intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm - Thực tập sư phạm (Trình độ: CĐ-TC) - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP. HCM

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:29

10
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình Bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm - Thực tập sư phạm (Trình độ: CĐ-TC) gồm 03 bài học theo trình tự như sau: Thực tập tổ chức hoạt động dạy học; Thực tập giảng dạy; Thực tập công tác chủ nhiệm lớp, cố vấn học tập; Báo cáo thu hoạch thực tập sư phạm. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm - Thực tập sư phạm (Trình độ: CĐ-TC) - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP. HCM

  1. GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM DẠY TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG, TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP S P THỰC TẬP SƯ PHẠM K T LƯU HÀNH NỘI BỘ NĂM 2022
  2. GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM DẠY TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG, TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP S P THỰC TẬP SƯ PHẠM K T TÁC GIẢ: ĐỖ THỊ MỸ TRANG LƯU HÀNH NỘI BỘ NĂM 2022
  3. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dẫn dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
  4. LỜI GIỚI THIỆU Mô-đun Thực tập sư phạm là mô-đun ở vị trí số 8 và là mô-đun tự chọn trong chương trình Bồi dưỡng sư phạm, giảng dạy trình độ cao đẳng, trung cấp. Mô-đun này được thực hiện sau khi người học đã phải hoàn thành các mô-đun bắt buộc trong chương trình (từ mô-đun 1 đến mô-đun 7). Tài liệu dạy học của mô-đun 8 (Mô-đun Thực tập sư phạm) được biên soạn nhằm phục vụ cho đối tượng người học là các học viên tham gia chương trình bồi dưỡng sư phạm. Hoàn thành mô-đun này, học viên có năng lực tổ chức thực hiện bài dạy lý thuyết, bài dạy thực hành, bài dạy tích hợp và phát triển lòng yêu nghề trong dạy học. Cụ thể như là, học viên có thể hoàn thành công tác chuẩn bị dạy học; thực hiện đúng, đủ các bước giảng dạy và triển khai hiệu quả bài dạy lý thuyết, bài dạy thực hành, bài dạy tích hợp; thực hiện công tác chủ nhiệm lớp. Hình thức tổ chức dạy học môn học này là học viên được tham gia giảng dạy trên đối tượng người học thật ở các trường nghề. Vì vậy, để giúp học viên đạt được mục tiêu của mô-đun, tài liệu này được biên soạn và cấu trúc thành các bài dạy như sau: - Bài 1: Thực tập tổ chức hoạt động dạy học. Nội dung bài một hướng dẫn học viên thực hiện 2 nhiệm vụ đó là: (1). Tìm hiểu về cơ sở giáo dục nghề nghiệp (nơi học viên đến thực tập sư phạm; (2) Thiết kế, tổ chức và đánh giá hoạt động dạy học. - Bài 2: Thực tập giảng dạy. Ở bài này, tài liệu hướng dẫn học viên hoàn thành các nhiệm vụ như: dự giờ, học tập kinh nghiệm giảng dạy của giáo viên hướng dẫn chuyên môn và các giáo sinh khác; tiến hành thực hành giảng dạy; quản lý lớp học và một số điều lưu ý về tác phong, lời nói của học viên khi tham gia giảng dạy. - Bài 3: Thực tập công tác chủ nhiệm lớp, cố vấn học tập. Tài liệu hướng dẫn học viên xác định được vai trò, nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm lớp; giới thiệu một số biểu mẫu dành cho công tác chủ nhiệm lớp; thực hành công tác chủ nhiệm lớp (nếu có). - Bài 4: Báo cáo thu hoạch thực tập sư phạm. Tài liệu hướng dẫn học viên xác định yêu cầu của báo cáo thu hoạch; hướng dẫn cấu trúc và cách viết bào cáo. Tác giả biên soạn rất mong nhận được những đóng góp của các thầy cô đồng nghiệp, của các anh chị học viên để tài liệu này được hoàn thiện hơn. Trân trọng !
  5. MỤC LỤC STT NỘI DUNG TRANG 1 BÀI 1. THỰC TẬP TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1 2 1.1 Tìm hiểu cơ sở giáo dục nghề nghiệp 1 3 1.2 Thiết kế, tổ chức và đánh giá hoạt động dạy học 1 4 BÀI 2. THỰC TẬP GIẢNG DẠY 9 2.1. Dự giờ, học tập kinh nghiệm giảng dạy của giáo viên hướng 5 9 dẫn và giáo sinh khác 6 2.2. Thực hành giảng dạy 10 7 2.3. Quản lý lớp học 10 8 2.4. Những lưu ý khi thực hành giảng dạy 11 BÀI 3. THỰC TẬP CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP, CỐ VẤN 9 13 HỌC TẬP 3.1. Vai trò, nhiệm vụ, nội dung công tác chủ nhiệm lớp, cố vấn học 10 13 tập 11 3.2. Một số biểu mẫu cho công tác giáo viên chủ nhiệm 14 12 3.3. Thực hành công tác giáo viên chủ nhiệm 17 13 BÀI 4. BÁO CÁO THU HOẠCH THỰC TẬP SƯ PHẠM 18 14 4.1. Yêu cầu đối với báo cáo thu hoạch 18 15 4.2. Viết báo cáo thu hoạch 20 16 TÀI LIỆU THAM KHẢO 21
  6. BÀI 1 THỰC TẬP TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A. MỤC TIÊU Sau bài học này, người học có khả năng: - Tìm hiểu được về cơ sở giáo dục nghề nghiệp; - Thiết kế được giáo án, phương tiện hỗ trợ dạy học đạt yêu cầu; - Có thái độ tích cực, hợp tác, trách nhiệm và sáng tạo trong dạy học. B. NỘI DUNG 1.1. Tìm hiểu cơ sở giáo dục nghề nghiệp - Tìm hiểu về truyền thống, chiến lược phát triển của nhà trường: giáo sinh tìm hiểu về lịch sử phát triển, sơ đồ tổ chức, định hướng phát triển của nhà trường. - Tìm hiểu hoạt động dạy học chung của cơ sở dạy học + Tìm hiểu đặc trưng cơ bản của hoạt động dạy học: giáo sinh tìm hiểu về mục tiêu đào tạo của nhà trường; Nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức, kiểm tra đánh giá, quản lý hoạt động dạy học; Cơ sở vật chất, thiết bị và các điều kiện đảm bảo dạy học. + Tìm hiểu nội dung cơ bản của các mặt giáo dục toàn diện: giáo sinh tìm hiểu về hình thức giáo dục đạo đức học sinh tại nơi thực tập; Cách thức nhà trường xây dựng mối quan hệ giữa gia đình và nhà trường, giữa nhà trường, người học và doanh nghiệp. - Tìm hiểu chương trình đào tạo của ngành nghề: giáo sinh tìm hiểu về mục tiêu đào tạo ngành, nội dung, thời gian đào tạo; Khối kiến thức chung, kiến thức cơ sở ngành, kiến thức chuyên ngành; Tỉ lệ giữa thời lượng học lý thuyết, thực hành, thực tập,… - Tìm hiểu các hoạt động, văn hóa, thể dục thể thao của nhà trường. - Tìm hiểu chương trình môn học được phân công giảng dạy như: tên môn, mục tiêu, vị trí môn học, phân bố thời gian, nội dung giảng dạy, lịch trình giảng dạy. - Tìm hiểu về công tác giáo viên chủ nhiệm: Giáo viên chủ nhiệm có vai trò quan trọng trong việc quản lý học tập của người học. Giáo viên chủ nhiêm lớp là người vạch ra kế hoạch, tổ chức cho lớp mình thực hiện các chủ đề theo kế hoạch và theo dõi, đánh giá việc thực hiện của các người học. Vì vậy, giáo sinh tìm hiểu về nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm ở cơ sở giáo dục. Tìm hiểu về các biểu mẫu, các hoạt động, v.v…mà giáo viên chủ nhiệm đã thực hiện. 1.2. Thiết kế, tổ chức và đánh giá hoạt động dạy học Để tổ chức dạy học, giáo sinh tìm hiểu về đối tượng người học, làm rõ các câu hỏi định hướng cho việc tổ chức dạy học như: Day ai? Dạy cái gì? Tại sao người học phải học những điều này? Kết quả mong đợi người học đạt được là gì? Người học sẽ học như thế nào để đạt được các kết quả này? Làm sao giáo sinh biết được người học có đạt được kết quả mong đợi? v.v… Có thể hình dung chung, tiến trình dạy học được thực hiện thông qua ba giai đoạn như thiết kế dạy học, thực hiện dạy học và đánh giá dạy học. Tiến trình này được mô tả theo sơ đồ sau: 1
  7. Thiết kế dạy học Thực hiện dạy học Kiểm tra đánh giá Hình1.1: Sơ đồ mô tả tiến trình dạy học - Giai đoạn thiết kế dạy học, giáo sinh thiết kế mục tiêu dạy học, lựa chọn nội dung, thiết kế các hoạt động dạy học, thiết kế phương tiện và cả hình thức kiểm tra đánh giá kết quả học tập. Các nhiệm vụ trên được thực hiện ở giai đoạn chuẩn bị - giai đoạn trước khi lên lớp. Thiết kế dạy học được cụ thể hóa thông qua việc thiết kế giáo án. Giáo án là kế hoạch lên lớp của giáo viên. Giáo án có ý nghĩa rất quan trọng trong công tác giảng dạy của bất kỳ giáo viên nào. Có giáo án, giáo viên thực hiện giờ dạy có hệ thống, bài dạy mạch lạc, người học hiểu bài dễ dàng. Ngoài ra, giáo án còn giúp giáo viên tránh bỏ sót nội dung giảng dạy, giúp đạt mục tiêu; tránh được các tình huống sư phạm không mong muốn xảy ra; sử dụng hiệu quả các phương pháp dạy học. Vì vậy, để giúp cho giáo sinh có sự chuẩn bị tốt, tự tin hơn trong bài thực tập của mình, mỗi giáo sinh được yêu cầu bắt buộc chuẩn bị giáo án theo nội dung được phân công trước khi lên lớp giảng dạy. Sau đây là các mẫu giáo án được sử dụng trong dạy nghề hiện nay: (nguồn: QUYẾT ĐỊNH SỐ 62/2008/QĐ-BLĐTBXH, Ngày 04/11/2008, Về việc ban hành hệ thống biểu mẫu, sổ sách quản lý dạy và học trong đào tạo nghề.) - GIÁO ÁN LÝ THUYẾT GIÁO ÁN SỐ:............................. Thời gian thực hiện:........................................................ Thực hiện ngày..........tháng..........năm............................ TÊN BÀI: ................................................................................................................................................ MỤC TIÊU CỦA BÀI: Sau khi học xong bài này người học có khả năng: ................................................................................................................................................................................ .................................................................................................................................................... ĐỒ DÙNG VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC ................................................................................................................................................................................ .................................................................................................................................................... I. ỔN ĐỊNH LỚP HỌC: Thời gian:........................................ ..................................................................................................................................................... II. THỰC HIỆN BÀI HỌC TT NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC THỜI GIAN HOẠT ĐỘNG CỦA HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HỌC SINH 2
  8. 1 Dẫn nhập (Gợi mở, trao đổi phương pháp học, tạo tâm thế tích cực của người học....) .......................................... ......................................... ......................................... ......................................... ......................................... 2 Giảng bài mới ( Đề cương bài giảng) ........................................ . .......................................... .......................................... .......................................... .......................................... .......................................... 3 Củng cố kiến thức và kết thúc bài .......................................... .......................................... .......................................... .......................................... .......................................... 4 Hướng dẫn tự học ...................................................................... .................................................................... .................................................................... ..................................................................... Nguồn tài liệu tham khảo ........................................................................................ ........................................................................................ ....................................................................................... RÚT KINH NGHIỆM TỔ CHỨC THỰC HIỆN .............................................................................. .................................................................. ............................................................................... .................................................................. TRƯỞNG KHOA TRƯỞNG TỔ MÔN Ngày.....tháng ........năm........ GIÁO VIÊN 3
  9. - GIÁO ÁN THỰC HÀNH GIÁO ÁN SỐ:............................. Thời gian thực hiện:......................................................... Thực hiện từ ngày..............đến ngày……………............ TÊN BÀI: ................................................................................................................................................ MỤC TIÊU CỦA BÀI: Sau khi học xong bài này người học có khả năng: ................................................................................................................................................................................ .................................................................................................................................................... ĐỒ DÙNG VÀ TRANG THIẾT BỊ DẠY HỌC ................................................................................................................................................................................ .................................................................................................................................................... HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC: ..................................................................................................................................................... I. ỔN ĐỊNH LỚP HỌC: Thời gian:....................................... ................................................................................................................................................................................ .......................................................................................................................... II. THỰC HIỆN BÀI HỌC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC THỜI TT NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỦA HOẠT ĐỘNG CỦA GIAN GIÁO VIÊN HỌC SINH 1 Dẫn nhập (Gợi mở, trao đổi phương pháp học, tạo tâm thế tích cực của người học....) .......................................... ......................................... ......................................... .......................................... 2 Hướng dẫn ban đầu ( Hướng dẫn thực hiện công nghệ; Phân công vị trí luyện tập) .......................................... .......................................... .......................................... .......................................... 3 Hướng dẫn thường xuyên 4
  10. (Hướng dẫn học sinh rèn luyện để hình thành và phát triển kỹ năng) ......................................... ......................................... ........................................ ........................................ ........................................ 4 Huớng dẫn kết thúc (Nhận xét kết quả rèn luyện, lưu ý các sai sót và cách khắc phục, kế hoạch hoạt động tiếp theo) ........................................ ...................................... ....................................... ....................................... 5 Hướng dẫn tự rèn luyện ...................................................................... .................................................................... IV. RÚT KINH NGHIỆM TỔ CHỨC THỰC HIỆN: …………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… Ngày.....tháng ........năm........ TRƯỞNG KHOA/ TRƯỞNG TỔ MÔN GIÁO VIÊN - GIÁO ÁN TÍCH HỢP GIÁO ÁN SỐ:............................ Thời gian thực hiện:............................................................ Thực hiện từ ngày........ đến ngày ...................................... TÊN BÀI: ............................................................................................................................................... MỤC TIÊU CỦA BÀI: Sau khi học xong bài này người học có khả năng: .................................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................................................ .................................................................................................................................................... ĐỒ DÙNG VÀ TRANG THIẾT BỊ DẠY HỌC ................................................................................................................................................................................ .................................................................................................................................................... 5
  11. HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC ................................................................................................................................................................................ .......................................................................................................................... I. ỔN ĐỊNH LỚP HỌC: Thời gian:............................................... ................................................................................................................................................................................ .......................................................................................................................... II. THỰC HIỆN BÀI HỌC. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC THỜI TT NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỦA HOẠT ĐỘNG CỦA GIAN GIÁO VIÊN HỌC SINH 1 Dẫn nhập ( Gợi mở, trao đổi phương pháp học, tạo tâm thế tích cực của người học....) .......................................... .......................................... ......................................... ........................................... 2 Giới thiêu chủ đề ( Giới thiệu nội dung chủ đề cần giải quyết: yêu cầu kỹ thuật, tiêu chuẩn kiến thức kỹ năng) ......................................... ........................................ ......................................... 3 Giải quyết vấn đề (Hướng dẫn học sinh rèn luyện để hình thành phát triển năng lực trong sự phối hợp của thầy) ......................................... ......................................... ........................................ ........................................ 4 Kết thúc vấn đề - Củng cố kiến thức .......................................... .......................................... .......................................... ......................................... - Củng cố kỹ năng rèn luyện 6
  12. (Nhận xét kết quả rèn luyện, lưu ý các sai sót và cách khắc phục, kế hoạch hoạt động tiếp theo) ....................................... ....................................... ....................................... ....................................... 5 Hướng dẫn tự học ...................................................................... .................................................................... VI. RÚT KINH NGHIỆM TỔ CHỨC THỰC HIỆN: ................................................................................................................................................................................ .................................................................................................................................................... TRƯỞNG KHOA/ TRƯỞNG TỔ MÔN Ngày.....tháng ........năm........ GIÁO VIÊN - Giai đoạn tổ chức thực hiện dạy học: giáo sinh tiến hành triển khai thực hiện bài dạy trên lớp. Giáo sinh thực hiện bài dạy phù hợp với các kiểu bài dạy đã thiết kế. Có ba kiểu bài dạy: (1). Bài dạy lý thuyết – là kiểu bài dạy nhằm cung cấp thông tin như dạy khái niệm, công thức, định luật, các quy định,…; (2). Bài dạy thực hành – là kiểu bài dạy hình thành kỹ năng nghề; (3). Bài dạy tích hợp – là kiểu bài dạy hình thành năng lực cho người học, kiểu bài dạy này hình thành cho người học cả kiến thức, kỹ năng và thái độ để có khả năng giải quyết một công việc/nhiệm vụ cụ thể trong nghề. - Giai đoạn kiểm tra đánh giá: giáo sinh sử dụng các hình thức kiểm tra đánh giá phù hợp nhằm đánh giá kết quả có đạt mục tiêu và đánh giá về sự tiến bộ của người học. Một số phương pháp có thể sử dụng trong đánh giá kết quả học tập của người học như: kiểm tra tự luận, kiểm tra vấn đáp, kiểm tra trắc nghiệm, kiểm tra thực hành, v.v. Trên cơ sở đó, giáo viên có những điều chỉnh phù hợp – điều chỉnh về mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học,… nhằm cải tiến chất lượng dạy học. Vì vậy, để lên lớp thực hành giảng dạy, giáo sinh cần chuẩn bị: - Giáo án: giáo sinh nhận bài dạy từ giáo viên hướng dẫn, nghiên cứu giáo trình và tài liệu tham khảo tại cơ sở thực tập. Thiết kế giáo án và tài liệu bài dạy; - Phương tiện dạy học: Tìm hiểu về cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật và đồ dùng dạy học của nhà trường; Lên kế hoạch sử dụng phương tiện dạy học; Chế tạo hoặc đề xuất mượn phương tiện dạy học, thiết bị, vật tư, dụng cụ. 7
  13. - Gửi giáo án để giáo viên hướng dẫn góp ý, xét duyệt trước khi lên lớp: giáo sinh nộp giáo án và trao đổi với giáo viên hướng dẫn sư phạm; Ghi nhận và chỉnh sửa. - Dạy thử theo nhóm nhỏ: các giáo sinh tập dạy thử với nhau (nếu cần), rút kinh nghiệm. 8
  14. BÀI 2 THỰC TẬP GIẢNG DẠY A. MỤC TIÊU Sau bài học này, người học có khả năng: - Thực hiện được bài dạy được phân công; Quản lý được lớp học đạt yêu cầu; - Dự giờ, đánh giá – góp ý bài dạy của các giáo sinh khác; - Có thái độ tích cực, hợp tác, trách nhiệm và sáng tạo trong dạy học. B. NỘI DUNG 2.1. Dự giờ, học tập kinh nghiệm giảng dạy của giáo viên hướng dẫn và giáo sinh khác Việc dự giờ có ý nghĩa quan trọng đối với các giáo viên, đặc biệt đối với các giáo sinh thực tập. Việc dự giờ giúp cho các giáo sinh học tập, đúc kết kinh nghiệm từ giáo viên hướng dẫn. Như là, giáo sinh không chỉ học hỏi được cách thức tổ chức, triển khai giờ dạy mà còn giúp giáo sinh có kinh nghiệm trong việc xử lý các tình huống dạy học; cách sử dụng hiệu quả các phương pháp và phương tiện dạy học; cách động viên, khuyến khích người học học tập tích cực. Vì vậy, để việc dự giờ đạt hiệu quả cao, giáo sinh nên có sự chuẩn bị trước dự giờ, thực hiện dự giờ và đánh giá/trao đổi sau dự giờ. Chi tiết như sau: - Nghiên cứu bài dạy trước khi dự giờ: Mục tiêu của bài dạy; Nội dung của bài dạy; Dự kiến các bước lên lớp; Dự kiến các phương pháp và phương tiện dạy học; Dự kiến các tình huống sư phạm. - Tiến hành dự giờ: giáo sinh quan sát và ghi chép mọi diễn biến trong giờ dạy - Trao đổi, rút kinh nghiệm: giáo sinh nhận xét về các bước lên lớp; các phương pháp dạy học, phương tiện dạy học mà GV hướng dẫn (hoặc giáo sinh khác) đã vận dụng; Đánh giá khả năng nhận thức của học sinh trong và sau bài dạy; Những bài học kinh nghiệm đối với bản thân khi quan sát hoạt động dạy học. Mẫu phiếu dự giờ Giáo sinh khi dự giờ có thể sử dụng mẫu phiếu dự giờ sau: PHIẾU DỰ GIỜ Họ và tên giáo viên giảng dạy: ........................................................................................... Họ và tên giáo sinh: ............................................................................................................ Tên môn học hay Modun: ................................................................................................... .............................................................................................................................................. Tên bài học: ......................................................................................................................... .............................................................................................................................................. Tiết học: Từ .......... đến ..........; Ngày .......... tháng ......... năm ............ Lớp: ...................... Sĩ số: .................. Số học sinh vắng mặt: ................ 9
  15. Nội dung quan sát Hoạt động của Phương tiện sử dụng Giáo viên Học sinh/sinh viên 1. Ổn định lớp 2. Ôn bài cũ 3. Tiến hành bài dạy - Dẫn nhập/đặt vấn đề ................................. - Thực hiện bài dạy/Giải quyết vấn đề ................................. 4. Củng cố/Hệ thống bài 5. Hướng dẫn tự học Những kinh nghiệm của giáo sinh học được sau khi quan sát: - Nội dung giảng dạy: ............................................................................................... - Phương pháp giảng dạy: ......................................................................................... - Xử lý tình huống sư phạm: ..................................................................................... - Phương tiên giảng dạy: ........................................................................................... TP. HCM, ngày............ tháng ...... năm ......... Ký tên 2.2. Thực hành giảng dạy Giáo sinh tiến hành thực hành giảng dạy trên lớp với đối tượng học thật (hay giả định). Với mỗi kiểu bài dạy – bài dạy lý thuyết, bài dạy thực hành, bài dạy tích hợp, giáo sinh thực hiện đầy đủ các bước lên lớp phù hợp, bám sát bản kế hoạch đã được thiết kế trong giáo án. Sau khi thực hiện bài dạy, giáo viên hướng dẫn và các giáo sinh khác sẽ nhận xét, góp ý bài giảng. 2.3. Quản lý lớp học - Quản lý người học + Quản lý chung: giáo sinh nên xác lập “nội quy” lớp học, ví dụ như giờ giấc, sự xin phép vắng học, ăn uống, điện thoại, cách thức liên lạc - trao đổi việc học tập,… + Quản lý dựa trên đặc điểm người học: giáo sinh lưu ý đến đặc điểm tính cách của người học để có những động viên, khuyến khích hay kiềm chế, v.v… nhằm quản lý tốt người 10
  16. học như: người học nhút nhát, thụ động; người học nói quá nhiều; người học cá biệt như hay tranh cãi, không hợp tác,… - Quản lý thời gian Đảm bảo tính kế hoạch là quan trọng khi triển khai dạy học trên lớp. Giáo sinh có thể dạy nhanh hơn hay chậm hơn so với dự kiến trong bản kế hoạch (giáo án). Vì vậy, để tránh bị “cháy” giáo án, giáo sinh nên bám sát giáo án khi dạy, có sự điều chỉnh linh hoạt, kiểm soát tốt thời gian. Trong dạy học, một số tình huống thường xảy ra gây mất thời gian như: người học thảo luận nhiệt tình, tranh luận đi xa vấn đề chính của bài giảng; người học cố ý gây mất thời gian, không hợp tác; trình độ người học kém nên kéo dài thời gian giảng giải; trình độ người học giỏi nên đi nhanh; các tình huống về vấn đề kỹ thuật,… 2.4. Những lưu ý khi thực hành bài dạy - Giảng dạy đúng giờ, đủ giờ, đúng thời khóa biểu. Giáo sinh luôn phải tuân thủ theo quy định của nhà trường về giờ giấc, kế hoạch giảng dạy. - Trang phục Nguyên tắc lựa chọn trang phục cho giáo viên trong môi trường sư phạm là kính đáo, lịch sự, tôn trọng, màu sắc nhã nhặn, gọn gàng, sạch sẽ. Giáo sinh nên tránh mặc quần jean – áo thun đến lớp. Ngoài ra, tùy vào tính chất bài dạy là lý thuyết hay thực hành, giáo sinh chọn trang phục cho phù hợp với công việc. Ví dụ như, bài dạy lý thuyết giáo sinh nữ có thể mặc áo dài hay trang phục công sở như quần tây-sơ mi; váy, đầm công sở; đối với bài thực hành giáo sinh mặc trang phục dạy xưởng theo quy định của cơ sở đào tạo, trang phục phải gọn gàng khi di chuyển, thuận tiện khi thực hiện các thao tác thực hành, cũng như đảm bảo tính an toàn trong thực hành nghề. - Chọn vị trí đứng Giáo sinh nên đứng ở vị trí mà tất cả người học đều nhìn thấy; không che tầm nhìn của người học; thuận tiện cho việc sử dụng các phương tiện hỗ trợ; không che màn hình trình chiếu; dễ dàng xem lại tài liệu, ghi chú của giáo sinh khi cần; không đứng quay lưng lại với người học. - Cách xưng hô Luật giáo dục chưa có quy định cụ thể về cách xưng hô giữa người dạy và người học. Tùy vào từng đối tượng người học cụ thể mà giáo sinh có cách xưng hô phù hợp. Giáo sinh có thể xưng hô là: tôi - các bạn; tôi - các em; tôi – các anh chị (nếu người học là người lớn tuổi, đã đi làm). - Giọng nói, ngôn ngữ cơ thể + Giọng nói: to, rõ, tốc độ vừa phải, thay đổi giọng điệu phù hợp với nội dung; tránh lên cao giọng nghe “the thé”, tránh nói nhỏ kiểu “thì thầm, thều thào”. Giáo sinh cũng nên sử dụng từ ngữ lịch sự, nhã nhặn, phù hợp, tránh dùng từ đa nghĩa. + Ánh mắt: nhìn bao quát lớp học khi dạy, không nên tập trung vào một người; nhìn thẳng khi trao đổi với người học, nhìn với “nụ cười” trong ánh mắt. + Tư thế: giáo sinh nên đứng lưng thẳng, cổ thằng và hướng về người học; không nên đứng nghiêng dựa tay (chống tay) vào bàn, ghế. 11
  17. + Cử chỉ điệu bộ: tự nhiên, thân thiện, phù hợp với nội dung đang trình bày; không nên giữ khư khư khăn lau bảng trên tay (khi không dùng nên để xuống bàn), hoặc có những hành động lặp lại như sửa cổ áo, nhặt viên phấn lên rồi đặt xuống,…. + Di chuyển: giáo sinh nên di chuyển qua lại để tránh sự nhàm chán khi đứng yên một chỗ. Khoàng 5-10 phút giáo sinh nên di chuyển một lần, có thể di chuyển ở vị trí trung tâm, bên phải, bên trái, nhưng lưu ý không đi ngang qua màn hình, không che tầm nhìn của người học. 12
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1