập + Tập luyện, thi đấu 12
  13. khi sức khỏe không đảm bảo, đang bị bệnh, kinh nguyệt,... + Những người có tật: mắt cận, viễn, loạn,... + Những người bỏ tập lâu ngày trở lại thi đấu. Nhóm 6: Do cơ sở vật chất kỹ thuật không đầy đủ, thiếu quy cách, điều kiện vệ sinh tập luyện kém. + Phòng tập, sân bãi, phương tiện luyện tập và thi đấu không đúng tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn. + Nơi tập thiếu ánh sáng hoặc chiếu ánh sáng không đúng. + Điều kiện thời tiết nơi tập quá lạnh hoặc quá nóng, bị gió lùa,... Ngoài ra, chấn thương trong TDTT còn do những nguyên nhân bất ngờ không xác định khác. 3.2.Nguyên tắc chung về đề phòng chấn thương TDTT -Tiến hành tập luyện một cách khoa học: Nguyên nhân hàng đầu là do thiếu sót và sai lầm trong phương pháp tập luyện-> phải tuân thủ nghiêm ngặt mọi nguyên tắc tập luyện, dù tập luyện phổ cập hay nâng cao cũng phải có sự hướng dẫn của các cán bộ chuyên môn. Cần lựa chọn phương pháp luyện tập phù hợp với tình hình sức khỏe, giới tính, tuổi tác và trình độ tập luyện của mỗi người. Không chuẩn bị tập iuyện thì không thi đấu và không thi đấu “non”. -Dù tập luyện ở bất kỳ hình thức nào, khi bước vào buổi tập cũng phải khởi động. -Trong lúc tập luyện cũng như thi đấu phải tổ chức bảo hiểm một cách chu đáo. Chuẩn bị phương tiện và dụng cụ bảo hiểm, phân công nhóm người làm nhiệm vụ bảo hiểm và tự bảo hiểm. Phương tiện bảo hiểm phải đảm bảo chất lượng và được kiểm ừa thường xuyên. Người bảo hiểm phải biết cách và có kỹ thuật bảo hiêm nhất là trong các môn đòi hỏi sự phối hợp vẫn động cao (nhào lộn, thể dục dụng cụ...). Nơi tập luyện cần có đủ tủ thuốc sơ cứu và phương tiện vẫn chuyển sẵn sàng khi có người bị thương. -Khi có người bị chấn thương cần ghi rõ nguyên nhân xảy ra chấn thương, nơi xảy ra chấn thương, cơ chế gây chấn thương. 3.3.Một số chấn thương hay gặp + Trượt da, vết sây xát -Dấu hiệu trượt da đau, sưng đỏ, da phồng lên trong chứa dịch trong, rất dễ viêm nhiễm. -Sây xát: có tổn thương bề mặt da và chảy máu do tổn thương lớp mao mạch dưới da. -Xử trí: rửa sạch bằng Oxy già 3% hoặc nước muối sinh lý, bôi mỡ kháng sinh, băng lại. +Chạm thương -Dấu hiệu: mới thì bị đau nhiều, chức phận của cơ bị hạn chế hoặc mất hẳn. thường có tụ máu, sau một thời gian thì xuất hiện bầm tím... -Xử trí: chườm lạnh vùng chạm thương bằng tuí nước đá, đắp khăn lạnh từ 20-30 phút, nghỉ 2-3 giờ rồi lại chườm tiếp một lần nữa. Băng ép nhẹ và bất động chi chạm thương. Nghỉ tập tạm thời. Không xoa bóp sớm, chỉ xoa khi đã hoặc hết hẳn đau. + Bong gần 13
  14. Là tổn thương dây chằng và bao khớp, hay gặp ở khớp cổ chân và khớp gối, các khớp bà ngón chân tay. -Dấu hiệu: + Đau tự nhiên mặc dù không có ai sờ nắn thăm khám. + Sưng: các hõm quanh khớp đầy lên vì trong khớp có tràn dịch và máu. + Bầm tím ở vùng dây chằng bị tổn thương. + Cử động bất thường: ví dụ cử động sang bên của khớp gối. -Xử trí: + Chườm lạnh 2-3 ngày đầu, mỗi ngày chườm 2-3 lần, mỗi lần 20-30 phút. + Băng ép. + Bất động khớp bị bong gân. Chú ý: Tuyệt đối không xoa bóp hoặc bôi các loại dầu nồng, không ngâm nước nóng. +Sai khớp -Dấu hiệu: + Đau + Giảm hoặc mất cơ năng + Biến dạng khớp. + Ổ khớp rỗng (có thể nắn thấy) + Cử động lò xo. -Xử trí: Bất động tạm thời ở tư thế biến dạng (Ví dụ: sai khớp vai thì treo cẳng tay trước ngực, sai khớp khuỷu thì buộc cánh tay ép vào than mình,...) rồi chuyển bệnh nhân đến bệnh viện. Chú ý Nếu không biết nắn thì không được can thiệp vì có thể làm đứt dây chằng, rách bao khớp hoặc gãy xương. +Gãy xương -Dấu hiệu: + Biến dạng chi + Cử động bất thường. + Tiếng lạo xạo. + Ấn có điểm đau chói. -Xử trí: Bình tĩnh sơ cứu, tránh để người bệnh lo sợ, ủ ấm nếu trời rét. Bất động tạm thời chi bị gãy, không nhất thiết phải nắn lại chỗ biến dạng vì có thể làm tổn thương them mạch máu, thần kinh,... Cho thuốc giảm đau, băng vết thương, cố định bằng nẹp trước khi vận chuyển. + Chấn thương cột sổng - Xử trí: Thao tác rất nhẹ nhàng, ừánh bẻ gập người, xoay người gây thêm tổn thương đặc biệt là trong chấn thương cột sống cổ. Chấn thương cột sống cổ phải có nẹp cổ trước khi vận chuyển. Bất động tốt để đề phòng chấn thương, không được bế người bệnh nghiêng đầu. Di chuyển bệnh nhân trên ván cứng. +Chấn thương sọ não Là một chấn thương nặng hay gặp ở những môn thể thao có tốc độ lớn và độ chính xác cao. Ví dụ: Đua xe. Trong chấn thương sọ não cần chú ý theo dồi kỹ nạn nhân (theo dõi khoảng tỉnh trong chấn thương sọ não kín) để có thể mổ cấp cứu kịp thòi. 14
  15. +Chấn thương ngực Băng ép nếu có gãy xương sườn. Phong bế bằng Novocain 1% từ 5-10ml tiêm vào bờ dưới xương sườn cách cột sống 4 khoát ngón tay. Chuyển nạn nhân đi bệnh viện. +Chấn thương bụng Tuyệt đối không được tiêm các loại thuốc giảm đau như Mocphin, Atropin. Theo dõi kỹ và chuyển bệnh nhân tói bệnh viện. Ghi nhớ: 1. Chấn thương TDTT là những tổn thương do những hoạt động thể thạo gây rà sự giới hạn hay sự tạm ngưng khả năng tham gia các hoạt động TDTT của người vận động viên. Chấn thương TDTT có thể do một chấn thương nặng gây ra, có thể do những chấn thương nhẹ nhưng lặp đi lặp lại gây ra. Hệ thống Quốc gia báo cáo về chấn thương thể thao của Mỹ chia chấn thương thể thao làm 3 mức độ: -Chấn thương nhẹ - Chấn thương trung bình - Chấn thương nặng 2. Các phương pháp đề phòng chấn thương TDTT: - Tiến hành tập luyện một cách khoa học, -Dù tập luyện ở bất kỳ hình thức nào, khi bước vào buổi tập cũng phải khởi động. - Trong lúc tập luyện cũng như thi đấu phải tổ chức bảo hiểm một cách chu đáo 3. Các dấu hiệu và xử trí ban đầu của 7 loại chấn thương TDTT hay gặp. Lượng giá 1. Trình bày 6 nhóm nguyên nhân và các phương pháp đề phòng chấn thương TDTT. 2. Trình bày các dấu hiệu của 7 loại chấn thương TDTT hay gặp? 3. Trình bày cách xử trí ban đầu của 7 loại chấn thương TDTT hay gặp? 15
  16. BÀI 2: LƯỢNG GIÁ VẬT LÝ TRỊ LIỆU-PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CHO BỆNH NHÂN CHẤN THƯƠNG THỂ THAO Giới thiệu Chấn thương thể thao có thể đến với bất kỳ vận động viên nào tại bất kỳ thời điểm luyện tập cũng như thi đấu thể thao nào. Tổn thương có thể cấp tính hoặc mạn tính, việc lượng giá hệ cơ xương thường được tiến hành để định khu tổn thương và chẩn đoán nơi bị đau, sau đó bác sĩ sẽ lập kế hoạch điều trị tổn thương đó. Mục tiêu 1. Trình bày được quy trình lượng giá một bệnh nhân chấn thương TDTT Nội dung ĐẠI CƯƠNG Lượng giá và chẩn đoán lâm sàng bao gồm các nội dung sau: - Khai thác quá trình bệnh lý thông qua quan sát, phỏng vấn và/ hoặc xem lại hồ sơ bệnh án có liên quan tới cái mình cần lượng giá hoặc với tình trạng tổn thương tiềm tàng, đau ốm hoặc bệnh tật của bệnh nhân. - Quan sát đánh giá vùng tổn thương, bệnh lý hoặc bệnh tật có liên quan đến sức khỏe. - Sử dụng những kỹ thuật chuẩn để sờ khám vùng tổn thương và những vùng có liên quan. -Tiến hành làm những xét nghiệm phù hợp với đánh giá lâm sàng của vùng tổn thương hay các bệnh lý phát hiện được. -Phân tích các dấu hiệu, triệu chứng và các yếu tố thuận lợi gây tổn thương, bệnh lý lập thành hội chứng lâm sàng để lập kế hoạch điều trị phù hợp. -Thông bạo cho bệnh nhân về tình trạng bệnh, đồng thời giáo dục ý thức vệ sinh phòng bệnh và tuân thủ phát đồ điều trị. - Chia sẻ những phát hiện mới trong quá trình đánh giá tổn thương ở bệnh nhân với các chuyên gia y tế khác trên các phương tiện truyền thông nhằm nâng cao hiệu quả chăm sóc sức khỏe người bệnh. 1. Quy trình lượng giá tổn thương Khi lượng giá bất kỳ bệnh lý hoặc tổn thương nào thì các triệu chứng và dấu hiệu chấn đoán thu được sẽ giúp xác định thể loại và mức độ tổn thương. Dấu hiệu chẩn đoán là những phát hiện về thực thể có thể đo lường được và hoàn toàn khách quan liên quan đến bệnh lý của bệnh nhân. Dấu hiệu là những gì người khám nghe được, thấy được, cảm nhận được hoặc ngửi được khi khám bệnh. Triệu chứng là những thông tin do người bệnh cũng cấp liên quan đến nhận thức của họ về bệnh tật mà họ đang cần chữa trị. Ví dụ: Cảm giác chủ quan bao gồm nhìn mờ, ù tai, mệt mỏi, buồn nôn, nhức đầu, đau, yếu chi, không thể vận động phần cơ thể nào đó. Lấy thông tin về các triệu chứng có thể giúp người khám xác định xem bệnh nhân bị chấn thương cấp tính (thường do chấn thương mạnh dẫn đến các triệu chứng khởi phát đột ngột) hay mạn tính (thường do các vi chấn thương kéo dài khi lên đến đỉnh điểm thì khởi phát tình trạng viêm gây đau đớn). Ngược lại, trước khi đánh giá bất kỳ tổn thương nào cần phải đánh giá phần cơ thể hoặc vùng không tổn thương. Đây là bước đầu tiên trong quy trình lượng giá giúp xác định các rối loạn chức năng của phần cơ thể bị thương. Nếu chấn thương 16
  17. xảy ra với một trong các chi thì khi kiểm tra phần chi không bị thương sẽ là cơ sở so sánh với chi bị thương. Những khác biệt thu được khi so sánh sẽ chỉ ra mức độ nặng của chấn thương đó. Các thông tin thu thập được trên chi lành cũng có thể được sử dụng như một điểm tham chiếu để xác định sự hồi phục của phần chi bị thương, dựa vào đó các chuyên gia có thể chỉ định cho phép vận động viên tham gia trở lại các hoạt động luyện tập và thi đấu. Trong hầu hết các trường hợp, đánh giá các phần cơ thể không bị thương nên đi trước đánh giá của phần cơ thể bị thương. Trong một số chấn thương cấp tính, như gãy xương hoặc trật khớp, đánh giá của các phần cơ thể không bị thương là không cần thiết. Quy trình lượng giá tổn thương cần thiết phải có một số bước quan' trọng sau: Lấy bệnh sử của bệnh hiện tại, quan sát xem có những bất thường đáng kể nào hay không, khám thực thể vùng có bất thường và thực hiện các thủ thuật để kiểm tra hoạt động chức năng và các trắc nghiệm về stress. Có một số mẫu đánh giá hay được sử dụng để đánh giá tổn thương, mỗi mẫu đều có những phần được sắp xếp liên tiếp và phù hợp để chắc chắn khi thực hiện đánh giá không bỏ sót phần nào mà không có lý do đầy đủ cho việc bỏ sót đó. Có 2 phương pháp đánh giá phổ biến là mẫu HOPS và mẫu đánh dấu SOAP. Mỗi mẫu đều có những un điểm riêng nhung mẫu SOAP có đầy đủ toàn bộ quy trình điều trị tổn thương hơn mẫu HOPS. 1.1.Mẫu đánh giá tổn thương HOPS HOPS là viết tắt của cụm từ “the history of the injury, observation and inspection, palpation, and special tests” có nghĩa là lấy tiền sử bệnh, quan sát và xem xét kỹ, sờ nắn và làm các xét nghiệm đặc hiệu. Như vậy, mẫu HOPS lấy cả thông tin chủ quan và khách quan để chẩn đoán bệnh. Mầu này dễ sử dụng vì nó có những thành phần cơ bản và thích hợp để chẩn đoán và điều trị cũng như phục hồi chức năng. Đánh giá chủ quan (khám cơ năng) (như khai thác bệnh sử) bao gồm những than phiền ban đầu của bệnh nhân, cơ chế chấn thương, đặc trưng của những triệu chứng và tiền sử bệnh có liên quan. Những thông tin này do bệnh nhân cung cấp, nó phản ánh thái độ, trạng thái tinh thần và trạng thái thực thể mà bệnh nhân nhận thức được. Đánh giá khách quan (khám thực thể) gồm quan sát và xem xét kỹ lưỡng, sờ nắn và làm các xét nghiệm đặc hiệu cung cấp những số liệu thích hợp liên quan đến bệnh cần chẩn đoán. Các chỉ số có thể đo lường được bao gồm phù, bầm máu, teo cơ, tầm vận động khớp, lực cơ, mất vững của khớp, mất chức năng, chức năng vận động và cảm giác, sức chịu đựng của hệ tim mạch. Những chỉ số này có thể được tiến hành đo đi đo lại nhiều lần ở những thời điểm khác nhau để đánh giá sự tiến bộ trong quá trình điều trị cũng như theo dõi tiến triển bệnh, đồng thời cho phép nhà trị liệu có thể quyết định thời điểm cho bệnh nhân xuất viện và tham gia luyện tập và thi đấu trở lại. Đánh giá khách quan cũng có thể bao gồm cả việc đánh giá và phân tích tư thế, dáng đi của bệnh nhân. 1.2.Mẫu đánh giá SOAP SOAP là viết tắt cụm từ tiếng Anh “The subjective evaluation, objective evaluation, assessment, and plan” có nghĩa là “Khám cơ năng, khám thực thể, đánh giá chung và lập kế hoạch điều trị”. Mầu đánh giá SOAP cung cấp cấu trúc chi tiết và tiên tiến hơn để ra quyết định 17
  18. và lập kế hoạch điều trị chấn thương. Mau này được dùng trong nhiều phòng khám vật lý trị liệu, phòng khám y học thể thao và các cơ sở đào tạo thể thao, dùng để ghi chép hồ sơ bệnh án và phục vụ như một phương tiện thông tin liên lạc giữa các bác sĩ lâm sàng tại chỗ và các chuyên gia chăm sóc sức khỏe khác. a.Đánh giá Dựa vào đánh giá khách quan, người khám sẽ phân tích và đánh giá tình trạng bệnh của bệnh nhân và đưa ra tiên lượng. Mặc dù có thể các bác sĩ chưa biết chính xác chẩn đoán nhưng họ có thể chẩn đoán được vị trí tổn thương, các cấu trúc liên quan và mức độ nặng của chấn thương đó. Sau đó cả mục tiêu ngắn hạn và dài hạn đều được thiết lập. mục tiêu dài hạn phải phản ánh được tình trạng sức khỏe của bệnh nhân sau thời gian phục hồi chức năng và có thể bao gồm cả tầm vận động không đau của khớp, lực cơ, độ bền cơ bắp, sức chịu đựng của hệ tim mạch và các chức năng trở về trạng thái ban đầu. Mục tiêu ngắn hạn được đưa ra dựa vào tiến triển ban đầu của chấn thuwowngvaf có thể bao gồm tình trạng sơ cứu, điều trị ban đầu, kiểm soát viêm, chảy máu, co thắt cơ hoặc đau. Mục tiêu ngắn hạn phải cập nhật tức thời các tiến triển của bệnh, có thể là hàng ngày, hàng tuần hoặc 2 tuần một lần. b.Kế hoạch điều trị Phần cuối mẫu đánh giá SOAP sẽ liệt kê những bài tập, phương thức điều trị, tư vấn giáo dục và các hoạt động chức năng dùng để đạt được mục tiêu đặt ra, kế hoạch hành động cần có những thông tin sau:  Quá trình điều trị cấp cứu nạn nhân  Số lần và thời gian điều trị, phương pháp trị liệu và các bài tập  Các tiêu chuẩn đánh giá để xác định sự tiến triển bệnh  Giáo dục cho bệnh nhân trong quá trình điều trị  Tiêu chuẩn ra viện Khi các mục tiêu ngắn hạn hoàn thành và tiếp tục cập nhật mục tiêu mới, dựa vào các ghi chép hồ sơ bệnh án của các bác sỹ sẽ đánh giá định kỳ Rom khớp, phản xạ, lực cơ, sức mạnh và sức chịu đựng cơ bắp, sự cân bằng và sự nhận cảm trong cơ thể và tình trạng chức năng. Ngoài ra, những đánh giá này cũng cho phép các bác sỹ thảo luận về hiệu quả điều trị, thời gian nằm viện và các thông số khác để phán ánh chất lượng chăm sóc. Khi các bác sỹ có chỉ định cho bệnh nhân xuất viện không còn tham gia tập luyện nữa thì nên ghi vào hồ sơ bệnh án để hoàn tất tài liệu theo dõi bệnh nhân. tất cả những thông tin trong hồ sơ bệnh án đều được bảo mật, không ai được phép sử dụng mà không có sự đồng ý của bệnh nân. 2.Nội dung lượng giá: Bảng 1.1. Quy trình đánh giá tổn thương 2.1.Khai thác bệnh sử Case study: Một nữ sinh trung học tập môn nhảy xa và báo cáo trong phòng huấn luyện thể thao rằng cô bị đau mắt cá chân suốt thời gian tập luyện. trong trường hợp đó chúng ta nên đặt những câu hỏi gì để tìm nguyên nhân chấn thương và xác định mức độ chấn thương? Khai thác bệnh sử được xem là bước quan trọng nhất trong quy trình đánh giá tổn thương. Một bệnh sử đầy đủ bao gồm những thông tin liên quan đến những phàn 18
  19. nàn chính của bệnh nhân, nguyên nhân, cơ chế chấn thương, các triệu chứng đặc trưng và bất kỳ tiền sử nào liên quan tình trạng hiện tại. Thông tin này có thể giải thích được lý do xảy ra triệu chứng và giúp phát hiện các cấu trúc tổn thương trước khi tiến hành khám thực thể. Tiền sử bệnh của bệnh nhân có thể là một thông tin hữu ích cho việc phát hiện các chấn thương trong quá khứ, các chương trình phục hồi chức năng tiếp theo và bất kỳ yếu tố nào làm nặng thêm chấn thương. -Lời tham phiền của chính bệnh nhân về tính chất, vị trí, khởi phát của bệnh -Cơ chế chấn thương: Sau khi lấy được lời khai chủ quan của bệnh nhân, bước tiếp theo là tìm ra cơ chế chấn thương. Đây có thể là thông tin quan trọng nhất trong bệnh sử của bệnh nhân. Trong giai đoạn chấn thương cấp tính, nên hỏi những câu hỏi sau: Chấn thương xảy ra như thế nào? Bạn đã làm gì với nó? Bạn xử lý nó như thế nào? -Bạn có bị ngã không? Nếu có, bạn tiếp đất như thế nào? -Bạn có bị vật gì hoặc ai đập vào người không? Nếu có, lực tác động hướng vào vùng cơ thể nào? Đối vói bệnh có tính chất mạn tính thì những câu hỏi quan trọng là: +Chấn thương xảy ra bao lâu rồi? +Bạn có nhớ một tai nạn nào làm chấn thương xảy ra lần đầu tiên không? -Có những thay đổi nào về bề mặt hoạt động, về giày dép, trang thiết bị, kỹ thuật hay điều kiện làm việc gần đây ảnh hưởng tới chấn thương đó không? -Hoạt động nào làm cho bệnh tiến triển tốt hơn hoặc xấu đi? Việc hình dung ra cách thức bị thương giúp phát hiện tốt hơn các cấu trúc tổn thương, từ đó có thể suy luận ra nguyên nhân, cơ chế chấn thương. -Nguyên nhân gây stress, vị trí trên chi và lực tác động trực tiếp hay gián tiếp, hướng của lực. -Những thay đổi trong hoạt động bề mặt, giày dép, trang thiết bị, kỹ thuật hoặc chế độ điều hòa. -Các đặc điểm của triệu chứng -Sự xuất hiện của những cảm giác bất thường như cảm giác đau, âm thanh hay các cảm giác khác. -Sự tiến triển của các triệu chứng khởi phát, bản chất, vị trí, mức độ nghiêm trọng và thời gian tồn tại của các triệu chứng. -Khuyết tật do chấn thương gây ra: -Các hạn chế xảy ra ngay sau chấn thương -Các hạn chế trong công việc và các hoạt động hàng ngày -Tiền sử bệnh có liên quan đến chấn thương: -Các chấn thương cũ của hệ cơ xương, các bất thường bẩm sinh, tiền sử gia đình, bệnh tật từ lúc nhỏ, tiền sử dị ứng hoặc bệnh tim phổi, mạch máu hoặc bệnh thần kinh. 2.2.Quan sát và kiểm tra -Những quan sát liên quan đến -Quan sát tổng thể và chức năng vận động chung -Sự đối xứng của cơ thể, tư thế và dáng đi 19
  20. -Kiểm tra vùng chấn thương về -Sự biến dạng, sưng, thay đổi màu sắc, tạo sẹo và tình trạng da nói chung 2.3.Sờ nắn -Cấu trúc xương -Đầu tiên là xác định xương gãy -Cấu trúc mô mềm -Nhiệt độ da, sự sưng, điểm đau, tiếng răng rắc, sự biến dạng, sự co thắt cơ, cảm giác da và mạch. 2.4.Kiểm tra về chức năng -Vận động chủ động -Vận động thụ động và cảm giác cuối tầm -Thử cơ bằng tay có đề kháng Các bài kiểm tra sức chịu đựng stress -Bài kiểm tra về sự ổn định của dây chằng 2.5.Các xét nghiệm đặc hiệu 2.6.Khám thần kinh -Cảm giác -Khám cơ -Khám phản xạ -Khám thần kinh ngoại biên 2.7.Kiểm tra chức năng hoạt động thể thao đặc hiệu -Phối hợp vận động và cảm giác cơ thể 2.8.Trình diễn kỹ năng hoạt động thể thao đặc hiệu Khi giao tiếp với bệnh nhân lớn tuổi, người phỏng vấn có kỹ năng tốt cần phải xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng của lời khai bệnh sử. trình độ học vấn, tình trạng kinh tế xã hội của người bệnh có thể ảnh hưởng đến vốn từ vựng của họ, sự tự thể hiện bản thân, khả năng hiểu và tiếp nhận câu hỏi của họ. bệnh nhân lớn tuổi thường có xu hướng nhìn thế giới một cách cụ thể, suy nghĩ theo một hướng tuyệt đối và có thể bị nhầm lẫn nếu câu hỏi quá phức tạp. họ cũng tỏ ra lo lắng nếu người khám xem những than phiền của họ không có chút gì quan trọng hoặc trở nên thiếu kiên nhẫn nếu thời gian hỏi bệnh quá dài. Ngoài ra, bệnh nhân có vấn đề về thính lực có thể cảm thấy thoải mái khi yêu cầu người khám lặp lại câu hỏi nhiều lần. Thầy thuốc có kỹ năng tốt hay lưu ý về mức độ thoải mái của bệnh nhân trong quá trình khai thác bệnh sử bằng cách nhận thấy có sự thay đổi không chỉ trong lời nói mà còn trong bất kỳ cảm xúc nào đằng sau vẻ bề ngoài như sự sợ hãi tiềm ẩn, niền tin hoặc sự mong đợi. lòng kiên nhẫn, sự tôn trọng, giao tiếp tốt, biết cách sắp xếp buổi khám bệnh hợp lý và thu nhặt được những thông tin quan trọng là những điều hữu ích để có một bệnh sử hoàn thiện về bệnh nhân. Bảng 2.2. Đặc điểm của cơn đau và các nguyên nhân có thể tương ứng. Đặc điềm của cơn đau Những nguyên nhân có thể gặp Đau kèm cứng khớp buổi sang cải thiện khi Phù viêm hoặc viêm khớp mạn tính. vận động Đau tăng dần trong ngày Khớp bị sung huyết 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2