Giáo trình Cắt tỉa (Nghề: Kỹ thuật chế biến món ăn - Trình độ: Trung cấp) - CĐ Kỹ thuật Công nghệ Quy Nhơn
lượt xem 13
download
Giáo trình "Cắt tỉa (Nghề: Kỹ thuật chế biến món ăn - Trình độ: Trung cấp)" biên soạn với mục tiêu giúp người học trình bày được cách lựa chọn – sơ chế các nguyên liệu dùng cắt tỉa; cách bảo quản các sản phẩm tỉa; quy trình thực hiện tỉa hoa – con giống và khả năng ứng dụng trong chế biến món ăn. Mời các bạn cùng tham khảo giáo trình.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Cắt tỉa (Nghề: Kỹ thuật chế biến món ăn - Trình độ: Trung cấp) - CĐ Kỹ thuật Công nghệ Quy Nhơn
- UBND TỈNH BÌNH ĐỊNH TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ QUY NHƠN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN 11: CẮT TỈA NGHỀ: KỸ THUẬT CHẾ BIẾN MÓN ĂN TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP Ban hành kèm theo Quyết định số: 99/QĐ-CĐKTCNQN ngày 14 tháng 3 năm 2018 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Quy Nhơn Bình Định, năm 2018
- TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
- LỜI GIỚI THIỆU Giáo trình Cắt tỉa được biên soạn theo yêu cầu của chương trình, trình độ Trung cấp nghề Kỹ thật chế biến món ăn. Giáo trình này cung cấp cho người học kiến thức về cách lựa chọn, sơ chế các loại rau củ quả dùng để cắt tỉa, quy trình thực hiện tỉa một số loại hoa – con giống từ củ quả. Giáo trình gồm các nội dung: Bài 1: Khái quát chung về cắt tỉa rau củ quả Bài 2: Tỉa hoa từ ớt Bài 3: Tỉa hoa từ dưa leo Bài 4: Tỉa hoa từ cà rốt Bài 5: Tỉa hoa từ củ cải Bài 6: Tỉa hoa từ xoài Bài 7: Tỉa hoa từ khoai tây Trong quá trình biên soạn tác giả đã tham khảo nhiều tài liệu của các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề, đồng thời cố gắng cập nhật những kiến thức mới. Tuy nhiên trong quá trình biên soạn, nội dung giáo trình không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong nhận được sự đóng góp quý báu của người sử dụng để giáo trình được hoàn thiện hơn. Tác giả Lê Thị Tuyết Minh 2
- MỤC LỤC LỜI GIỚI THIỆU 2 BÀI 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CẮT TỈA RAU CỦ QUẢ 7 1.1. Mục đích, yêu cầu.......................................................................................... 7 1.2. Các nguyên liệu dùng trong cắt tỉa................................................................. 7 1.3. Những nguyên tắc cơ bản khi cắt tỉa.............................................................. 7 1.4. Bảo quản các loại rau, củ, quả sau khi cắt tỉa.................................................7 1.5. Dụng cụ tỉa rau củ quả....................................................................................8 1.6. Các phương pháp sử dụng dao thường áp dụng trong cắt tỉa......................... 8 BÀI 2. TỈA HOA TỪ ỚT 10 2.1. Tỉa hoa hồng tiểu muội.................................................................................10 2.2. Tỉa hoa hồng môn.........................................................................................12 2.3. Tỉa hoa dứa................................................................................................... 14 BÀI 3. TỈA HOA TỪ DƯA LEO 17 3.1. Tỉa nhành dương xỉ.......................................................................................17 3.2. Tỉa hoa cúc................................................................................................... 19 BÀI 4. TỈA HOA – CON GIỐNG TỪ CỦ CẢI TRẮNG 23 4.1. Tỉa thiên nga.................................................................................................23 4.2. Tỉa con gà..................................................................................................... 27 4.3. Tỉa hoa cúc ngôi sao..................................................................................... 29 BÀI 5. TỈA HOA TỪ CÀ RỐT 39 5.1. Tỉa hoa cà rốt cuộn....................................................................................... 39 5.2. Tỉa hoa cà rốt 4 cánh.................................................................................... 42 5.3. Tỉa hoa phong huệ........................................................................................ 44 5.4. Tỉa hoa cúc dại............................................................................................. 46 5.5. Tỉa hoa mười giờ.......................................................................................... 48 5.6. Tỉa hoa tuy líp...............................................................................................51 BÀI 6. TỈA HOA TỪ XOÀI 55 6.1. Tỉa hoa thược dược.......................................................................................55 6.2. Tỉa hoa vạn thọ............................................................................................. 58 6.3. Tỉa lá xanh.................................................................................................... 61 BÀI 7. TỈA HOA TỪ KHOAI TÂY 64 7.1. Tỉa hoa cúc................................................................................................... 64 7.2. Tỉa hoa hồng.................................................................................................67 5
- TÀI LIỆU THAM KHẢO 71 6
- CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN Tên mô đun: Cắt tỉa Mã mô đun: MĐ 11 Thời gian thực hiện mô đun: 90 giờ (LT: 30 giờ; TH: 58 giờ; KT: 02 giờ) I. Vị trí, tính chất của mô đun - Vị trí: + Mô đun này được học trước mô đun Chế biến món ăn truyền thống 1, 2. + Cắt tỉa là mô đun cung cấp cho người học phương pháp, kỹ năng tỉa các loại hoa, con giống từ các loại rau củ quả nhằm tạo sự hấp dẫn cho món ăn. - Tính chất: Mô đun này là mô đun quan trọng trong chương trình đào tạo nghề Kỹ thuật chế biến món ăn, giúp người học cắt tỉa và trang trí món ăn thành thạo nhằm tăng thẩm mỹ cho món ăn. II. Mục tiêu mô đun - Kiến thức: + Trình bày được cách lựa chọn – sơ chế các nguyên liệu dùng cắt tỉa. + Cách bảo quản các sản phẩm tỉa. + Quy trình thực hiện tỉa hoa – con giống và khả năng ứng dụng trong chế biến món ăn. - Kỹ năng: Tỉa hoa và con giống từ các loại củ, quả một cách thành thạo và ứng dụng vào trình bày trang trí nâng cao giá trị cảm quan món ăn. - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Vận dụng linh hoạt, sáng tạo các kỹ năng cắt tỉa và trang trí món ăn vào thực tế; + Có khả năng làm việc độc lập và làm việc nhóm. III. Nội dung mô đun 1. Nội dung tổng quát và phân bố thời gian: Số Thời gian (giờ) Tên các bài trong mô đun TT TS LT TH KT 1 Bài 1: Khái quát chung về nghệ thuật cắt tỉa 3 3 0 0 2 Bài 2: Tỉa hoa từ ớt 6 3 3 0 3 Bài 3: Tỉa hoa từ dưa leo 9 3 6 0 4 Bài 4: Tỉa hoa – con giống từ củ cải 30 6 23 1 5 Bài 5: Tỉa hoa từ cà rốt 15 6 8 1 6 Bài 6: Tỉa hoa từ xoài 15 6 9 0 7 Bài 7: Tỉa hoa từ khoai tây 12 3 9 0 Tổng cộng 90 30 58 2 6
- BÀI 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CẮT TỈA RAU CỦ QUẢ Mã bài: MĐ 11 – 01 Thời gian: 3 giờ (LT: 1, TH: 0; Tự học: 2; KT: 0) Giới thiệu Bài học này cung cấp cho chúng ta những kiến thức chung về cắt tỉa rau củ quả, giới thiệu một số nguyên liệu, dụng cụ cần thiết khi cắt tỉa; những nguyên tắc cơ bản khi cắt tỉa,... Mục tiêu: - Trình bày được mục đích, yêu cầu của việc cắt tỉa rau củ quả; - Trình bày được một số dụng cụ dùng cắt tỉa; một số phương pháp sử dụng dao khi cắt tỉa; - Trình bày được một số nguyên tắc trước khi cắt tỉa; cách bảo quản những sản phẩm sau khi tỉa; - Rèn luyện tính chăm chỉ trong quá trình học tập. 1.1. Mục đích, yêu cầu 1.1.1. Mục đích Mục đích của việc cắt tỉa là làm cho món ăn trở nên sống động, ngon mắt và ngon miệng hơn. 1.1.2. Yêu cầu - Phù hợp với yêu cầu của từng cách trang trí. - Cắt tỉa dựa vào tính chất của nguyên liệu và phương pháp trang trí. - Làm nổi bật thẩm mỹ của món ăn. Biết vận dụng cắt tiả có tính thẩm mỹ cao sẽ mang lại kết quả thành phẩm. - Sử dụng nguyên liệu hợp lý. 1.2. Các nguyên liệu dùng trong cắt tỉa - Các loại củ như: Củ cải trắng, cà rốt, su su… - Các loại dưa: Bí đao, bí đỏ, dưa hấu, dưa vàng… - Các loại trái: Táo, chanh, cam, dứa, ổi, mận … - Các loại quả: Cà chua, dưa chuột, tỏi, hành tây, ớt… - Các loại khoai: Khoai tây, khoai lang, khoai sọ… - Các loại trứng luộc chín: Trứng ngỗng, trứng vịt, trứng gà, trứng cút… 1.3. Những nguyên tắc cơ bản khi cắt tỉa - Trước khi cắt tỉa phải rửa sạch rau củ. - Dùng dao không gỉ hoặc lưỡi dao bằng đồng. Những loại dao kim loại khác sẽ khiến rau củ bị đổi màu. - Không cắt quá sâu để tránh lãng phí và mất chất dinh dưỡng của nguyên liệu. - Cắt tỉa rau củ nhằm mục đích trang trí cho những món ăn thêm sống động, do đó các kiểu cắt tỉa phải phù hợp: thường sử dụng hình hoa, lá, các con vật đáng yêu… - Rau củ dùng chung với nước chấm cần có kích cỡ thích hợp. - Chọn rau củ thích hợp với từng món ăn khác nhau. Các lọai thường xuyên sử dụng phải được độ tươi lâu (cà rốt, củ cải). - Cần nhẹ tay khi cắt tỉa để tránh gây vết thâm. 1.4. Bảo quản các loại rau, củ, quả sau khi cắt tỉa - Rau, củ, quả sau khi cắt tỉa nên ngâm trong nước đá lạnh để giữ được hình dáng, các chi tiết tạo hình căng láng và cứng cáp hơn. - Không nên ngâm rau củ đã cắt tỉa trong nước quá lâu, sẽ làm mất màu và mau hỏng. - Cần để riêng các loại rau củ, quả sau khi đã cắt tỉa. 7
- - Nên đặt rau củ đã tỉa vảo hộp kín và giữ trong tủ lạnh. Nếu không có tủ lạnh, có thể ủ chúng bằng mảnh vải ẩm, màu trắng và mỏng, tránh nơi có gió để không bị mất nước và héo. 1.5. Dụng cụ tỉa rau củ quả - Dao nhọn: Dụng cụ dùng để gọt vỏ và cắt rau củ (hình 1, 3) - Dao cắt tỉa: Dụng cụ chính dùng để cắt tỉa rau củ (hình 4, 6) - Dao lấy hạt: Dụng cụ để lấy hạt (hình 7) - Dao gọt: Dụng cụ dùng để gọt vỏ củ, quả và cắt thành lát mỏng (hình 8) - Dao zích - zắc: Dụng cụ để cắt rau củ theo hình răng cưa (hình 9) - Muỗng múc dưa: Dụng cụ dùng tạo hình viên tròn và dùng để lấy phần cơm ra khỏi các loại củ, quả (hình 10) - Kéo: Dùng để cắt và tỉa gọn lại những loại rau củ đã tạo hình (hình 11) - Khuôn hình nhiều kiểu: Dùng để tạo các hình dạng khác nhau cho các loại rau củ (hình 12) Hình 1.01: Một số dụng cụ dùng cắt tỉa 1.6. Các phương pháp sử dụng dao thường áp dụng trong cắt tỉa - Cắt: Sử dụng mũi dao chúi thẳng xuống hoặc cứa vòng trước sau. - Xoay: Xoay vòng bằng mũi dao từ từ cắt sâu vào. - Gọt: Gọt những những phần lệch, dư để tạo khung. - Nhấn: Dùng dao hình chữ V hay chữ U ấn vào nguyên liệu tạo ra cánh hoa hoặc lông mao của con chim. - Tỉa: Dùng dao tỉa sợi để tỉa hình sợi, hình trũng, hình dạng cụ thể. - Xắn: Dùng dao bản xắn bỏ các phần dư thừa, phần vỏ nguyên liệu. - Khoét: Dùng dao bén nhọn (dạng thanh kiếm) khoét hình (hay sử dụng cho tỉa dưa). - Dao múc tròn: Dùng dao múc tròn để tỉa hình dạng tròn của quả dưa (thường dùng để tỉa đèn trong quả dưa). 8
- CÂU HỎI ÔN TẬP Câu 1. Mục đích của việc cắt tỉa là gì? Khi cắt tỉa cần có những yêu cầu gì? Câu 2. Khi cắt tỉa cần có các nguyên tắc nào? Câu 3. Trong cắt tỉa thường có các cách sử dụng dao nào? Câu 4. Làm cách nào để bảo quản được sản phẩm tỉa? 9
- BÀI 2. TỈA HOA TỪ ỚT Mã bài: MĐ 11 – 02 Thời gian: 6 giờ (LT: 01, TH: 02, Tự học: 3; KT: 0) Giới thiệu: Bài học này cung cấp những kiến thức, kỹ năng về cách tỉa một số loại hoa từ ớt. Mục tiêu: - Trình bày được các kiến thức về cách lựa chọn, sơ chế ớt, quy trình tỉa một số loại hoa từ ớt; - Lựa chọn, sơ chế ớt thành thạo; - Tỉa được 3 loại hoa từ ớt đúng quy trình, đạt yêu cầu kỹ thuật; - Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và an toàn lao động khi thực hành tỉa; - Rèn luyện tính chăm chỉ, khéo léo trong quá trình thực hiện; - Có khả năng tự thực hiện và khả năng làm việc theo nhóm khi tỉa một số mẫu hoa từ ớt; 2.1. Tỉa hoa hồng tiểu muội Hình 2.01: Hoa hồng tiểu muội 2.1.1. Lý thuyết liên quan - Đặc điểm Hoa hồng tiểu muội: Hoa có chiều cao từ 1 – 1,2 cm. Hoa có 5 cánh, mỗi cánh được tách thành 2 lớp. Lớp cánh ngoài nở ra ngoài, lớp cánh trong úp vào trong. - Lựa chọn ớt: Chọn quả tươi, da dày và cứng. - Sơ chế ớt: Rửa sạch, để ráo. - Nguyên liệu: 1 quả ớt sừng to. - Dụng cụ tỉa: Dao tỉa mũi nhọn Hình 2.02: Dụng cụ và nguyên liệu tỉa hoa hồng tiểu muội - Kỹ thuật cầm dao tỉa: + Cầm dao tỉa bằng 3 ngón: Trỏ - Giữa - Cái, cán dao đặt trên mu bàn tay, 2 ngón còn lại tỳ vào nguyên liệu. 10
- + Yêu cầu: Cầm dao chắc nhưng không chặt, thả lỏng cổ tay, cổ tay chuyển động linh hoạt. - Yêu cầu kỹ thuật: Hoa có 5 cánh tròn, đều nhau, không bị rách. - Trang trí: Có thể trang trí rời từng hoa xung quanh vành đĩa; trang trí thành khóm ở giữa hoặc 1 góc đĩa ăn. 2.1.2. Trình tự thực hiện Thực hiện tỉa hoa hồng tiểu muội theo các bước - Bước 1: Chọn ớt - Bước 2: Sơ chế ớt - Bước 3: Xác định chiều dài của khúc ớt + Cắt một khúc ớt khoảng 1,5 – 2 cm. Hình 2.03: Hình ảnh thực hiện xác định chiều cao của hoa - Bước 4: Tỉa cánh hoa + Cắt dọc xuống cuống 5 đường đều nhau, cách cuống ớt 2mm thì dừng. Hình 2.04: Hình ảnh thực hiện tỉa 5 cánh hoa + Tỉa tròn những cánh hoa Hình 2.05: Hình ảnh thực hiện tỉa tròn cánh hoa 11
- + Tách hai lớp cánh rời ra. Hình 2.06: Hình ảnh thực hiện tách rời 2 lớp cánh Chú ý: Sau khi tỉa xong nên ngâm hoa vào nước lạnh hoặc nước đá 2 - 3 phút để hoa nở và tạo độ cứng cho cánh hoa. 2.1.3. Thực hành Nội dung: Tỉa 3 hoa hồng tiểu muội Hướng dẫn đánh giá: - Đánh giá bài thực hành của từng học sinh. - Hình thức đánh giá: Quan sát mẫu tỉa của học sinh, đánh giá mẫu tỉa theo phiếu đánh giá kết quả thực hành. 2.2. Tỉa hoa hồng môn Hình 2.07: Hoa hồng môn 2.2.1. Lý thuyết liên quan - Đặc điểm Hoa hồng môn: Hoa có dáng hình trái tim, nhụy hoa được sử dụng từ ruột ớt, nhụy hướng lên trên. - Nguyên liệu: 1 quả ớt sừng to - Dụng cụ tỉa: Dao tỉa mũi nhọn Hình 2.08: Nguyên liệu và dụng cụ dùng tỉa hoa hồng môn - Yêu cầu kỹ thuật: Hoa có dạng hình trái tim cân đối, đều nhau, không bị rách. - Trang trí: Trang trí ở giữa hoặc 1 góc đĩa ăn. 12
- 2.2.2. Trình tự thực hiện - Bước 1: Tạo hình + Cắt vòng quanh trái ớt cách cuống khoảng 5 mm Lưu ý: Không cắt đứt lõi ớt. Hình 2.09: Hình ảnh thực hiện cắt rời cuống ớt Hình 2.10: Hình ảnh thực hiện xẻ dọc trái ớt + Tách rời vỏ và lõi hạt ra. Hình 2.11: Hình ảnh thực hiện tách lõi ra khỏi vỏ ớt - Bước 2: Tỉa hoa + Cắt phần vỏ ớt thành hình trái tim, lấy hết bề rộng quả ớt. Hình 2.12: Hình ảnh thực hiện tạo hình trái tim 13
- - Bước 3: Tạo nhụy hoa + Cắt một vòng tròn bên trong trái tim, đường kính 3 mm. Lưu ý: Vòng tròn này cách đỉnh nhọn trái tim khoảng 5 mm. Hình 2.13: Hình ảnh tạo nhụy hoa + Đút lõi hạt vào lỗ vừa cắt tạo thành hoa hồng môn. Hình 2.14: Hình ảnh thực hiện đút nhụy vào hoa 2.1.3. Thực hành Nội dung: Tỉa 3 hoa hồng môn. Hướng dẫn đánh giá: - Đánh giá bài thực hành của từng học sinh. - Hình thức đánh giá: Quan sát mẫu tỉa của học sinh, đánh giá mẫu tỉa theo phiếu đánh giá kết quả thực hành. 2.3. Tỉa hoa dứa Hình 2.15: Hình ảnh hoa dứa 2.3.1. Lý thuyết liên quan - Đặc điểm Hoa dứa: Hoa có các gai nhỏ giống trái dứa, một hoa có khoảng 4 – 5 hàng gai, mỗi hàng có khoảng 4 – 5 gai phân bố đều nhau trên thân ớt. Phần đầu quả dứa được chẻ thành các sợi nhỏ để tạo lá cho quả dứa. - Nguyên liệu: 1 quả ớt sừng to. - Dụng cụ tỉa: Dao tỉa mũi nhọn, 1 cây xúc chữ V nhỏ. 14
- Hình 2.16: Nguyên liệu và dụng cụ tỉa hoa dứa - Yêu cầu kỹ thuật: Hoa có các hàng gai đều nhau, các gai phân bố đều đặn, phần gai khi tỉa không bị cắt sâu vào ruột ớt. - Trang trí: Hoa dứa thường ứng dụng trang trí trên đĩa hạt xoài và xếp một bên đĩa. 2.3.2. Trình tự thực hiện - Bước 1: Tỉa lớp 1 Đặt cây xúc cách cuống quả ớt 1cm, đẩy xuống cách cuống khoảng 0,3 cm thì dừng lại. Làm 5 lần đều nhau vòng quanh quả ớt để tạo thành các gai nhọn. Hình 2.17: Thực hiện tỉa lớp 1 hoa dứa - Bước 2: Tỉa lớp 2 Đặt cây xúc cách lớp gai thứ 1 khoảng 0,5 cm, xúc 5 lần (thực hiện như lớp thứ 1), nhưng sole lớp 1. Hình 2.18: Thực hiện tỉa lớp 2 hoa dứa - Bước 3: Tỉa lớp 3 Đặt cây xúc cách lớp gai thứ 2 khoảng 0,5 cm, xúc 5 lần (thực hiện như lớp thứ 1), nhưng sole lớp 2. - Bước 4: Tỉa lớp 4 Đặt cây xúc cách lớp gai thứ 3 khoảng 0,5 cm, xúc 5 lần (thực hiện như lớp thứ 1), nhưng sole lớp 3. 15
- - Bước 5: Tỉa lớp 5 Đặt cây xúc cách lớp gai thứ 4 khoảng 0,5 cm, xúc 5 lần (thực hiện như lớp thứ 1), nhưng sole lớp 4. Hình 2.19: Thực hiện tỉa lớp 5 hoa dứa - Bước 6: Tỉa lá Cắt 8 đường từ đầu trái ớt đến cách lớp gai cuối cùng khoảng 0,5 cm. Hình 2.20: Thực hiện tỉa lá 2.3.3. Thực hành Nội dung: Tỉa 3 hoa dứa. Hướng dẫn đánh giá: - Đánh giá bài thực hành của từng học sinh. - Hình thức đánh giá: Quan sát mẫu tỉa của người học, đánh giá mẫu tỉa theo phiếu đánh giá kết quả thực hành. CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ BÀI TẬP THỰC HÀNH Câu 1. Lựa chọn ớt để tỉa như thế nào? Câu 2. Sơ chế ớt bằng cách nào? Câu 3. Quy trình thực hiện tỉa hoa hồng tiểu muội từ ớt qua mấy bước? Câu 4. Quy trình thực hiện tỉa hoa hồng môn từ ớt qua những bước nào? Câu 5. Khi tỉa hoa dứa từ ớt cần những dụng cụ gì? Câu 6. Thực hiện tỉa 3 hoa hồng tiểu muội. Câu 7. Thực hiện tỉa 3 hoa hồng môn. Câu 8. Thực hiện tỉa 3 hoa dứa. 16
- 17
- BÀI 3. TỈA HOA TỪ DƯA LEO Mã bài: MĐ 11 – 03 Thời gian: 9 giờ (LT: 01, TH: 04, Tự học: 04; KT: 0) Giới thiệu: Bài học này cung cấp những kiến thức, kỹ năng về cách tỉa một số loại hoa từ dưa leo. Mục tiêu: - Trình bày được các kiến thức về cách lựa chọn, sơ chế dưa leo, quy trình tỉa một số loại hoa từ dưa leo; - Lựa chọn, sơ chế dưa leo thành thạo; - Tỉa được một số loại hoa từ dưa leo đúng quy trình, đạt yêu cầu kỹ thuật; - Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và an toàn lao động khi thực hành tỉa. - Rèn luyện tính chịu khó, chăm chỉ, khéo léo trong quá trình thực hiện. - Có khả năng tự thực hiện và khả năng làm việc theo nhóm khi tỉa một số mẫu hoa từ dưa leo; - Vận dụng linh hoạt, sáng tạo các kỹ năng cắt tỉa hoa từ dưa leo vào thực tế trang trí món ăn. 3.1. Tỉa nhành dương xỉ Hình 3.01: Hình ảnh nhành dương xỉ 3.1.1. Lý thuyết liên quan - Đặc điểm: Nhành dương xỉ tỉa từ dưa leo có chiều dài từ 15 –20 cm, được cắt thành những lát mỏng nhưng không rời ra mà dính ở một cạnh. Sau đó uốn các miếng dưa có số chẳn nhét vào khe bên cạnh. - Lựa chọn dưa leo: Chọn những trái thẳng, tròn đều, da xanh bóng. - Sơ chế dưa leo: Rửa sạch dưa leo trước khi tỉa. - Nguyên liệu: 1 trái dưa leo dài khoảng 15 – 20 cm, thẳng - Dụng cụ tỉa: Dao tỉa mũi nhọn 18
- Hình 3.02: Nguyên liệu và dụng cụ tỉa nhành dương xỉ - Yêu cầu kỹ thuật: Nhành dương xỉ không bị gãy, các miếng dưa được cắt đều nhau, các lát dưa được nhét cẩn thận không bị bung ra. - Trang trí: Dùng trang trí những món ăn không có nước, nên xếp một bên đĩa. 3.1.2. Trình tự thực hiện - Bước 1: Chọn dưa leo - Bước 2: Sơ chế - Bước 3: Tỉa Nhành dương xỉ + Cắt trái dưa leo làm 4 theo chiều dọc. Hình 3.03: Hình ảnh thực hiện cắt dưa làm 4 + Cắt bỏ ruột dưa leo. Hình 3.04: Hình ảnh thực hiện bỏ ruột dưa + Cắt bỏ xéo một miếng ở đầu. + Cắt lát mỏng có độ dày khoảng 1mm, chừa lại 0,5 cm không cắt đứt. Cắt lần lượt cho đến hết đoạn dưa leo. Hình 3.05: Hình ảnh thực hiện cắt tạo hình lá dương xỉ 19
- + Uốn các miếng dưa số chẳn nhét vào khe hở bên cạnh. Hình 3.06: Hình ảnh thực hiện tạo hình lá 2.1.3. Thực hành Nội dung: Tỉa 4 Nhành dương xỉ. Hướng dẫn đánh giá: - Đánh giá bài thực hành của từng người học. - Hình thức đánh giá: Quan sát mẫu tỉa của người học, đánh giá mẫu tỉa theo phiếu đánh giá kết quả thực hành. 3.2. Tỉa hoa cúc Hình 3.07: Hình ảnh hoa Cúc 3.2.1. Lý thuyết liên quan - Đặc điểm: Hoa cúc tỉa từ dưa leo có chiều dài từ 2,5 –3 cm. Hoa có hai lớp cánh, mỗi lớp có 6 cánh hoa, các cánh này tỉa so le nhau.. - Nguyên liệu: + 1 khúc dưa leo dài từ 2,5 – 3 cm + 1 lát cà rốt dày khoảng 2 mm - Dụng cụ tỉa: + 1 con dao mũi nhọn + 1 cái kéo nhỏ + 1 muổng múc ruột dưa - Vật liệu: 1 cây tăm tre 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Kỹ thuật cắt tỉa rau củ quả (Nghề: Kỹ thuật chế biến món ăn - Trung cấp) - Trường CĐ Nghề Kỹ thuật Công nghệ
46 p | 91 | 26
-
Giáo trình Kỹ thuật tỉa rau củ quả (Ngành: Kỹ thuật chế biến món ăn - Trung cấp) - Trường Trung cấp Du lịch và Khách sạn Saigontourist
27 p | 54 | 22
-
Giáo trình Kỹ thuật chế biến thực phẩm - CĐ nghề Du lịch Vũng Tàu
70 p | 67 | 12
-
Giáo trình Chế biến món ăn 1 (Nghề: Chế biến món ăn - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Cơ giới Ninh Bình (2021)
111 p | 15 | 9
-
Giáo trình Chế biến món ăn (Nghề: Kỹ thuật chế biến món ăn - Trung cấp) - Trường Trung cấp Công nghệ và Du lịch Hà Nội
461 p | 19 | 8
-
Giáo trình Kỹ thuật tỉa củ - Trường Cao đẳng Nghề An Giang
37 p | 30 | 6
-
Giáo trình Thực hành Kỹ năng nâng cao - CĐ nghề Du lịch Vũng Tàu
19 p | 38 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn