Giáo trình Cắt gọt kim loại (MĐ: Phay, bào cơ bản) - CĐ Cơ Điện Hà Nội
lượt xem 4
download
(NB) Giáo trình Cắt gọt kim loại (MĐ: Phay, bào cơ bản) với mục tiêu nhằm giúp các bạn trình bày được các các thông số hình học của dao bào mặt phẳng. Trình bày được các các thông số hình học của dao phay mặt phẳng. Nhận dạng được các bề mặt, lưỡi cắt, thông số hình học của dao bào, dao phay mặt phẳng. Mài được dao bào mặt phẳng đạt độ nhám Ra1.25, lưỡi cắt thẳng, đúng góc độ, đúng yêu cầu kỹ thuật, đúng thời gian qui định, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người và máy.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Cắt gọt kim loại (MĐ: Phay, bào cơ bản) - CĐ Cơ Điện Hà Nội
- Trường Cao đẳng Cơ điện Hà Nội – Khoa Cơ khí BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TRƯỜNG CAO ĐẲNG CƠ ĐIỆN HÀ NỘI GIÁO TRÌNH CẮT GỌT KIM LOẠI MÔ ĐUN: 25. PHAY, BÀO CƠ BẢN NGÀNH/NGHỀ: CẮT GỌT KIM LOẠI TRÌNH ĐỘ:CAO ĐẲNG (Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐCĐCĐĐT ngày …tháng 05 năm 2017 của Trường Cao đẳng Cơ điện Hà Nội) Hà Nội, năm 2017 Giáo trình Mô đun : Phay, bào cơ bản Page 1
- Trường Cao đẳng Cơ điện Hà Nội – Khoa Cơ khí TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. Giáo trình Mô đun : Phay, bào cơ bản Page 2
- Trường Cao đẳng Cơ điện Hà Nội – Khoa Cơ khí LỜI GIỚI THIỆU Trong những năm qua, dạy nghề đã có những bước tiến vượt bậc cả về số lượng và chất lượng, nhằm thực hiện nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật trực tiếp đáp ứng nhu cầu xã hội. Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ trên thế giới, lĩnh vực cơ khí chế tạo Việt đã có những bước phát triển đáng kể. Chương trình khung quốc gia nghề cắt gọt kim loại đã được xây dựng trên cơ sở phân tích nghề, phần kỹ thuật nghề được kết cấu theo các môđun. Để tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở dạy nghề trong quá trình thực hiện, việc biên soạn giáo trình kỹ thuật nghề theo theo các môđun đào tạo nghề là cấp thiết hiện nay. Mô đun 25: Phay, bào cơ bản là mô đun đào tạo nghề được biên soạn theo hình thức tích hợp lý thuyết và thực hành. Trong quá trình thực hiện, nhóm biên soạn đã tham khảo nhiều tài liệu công nghệ gia công cơ khí trong và ngoài nước, kết hợp với kinh nghiệm trong thực tế sản xuất. Mặc dầu có rất nhiều cố gắng, nhưng không tránh khỏi những khiếm khuyết, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của độc giả để giáo trình được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Hà nội, ngày tháng 5 năm 2017 Tham gia biên soạn 1. Chủ biên: Nguyễn Văn Huấn 2. Đặng Đình Hiếu Giáo trình Mô đun : Phay, bào cơ bản Page 3
- Trường Cao đẳng Cơ điện Hà Nội – Khoa Cơ khí MỤC LỤC Đề mục Trang Tuyên bố bản quyền 1 Lời giới thiệu 2 Mục lục 3 I. Vị trí, ý nghĩa, vai trò của mô đun II. Mục tiêu của mô đun III. Nội dung mô đun 4 Bài 1: Vận hành và bảo dưỡng máy phay, bào vạn năng 5 Bài 2: Dao bào phẳng – mài dao bào. 23 Bài 3: Các loại dao phay mặt phẳng 28 Bài 4: Phay bào mặt phẳng ngang 33 Bài 5: Phay, bào mặt phẳng song song, vuông góc 39 Bài 6: Phay ,bào mặt phẳng nghiêng 47 Bài 7: Phay, bào mặt phẳng bậc 53 Bài 8: Phay rãnh vuông 62 Bài 9: Phay rãnh then 69 Bài 10: Phay, bào rãnh chữ T 76 Bài 11: Phay, bào rãnh, chốt đuôi én 84 Giáo trình Mô đun : Phay, bào cơ bản Page 4
- Trường Cao đẳng Cơ điện Hà Nội – Khoa Cơ khí IV. Tài liệu tham khảo 85 MÔ ĐUN 25: PHAY BÀO CƠ BẢN I.VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN Vị trí: Là mô đun tiên quyết về phay bào để có thể học tiếp các mô đun sau. Học sinh đã học xong các mô đun MH07; MH08; MH09; MH10; MH11; MH13. Tính chất: Là mô đun chuyên môn nghề thuộc các môn học, mô đun đào tạo nghề. II.MỤC TIÊU Trình bày được các các thông số hình học của dao bào mặt phẳng. Trình bày được các các thông số hình học của dao phay mặt phẳng. Nhận dạng được các bề mặt, lưỡi cắt, thông số hình học của dao bào, dao phay mặt phẳng. Mài được dao bào mặt phẳng đạt độ nhám Ra1.25, lưỡi cắt thẳng, đúng góc độ, đúng yêu cầu kỹ thuật, đúng thời gian qui định, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người và máy. Phân tích được quy trình bảo dưỡng máy bào, phay. Trình bày được các phương pháp phay, bào mặt phẳng ngang, mặt phẳng song song, vuông góc và mặt phẳng nghiêng. Trình bày được yêu cầu kỹ thuật khi phay, bào mặt phẳng ngang, song song, vuông góc, nghiêng. Vận hành được máy phay,máy bào để gia công mặt phẳng ngang, song song, vuông góc, nghiêng đúng qui trình qui phạm, đạt cấp chính xác 8÷10, độ nhám cấp 4÷5, đạt yêu cầu kỹ thuật, đúng thời gian qui định, đảm bảo an toàn cho người và máy. Giải thích được các dạng sai hỏng, nguyên nhân và cách khắc phục. Rèn luyện tính kỷ luật, kiên trì, cẩn thận, nghiêm túc, chủ động và tích cực sáng tạo trong học tập. II.NỘI DUNG MÔ DUN Giáo trình Mô đun : Phay, bào cơ bản Page 5
- BÀI 1: VẬN HÀNH VÀ BẢO DƯỠNG MÁY PHAY, MÁY BÀO VẠN NĂNG Giới thiệu: Máy phay, máy bào là loại máy công cụ dùng để cắt gọt vật liệu kim loại hoặc phi kim loại với các hình dáng chi tiết như mặt phẳng, các loại rãnh bậc, các mặt định hình, đặc biệt trong nghành khuôn mẫu máy phay đóng vai trò rất quan trọng gia công các biên dạng phức tạp. Máy phay gồm có nhiều loại như máy phay đứng, máy phay ngang, máy phay chuyên dùng, máy phay điều khiển số( Máy phay CN, máy phay CNC) Mục tiêu của bài: + Trình bày được tính năng, cấu tạo của máy phay , máy bào; các bộ phận máy và các phụ tùng kèm theo máy + Trình bày được quy trình thao tác vận hành máy phay, máy bào vạn năng. + Phân tích được quy trình bảo dưỡng máy phay, máy bào vạn năng. + Vận hành được máy phay, máy bào đúng quy trình, quy phạm đảm bảo an toàn cho người và máy. + Rèn luyện tính kỷ luật, kiên trì, cẩn thận, nghiêm túc, chủ động và tích cực trong học tập. Nội dung: 1. Thao tác vặn hành máy bào ngang B665 1.1. Đặc điểm và công dụng của máy Bào. 1.1.1. Đặc điểm: Chuyển động chính của máy bào là chuyển động tịnh tiến của đầu bào( hay còn gọi là chuyển động khứ hồi). Trong đó có một hành trình làm việc và một hành trình chạy không. Từ động cơ qua bộ truyền đai tới hộp tốc độ, tới cơ cấu Culít truyền tới đầu trượt tạo ra chuyển động chính trong quá trình cắt gọt. Chuyển động chạy dao ngang: Là chuyển động của bàn máy mang phôi. Chuyển động chạy dao thẳng đứng: Là chuyển động của bàn dao đứng mang dao. 1.1.2. Công dụng: Giáo trình Mô đun : Phay, bào cơ bản Page 6
- Máy bào dùng để gia công các loại mặt phẳng: Mặt phẳng đơn, mặt phẳng song song vuông góc, mặt phẳng nghiêng, mặt bậc. Gia công các loại rãnh: rãnh vuông, rãnh mang cá, rãnh chữ T và một số mặt định hình đơn giản. Trên máy bào có thể gia công được những chi tiết rất nhỏ và cả những chi tiết rất lớn như phôi rèn, phôi đúc...Thường để gia công thô cho bước gia công tiếp theo. 1.2. Cấu tạo và chức năng của một số bộ phận chính 1) Đế máy. Được đúc bằng gang có kết cấu chắc chắn để gá lắp toàn bộ thân máy và các cơ cấu chuyển động khác, đế máy được bắt chặt xuống nền xưởng để bảo đảm cứng vững khi gia công. 2) Thân máy Thân máy có dạng hình hộp rỗng bên trong chứa các cơ cấu biến đối chuyển động quay tròn thành chuyển động tịnh tiến và chứa hộp tốc độ làm thay đổi tốc độ chuyển động của đầu trượt. 3) Đầu trượt Đầu trượt được lắp và chuyển động bằng rãnh mang cá trên thân máy. Đầu trượt mang dao tạo nên chuyển động chính của máy. 4) Đầu gá dao Đựơc lắp ghép với đầu trượt bằng 2 bulông đồng thời đầu gá dao có thể xoay nghiêng sang phải hoặc sang trái 600 . Đầu gá dao dùng để gá dao khi gia công. 5) Bàn máy. Dùng để gá lắp chi tiết gia công hoặc đồ gá. Bàn máy được lắp ghép và chuyển động trên xà ngang của máy thông qua sống trượt vuông. Giáo trình Mô đun : Phay, bào cơ bản Page 7
- Sơ đồ cấu tạo 1. Đế máy 6. Trục chính 11. Trục đầu vuông 2. Xà ngang 7. Tay gạt số 12. Vô lăng chạy dao đứng 3. Vô lăng chạy dao ngang 8. Đầu trượt 13. Đầu gá dao 4. Thân máy 9. Tay hãm 14. Bàn máy 5. Cơ cấu chạy dao tự động 10. Tay quay 15. Giá đỡ bàn máy 1.3. Các cơ cấu điều khiển máy Tay gạt Avà B là hai tay gạt điều chỉnh tốc độ của máy. Trục trung gian (trục đầu vuông hộp số) có tác dụng quay cho đầu trượt về điểm đầu và điểm cuối của hành trình. Trục đầu vuông trên đầu trượt: Tác dụng điều chỉnh điểm xuất phát của đầu trượt. Trục đầu vuông trên xà ngang: Có tác dụng nâng hạ bàn máy. Tay hãm trên đầu trượt: Có tác dụng cố định đầu trượt với thanh Culít. 1.4 Thao tác và vận hành máy Bào ngang B665 1.4.1. Điều chỉnh tốc độ Máy bào ngang B665 có 6 tốc độ được điều chỉnh bằng 2 tay gạt A và B. Tay gạt A có 2 vị trí ghi bằng số La Mã (AI, AII), tay gạt B có 3 vị trí được ghi bằng các con số (B1, B2, B3). Muốn thay đổi tốc độ ta kéo tay gạt A và B về phía người thợ hoặc đẩy vào phía thân máy. Tốc độ nhỏ nhất là 12,5 hành trình kép /phút và tốc độ lớn nhất là 73 hành trình kép /phút. Tốc độ được lấy theo bảng chỉ dẫn trên thân máy. A I II B 1 2 3 1 2 3 Tốc 12,5 17,9 25 36,5 52,5 73 độ Hành trình kép/phút Giáo trình Mô đun : Phay, bào cơ bản Page 8
- 1.4.2. Điều chỉnh khoảng chạy của đầu trượt. (điều chỉnh chiều dài hành trình) Căn cứ vào chiều dài của chi tiết gia công để điều chỉnh khoảng chạy cho phù hợp. Hành trình ngắn nhất Lmin = 95mm và lớn nhất Lmax = 650mm. Trong đó: l1: khoảng chạy tới (20 30mm) l2: khoảng chạy quá (15 20mm) l3: chiều dài chi tiết gia công * Cách điều chỉnh Dùng tay quay lắp vào đầu vuông trục hộp tốc độ (hộp số) quay đầu trượt về cuối hành trình. Nới lỏng đai ốc hãm ở đầu trục chính (6) và quay trục chính thuận chiều kim đồng hồ khoảng chạy dài ra, quay ngược chiều kim đồng hồ khoảng chạy ngắn lại. 1.4.3 .Điều chỉnh điểm xuất phát (Điều chỉnh điểm khởi hành) Thực chất là xác định vị trí tương đối giữa dao và chi tiết gia công. * Cách điều chỉnh Quay trục ở hộp tốc độ để đưa đầu Bào về cuối hành trình, nới lỏng tay hãm (9) trên đầu trượt (8) một góc từ 90 1200. Dùng tay quay (10) lắp vào đầu vuông (11) trên đầu trượt, quay tay quay thuận chiều kim đồng hồ đầu trượt lùi về phía sau, nếu quay ngược lại đầu trượt sẽ tiến lên phía trước (khoảng chạy không bị thay đổi). 1.4.4. Điều chỉnh và điều khiển chuyển động chay dao ngang. * Điều khiển bằng tay: Khi quay một vòng tay quay vô lăng (3) bàn máy dịch chuyển được 12 mm, khi quay một vạch du xích bàn máy dịch chuyển 0,1mm. * Điều khiển tự động: Được thực hiện thông qua cơ cấu chạy dao tự động (5), khoảng nhỏ nhất chốt gạt bánh cóc là 1 răng, lớn nhất là 10 răng. Cóc gạt được 1 răng bàn máy dịch chuyển được 0,33mm 1.4.5. Điều chỉnh chạy dao dọc. Giáo trình Mô đun : Phay, bào cơ bản Page 9
- Để thực hiện chay dao thẳng đứng ta phải quay lăng (12) trên đầu gá dao. Khi quay một vòng đầu dao tịnh tiến được 5mm, một vạch du xích đầu gá dao tịnh tiến được 0,1mm. 1.4.6. Nâng hạ bàn máy Dùng Clê nới lỏng đai ốc hãm giá đỡ (15), sau đó dùng tay quay lắp vào đầu vuông trên xà ngang nâng hạ bàn máy, điều chỉnh xong vặn chặn ốc lại. 1.4.7. Tra đầu mỡ vào máy Thường xuyên tra dầu vào băng trượt theo sự chỉ dẫn ghi trên thân máy, tra dầu vào hốc tròn của con trượt trong thanh Culít lắc. * Bài tập ứng dụng Tập thao tác máy Bào ngang B665 2. Thao tác vặn hành máy phay đứng F250 900 2.1. Khái quát về máy phay đứng F250x900. Máy phay đứng có trục chính thẳng đứng để lắp các loại dao phay mặt đầu, dao phay ngón, dao phay định hình... Máy phay F250x900 có kích thước bàn máy chiều rộng là 250mm, chiều dài là 900mm, có chế độ cắt tự động theo hướng dọc, ngang và hướng thẳng đứng . Máy đáp ứng được các yêu cầu trong công nghệ phay để gia công vật liệu kim loại và phi kim loại * Các thông số kỹ thuật cơ bản: Thông số Đơn vị Trị số Khoảng dịch chuyển thẳng đứng của đầu máy mm 350 Khoảng dịch chuyển của bàn máy theo chiều dọc mm 500 Giáo trình Mô đun : Phay, bào cơ bản Page 10
- Khoảng dịch chuyển của bàn máy theo chiều ngangmm 200 Khoảng cách từ tâm trục chính đến thân máy mm 275 80, 140, 200, 470, Các tốc độ của trục chính vg/ph 840, 1200 Các tốc độ bước tiến của bàn dao dọc ngang mm/ph 48, 72, 110, 160 và bàn dao ngang Các tốc độ bước tiến của đầu máy mm/ph 24, 36, 55, 80 Lỗ côn của trục chính Morse N4 Hành trình của trục chính mm 70 Khả năng doa: Đường kính mm 70 Chiều sâu mm 120 Khả năng phay với dao phay trụ lớn nhất mm 32 Động cơ chính: Công suất Kw 1,1 kw Tốc độ vg/ph 1450 Động cơ chạy bàn dao: Công suất Kw 0,75 Tốc độ vg/ph 1450 Động cơ bơm nước: Công suất Kw 0,125 Tốc độ vg/ph 1450 Giáo trình Mô đun : Phay, bào cơ bản Page 11
- Khối lượng Kg 720 Kích thước bao gói mm 1250 x 1040x1900 2.2 Cấu tạo và chức năng của một số bộ phận chính Sơ đồ cấu tạo 1. Công tắc điện trục chính 15. Vô lăng điều chỉnh bước tiến bàn máy dọc 2. Động cơ trục chính 16. Tay khoá mang bàn máy dọc 3. Hộp đầu máy 17. Tay gạt chọn bước tiến 4. Thân máy 18. Vô lăng điều chỉnh bước tiến bàn máy ngang 5. Bu lông kẹp đầu máy 19. Tay gạt ly hợp 6. Tay khoá mang hộp đầu máy 20. Trục đầu vuông lắp tay quay điều 7. Vô lăng vi chỉnh trục chính lên chỉnh xuống hộp đầu máy lên xuống 8. Vô lăng điều nhanh chỉnh trục 21. Tay gạt chọn phương chuyển động chính lên xuống 22. Công tắc bơm nước 9. Trục chính 23. Thùng chứa dung dịch trơn nguội 10 11. Tay gạt số 24. Vòi tưới nước 12. Chụp bao che 25. Đèn chiếu sáng 13. Bàn máy dọc 26. Công tắc động cơ bước tiến Giáo trình Mô đun : Phay, bào cơ bản Page 12
- 14. Bàn máy ngang 27. Vít hãm đối trọng 2.2.1.Đầu máy Đầu máy có dạng hình hộp rỗng phía trên có lắp động cơ điện để truyền chuyển động cho các nhóm cặp bánh răng trong đầu máy tạo ra 6 cấp tốc độ khác nhau trên trục chính. Đầu máy chuyển động lên xuống được thông qua sống trượt trên thân máy. Đầu máy được kẹp chặt bằng 3 bulông đai ốc với mang trượt của thân máy, khi nới lỏng đai ốc, đầu máy có thể xoay sang phải hoặc sang trái một góc ≤ 90 0 so với phương thẳng đứng. 2.2.2. Thân máy Có dạng hình hộp rỗng được đúc bằng gang để đỡ đầu máy, bên trong có lắp đối trọng để cân bằng với đầu máy. 2.2.3. Bệ máy Bệ máy để đỡ toàn bộ bàn máy dọc và ngang. 2.2.4. Đế máy Đế máy có độ cứng vững cao dùng để lắp toàn bộ thân và bệ máy. Bên trong có lắp động cơ bước tiến và các cơ cấu chuyển động khác. 2.2.5. Bàn máy Dùng để gá lắp chi tiết gia công hoặc đồ gá, bàn máy có hai tay quay vô lăng ở hai đầu. Trên bàn máy dọc có gắn thước khắc vạch để xác định khoảng dịch chuyển của bàn máy. 2.3 Công dụng của máy phay đứng Gia công được các mặt phẳng, mặt vuông góc, rãnh mang cá, rãnh chữ T, rãnh then… ngoài ra còn dùng để khoan. 2.4 Thao tác và vận hành máy phay đứng F250 900 2.4.1. Điều chỉnh tốc độ Máy phay F250 900 có 6 tốc độ phân cấp. Tốc độ nhỏ nhất 80 v/p' và tốc độ lớn nhất là 1200 v/p'. Tốc độ của máy được điều chỉnh bằng 2 tay gạt (10 và 11) trên đầu máy và trục chính (9) có thể quay được 2 chiều thông qua công tắc (1) . L1 L2 L3 H1 H2 H3 Giáo trình Mô đun : Phay, bào cơ bản Page 13
- 80 140 200 470 840 1200 2.4.2. Điều chỉnh bước tiến * Điều chỉnh bằng tay + Chuyển động của bàn tay theo trục X (phương dọc) Được thực hiện bằng cách quay tay vô lăng (15) ở hai đầu bàn máy, mỗi vòng tay quay bàn máy dịch chuyển được 4 mm, mỗi vạch du xích bàn máy dịch chuyển 0,05mm + Chuyển động của bàn máy theo trục Y (phương ngang) Được thực hiện bằng quay tay vô lăng(18) ở phía trước bệ máy, mỗi vòng tay quay bàn máy dịch chuyển theo trục Y được 4mm, mỗi vạch du xích bàn máy dịch chuyển được 0,05 mm + Chuyển động của đầu máy theo trục Z (phương thẳng đứng) Đầu máy mang trục chính chuyển động lên xuống được nhờ cơ cấu truyền động trục vít đai ốc và các cặp bánh răng côn. Để dịch chuyển đầu máy ta phải lắp tay quay vào đầu vuông của trục (20) phía trước bệ máy, mỗi vòng tay quay đầu máy dịch chuyển được 3mm mỗi vạch du xích đầu máy dịch chuyển 0.05mm. Ngoài ra còn dịch chuyển trục chính lên, xuống bằng vô lăng vi chỉnh (7) hoặc vô lăng (8), hai vô lăng này thường dùng để khoan hoặc doa. * Điều chỉnh chạy tự động Các trị số bước tiến của bàn máy theo hướng X,Y và của đầu máy theo hướng trục Z được ghi trên bảng phía trước bệ máy. Điều chỉnh cho tay gạt (17) chỉ vào ô có trị số bước tiến được chọn, trong đó trị số bước tiến theo trục X và Y được chọn chung, phía bên phải của bệ máy có tay gạt chọn phương chuyển động (21) Giáo trình Mô đun : Phay, bào cơ bản Page 14
- Bật công tắc điện của động cơ bước tiến (26), đóng tay gạt ly hợp (19) thì bàn máy dịch chuyển theo phương đã chọn. Công tắc có thể đảo chiều để bàn máy dịch chuyển ngược lại. (mm/min) X,Y=110 Z = 73 (mm/min) (mm/min) X,Y=160 Z = 106 (mm/min) (mm/min) X,Y = 118 Z = 32 (mm/min) (mm/min) X,Y= 72 Z = 48 (mm/min) Bài tập ứng dụng Tập thao tác máy phay F250 900 Giáo trình Mô đun : Phay, bào cơ bản Page 15
- 3. Thao tác vặn hành máy phay nằm vạn năng UF222 3.1.Cấu tạo và chức năng của một số bộ phận chính Sơ đồ cấu tạo 1. Đế máy 11. Giá đỡ đầu trục 2. Bệ công xôn 12. Xà ngang (Thân ngang) 3. Tay quay điều chỉnh bước tiến 13. Vòi tưới nước 4. Tay quay các chuyển động 14. Đèn chiếu sáng của bàn máy 15. Thân máy 5. Công tắc tắt , mở trục chính 16. Nút điều chỉnh tốc độ trục chính 6. Tay gạt đóng mở máy 17. Công tắc đổi chiều trục chính Giáo trình Mô đun : Phay, bào cơ bản Page 16
- 7. Tay gạt đóng, mở ly hợp 18. Đèn tín hiệu 8. Hộp cữ điều chỉnh chuyển động 19. Vít hãm bàn lên, xuống bàn máy dọc 20. Hộp cữ điều chỉnh chuyển động 9. Bàn máy dọc bàn máy ngang 10. Vô lăng bàn máy dọc 21. Vít hãm bàn ngang 3.1.1. Đế máy Đế máy là một phần bệ máy, toàn bộ các bộ phận của máy đều được lắp đặt trên đế. Đế máy được chế tạo bằng gang có hình khối rỗng và chịu được rung động lớn và được bắt chặt xuống nền xưởng bằng các bu lông nền, phần rỗng của đế máy dùng để chứa dung dịch trơn nguội. 3.1.2. Thân máy Thân máy là một chi tiết hình khối hộp lớn bằng gang thân được đúc rỗng có đủ độ cứng vững để lắp đặt các cơ cấu chuyển động và các động cơ ở bên trong. Mặt trước thân máy có đường trượt thẳng đứng để bệ công xôn trượt lên xuống. 3.1.3. Thân ngang và giá đỡ phụ Thân ngang được lắp trên thân máy dùng để lắp giá đỡ phụ đỡ trục dao, thân ngang và giá đỡ phụ cũng trượt trong rãnh mang cá trên thân máy. 3.1.4. Bàn máy Dùng để gá lắp đồ gá hoặc chi tiết gia công trên mặt bàn máy có rãnh chữ T để luồn bu lông chữ T khi kẹp chặt đồ gá. 3.1.5. Bệ công xôn Bệ công xôn có dạng hình hộp rỗng được lắp phía trước thân máy, bên trong được lắp động cơ và các cơ cấu thay đổi bước tiến của bàn máy. 3.2. Đặc điểm và công dụng của máy phay. Giáo trình Mô đun : Phay, bào cơ bản Page 17
- 3.2.1. Đặc điểm chuyển động của máy. Chuyển động quay tròn của trục chính mang dao (chuyển động chính) Chuyển động tịnh tiến của bàn máy mang phôi (chuyển động phụ) Bàn máy chuyển động theo 3 phương: Phương dọc (X) Phương ngang (Y) Phương thẳng đứng (Z) Kết hợp hai chuyển động trên tạo ra chuyển động cắt của máy 3.2.2. Công dụng: Dùng để gia công các loại mặt phẳng: mặt phẳng đơn, mặt phẳng song song vuông góc, mặt phẳng nghiêng, mặt bậc.. Dùng để phay các loại rãnh: rãnh vuông, rãnh then, rãnh đuôi én, rãnh chữ T, rãnh chữ V, rãnh răng dao.. Dùng để phay các loại bánh răng: bánh răng trụ răng thẳng, bánh răng xoắn, bánh răng côn... 3.3 Thao tác máy ở trạng thái không làm việc 3.3.1 Điều khiển bằng tay Bàn máy chuyển động theo hệ trục vuông góc X, Y, Z cả 3 chuyển động này được điều khiển bằng 1 tay quay (4) ở phía trước của bộ công xôn. Để thực hiện mỗi chuyển động cần thiết phải phối hợp giữa cam xoay và tay gạt, bàn máy có thể điều khiển bằng tay hoặc tự động. a) Chuyển động của bàn máy theo trục (X). Ta phải xoay cam về vị trí có chữ LONGITUDINAL và đưa tay gạt về vị trí có chữ Marche. Khi quay một vòng của tay quay (4) bàn máy dịch chuyển theo trục (X) được 7mm. Một vạch du xích (vành trong) bàn máy dịch chuyển 0,1mm. Muốn dịch chuyển bàn máy theo trục X bằng vô lăng (10) ta chỉ cần đưa tay gạt về vị trí ARRET vô lăng quay 1 vòng bàn máy dịch chuyển 1mm, mỗi vạch du xích bàn máy dịch chuyển 0,02mm Giáo trình Mô đun : Phay, bào cơ bản Page 18
- b) Chuyển động của bàn máy theo trục (Y). Ta phải xoay cam về vị trí có chữ TRANSVERSAL và tay gạt đưa về vị trí ARRET. Khi quay một vòng tay quay (4) bàn máy dịch chuyển theo trục (Y) được 7mm mỗi vạch du xích (vành trong) bàn máy dịch chuyển được 0,1mm. c) Chuyển động của bàn máy theo trục (Z) Ta phải xoay cam về vị trí có chữ VERTICAL và tay gạt đưa về vị trí ARRET. Khi quay 1 vòng của tay quay (4) bàn máy dịch chuyển theo trục (Z) được 2,5mm, mỗi vạch du xích (vành ngoài) bàn máy dịch chuyển được 0,05mm. d) Điều chỉnh khoảng cách của xà ngang Dùng Clê 30 nới lỏng hai đai ốc trên thân máy sau đó dùng tay quay (4) lắp vào lỗ có rãnh chữ thập để quay cho xà ngang đi ra hoặc đi vào phía thân máy phụ thuộc vào độ dài của trục gá dao. Điều chỉnh xong xiết các đai ốc lại. 3.3.2 Điều khiển chạy tự động. Điều chỉnh trị số bước tiến: Các trị số bước tiến được ghi ở trên đĩa phía trước bệ công xôn. Giá trị dịch chuyển nhỏ nhất của bàn máy theo 2 trục X và Y (vành trong) là 9,8mm/phút và lớn nhất là 500mm/phút. Giá trị dịch chuyển nhỏ nhất theo trục Z (vành ngoài) là 3,5mm và lớn nhất là 180mm/phút. Muốn cho bàn máy chạy tự động ta phải gạt tay gạt đóng mở máy (6) sang phải hoặc sang trái và kết hợp với cam xoay với tay gạt. Giáo trình Mô đun : Phay, bào cơ bản Page 19
- 3.4 Thao tác máy ở trạng thái làm việc b1. Kiểm tra an toàn trước khi mở máy Kiểm tra dầu bôi trơn ở hộp tốc độ, hộp bước tiến và trên băng máy Kiểm tra tay hãm chuyển động của bàn máy có ở đúng vị trí không Kiểm tra tay gạt, cam xoay có đúng vị trí theo hướng chuyển động đã chọn không Kiểm tra trị số tốc độ và bước tiến. b2. Thao tác đóng mở Đóng cầu dao tổng và công tắc chính. Điều chỉnh chuyển động chính: Bật công tắc (5), gạt tay gạt (6) về nấc thứ nhất trục chính hoạt động, gạt nấc thứ hai chạy dao tự động, gạt nấc thứ ba chạy dao nhanh Tay gạt có thể gạt về 2 phía tuỳ theo chọn hướng chuyển động của bàn máy. 3.5 Tra dầu và bôi trơn vào băng trượt Đối với hộp tốc độ và hộp bước tiến được bơm dầu tự động, căn cứ vào mắt báo dầu. Đối với băng trượt theo trục X và Z thì tra dầu theo định kỳ còn băng trượt theo trục Y phải bôi trực tiếp vào băng máy. 3.6. Các phụ tùng kèm theo máy phay Các phụ tùng kèm theo máy phay đóng vai trò rất quan trọng nó quyết định tính công nghệ để gia công các chi tiết với độ phức tạp khác nhau. Dưới đây là một số phụ tùng đi kèm theo máy phay. 3.6.1.Bu lông Bích kẹp –Tấm kê: Dùng để kẹp trực tiếp các chi tiết lớn, hoặc các chi tiết có hình dạng phức tạp trên bàn máy( hình 7hình 8). Bu lông Bích kẹp –Tấm kê thường đi theo bộ với các kích cơ khác nhau( hình 9). Giáo trình Mô đun : Phay, bào cơ bản Page 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Cắt gọt kim loại (MĐ: Phay bánh răng trụ răng thẳng) - CĐ Cơ Điện Hà Nội
19 p | 70 | 10
-
Giáo trình Cắt gọt kim loại (MĐ: Đồ gá) - CĐ Cơ Điện Hà Nội
81 p | 57 | 9
-
Giáo trình Cắt gọt kim loại (MĐ: Gia công CNC cơ bản) - CĐ Cơ điện Hà Nội
141 p | 55 | 8
-
Giáo trình Cắt gọt kim loại (MĐ: Công nghệ chế tạo máy) - CĐ Cơ điện Hà Nội
152 p | 43 | 7
-
Giáo trình Cắt gọt kim loại (MĐ: CAD/CAM/CNC) - CĐ Cơ điện Hà Nội
190 p | 46 | 7
-
Giáo trình Công nghệ chế tạo máy (Nghề: Cắt gọt kim loại - Trình độ: Cao đẳng) - CĐ Kỹ thuật Công nghệ Quy Nhơn
129 p | 16 | 7
-
Giáo trình Cắt gọt kim loại (MĐ: Doa lỗ trên máy doa) - CĐ Cơ Điện Hà Nội
18 p | 54 | 5
-
Giáo trình Cắt gọt kim loại (MĐ: Phay đa giác) - CĐ Cơ Điện Hà Nội
24 p | 57 | 5
-
Giáo trình Cắt gọt kim loại (MĐ: Máy cắt và máy điều khiển theo chương trình số) - CĐ Cơ Điện Hà Nội
89 p | 63 | 5
-
Giáo trình Cắt gọt kim loại (MĐ: Tiện cơ bản) - CĐ Cơ Điện Hà Nội
287 p | 40 | 5
-
Giáo trình Công nghệ cắt gọt kim loại (Nghề: Cắt gọt kim loại - Trình độ: Trung cấp) - Trường Trung cấp Tháp Mười
192 p | 9 | 4
-
Giáo trình Cắt gọt kim loại (MĐ: Tiện ren) - CĐ Cơ Điện Hà Nội
93 p | 37 | 4
-
Giáo trình Cắt gọt kim loại (MĐ: Tiện nâng cao) - CĐ Cơ Điện Hà Nội
41 p | 27 | 4
-
Giáo trình Cắt gọt kim loại (Nghề: Công nghệ ô tô) - Trường CĐ Cộng đồng Lào Cai
63 p | 25 | 3
-
Giáo trình Cắt gọt kim loại (MĐ: Mài phẳng) - CĐ Cơ Điện Hà Nội
73 p | 37 | 3
-
Giáo trình Cắt gọt kim loại (MĐ: Phay, bào rãnh cắt đứt) - CĐ Cơ Điện Hà Nội
34 p | 46 | 2
-
Giáo trình Cắt gọt kim loại (MĐ: Công nghệ EĐEM) - CĐ Cơ điện Hà Nội
71 p | 35 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn