Giáo trình Bệnh lý và phục hồi chức năng hệ thần kinh cơ (Ngành: Kỹ thuật phục hồi chức năng - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
lượt xem 1
download
Giáo trình "Bệnh lý và phục hồi chức năng hệ thần kinh cơ" là môn chuyên ngành, được bố trí học sau môn cơ sở ngành, giúp cho người học nắm được những kiến thức về triệu chứng của các bệnh thần kinh – cơ và các kỹ thuật phục hồi chức năng cho các bệnh thần kinh - cơ thường gặp. Thiết lập được mục tiêu và kế hoạch điều trị bằng vật lý trị liệu cho các bệnh thần kinh - cơ.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Bệnh lý và phục hồi chức năng hệ thần kinh cơ (Ngành: Kỹ thuật phục hồi chức năng - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
- ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: BỆNH LÝ VÀ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG HỆ THẦN KINH CƠ NGÀNH/NGHỀ: KỸ THUẬT PHỤC HỒI CHỨC NĂNG TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG (Ban hành theo Quyết định số:549/QĐ-CĐYT, ngày 9 tháng 8 năm 2021 của Hiệu trưởng trường Cao đẳng Y tế Thanh Hóa) Thanh Hóa, 2021
- TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
- LỜI GIỚI THIỆU Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá có bề dày lịch sử đào tạo các thế hệ cán bộ Y - Dược, xây dựng và phát triển hơn 60 năm. Hiện nay, Nhà trường đã và đang đổi mới về nội dung, phương pháp và lượng giá học tập của học sinh, sinh viên nhằm không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo. Để có tài liệu giảng dạy thống nhất cho giảng viên và tài liệu học tập cho học sinh, sinh viên; Đảng uỷ - Ban Giám hiệu Nhà trường chủ trương biên soạn tập bài giảng của các chuyên ngành mà Nhà trường đã được cấp phép đào tạo. Tập bài giảng Bệnh lý và phục hồi chức năng hệ thần kinh cơ được các giảng viên Bộ môn Phục hồi chức năng – Y học cổ truyền biên soạn dùng cho hệ Trung cấp y sĩ Y học cổ truyền dựa trên chương trình đào tạo của Trường ban hành năm 2021, Thông tư 03/2017/BLĐTBXH ngày 01 tháng 3 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động thương binh xã hội. Môn học giúp cho người học nắm được những kiến thức về triệu chứng của các bệnh thần kinh –cơ và các kỹ thuật PHCN cho các bệnh thần kinh-cơ thường gặp. Thiết lập được mục tiêu và kế hoạch điều trị bằng vật lý trị liệu cho các bệnh thần kinh -cơ. Môn học Bệnh lý và phục hồi chức năng hệ thần kinh cơ giúp học viên sau khi ra trường có khả năng Thực hiện đúng và an toàn các kỹ thuật VLTL, các bài tập cho các bệnh thần kinh-cơ Tuy nhiên trong qua trình biên soạn tập bài giảng không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tập thể biên soạn xin ghi nhận các ý kiến đóng góp xây dựng của các nhà quản lý, đồng nghiệp, độc giả và học sinh, những người sử dụng cuốn sách này để nghiên cứu bổ sung cho tập bài giảng ngày càng hoàn thiện hơn. Thanh Hóa, năm 2021 1
- Tham gia biên soạn 1. Chủ biên TS.BS MAI VĂN BẢY 2. Những người biên soạn BS CK2 Nguyễn Thị Nga BS Trịnh Thu Hiền CN. Trần Đức Hưng CN Tào Văn Minh 2
- MỤC LỤC ĐẦU MỤC TRANG LỜI GIỚI THIỆU ...................................................................................................... 1 MỤC LỤC ................................................................................................................. 3 GIÁO TRÌNH MÔN HỌC ........................................................................................ 4 BÀI 1: LƯỢNG GIÁ CHỨC NĂNG BỆNH LÝ THẦN KINH CƠ ....................... 5 BÀI 2: PHỤC HỒI CHỨC NĂNG ĐỘT QUỴ ...................................................... 21 BÀI 3: PHỤC HỒI CHỨC NĂNG BỆNH PARKINSON ..................................... 35 BÀI 4: PHỤC HỒI CHỨC NĂNG MẤT ĐIỀU HÒA TIỄU NÃO ....................... 48 BÀI 5: PHỤC HỒI CHỨC NĂNG TỒN THƯƠNG NÃO DO CHẤN THƯƠNG .... 64 BÀI 6: PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CHO BỆNH NHÂN TỔN THƯƠNG TỦY SỐNG ...................................................................................................................... 82 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 88 3
- GIÁO TRÌNH MÔN HỌC Tên môn học: BỆNH LÝ VÀ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG HỆ THẦN KINH CƠ Mã môn học: MH 34 Vị trí, tính chất của môn học - Vị trí:Là môn chuyên ngành, được bố trí học sau môn cơ sở ngành, thử cơ-đo TVĐ, các phương thức VLTL, vận động trị liệu. - Tính chất: Môn học này cung cấp cho người học kiến thức cơ bản về bệnh thần kinh-cơ và các phương pháp vật lý trị liệu cho bệnh thần kinh-cơ. Mục tiêu môn học 1. Kiến thức - Trình bày được triệu chứng của các bệnh thần kinh –cơ và các kỹ thuật PHCN cho các bệnh thần kinh-cơ thường gặp. - Thiết lập được mục tiêu và kế hoạch điều trị bằng vật lý trị liệu cho các bệnh thần kinh -cơ. 2. Kỹ năng - Thực hiện đúng và an toàn các kỹ thuật VLTL, các bài tập cho các bệnh thần kinh-cơ 3. Năng lực tự chủ và trách nhiệm - Tự giác, chủ động học tập, làm việc. Rèn luyện tính chu đáo, cẩn trọng trong thao tác làm việc - Bồi dưỡng lòng yêu nghề đối với sinh viên - Nâng cao tính đoàn kết đối với các sinh viên trong lớp thông qua quá trình làm việc nhóm. Nội dung môn học 4
- BÀI 1: LƯỢNG GIÁ CHỨC NĂNG BỆNH LÝ THẦN KINH CƠ Giới thiệu Lượng giá lâm sàng cho một người có chẩn đoán về bệnh lý thần kinh bao hàm việc tham khảo bệnh sử có liên quan và những kết quả của những thử nghiệm sàng lọc như chụp X quang, chụp cắí lớp não bộ, những thử nghiệm vật lý-điện, những đánh giá nhận thức-hành vi, và những thuốc men đang sử dụng. Nhóm điều trị phục hồi chức năng làm việc sao cho người bệnh không phải bị mất sức vì những câu hỏi chồng lặp lẫn nhau. Muc tiêu 1. Trình bày được các hệ thống đo lường toàn bộ về chức năng 2. Trình bày được các hệ thông đo lường về cấu trúc và chức năng cơ thể (những khiếm khuyết). Nội dung Khi người bệnh bị mất ý thức hay không có khả năng giao tiếp, những thông tin từ thân nhân có thể giúp nhân viên trị liệu hiểu biết được tính cách và sở thích của người bệnh. Vai trò chính của vật lý trị liệu là phân tích và rèn lụyện các chức năng vận động hàng ngày với mục đích là tạo khả năng cho người bệnh trở lại hoặc tiếp tục những hoạt động chăm sóc cá nhân, thư giãn, nội trợ và việc làm mà họ từng thực hiện. Mục đích tổng quát của đo lường là để phát hiện sự thay đổi theo thời gian, xem sự thực hiện của người bệnh là tốt hơn hay là xấu đi hoặc vẫn như cũ. Điều này đòỉ hỏi những sự đo lường lập đi lập lại trong những điều kiện thử nghiệm có cùng tiêu chuẩn giống nhau. Đo lường sự thực hiện vận dộng là một phần việc then chốt của vật liệu trị liệu, nó cung cấp thông tin khách quan để nhận biết một vấn đề có thể có ích cho một giải pháp điểu trì và đê xác định hướng cũng như chi tiết cho sự rèn luyện1. Đo lường (measurement) chỉ là một phần của tiến trình đánh giá (assessment), sự xác định số lượng của một sự quan sát tương phản với một tiêu chuẩn. Tuy nhiên, lượng giá (evaluation) cũng bao hàm sự phân tích và giải trình những thông tin thu thập được và cung cấp kiến thức cần thiết để lập chương trình rèn luyện và các bài tập phù hợp. Tham khảo thêm Giáo trình kịểm soát vận động - Chương 8, Đánh giá và Điều trị bệnh nhân bị Rối loạn vận động Hệ thống đo lường toàn bộ về chức năng Những thử nghiệm này phù hợp hơn cho bác sĩ và điều dưỡng viên hơn nhân vịên vật lý trị liệu là người nên tập trung vào hệ thống đo lường sự thực hiện vận động. 5
- Hai hệ thống đo lường toàn bộ về chức năng dưới dây có khuynh hướng được dùng như là những đơn vị đo lường về sự lệ thuộc. 1. Hệ thống đo lường toàn bộ về chức năng Những thử nghiệm này phù hợp hơn cho bác sĩ và điều dưỡng viên hơn nhân vịên vật lý trị liệu là người nên tập trung vào hệ thống đo lường sự thực hiện vận động. Hai hệ thống đo lường toàn bộ về chức năng dưới dây có khuynh hướng được dùng như là những đơn vị đo lường về sự lệ thuộc. 1.1. Thước đo Barthel Thước đo Barthel (Barthel Index) đo lường sự thực hiện những hoạt động chức năng thông thường. Đây là một công cụ đo lường được sử dụng rộng rãi nhất và đã được dùng ở nhiêu bệnh viện cũng như cho nghiên cứu. Thử nghiệm có độ tin cậy cao khi sử dụng cho người bệnh bị đột quỵ. Nó bao trùm nhiều hoạt động và cung cấp những chỉ số giá trị không đặc hiệu để vạch kế hoạch xử lý hơn là những lĩnh vực rộng lớn cần tập trung. Tuy nhỉên, thước đo Barthel không cung cấp một cái nhìn tổng quát về tình trạng của người bệnh. Có 10 hạng mục (Hộp 1.1). Hộp 1.1. Thước đo Barthel Hoạt động Mức độ Điểm 1. Ăn uống Độc lập +10 Cần trợ giúp +5 Không thể 0 2. Tắm rửa(barthing) Độc lập +5 Không thể 0 3. Thang điểm (Grooming) Độc lập +5 Không thể 0 4. Ăn mặc(dressing) Độc lập +10 Cần trợ giúp +5 Không thể 0 5. Kiểm soát đường ruột(bowel Độc lập +10 control Cần trợ giúp +5 Không thể 0 6. Kiểm soát bàng Kiềm chế được +10 quang(bladder control) Thỉnh thoảng không +5 Không kiểm soát được 0 7. sử dụng nhà vệ sinh Độc lập +10 Cần trợ giúp +5 Không thể 0 8. Dịch chuyển(transfer): Độc lập +10 6
- Giường sang ghế và ngược Cần trợ giúp ít +5 lại Cần trợ giúp nhiều 0 9. Di chuyển(mobility) Độc lập(có thể DC trợ giúp) +15 Đi với sự trợ giúp 1 người +10 Bằng xe lăn độc lập>45m +5 Không di chuyển được hay
- 4. Đi lại Bước đi hay bằng xe lăn Lên xuống bậc thang 5. Giao tiếp Lĩnh hội Diễn đạt 6. Nhận thức xã hội Tương tác xã hội Giải quyết vấn đề Trí nhớ Ghi chú: Mỗi hạng mục được cho điểm theo thang điểm 7( xem bảng 1.1). Điểm 1 cho biết là bị lệ thuộc hoàn toàn, điểm 7 là độc lập hoàn toàn không cần dụng cụ. Tổng điểm tối đa 126. Bảng 1.1. Đo lường độc lập chức năng MỨC Độc lập KHÔNG NGƯỜI ĐỘ 7-Độc lập hoàn toàn( Đúng thời gian, an TRỢ GIÚP toàn) 6-Độc lập không biến đổi( Dụng cụ) Phụ thuộc được biến đổi NGƯỜI TRỢ GIÚP 5-Giám sát(đối tượng =100%) 4-Trợ giúp tối thiểu(đối tượng = 75%) 3- Trợ giúp trung bình(đối tượng=50%) Phụ thuộc hoàn toàn 2-Trợ giúp tối đa( Đối tượng =25%) 1- Giúp hoàn toàn( đối tượng=
- sau khi vượt qua điểm cuối. Thời gian được tính bằng đồng hồ bấm giây từ khi người bệnh bước qua điểm khởi đầu. Ghi chú là người bệnh có thề sử dụng dụng cụ hỗ trợ đi lai như gâỵ chống. Kết quả có thể diễn đạt bằng thời gian (giây) hay tôc độ (mét/giây).. Biểu đồ của sự thực hiện của người bệnh có thể cung cấp thông tin phản hồi theo thời gian và được lưu giữ như là một hồ sơ về sự tiến bộ. Tốc độ đi lại trong một khoảng cách ngắn thường được sử dụng ở khoa phục hồi chức năng để đo lường kết quả cho người bị đột quỵ. Nó cung cấp thông tin về sự thay đôi khi đi lại. Tuy nhiên, nó không cung cấp một biểu thị về khả năng của người bệnh như là một người có khả năng đi lại trong cộng đồng. È)ể đánh giá khả năng đi lại thực tế, cần đo lường cả cả tốc độ vả đô bền (thử nghiệm đi lại 6-phút)2. Đo lường theo biến số thời gian và không gian Một vài phương pháp dùng để đo lường nhíp bước chân (số bước chân trọng một phút) và độ dài sải chân (mét). Một phương pháp đơn giản để xác định số lượng những thống số này là gan vào hai gót chân của đối tượng hai cây bút nỉ viết bảng (xóa được). Gho đối tượng đi với một khoảng cách phù hợp. Sừ dụng đồng hồ bấm giây để ghi nhận thời gian. Từ đó có thể .đo lường được độ dài bước chần (step length), độ dài sải chân (stride length) và độ rộng bước chạn .(width of base) củng như tính toán dược nhịp bước chân (cadence). 2.2. Thăng bằng Không có một thử nghiệm đơn độc nào có thể đo lường cho mỗi lĩnh vực thăng bằng, vì rằng, thăng bằng là một bộ phận không thể thiếu của tất cả những hoạt động mà. chúng tạ thực hiện và của những điều chỉnh tư thế. Có nhiều thử nghiệm có thể đo lường được những sự cải thiện một cách rố rệt về sự thực hiện vận động, và qua đó chúng ta cọ thể suy luận là thăng bằng đã được cải thịện3. . Thăng bằng cỏ thề đươc phân loại thành ba loại hoạt'động chính: (1) khi chúng ta thực hiện cử động tự ý, (2) khi mặt nâng đỡ di động thình lình, và (3) khi chúng ta duy trì tư thế kháng lại một nhiễu động từ bên ngoài. Thử nghiệm vươn tới chức năng Thử nghiệm vươn tới chức năng (functional reach test) đo lường sự vươn ra trước tối đa trong thê đứng. Nó đáng tin cậy và có giá trị để đo lường một hoạt động phô biên trong đời sông hàng ngày, và vì khoảng cạch vươn tới liên quan đến thay đổi sinh cơ học (sự dịch chuyển của trọng tâm). Do vậy, nó là một thử nghiệm động thay vì là những thử nghiệm đứng tĩnh. Người bệnh đứng bên cậnh bức tường, ở đó có gắn một 1 Tham khảo Giáo trình Kiểm soảt vận động - Chương 8, Đánh giá vàĐiều trị Bệnh nhân bị Rối loạn vận động 2 Tham khảo Giáo, trình Kiểm soát vận động - Chương 5, Đánh giá và Điều trị bệnh nhẫn bị Rối loạn tư thế 9
- thanh thước đo độ dài. Tư thế khởi đầu là hai chân tách xa nhau một khoảng ngang vai. Cánh tay gập ra trước 90° ngang mức với thanh thước, bàn tay nắm và vị trí của xương đốt bàn tay thứ ba tương quan với thước. Người bệnh vươn tay ra trước càng xa càng tốt mà không bước chân ra trước, và vị trí của xương đốt bàn tay thứ ba được đánh dấu. Thử nghiệm này dự đoán dược nguy cơ bị té ngã của ngườỉ già. Thử nghiệm ngồi-vươn tới Thử nghiệm ngồi-vươn tới (sit-and-reach test) dùng để đo lường sự vươn ra trước ở thế ngồi. Đối tượng ngồi với hông, gối, và cổ chân ở thế 90° gập, bàn chân đặt phẳng trên nền nhà. Sử dụng tay không bị liệt, người bệnh nắm bàn tay, duỗi khuỷu và gập vai đến 90°. Vị trí của xương đốt bàn tay thứ ba đặt dọc theo một thước dây hay thước kẻ gắn chặt vào tường ở ngang mức mỏm cùng vai. Người bệnh được hướng dân vươn ra trước càng xa càng tốt mà không xoay thân hay mất thăng bằng. Đánh dấu điếm cuối mà xương đốt bàn tay thứ ba vươn tới được. Khoảng cách vươn tới được xác định là sự khác nhau giữa vị trí khởi đầu và vị trí cuối cùng của xương đôt bàn tay thứ ba. Người bệnh được thực hành hai lần trước khi tiến hành thử nghiệm ba lân. Thử nghiệm có độ tin cậy. Bảng 1.2. Thử nghiệm vươn tới chức năng quy chuẩn liên quan đến tuổi và giới Tuổi Trị số trung bình nam cm(in) Trị số trung bình nữ cm(in) 20-40 42(16.7) 37( 14.6) 41-69 38( 15.0) 35(13.8) 70-87 33( 13.1) 27(10.5) Thử nghiệm thăng bằng đứng Thử nghiệm thăng bằng đứng (standing balance test) là một thước đo thang bậc đơn giản trong đó người bệnh đứng với hai mắt mở (Hộp 1.3). Thử nghiệm này được cho là có độ tin cậy. Tính giá trị của nó, bao gồm khả năng tổng quát hóa cho những tình huông động lực nhiều hơn, vẫn còn bị ngờ vực và khả năng đứng tĩnh có thểkhông phải là một mục tiêu thích họp cho tất cả mọi bệnh nhân bị những tổn thương não. Hộp 1.3. Thử nghiệm thăng bằng đứng: Điểm số 0 Không có khả năng đứng 1 Có khả nằng đứng với 2 chân tách xa nhau trong 30 giây, không thể đứng 2 chân sát nhau 2 Đứng với 2 chân sát nhau nhưng ít hơn 30 giây 3 Đứng 2 chân sát nhau nhưng ít hơn 30 giây 4 Đứng 2 chân sát nhau trong 30 giây hoặc lâu hơn Thử nghiệm bước Thử nghiêm bựởc (step test) đo lường khả năng nâng đủ và giữ thăng bằng khốLlươtig Off thề trẽn mdt chân trong khi bước mốt bước băng chân Ịđa. Người bệrih' đứng với hai bàn chân song song cách một khối gỗ cao 7.5 cm (3 in) đặt ở 10
- phía trước với khọảng cách 5 cm (2 in). Bước một chân tới trước đặt lên khối gỗ, rồi đặt chân đó trở lại vị trí cũ. Lập lại càng nhanh càng tốt. Đêm số lượng bước chân được thực hiện trong 15 giây. Thử nghiệm này có độ tin cậy và tính giá trị. . . . Thử nghiệm đứng dậy và đi được bấm giờ Thử nghiệmđứng dậy và đi được bấm giờ (TUG= timed ‘up-and-go’test) đo lường tôc độ thực hiện một chuỗi nhiệm vụ cỏ ý nghĩa chức năng, mà nó de dọa thăng bằng, và nỏ được biêt lả nguyên nhân gây nên té ngã ở người già. Yêu cầu người bệnh đứng dậỵ từ thêt ngôi, bước đi 3 mét (10 ft), quay người, bước trở lại ghế, quay người và ngồi xuống. Sử dụng đồng hồ bấm giây để đo thời giàn thực hiện chuỗi hoạt đồng đó; Sự thực hiện có thể bị ảnh hưởng một cách rõrệt bởi độ cao của ghế ngồi, nên nó cần được tiêu chuân hóa. Thông thường, sự thực hiện khọảng 10 giây hay ít hơn cho biết sự di chuyển là bình thường. Từ 11-20 giây là ửong giởi hạn bình thường cho người già suy yếu và người bị khuyết tật. Lâu hơn 20 giây có nghĩa là người đó cần sự hỗ trợ từ bên ngoài và có chỉ định là cần khám xét và điều trị thêm. 30 giây hay lâu hơn nữa gợi ý là người đó rất dễ bị té ngã. Thang bậc thăng bằng Berg Thang bậc thăng bằng Berg (Berg Balance Scale) được thiết kế để đánh giá thăng bằng cho người già và theo dồi sự thay đồi theo thời gian. Nó đôi khi được dùng cho người bệnh bị đột quỵ. Thang bậc này đo lường khả năng giữ thăng bằng trong khi thực hiện 14 nhiệm vụ tĩnh và động cần đến thăng bằng (Hộp 1.4). Tất cả các hoạt động được định bậc theo thang bậc 5-điểm, từ 0-4 vói tổng số điểm là 56. Điểm 0 dành cho những người không có khả năng thực hiện nhiệm vụ, và điểm 4 là cho những người có khả nấng hoàn tất nhiệm vụ dựa vào những tiêu chuẩn ấn định cho nó. Thử nghiệm này tốn khoảng 15 phút để hoàn thành. Dụng cụ bao gồm thước dây, hai ghế đúng tiêu chuẩn (một cái có tay tựa và một cái không), một bục đê chân, một khoảng cách dài khoảng 5 mét để đi, đồng hồ bấm giây. Hộp 1.4. Thang bậc thăng bằng Berg 11
- Nhiệm vụ Điểm Ngồi sang đứng Đứng không nâng đỡ( 1 phút) Ngồi không nâng đỡ Đứng sang ngồi Dịch chuyển(Từ ghế này sang ghế khác) Đứng nhắm mắt( 30 giây) Đứng 2 chân sát nhau( 1 phút) Vươn tay ra trước với cánh tay duỗi thẳng( Tham khảo bảng 1.2) Nhặt vật dưới nền Xoay đầu nhìn ra sau( xoay sang phải, xoay sang trái) Quay người 3600( quay sang phải, quay sang trái) Đặt luân phiên bàn chân lên bục( 5 lần- chiều cao bục 7.5 cm) Đứng 2 bàn chân trên một đường thẳng, mũi chân này chạm gót chân kia(30 giây) Đứng trên 1 chân( 30 giây) Tổng 56 Ở mỗi hạng mục, người bệnh được yêu cầu là duy trì tư thế đã được định trong một thời gian cụ thể. Điểm số sẽ bị trừ dần nếu (1) yêu cầu về thời gian hay khoảng cách không đươc đáp ứng. (2) sự thực hiện của -đối tượng cần đến sự giám sát, và (3) đối tượng chạm vào một vật trợ giúp bên ngoài hay tiếp nhận sự hỗ trợ từ người khám. Điểm số tối đa là 56 điểm cho biết đối tượng có thăng bằng chức năng. Điểm số từ 41- 54 cho biết là có nguy cơ té ngã thấp, 21-40 có nguy cơ té ngã trung bình và 0- 20 thì nguy cơ té ngã rât cao. Giữa hai lần đánh giá, sự khác biệt phải là8 điểm mới cho biết có sự thay đổi thật sự về hoạt động chức năng. 2.3. Thử nghiệm Lâm sàng về Tương tác Cảm giác trong Thăng bằng Thử nghiệm Lâm sàng về Tương tác Cảm giác trong Thăng bằng (CTSIB^ Clinical Test for Sensory Interation in Balance) đo lường số giây (tối đa 30 giây) mà một người có thể đứng dưới sáu điều kiện cảm giác khác nhau, bao gồm những điều kiện thi giác và mặt nâng đỡ bị hạn chế hoặc khác biệt nhau. Người bệnh được thử nghiệm ở thế’đứng hai chân sát nhau, hai tay buông sát thân. Thông thường, điều kiện 1 được xem là điều kiện quy chiếu căn bản. Một thanh niên toàn vẹn về thân kinh có thể duy trì thăng bằng trong 30 giây dưới cả sáu điều kiện với số lượng đu đưa cơ thể tối thiểu. Trong điều kiện 5 và 6, một người bình thường đu đưa trung bình 40% nhiều hơn so với điều kiện 1. Kết quả CTSIB đưa ra tiêu chuẩn như sau: một sự té ngã đơn lẻ, không kể dưới điều kiện nào, không phải là bất thường. Tuy nhiên, hai hay nhiều lần té ngã biểu thị sự khó khăn trong việc thích ứng với thông tin cảm giác cho kiểm soát thăng bằng. 12
- 3. Chức năng chi trên 3.1. Thang bậc đánh giá vận động cho chi trên Thang bậc đánh giá vận động (MAS= Motor Assessment Scale) với 8 hạng mục, được thiết kế để đánh giá sự trở lại hoạt động chức năng sau khi bị đột quỵ hoặc bị những khiếm khuyết thần kinh khác. MAS dành cho chi trên gồm có ba hạng mục Mỗi hạng mục có 6 hoạt động với độ khó từ 1-6 điểm. Không thực hiện được hoạt động thấp nhất thì cho 0 điểm. Điểm số càng cao thì hoạt động chức năng bên phía bị tổn thương càng tốt hơn. Hộp 1.5. Thang bậc đánh giá vận động chi trên Chức năng chi trên 1. Nằm ngửa: Nhân viên điều trị đặt tay bị thương tổn ở thế gập vai 90° và khuỷu duỗi - bàn tay hướng lên trần nhà. Người bệnh chủ động giữ tay bị tổn thương ở tư thế đó. 2. Nằm ngửa: Nhân viên điều trị đặt tay bị tồn thương ở vị thế như trên. Người bệnh phải duy trì tư. thế đó trong 2 giây với hơi xoay ngoài và với khuỷu ở vị thế ít nhất là 20° để duỗi hoàn toàn. 3. Năm ngửa: Với tư thế như trên, người bệnh đưa bàn tay chạm vào trán và duỗi tay trở lại (gập và duỗi khuỷu). Người điều.trị có thể trợ giúp để cẳng tay ngửa. 4. Ngồi: Nhân viên điều trị đặt tay bị thương tổn ở thế 90° gập ra trước. Người bệnh phải giữ tay thương tổn trong 2 giây với vai hơi xoay ngoài và cẳng tay ngửa. Vai không được nâng quá mức hoặc sấp cẳng tay. 5. Ngồi: Người bệnh nâng tay bị thương tổn đến thệ 90° gập ra trước - giữ ở vị thế đó trong 10 giây và rồi hạ thấp xuống với vai hơi xoay ngoài và cẵng tay ngửa. Không được sấp cẳng tay. 6. Đứng: Cho người bệnh dang tay bị tổn thương đến 90° và đặt gan bàn tay phẳng tì vào tường. Người bệnh phải duy trì tư thế cánh tay trong khi xoay Cữ thể về phía tường. Các cử động bàn tay 1. Ngồi ở bàn (Duỗi Cổ tay); cẳng tay bị tổn thương nghỉ trên mặt bàn. Đặt một vật hình trụ trong lòng bàn tay bệnh nhân. Yêu cầu người bệnh nâng vật khỏi mặt bàn bằng cách duỗi cổ tay-không được gập khuỷu. 2. Ngồi ở bàn (Nghiêng quay cổ tay): Người điều trị đặt cẳng tay bệnh nhân với- bên trụ tựa lên mặt bàn ở thế trung tính sấp/ngửa. Ngón cái thẳng hàng với cẳng tay, cổ tay duỗi thẳng. Các ngón nắm quanh vật hình ừụ. Người bệnh nâng vật lên khỏi mặt bàn. Không được gập hay duỗicổ tay. 3. Ngồi (Sấp/Ngửa): Tay bị tổn thương đặt trên bàn với khuỷu ở bên thân và bên ngoài bàn. Yêu cầu người bệnh sấp và ngửa cẳng tay (3/4 tầm độ là có thể chấp nhận được). 13
- 4. Đặt một quả bóng 5 inches ở trên bàn sao cho người bệnh phải vươn thẳng tay ra trước đê chạm vào bóng. Cho người bệnh vưon tay ra trước với vai kéo ra-trước, khuỷu duôi, cô tay ở thêt trung tính hay duỗi. Nhặt quả bóng bằng hai tay và đặt quả bóng trỏ' lại mặt bàn đúng vị trí cũ. 5. Cho người bệnh nâng một cái ly bằng nhựa nhẹ bằng tay bị thương tổn và đặt nó lên bàn ở phía bên kia thân mà ly không bị bất kỳ một sự biến đổi nào cả. 6. Thực hiện liên tục cử động đối ngón cái với các ngón khác 14 lần trong 10 giây. mỗi ngón chạm vào ngón cái và bắt đầu từ ngón trỏ. Ngón cái không được trượt từ ngón này sang ngón kia. Các hoạt động nâng cao 1.Cho người bệnh vươn tay tổn thương ra trước để nhặt nắp bút, đưa tay đó về lại bên thân mình và đặt nắp bút xuống phía dưới mặt. 2. Đặt 8 hạt đậu trong 1 ly tách trà, cách xa chiều dài cánh tay ở phía bên tổn thương. Đặt một tách trà với khoảng cách như vậy ở phía bên lành. Yêu cầu người bệnh dùng tay bị tổn thương nhặt từng hạt đậu để bỏ vào tách trà phía bên lành. 3. vé một đường thẳng đứng trên một mảnh giấy. cho người bệnh vẽ những đường ngang đến chạm vào đường dọc. mục tiêu là vẽ được 10 đường trong 20 giây, tối thiểu 5 đường chạm vào đường dọc. 4. Cho người bệnh nhặt một cây bút bằng tay tổn thương, cầm bút theo thế để viết. giữ tư thế đó và vẽ một loạt những điểm liên tiếp nhau( không phải các vạch) lên một tờ giấy. mục tiêu tối thiểu được 2 chấm trong một giây, trong 5 giây. 5. Bằng tay tổn thương người bệnh dùng một cái muỗng nhỏ có nước để đưa lên miệng mà không được cúi đầu ra trước hay làm tràn ra ngoài. 6. Người bệnh dùng tay bị thương tổn, nắm một cái lược và chải ở phía sau đầu với thế cánh tay dang và xoay ngoài, cẳng tay ngửa. 3.2. Thử nghiệm cắm chốt chín-lỗ Thử nghiệm cắm chốt chín-lỗ (nine-hole peg test) được dùng cho người bệnh đã có sự thực hiện cử động ở mức tương đối cao vì nó đo lường sự khéo léo và tốc độ trong một nhiệm vụ mà nó đòi hỏi cử đông của cả cánh tay và bàn tay. Nó là một thử nghiệm phù hợp với người đã đạt được những điểm số rất cao theo ba hạng mục của MAS dành cho chi trên. Dụng cụ để thử nghiệm bao gồm chín thanh chốt bằng gỗ hay plastic và một tấm bảng bằng gỗ hay plastic có chín lỗ. Thời gian để người bệnh thực hiện việc căm đủ chín cái chốt vào chín lỗ được đo bằng đồng hồ bấm giây, hoặc là, có bao nhiêu thanh chốt đã được cắm vào lỗ trong một khoảng thời gian được ấn định, ví dụ 50 giây. Thử nghiệm có độ tin cậy và tính giá trị. Một người bình thường mất khoảng 18 giây để hoàn thành nhiệm vụ. 3.3. Thử nghiệm xoắn ốc 14
- Thử nghiệm xoắn ốc (the spiral test) được phát triển như lạ một phương pháp đo lường sự điều hợp và được thực hiện cho người bị thất điều tiều não và người bị bệnh parkinson Một hình xoắnốc có độ rộng 1 cm giữa hai đường được in lên tờ giấy. Người bệnh được yêu cầu vẽ một đường từ điểm khởi đầu (theo mũi tên) đến điểm trung tâm càng nhanh càng tốt mà không chạm vào những đường biên. Người bệnh được ghi điểm theo thời gian thực hiện tính bằng giây. Mỗi lần chạm vào đường biên thì cộng thêm 3 giây vào tổng thời gian hoàn thành, và mỗi 5 giây mỗi khi đường biên bị băng qua. Thử nghiệm có :đồ tin cậy và là phương cách đo lường có giá trị về tính chính xác và tốc độ. Nó cũng hữu ích trong việc cho người bệnh thông tin phản hồi về chất lượng. 4. Những hệ thống đo lường về những khiếm khuyết 4.1. Sức mạnh cơ Sức mạnh cơ (muscle strength) cố thể 'được đánh giá bằng thử nghiệm thử cơ bằng tay(MMT- Manual Muscle Testing) với thang bậc 6-mức độ, và được định bậc từ 0- 5 4.2. Sức mạnh chức năng Hai phương pháp đơn giản để đo lường sức mạnh và sự điều hợp của chi dưới đã được phát triển để đo lường sức mạnh ‘chức năng’ (functional strength) trong một hoạt động chuỗi động đóng (closed kinetic chain action). Giá trị có tính quy phạm đối với nam/ nữ ở những nhóm tuổi khác nhau chưa được nghiên cứu. 4.3. Thử nghiệm bước sang bên Người bệnh đứng hai bàn chân song song và một cái bục cao khoảng 15-20 cm đặt bên cạnh cách một khoảng bằng độ rộng của vai. Bắt đầu với chân được thử đặt lên bục. Trọng lượng được chuyển qua chân này, chân duỗi để nâng trọng khối cơ thể lên đến vị thế 10° duỗi gối. Trọng lượng cơ thể được hạ thấp xuống lại băng cách gập ở hông, gối, và cổ chân cho đến khi gót chân của chân di động chạm vào nền nhà. Với. thử nghiệm 15-giây, đếm sô lẫn thực hiện trong 15 giây. Với thử nghiệm lập lại-50 lân, người bệnh được bấm giờ trong khi cố gắng thực hiện số lần lập lại càng nhanh càng tôt. Cả hai thử nghiệm đều độ tin cậy thử nghiệm-tái thử nghiệm cào. 4.4. Thử nghiệm đứng dậy được bấm giờ Đối tượng được bấm giờ trong khi đứng dậy từ ghế ngồi càng nhanh càng tốt trong 10 lần. Độ rộng và chiều cao của ghế ảnh hưởng đến sự thực hiện. Do đó hai thông số này phải được tiêu chuẩn hóa. 5. Tầm hoạt động khớp Khi đo tầm hoạt động khớp bằng khớp kế, luôn chú ý đến các điểm mốc giải phẫu 15
- học, nếu không thì thử nghiệm sẽ không đáng tin cậy1. Thường nên ghi lại tầm khớp thụ động, nhất là trước và sau khi kéo giãn cơ do cơ bị căng cứng và co rút. 6. Sự co cứng Hai thử nghiệm lâm sàng thường được sử dụng, Thang bậc Ashworth Cải biên và Thang bậc Tardieu, có sai sót khi đo lường sự co cứng (spasticity). Chúng không thể tách biệt những nguyên nhân cơ học tạo ra sự kháng cản cử động (sự căng cứng nội tại của cơ gia tăng) ra khỏi những nguyên nhân thần kinh (sự tăng hoạt phản xạ kéo giãn). 6.1. Thang bậc Ashworth Cải biên Khi sử dụng Thang bậc Ashworth Cải biên (MAS= Modified Ashworth Scale) - Hộp 1.6, để đánh giá sự co cứng, trương lực cơ được định bậc một cách chủ quan, bởi người khám, và nó tùy thuộc vào sự cảm nhận về số lượng đề kháng để phản ứng lại với cử động thụ động. Giá trị của MAS, bị nghi ngờ vì có những nghiên cứu cho thấyrằng, không cố sự tương quangiữa những điểm số của MAS với những kết quả từ những thử nghiệm cận lâm sàng về sự. tăng hoạt phản xạ. Hộp 1.6. Thang bậc Ashworth Cải biên Bậc Tính chất 0 Không gia tăng trương lực cơ 1 Tăng nhẹ trương lực cơ, biểu thị bằng sự khựng lại rồi thả lỏng hoặc 1 sự kháng cản tối thiểu ở cuối ROM thì những phần bị ảnh hưởng được di động gập hay duỗi 1+ Tăng nhẹ trương lực cơ, biểu thị bằng sự khựng lại, tiếp theo là sự kháng cản qua suốt phần còn lại( ít hơn một nửa) của ROM. 2 Gia tăng rõ ràng trương lực cơ qua hầu hết ROM, nhưng những phần bị ảnh hưởng được di động dễ dàng. 3 Gia tăng đáng kể trương lực cơ, di động thụ động khó khăn. 4 Những phần bị ảnh hưởng cứng đờ ở thế gấp hay duỗi. 6.2. Thang bậc Tardieu Thang bậc này cố gang để xác định số lượng thành tố thần kinh của sự co cứng bằng cách đo lường cường độ của đáp ứng cơ đối với cử động của khớp ở những tốc độ được định rõ. Điều quan trọng là đánh giá tầm vận động thụ động trước để cơ được khám xét được cảm nhận chuyển động trước khi tốc độ cử động được gia tăng. Góc khớp mà ở đó đáp .ứng bởi cơ xuất hiện được ghi nhận. Thang bậc này có độ tin cậy cao hơn, và có lẽ là sự đo lường có tính giá trị hơn là thang bậc Asworth khi áp dụng cho người bệnh bị tổn thương não do chấn thương và bệnh nhân bị đột quỵ. 16
- Sự định bậc luôn được thực hiện cùng một thời gian trong ngày, và ở cùng một tư thế thử. Với mỗi nhóm cơ, phản ứng với kéo giãn được định mức tùy thuộc vào tốc độ kéo giãn theo hai biến số X và y. Về tốc độ kéo giãn (v= velocity to stretch), nó đừợc chia thành ba mức độ: VI, càng chậm càng tốt; V2, tốc độ của phân đoạn chỉ thể rơi xuống; và V3, càng nhanh càng tốt - nhanh hơn tốc độ rơi tự nhiên. VI đứợc dùng để đo lường tầm vận động thụ động của khớp. Chỉ V2 và V3 được dùng để định bậc co cứng. Hộp 1.7. Thang bậc Tardieu Chất lượng của phản ứng cơ(X) 0 Không kháng cản qua suốt tầm vận động thụ động 1 Kháng cản nhẹ suốt tầm, có sự khựng lại rõ ràng ở một góc cụ thể 2 khựng lại rõ ràng ở một các rõ ràng ở một góc cụ thể, tiếp theo là sụ thả lỏng 3 giật rung(clonus) yếu dần( 10 giây) xảy ra ở một góc cụ thể 5 Khớp không di động Góc của phản ứng cơ (Y) Sự đo lường liên quan đến vị trí kéo giãn tối thiểu của cơ( tương ứng với góc xảy ra sự khựng lại) Góc co cứng R1 Góc tầm độ xuất hiện sự khựng lại khi thực hiện với tốc độ V2 hoặc V3 R2 Tầm vận động cuối đạt được khi cơ trong tình trạng nghỉ và thử nghiệm được thực hiện với tốc độ V1 Kết quả Có sự khác biệt rất lớn giữa giá trị của R1 và R2 từ tầm vận động ngoài đến tầm vận động giữa của chiều dài cơ bình thường cho biết một thành tổ động lực lớn Sự khác biệt giữa trị số đo lường của R1 và R2 nhỏ ở tầm vận động giữa đến tầm vận động trong cho biết chủ yếu là do sự co rút cơ. 7. Tình trạng khỏe mạnh tim-phổi/năng lực tập luyện Năng lực tập luyện (exercise capacity) nhằm nói đến khả năng của một người đáp ứng với những sự căng thẳng sinh lý học được tạo ra bởi sự thực hiện của những cơ lớn với cường độ bài tập từ trung bình đến cao trong một thời gian kéo dài. Trước khi tham gia vào một cuộc thử nghiệm hay rèn luyện, người bệnh nên được sàng lọc tình trạng sức khỏe tim phổi để xác định sự thích hợp của họ đối với bài tập hay thử 17
- nghiệm2. 7.1. Theo dõi nhịp tim Theo dõi nhịp tim là một phương pháp đơn giản để bảo đảm rằng, bài tập là có cường độ hữu hiệu để cải thiện tình trạng sức khỏe và để thử nghiệm hệ thống tim mạch của người bệnh có thích ứng với bài tập hay không. Nó cung cấp một chỉ số cho cường độ bài tập, và đặc biệt được dùng khi cần theo dõi mức độ của bài tập. Thử nghiệm này có thể được dùng để theo dõi cường độ tập luyện cho bất kỳ người bệnh nào bị tổn thương não. Để bài tập có được mức độ phù hợp để cải thiện sự khỏe mạnh tim phổi, nhịp tim tập luyện được xác định Hộp 1.8. Công thức để xác định nhịp tim tập luyện( HR) Tầm độ HR tập luyện = [40% - 85%( HR max-pred- HR resr)] + HR rest Tính nhịp tim tối đa theo tuổi( HR max-pred) bằng cách lấy 220 trừ cho số tuổi của người bệnh HR max-pred = 220 - tuổi Đo nhịp tim khi nghỉ (HR resr). Ví dụ một người 50 tuổi với nhịp tim khi nghỉ đo được 180 nhịp/phút HR max-pred = 220 – 50 = 170 Do vậy, tầm độ HR tập luyện =[40%-85% của( 170-80)]+ 80 = 116 đến 157 7.2. Thang bậc Borg để ước lượng nỗ lực cảm nhận được Thang bậc Borg là một thang bậc định mức 15-bậc để ước lượng nỗ lực cảm nhận (Hộp 1.9). Nó được công nhận có giá trị cho cả người khỏe mạnh lẫn người khuyết tật, và ở những nhóm có độ tuổi khác nhau cũng như giới tính. Con người quen thuộc với thang bậc này và được hỏi để ước lượng sự nỗ lực về thể chất (mức độ của công) càng chính xác và chân thật càng tốt qua suốt buổi tập. Hộp 1.9. Thang bậc Borg để ước lượng nỗ lực cảm nhận được 6 Không nỗ lực gì 11 nỗ lực tối đa 7 cực kỳ nhẹ 12 nặng 8 Rất nhẹ 13 rất nặng 9 Nhẹ 14 cực kỳ nặng 10 Hơi nặng 7.3. Thử nghiệm đi 6-phút Thử nghiệm đi 6-phút (6MWT= 6-Minute walk test) dùng để thử nghiệm sức bền khi đi lại bằng cách đo lường khoảng cách đi được trong 6 phút. Khi người bệnh đi. với dáng đi quen thuộc và tốc độ tự chọn, điểm số qua thử nghiệm này có thể phản;ánh các hoạt động sống hàng ngày đã được thực hiện mức độ nỗ lực dưới tối đa (submaximal ỵ. level). Khi thử trong nhà, cần có một hành lang hoặc lối đi phẳng, không có-chướng ngại vật và dài tối thiểu là 30 mét. Đối tượng có thể dừng lại và 2 Tham khảo Giáo trình Vận động trị liệu - Phần Cơ bản, Chưong 6: Các nguyên tắc của bài tập ái khí 18
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Bệnh truyền nhiễm
198 p | 1937 | 467
-
Giáo trình bệnh học nội khoa part 6
54 p | 198 | 68
-
Giáo trình bệnh học 2 (Phần 2)
24 p | 96 | 17
-
Bài giảng bệnh lý học thú y : Phân loại viêm part 5
3 p | 115 | 12
-
Giáo trình Khóa học chứng chỉ Quản lý dịch vụ thực phẩm
85 p | 42 | 8
-
Giáo trình Tổ chức và quản lý y tế: Phần 1 - TS.BS. Đoàn Phước Thuộc (Chủ biên)
114 p | 11 | 5
-
Giáo trình Bệnh lý răng hàm mặt (Ngành: Kỹ thuật phục hình răng - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
97 p | 8 | 2
-
Giáo trình Bệnh lý và phục hồi chức năng hệ cơ - xương (Ngành: Kỹ thuật phục hồi chức năng - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
194 p | 2 | 2
-
Giáo trình Bệnh lý và phục hồi chức năng hệ da - tiêu hóa - tiết niệu - sinh dục - nội tiết (Ngành: Kỹ thuật phục hồi chức năng - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
134 p | 1 | 1
-
Giáo trình Sinh lý bệnh (Ngành: Kỹ thuật phục hồi chức năng - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
193 p | 2 | 1
-
Giáo trình Bệnh cơ sở (Ngành: Kỹ thuật phục hình răng - Trình độ: Cao đẳng văn bằng 2) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
226 p | 0 | 0
-
Giáo trình Bệnh lý và phục hồi chức năng hệ tim mạch (Ngành: Kỹ thuật phục hồi chức năng - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
98 p | 2 | 0
-
Giáo trình Bệnh cơ sở (Ngành: Kỹ thuật phục hồi chức năng - Trình độ: Cao đẳng văn bằng 2) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
226 p | 0 | 0
-
Giáo trình Sinh lý bệnh (Ngành: Kỹ thuật phục hình răng - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
193 p | 0 | 0
-
*Giáo trình Sinh lý bệnh (Ngành: Kỹ thuật phục hồi chức năng - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
193 p | 0 | 0
-
Giáo trình Sinh lý bệnh (Ngành: Kỹ thuật phục hồi chức năng - Trình độ: Cao đẳng văn bằng 2) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
193 p | 0 | 0
-
*Giáo trình Sinh lý bệnh (Ngành: Kỹ thuật phục hình răng - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
193 p | 0 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn