Giáo trình Cắt gọt kim loại (MĐ: Tiện cơ bản) - CĐ Cơ Điện Hà Nội
lượt xem 5
download
(NB) Giáo trình Cắt gọt kim loại (MĐ: Tiện cơ bản) nhằm giúp các bạn giải thích được tầm quan trọng và ý nghĩa của nội qui và những qui định khi thực tập tại xưởng máy công cụ. Phân tích được nguyên lý gia công, độ chính xác đạt được khi gia công trên máy tiện vạn năng. Giải thích được các yếu tố cắt gọt trong quá trình tiện trên máy tiện vạn năng. Trình bày được các các thông số hình học của các loại dao tiện, mũi khoan. Phân tích được yêu cầu của vật liệu làm phần cắt gọt.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Cắt gọt kim loại (MĐ: Tiện cơ bản) - CĐ Cơ Điện Hà Nội
- BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TRƯỜNG CAO ĐẲNG CƠ ĐIỆN HÀ NỘI GIÁO TRÌNH CẮT GỌT KIM LOẠI MÔ ĐUN: 24. TIỆN CƠ BẢN NGÀNH/NGHỀ: CẮT GỌT KIM LOẠI TRÌNH ĐỘ:CAO ĐẲNG (Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐCĐCĐĐT ngày 25.tháng 05 năm 2017 của Trường Cao đẳng Cơ điện Hà Nội) Hà Nội, năm 2017 1
- TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. LỜI GIỚI THIỆU Trong chiến lược phát triển và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho công nghiệp hóa nhất là trong lĩnh vực cơ khí – Nghề cắt gọt kim loại là một nghề đào tạo ra nguồn nhân lực tham gia chế tạo các chi tiết máy móc đòi hỏi các sinh viên học trong trường cần được trang bị những kiến thức, kỹ năng cần thiết để làm chủ các công nghệ sau khi ra trường tiếp cận được các điều kiện sản xuất của các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Khoa Cơ khí tường Cao đẳng Cơ điện Hà Nội đã biên soạn cuốn giáo trình mô đun Tiện Cơ bản. Nội dung của mô đun để cập đến các công việc, bài tập cụ thể về phương pháp và trình tự gia công các chi tiết. Căn cứ vào trang thiết bị của các trường và khả năng tổ chức học sinh thực tập ở các công ty, doanh nghiệp bên ngoài mà nhà trường xây dựng các bài tập thực hành áp dụng cụ thể phù hợp với điều kiện hoàn cảnh hiện tại. Mặc dù đã rất cố gắng trong quá trình biên soạn, song không tránh khỏi những sai sót. Chúng tôi rất mong nhận được những đóng góp ý kiến của các bạn và đồng nghiệp để cuốn giáo trình hoàn thiện hơn. Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về địa chỉ: Khoa Cơ khí – Trường Cao đẳng Cơ điện Hà nội Hà nội, ngày tháng 5 năm 2017 Tham gia biên soạn 1. Chủ biên: Nguyễn Văn Huấn 2. Đặng Đình Hiếu
- MỤC LỤC ĐỀ MỤC TRANG Tuyên bố bản quyền 1 Lời giới thiệu 1 Mục lục I.Vị trí, tính chất của mô đun: II. Mục tiêu của mô đun: III. Nội dung mô đun. Bài 1: Vặn hành và bảo dưỡng máy tiện vạn năng 5 Bài 2: Sử dụng các loại đồ gá thông dụng 30 Bài 3: Đặc điểm của quá trình cắt khi tiện 53 Bài 4: Khái niệm về chế độ cắt 63 Bài 5: Dao tiện 69 Bài 6: Phân loại dao tiện 74 Bài 7: Mài dao tiện 78 Bài 8: . Tiện trụ trơn ngắn gá trên mâm cặp 3 vấu tự định tâm 82 Bài 9: Tiện trụ bậc ngắn gá trên mâm cặp 3 vấu tự định tâm 89 Bài 10:Tiện mặt đầu và khoan lỗ tâm 97 Bài 11: Tiện cắt rãnh, cắt đứt 105 Bài 12: Tiện trục trơn dài gá trên mâm cặp và một đầu chống tâm 113 Bài 13: Tiện trục trơn dài gá trên hai đầu chống tâm 121 Bài 14: Tiện trục bậc dài gá trên mâm cặp và một đầu chống tâm 127 Bài 15: Tiện trục bậc dài gá trên hai đầu chống tâm 135 Bài 16: Mài mũi khoan 140 Bài 17: Khoan lỗ trên máy tiện 148 Bài 18: Tiện lỗ suốt 158 Bài 19: Tiện lỗ bậc 165 Bài 20: Tiện lỗ kín 170 Bài 21: Tiện rãnh tròn trong 174 Bài 22: Tiện rãnh vuông trong 178 3
- Bài 23: Tiện côn bằng dao lưỡi rộng 182 Bài 24: Tiện côn bằng cách xoay xiên bàn trượt dọc phụ 188 Bài 25: Tiện côn bằng cách xê dịch ngang ụ động 199 Bài 26: Tiện côn bằng thanh thước côn 206 Bài 27: Khái niệm chung hình dáng kích thước của ren tam giác 211 Bài 28: Nguyên tắc tạo ren và tính bánh răng thay thế 217 Bài 29: Tiện ren tam giác ngoài có bước P2mm 234 Bài 31: Tiện ren tam giác trong 237 Bài 32: Tiện ren tam giác ngoài có nhiều đầu mối 241 Bài 33: Tiện ren tam giác trong có nhiều đầu mối 248 Bài 34: Tiện ren vuông ngoài 252 Bài 35: Tiện ren vuông trong 257 Bài 36: Tiện ren thang ngoài 260 Bài 37: Tiện ren thang trong 266 Tài liệu tham khảo 267
- MÔ ĐUN 24: TIỆN CƠ BẢN I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN: Vị trí: + Trước khi học mô đun này sinh viên phải hoàn thành: MH07; MH08; MH09; MH10; MH11; MH12. Tính chất: + Đây là mô đun đầu tiên học sinh hình thành kỹ năng nghề. + Là môđun chuyên môn nghề thuộc mô đun đào tạo nghề bắt buộc. II. MỤC TIÊU MÔ ĐUN: Về kiến thức: + Giải thích được tầm quan trọng và ý nghĩa của nội qui và những qui định khi thực tập tại xưởng máy công cụ. + Phân tích được nguyên lý gia công, độ chính xác đạt được khi gia công trên máy tiện vạn năng. + Giải thích được các yếu tố cắt gọt trong quá trình tiện trên máy tiện vạn năng. + Trình bày được các các thông số hình học của các loại dao tiện, mũi khoan. + Phân tích được yêu cầu của vật liệu làm phần cắt gọt. + Nhận dạng được các bề mặt, lưỡi cắt, thông số hình học của các loại dao tiện. + Trình bày được các khái niệm cơ bản như: trục ngắn, trục dài, trục bậc, các loại ren… + Trình bày được các phương pháp tiện côn. + Giải thích được các dạng sai hỏng, nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa. Về kỹ năng: + Mài được các loại dao tiện đúng góc độ, đúng yêu cầu kỹ thuật, đúng thời gian qui định, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người và trang thiết bị. + Vận hành thành thạo máy tiện và bảo trì bảo dưỡng cơ bản máy tiện vạn năng. + Tiện chi tiết dạng trục, chi tiết lỗ, chi tiết côn, ren tam giác trong ngoài, ren vuông, ren thang đạt yêu cầu kỹ thuật, đúng thời gian qui định, đảm bảo an toàn cho người và trang thiết bị. 5
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Bảo đảm an toàn, vệ sinh công nghiệp trong quá trình thực hành. + Có ý thức tự giác, tính kỷ luật cao, tinh thần trách nhiệm trong công việc, có tinh thần hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau. + Chủ động, sáng tạo trong quá trình học tập. III. NỘI DUNG CỦA MÔ ĐUN: BÀI 01: VẬN HÀNH VÀ BẢO DƯỠNG MÁY TIỆN VẠN NĂNG Mục tiêu của bài học: Trình bày đầu đủ cấu tạo, công dụng, nguyên lý hoạt động của các bộ phận chính trên máy tiện vạn năng. Nêu rõ các đặc tính kỹ thuật và ảnh hưởng của các yếu tố khác tới quá trình tiện. Vận hành máy tiện thành thạo, đúng quy trình nội quy vệ sinh bảo dưỡng máy. Rèn luyện tính kỷ luật, kiên trì, cẩn thận, nghiêm túc, chủ động và tích cực sáng tạo trong học tập. Nội dung của bài: 1. Khái niệm cơ bản về gia công tiện trên máy tiện vạn năng. 1.1. Khái niệm cơ bản về cắt gọt kim loại. Cắt gọt kim loại là một trong những phương pháp gia công (có phoi) được sử dụng rộng rãi trong ngành chế tạo cơ khí như (tiện, phay, bào mài, khoan ...) thực chất của phương pháp này là lấy đi trên bề mặt của phôi một lớp lượng dư (lớp kim loại) để đạt được hình dáng, kích thước và độ nhám bề mặt cần được gia công. 1.2. Khái niệm cơ bản về tiện kim loại. Tiện kim loại là một trong những nghề cắt gọt kim loại đầu tiên trong ngành chế tạo máy. Nó tham gia gia công chi tiết thô và tinh. Nó hoạt động tuân theo nguyên lý cơ bản là chi tiết quay tròn, Dao (dụng cụ cắt) tịnh tiến. * Trường hợp đặc biệt ngược lại là: Dụng cụ cắt quay tròn, chi tiết tịnh tiến. Quá trình cắt gọt kim loại là những hiện tượng vật lý phức tạp, như sự biến dạng dẻo, biến dạng đàn hồi của kim lọai, hiện tượng tỏa nhiệt trong quá trình cắt.
- Đối với tiện kim loại trên máy tiện: Để bóc đi một lớp kim loại phải phối hợp cả hai chuyển động đó là chuyển động chính quay (I) của chi tiết và chuyển động tịnh tiến (II) của dụng cụ cắt (H 1, a, b) I 1 2 3 I 1 3 2 Ph«i II Dao II (a) ( b) Hình 11 H1. 1.Chuyển động chính: Là chuyển động quay tròn của phôi, chuyển động này tạo ra tốc độ cắt và tiêu thụ phần lớn công suất của máy. 2.Chuyển động phụ: Là chuyển động tịnh tiến của xe dao, nó có thể tịnh tiến doc, ngang, xiên trong quá trình cắt gọt bảo đảm chi tiết ăn liên tục vào các lớp kim loại mới. Chuyển động này tạo ra tốc độ cắt và công suất cắt, sự kết hợp giữa hai chuyển động này chính là nguyên lý cắt gọt kim loại trên máy tiện. Trong quá trình cắt, các bề mặt cơ bản khi gia công được thể hiện (H 1, a, b). 3.Các bề mặt cơ bản của chi tiết (phôi) trong quá trình gia công. a.Bề mặt chưa gia công: (sẽ gia công) (1): Là bề mặt của phôi cần lấy đi một lớp kim loại (lượng dư) để đạt được kích thước, hình dáng và các yêu cầu kỹ thuật khác. b.Bề mặt đã gia công (3): Là bề mặt sau khi đã lấy đi một lớp kim loại để đạt được kích thước yêu cầu. c.Bề mặt đang gia công (2): (Mặt cắt gọt): Là bề mặt do lưỡi dao trực tiếp cắt gọt tạo thành mặt cắt gọt có thể là (mặt côn, trụ, mặt phẳng, mặt định hình) 7
- Quá trình kết hợp giữa hai chuyển động đã tạo thành tốc độ cắt, công suất cắt để bóc tách các lớp kim loại ra khỏi khối kim loại. Lớp kim loại được bóc đó chính là phoi. 1.3. Quá trình tạo thành phoi. 1.3.1. Sự biến dạng của kim loại trong quá trình cắt gọt. Dưới tác dụng ngoại lực (F) của dao, máy (lực cơ học) dao sẽ cắt sâu vào bề mặt phôi, lớp kim loại bị nén (ép) và nó suất hiện ứng suất trong, dao tiếp tục ấn sâu vào vật ứng suất trong sẽ lớn hơn lực liên kết giữa các phần tử kim loại, lúc này các phần tử bị nén sẽ bị xô (trượt) và chuyển động trên mặt thoát của dao. Dao tiếp tục chuyển động để cắt gọt thì các phần tử kim loại đó liên tiếp bị nén, trượt và chuyển động tạo thành phoi. Quá trình tạo thành phoi đó là do sự biến dạng đàn hồi Dẻo hiện tượng trượt. a Biến dạng đàn hồi: Khi tác dụng một lực F vào khối kim loại, lúc này các phần tử kim loại trong mạng tinh thể bị xê dịch (trượt) nhưng lực F không trực tiếp tác động thì các phần tử trong mạng tinh thể lại trở về vị trí trong mạng. b Biến dạng dẻo: Khi lực F làm cho các phần tử trong mạng tinh thể bị xê dịch đến mức sang vị trí khác trong mạng (nếu không tác động) các phần tử ấy không trở về được c Hiện tượng trượt: Là sự dịch chuyển tương đối giữa các phần tử tinh thể trong mạng khi bi một lực F (ngoại lực) tác động. P 2 3 1 1P - h«i.H .2 2-C ¸c phÇ ntö cña ph oi 3-D ao (dôn gc ôc¾ t) 1.3.2 Quá trình tạo thành phoi: Trong quá trình cắt gọt, lớp kim loại (lượng dư) dưới tác dụng ngoại lực do dao tác động lên phôi làm cho nó tách ra khỏi phôi gọi là phoi. Quá trình tạo thành phoi trải qua 2 giai đoạn: a. Giai đoạn 1: Giai đoạn chèn ép kim loại. Lúc đầu dao tiếp xúc với vật gia công (phôi) xét ở chỗ cắt trong thời gian đầu do tác dụng của ngoại lực (lực cơ học). Dao tác động lên khối kim loại các phần tử trong mạng bị xê (lệch) lúc này hiện tượng biến dạng đàn hồi suất hiện. Nếu tiếp tục tác động nó sẽ suất hiện tiếp 2 hiện tượng là biến dạng dẻo và hiện tượng trượt: như vậy nó sẽ chuyển sang giai đoạn 2
- b.Giai đoạn 2: Giai đoạn trượt. Khi dụng cụ cắt (dao) tiếp tục tác động, khối kim loại bị nén, ứng suất tăng và lớn hơn lực liên kết làm cho các phần tử kim lọai bị xê lệch trong mạng, hiện tượng biến dạng dẻo xuất hiện và lực tiếp tục tăng các phần tử kim loại xê lệch và trượt tương đối giữa các phần tử đó, bề mặt của lớp kim loại đó (ở vùng cắt) có hiện tượng rạn nứt và dần dần được tách ra khỏi khối kim loại. Đó là quá trình hình thành phoi. Tùy theo điều kiện gia công và vật liệu lúc gia công trong quá trình cắt gọt sẽ tạo ra các loại phoi khác nhau. 1.3.3. Các dạng phoi. a Phoi xếp: là phoi mà các phần tử riêng biệt có mối liên kết yếu hoặc tách rời nhau ra. (H.1 3.a) + Trường hợp gia công thép có độ cứng cao, với tốc độ cắt v nhỏ hình b.Phoi bậc: Là phoi tạo thành dải mặt dưới nhẵn, mặt trên có răng cưa (H.1 3.b) c.Phoi dây: Là phoi tạo thành dây có thể xoắn lò xo hoặc thành dây dài (H.1 3.c.d) + Trường hợp gia công thép mềm, đồng đỏ, thiếc, hoặc chất dẻo cắt với tốc độ cao. d.Phoi vụn: Là phoi có các hạt nhỏ không liên kết lại được với nhau (H.13.đ) + Trường hợp gia công vật liệu là gang xám, đồng thau (vật liệu giòn) 2. Đặc điểm, công dụng và phân loại máy tiện 2.1. Đặc điểm Máy tiện là máy cắt kim loại để gia công các chi tết dạng trụ tròn xoay. Thông thường, chi tiết được kẹp chặt trên mâm cặp và quay tròn còn dao thì tịnh tiến vào cắt gọt chi tiết gia công. Trên máy chuyên dùng đặc biệt thì ngược lại, chi tiết đứng yên còn dao cắt thì quay tròn (máy tiện cụt) để cắt gọt chi tiết gia công. 2.2. Công dụng 9
- Máy tiện dùng để gia công các chi tiết dạng trục, dạng côn, các mặt định hình, cắt ren, cắt ranh, cắt đứt. Ngoài ra trên máy tiện còn có thể thực hiện các nguyên lý khác như: Khoan, khoét, doa, mài, cắt khía nhám, cắt ren bằng bàn ren, ta rô. 2.3. Phân loại và ký hiệu a) Phân loại Dựa vào công dụng, cấu tạo và mức độ tự động, người ta phân chia máy tiện thành các loại sau: Dựa vào công dụng, ta có: + Máy tiện vạn năng + Máy tiện chuyên dùng Hinh 14 Máy tiện rơvon e Hình 15 Máy tiện chép hình thủy lực Dựa vào cấu tạo, ta có: + Máy tiện thông thường. + Máy tiện cụt. + Máy tiện đứng
- Hình 16 Máy tiện đứng kiểu 1 giá đỡ Dựa vào mức độ tự động, ta có: + Máy tiện bán tự động + Máy tiện tự động Hình 17 Máy tiện CNC b) Ký hiệu Các máy cắt kim loại được chia thành các nhóm, căn cứ vào đạc tính của chuyển động chính với chuyển động chạy dao và dụng cụ cắt. * Theo quy định của liên xô máy có ký hiệu như sau: Con số thứ nhất chỉ nhóm máy Số 1 chỉ nhóm máy tiện Số 2 chỉ nhóm máy khoan và doa Số 3 chỉ nhóm máy mài Số 4 chỉ nhóm máy tổ hợp Số 5 chỉ nhóm máy gia công răng và ren Số 6 chỉ nhóm máy phay Số 7 chỉ nhóm máy bào Con số thứ hai chỉ kiểu (dạng) máy Ở nhóm máy tiện, chia làm các kiểu sau: 1: Máy tự đông và nửa tự động, một trục 2: Máy tự đông và nửa tự động, nhiều trục 11
- 3: Máy rơvonve. 4: Máy khoan và cắt đứt. 5: Máy tiện đứng. 6: Máy tiện mặt đầu. 7: Máy có nhiều dao. 8: Máy chuyên dùng. Chữ số thứ 3 và 4 chỉ một trong những đặc điểm cơ bản của máy. Ví dụ: chiều cao của tâm mũi nhọn đến băng máy (đối với máy tiện thông thường). Ở máy rơvonve là đường kính lớn nhất của chi tiết gia công; Ở máy tiện đứng là đường kính của bàn máy. Chữ cái ở sau số thứ nhất hoặc số thứ hai chỉ mức độ hoàn thiện của máy so với kiểu máy cũ. Chữ cái ở cuối cùng chỉ kiểu máy có một số thay đổi; Ví dụ: Máy 1A616 1là nhóm máy tiện Amáy đã được cải tiến so với máy cũ 6 Máy tiện mặt đầu 16 – Bán kính lớn nhất của chi tiết gia công trên băng máy là 160mm. * Theo quy định của Việt Nam Các nhóm máy được ký hiệu bằng chữ cái đầu tên máy: T – Tiện K –Khoan D – Doa M – Mài P – Phay B – Bào R – Gia công răng và ren Về dạng máy và cỡ máy cũng ký hiệu bằng số như quy định của Liên Xô. Máy đã cải tiến thì thêm các chữ cái A; B; C;... đặt ở cuối cùng Ví dụ: Máy T18A T – nhóm máy tiện
- 18 – bán kính lớn nhất của chi tiết gia công có thể gia công được trên băng máy là 180mm. A máy đã được cải tiến lần thứ nhất 2.4. Máy tiện vạn năng (Máy tiện ren vít vạn năng) 2.4.1. Định nghĩa: Máy tiện ren vít vạn năng là máy tiện được trang bị bộ phận chuyên dùng để tiện ren vít, ngoài ra còn được trang bị thêm một số bộ phận khác để thực hiện hầu hết công việc của nghề tiện. 2.4.2. Khả năng công nghệ Máy tiện vạn năng có thể làm được các công việc sau: Tiện mặt trụ tròn ngoài (trụ trơn, trụ bậc) Tiện mặt đầu, mặt bậc Tiện cắt rãnh và cắt đứt Tiện mặt trụ tròn trong. Khoan khoét, doa lỗ trụ Cắt ren bằng ta rô và bàn ren. Tiện các loại ren Tiện các mặt định hình Tiện đặc biệt có dùng gá lắp thông thường. Hình 18. Máy tiện vít vạn năng 2.4.3. Các nhân tố ảnh hưởng Độ chính xác của nguyên công tiện phụ thuộc vào các nhân tố sau: Độ chính xác của máy tiên. Độ cứng vững của hệ thống công nghệ. Tình trạng của dao tiện. Trình độ tay nghề của công nhân. Độ bóng của máy tiện phụ thuộc vào các yếu tố sau: Vị trí bề mặt gia công Mức độ gia công: ( tiện thô, tiện tinh, tiện bán tinh, tiện mỏng). 2.4.4. Các tính năng kỹ thuật cơ bản (dặc tính kỹ thuật) 13
- Chiều cao tâm máy: là chiều cao từ tâm trục chính tới băng máy, chiều cao này quyết định tới đường kính lớn nhất của phôi gia công được (mm). Chiều dài băng máy: Chiều dài này quyết định chiều dài lớn nhất của phôi gia công được (mm). Đường kính lỗ trục chính: đường kính này quyết định tới đường kính lớn nhất của phôi thanh gia công được (mm) khi phải luồn phôi qua lỗ trục chính. Công suất động cơ điện chính: thể hiện công suất động cơ có thể gia công (Kw) Số cấp tốc độ trục chính. Phạm vi số vòng quay trục chính nmin nmax vòng /phút. Phạm vi lượng chạy dao dọc và ngang Sdmin Sdmax và Snmin Snmax (mm/vong). Các thông số ren tiện được: ren mô đun (m), ren hệ mét (mm), ren hệ Anh (insơ), ren Pit. 2.4.5. Công dụng, cấu tạo, nguyên lý hoạt động của các bộ phận chính trên máy tiện ren vít vạn năng. a) Công dụng: Máy tiện ren vít vạn năng được sử dụng rộng rãi trong các phân xưởng cơ khí và các xí nghiệp sửa chữa. Nó phù hợp với điều kiện sản xuất nhỏ và vừa Thực hiện hầu hết các công việc của nghề tiện, có khả năng cắt với tốc độ cao và sử dụng được các loại dụng cụ cắt b) Cấu tạo: Máy tiện ren vít vạn năng gồm có 7 bộ phận chính: * Thân máy: Được chế tạo từ vật liệu gang xám qua nguyên công đúc, dùng để gá lắp các cơ cấu chính của máy. Mặt trên thân máy là 2 băng trượt phẳng và 2 băng trượt lục lăng dùng để dẫn hướng cho bàn xe dao và ụ động trượt trên nó. Thân máy được đặt trên 2 bệ máy. * Ụ trước (ụ đứng): Là một hộp đúc bằng gang, bên trong có lắp các bộ phận làm việc chủ yếu của máy như trục chính, hộp tốc độ. Trục chính: Là trục rỗng, đầu bên phải được lắp với mâm cặp để gá kẹp phôi (chi tiết gia công). Trục chính nhận chuyển động từ động cơ chính đặt ở bên trái của máy, thông qua đai truyền, hệ thống bánh răng và các khớp nối ly hợp... Nhờ có các hệ thống cơ cấu truyền động đó mà ta thay đổi được
- tốc độ trục chính. Vì vậy người ta có thể gọi ụ trước là (hộp tốc độ trục chính) * Xe dao: (Bàn xe dao) Đây là 1 bộ phận quan trọng của máy. Dùng để gá kẹp dao (dụng cụ cắt) và điều khiển cho dao chuyển động theo các chiều khác nhau. Chuyển động tịnh tiến của dao có thể thực hiện bằng tay hoặc bằng tự động cơ khí. 6 7 1 8 2 3 5 4 Hình 1.9. Hình dáng bên ngoài của máy tiện 1 Ụ trước với hộp tốc độ: 2 bộ bánh răng thay thế; 3 Hộp bước tiến: 4 thân máy: 5 Hộp xe dao; 6 – Xe dao: 7 ụ sau; 8 Tủ điện; Xe dao gồm có: Bàn trượt dọc: Bàn trượt dọc này di chuyển dọc theo chiều băng máy Bàn trượt ngang: Là bàn trượt có hướng di chuyển vuông góc với chiều băng máy Bàn trượt phụ: Là bàn trượt có thể di chuyển dọc, ngang, xiên. Nó được sử dụng khi lấy chiều sâu cắt hoặc dùng để tiện côn (di chuyển theo chiều xiên) * Hộp xe dao: Trong hộp có bố trí cơ cấu biến chuyển động quay của trục trơn và vít me thành chuyển động tịnh tiến của dao. Ổ bắt dao (ổ dao): Dùng để gá và bắt dao để gia công. Thông thường mỗi ổ dao có thể lắp được 4 con dao. Nó được bắt chặt bằng (bu lông) vít. Ổ dao có thể xoay tròn dùng để thay dao trong quá trình gia công. * Hộp bước tiến: Là cơ cấu dùng để truyền chuyển động quay từ trục chính cho trục trơn và vít me. Đồng thời thay đổi trị số bước tiến của xe dao qua cơ cấu biến tốc và bộ bánh răng thay thế. * Bộ bánh răng thay thế: Bộ bánh răng dùng để điều chỉnh bước tiến của xe dao theo yêu cầu tiện trơn và điều chỉnh bước ren cần thiết bằng cách lựa chọn bộ bánh răng thay thế cho phù hợp. 15
- * Ụ động (ụ sau): Là bộ phận dùng để đỡ các chi tiết trục dài trong quá trình gia công, hoặc để gá các dụng cụ cắt như (mũi khoan, mũi khoét, mũi doa, mũi xoáy... ) để khoan, khoét, doa, xoáy trên máy tiện. * Thiết bị điện: Các thiết bị điện của máy được bố trí trong tủ điện. Từ các công tắc đóng mở động cơ điện, động cơ bơm nước đèn chiếu sáng cục bộ đến đồng hồ voke, ampeke và các loại rơle, khởi động từ... c) Nguyên lý làm việc của máy: Máy làm việc tuân theo nguyên lý cơ bản: Từ động cơ điện truyền chuyển động quay cho hộp tốc độ trục chính thông qua bộ truyền đai qua 2 puly đến trục chính. Từ trục chính truyền đến bộ bánh răng thay thế và truyền qua hộp bước tiến đến trục trơn và trục vít me, từ trục trơn truyền qua hộp xe dao qua cơ cấu truy ền động bánh vít, trục vít, các ly hợp.... hoặc từ trục vít me đến đai ốc 2 nửa (trường hợp tiện ren) làm cho bàn xe dao di chuyển. * Sơ đồ động Để biểu diễn động học của máy, người ta dùng bản vẽ sơ đồ động. Đó là bản vẽ tập hợp các bộ truyền (bộ truyền bánh răng, bộ truyền đai..) các cơ cấu (ly hợp, đảo chiều). Bản vẽ sơ đồ được vẽ theo quy ước, trong đó chỉ rõ công suất và số vòng quay động cơ điện, tỷ số truyền động, số vòng quay và chiều quay các trục. Ø254 56 H?p t?c d? 51 M1 88 50 36 45Bi?n t?c 45 I 45 45 22 1 IV 45 45 28 21 38 Phanh hãm II 24 27 22 65 34 34 III V 38 45 47 55 47 43 Tr?c chính 88 VI S = 5 60 60 42 28 35 45 S = 5 VII 54 64 42 VIII 28 Co c?u bu ?c rang Tanh rang m =3mm Ø85 C 1 35 Ði?u ch?nh d? ti?n ren h? Anh và ren 95 42 56 H?p xe dao h? Pit so M2 (M? ) 40 44 48 35 M3 (m?) 48 H?p bu?c ti?n N=1KW M 35 28 IX 26 32 XI 28 28 M5 10 S = 12 n=1410 vòng/phút XIV XVII 35 M4 50 37 28 46 K 45 27 Vít vô t?n 4 d?u rang Vít me C 2 48 28 15 XV XVI Bánh rang 48 97 hình tháp K 20 B? bánh rang 25 28 M11 20 S = 5 Tr?c tron thay th? X XII Kh?p m?t chi?u XVIII 56 56 XXI 28 M6 40 37 M8 Ø147 35 28 35 18 Tr?c chính 37 45 XIII 66 M4 (m?) 14 37 40 20 61 Ði?u ch?nh 37 M7 40 XXIII bu?c ti?n d?c Ð?ng co chính XX XIX XXII N =10KW M9 n=1450 vòng/phút Co c?u nhân M 18 15 1 45 48 8 Ø142mm Hình 1.10 Sơ đồ động máy tiện 1K62 * Xích truyền động Là tập hợp một số bộ truyền động để tạo ra một đường truyền nhất định. Một sơ đồ động của máy_thường có nhiều xích truyền động. Xích tốc độ: Xích tốc độ bắt đầu từ động cơ điện, qua nhiều bộ truyền động (truyền động đai, truyền động bánh răng…) truyền cho trục chính máy
- tiện quay với các tốc độ quay khác nhau, quay thuận chiều hoặc quay ngược chiều. Lượng di động tính toán ở hai đầu xích nđc (vòng /phút) của động cơ ntc(vòng/ phút) của trục chính. Xích tốc độ thể hiện liên kết động học như hình vẽ 16. Trên máy tiện , các bộ truyền chuyển động thuộc xích tốc độ được bố trí chủ yếu ở trong hộp tốc độ của đầu máy. Thay đổi sự ăn khớp của các bộ truyền để thay đổi tỷ số truyền bằng cách gạt các tay gạt bố trí phía trước hộp tốc độ. Xích chạy dao: Xích chạy dao bắt đầu từ chuyển động quay của trục chính, qua nhiều bộ truyền và biến đổi chuyển động, truyền cho bàn dao (lắp dao tiện) chuyển động với lượng chạy dao S (mm/vòng) hoạc với bước ren t c. Khi tiện trơn, lượng chạy dao thường nhỏ, khi tiện ren lượng chạy dao lớn tạo thành bước ren. Vì vậy khi tiện trơn xích chạy dao khi tiện trơn thường gọi là xích tiện trơn, Xích chạy dao dùng khi tiện ren gọi là xích tiện ren. Xích chạy dao thể hiện liên kết động học như trên hình 16 Hình1.11. Xich tốc độ Phương trình tổng quát của xích chạy dao: 1 vòng tc x iđc x itt x ics x igb x icđ x tx = tc khi tiện ren 1 vòng tc x iđc x itt x ics x igb x icđ x . m. z = s khi tiện trơn Trong đó: iđc – tỷ số truyền của bộ đảo chiều itt – tỷ số truyền của bộ bánh răng thay thế ics – tỷ số truyền của bộ chuyển động cơ sở (như bộ nooc tông) igb – tỷ số truyền của khối gấp bội icđ – tỷ số truyền cố định trong xích, thường icđ = 1 tx – bước của trục vít me m. z – mô đun và só răng của bộ truyền bánh răng – thanh răng. Xích chạy dao nhanh: 17
- Trên một số máy tiện vạn năng hiện đại, để giảm thời gian chay không của dao người ta bố trí xích chạy dao nhanh. Xích này được bố trí bắt đầu bằng một động cơ điện riêng (công suất nhỏ), qua một, hai bộ truyền rồi truyền trực tiếp tới trục trơn của máy. để tránh gẫy cho trục trơn do hai chuyển động truyền tới chuyển động làm việc và chuyển động chay không (nhanh) của dao tiện, ngừơi ta sử dụng ly hợp siêu việt. Chuyển động chạy dao bằng tay: Có thể tiến hành chạy dao dọc ( với lượng chạy dọc S d) hoặc chạy dao ngang (với lượng chạy dao ngang Sn ) hoặc phối hợp cả hai lượng chạy dao dọc và ngang (dùng tay để điều khiển các tay quay bàn dao dọc và tay quay bàn dao ngang). 2.4.6. Một số đặc điểm của máy tiện ren vít vạn năng thông dụng: * Máy T18A Chiều cao tâm (Htâm): 180mm. Khoảng cách 2 đầu tâm (Ltâm): 850mm.Đường kính lớn nhất của chi tiết có thể gá được trên bàn dao Dtrục = 225mm. Dđĩa = 550 Cấp tốc độ trục chính: 16 (45; 70; 110; 180; 280; 450; 710; 1120; 90; 140; 220; 360; 560; 900; 1400; 2240 v/ph). Đường kính mâm cặp: D=240.Côn móc trục chính: No5. Đường kính lỗ trục chính: 32mm. Bước ren trục với máy tm=6. Số dao lắp được trên đài dao: 4. Góc quay của bàn dao trên: ± 45o. Hành trình xe dao ngang: 200. Lượng tiến dao dọc, Lượng tiến dao ngang, Bước ren gia công tương tự máy T616. Công suất động cơ: 2,8Kw 220/380V. * Máy 1K62 Đường kính lớn nhất của vật gia công (mm); Trên băng máy : 400mm Trên bàn trượt ngang : 200mm Khoảng cách giữa hai mũi tâm: 710; 1000mm Số tốc độ quay trục chính: 23 Giới hạn số vòng quay trục chính: 12,5 2000vòng / phút Giới hạn bước tiến (mm/vòng) Dọc : 0,07 4,16
- Ngang ; 0,035 – 2,08 Bước ren cắt được trên máy: Theo hệ mét (mm) : 1 – 192 Theo hệ Anh (số ren trong 1” ) : 24 – 2 Công suất của động cơ trục chính (kW) : 7,5 – 10 Kích thước bao của máy (mm) Chiều dài : 2522 ; 2812 Rộng : 1166 Cao : 1324 Khối lượng của máy (kg) 3000. 2.4.7. Một số cơ cấu chuyển động của máy a. Chuyển động bằng đai truyền gồm có 2 puli: Puli chủ động ( đường kính D1 và tốc độ quay n1 ) và puli bị động ( đường kính D2 và tốc độ quay n2). Tỷ số giữa đường kính puli chủ động và puli bị động hoặc giữa n 1 với n2 gọi là tỷ số truyền của đai trong thực tế trong đó 0,985 là hệ số trượt của đai. b. Chuyển động bằng bánh răng gồm có hai bánh răng ăn khớp với nhau: Bánh rang chủ động có bánh răng z1 và quay với tốc độ n1. Bánh răng bị động có số răng Z2 và quay với tốc độ n2. 19
- Hình 113. Truyền động bằng bánh răng đơ giản Chuyển động bằng bánh răng có hai dạng: dạng đơn giản gồm 2 bánh răng và dạng phức tạp gồm nhiều cặp bánh răng ăn khớp với nhau. Tỷ số truyền của dạng phức tạp bằng tích các tỷ số chuyển động đơn giản. i = i1 . i2 . i3 . i4 … Các dạng chuyển động phức tạp ao gồm chuyển động với bánh răng trung gian, bánh răng vít vô tận, vít me và thanh răng. Chuyển động với bánh răng trung gian giữa bánh răng chủ động Z1 và bánh răng bị động Z2 trường hợp này, tỷ só truyền động là: Hình 114. Truyền động với bánh răng trung gian Truyền động bằng vít và bánh răng vít vô tận gồm có vít vô tận ăn khớp với bánh răng vít vô tận. Vít vô tận là trục vít có răng hình thang, bước răng S = .m. Vít vô tận có thể có một hoặc nhiều đầu răng. Khi vít vô tận quay được một vòng thì bánh răng vít vít vô tận quay được một răng (1 bước) nên vít vô tận có một đầu răng Truyền động bằng vít và đai ốc gồm có vít và đai ốc. truyền động bằng vít và đai ốc là cơ cấu đơn giản để biến chuyển động quay thành chuyển động tịnh tiến. Sau một vòng quay của vít (hoặc đai ốc) thì đai ốc (hoặc vít) chuyển động được một đoạn bằng bước ren S. Cơ cấu này được lắp trên bàn trượt ngang, bàn trượt dọc phụ, bàn xe dao dùng khi tiện ren. Hình 116. Cơ cấu chuyển động vit và đai ốc Truyền động bằng bánh răng và thanh răng gồm có bánh răng và ăn khớp với thanh răng. Nó cũng nằm mục đích biến chuyển động quay thành chuyển động tịnh tiến: Bánh răng quay sẽ đẩy thanh răng tịnh tiến. Nếu thanh răng cố định thì bánh răng quay và đồng thời tịnh tiến trên thanh
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Cắt gọt kim loại (MĐ: Phay bánh răng trụ răng thẳng) - CĐ Cơ Điện Hà Nội
19 p | 70 | 10
-
Giáo trình Cắt gọt kim loại (MĐ: Đồ gá) - CĐ Cơ Điện Hà Nội
81 p | 57 | 9
-
Giáo trình Cắt gọt kim loại (MĐ: Gia công CNC cơ bản) - CĐ Cơ điện Hà Nội
141 p | 55 | 8
-
Giáo trình Công nghệ chế tạo máy (Nghề: Cắt gọt kim loại - Trình độ: Cao đẳng) - CĐ Kỹ thuật Công nghệ Quy Nhơn
129 p | 16 | 7
-
Giáo trình Cắt gọt kim loại (MĐ: Công nghệ chế tạo máy) - CĐ Cơ điện Hà Nội
152 p | 43 | 7
-
Giáo trình Cắt gọt kim loại (MĐ: CAD/CAM/CNC) - CĐ Cơ điện Hà Nội
190 p | 46 | 7
-
Giáo trình Cắt gọt kim loại (MĐ: Máy cắt và máy điều khiển theo chương trình số) - CĐ Cơ Điện Hà Nội
89 p | 63 | 5
-
Giáo trình Cắt gọt kim loại (MĐ: Phay đa giác) - CĐ Cơ Điện Hà Nội
24 p | 57 | 5
-
Giáo trình Cắt gọt kim loại (MĐ: Doa lỗ trên máy doa) - CĐ Cơ Điện Hà Nội
18 p | 54 | 5
-
Giáo trình Công nghệ cắt gọt kim loại (Nghề: Cắt gọt kim loại - Trình độ: Trung cấp) - Trường Trung cấp Tháp Mười
192 p | 9 | 4
-
Giáo trình Cắt gọt kim loại (MĐ: Tiện ren) - CĐ Cơ Điện Hà Nội
93 p | 37 | 4
-
Giáo trình Cắt gọt kim loại (MĐ: Tiện nâng cao) - CĐ Cơ Điện Hà Nội
41 p | 27 | 4
-
Giáo trình Cắt gọt kim loại (MĐ: Phay, bào cơ bản) - CĐ Cơ Điện Hà Nội
104 p | 52 | 4
-
Giáo trình Cắt gọt kim loại (Nghề: Công nghệ ô tô) - Trường CĐ Cộng đồng Lào Cai
63 p | 25 | 3
-
Giáo trình Cắt gọt kim loại (MĐ: Mài phẳng) - CĐ Cơ Điện Hà Nội
73 p | 37 | 3
-
Giáo trình Cắt gọt kim loại (MĐ: Phay, bào rãnh cắt đứt) - CĐ Cơ Điện Hà Nội
34 p | 46 | 2
-
Giáo trình Cắt gọt kim loại (MĐ: Công nghệ EĐEM) - CĐ Cơ điện Hà Nội
71 p | 35 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn