intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Cầu lông: Phần 2 - Trường Đại học Thể dục Thể thao I

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:206

10
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tiếp nối phần 1 của cuốn Giáo trình Cầu lông, phần 2 của cuốn giáo trình trình bày về các nội dung sau đây: phương pháp giảng dạy cầu lông, huấn luyện môn cầu lông; phương pháp tổ chức thi đấu cầu lông và một số luật trong thi đấu cầu lông. Cùng tham khảo để nắm nội dung cụ thể của môn học nhé.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Cầu lông: Phần 2 - Trường Đại học Thể dục Thể thao I

  1. CHƯƠNG V HUẤN LUYỆN CẦU LÔNG Mục • đích - Nhiệm • vụ• - Vêu cầu CỦQ huân luyện cầu lông 1. M ỤC ĐÍCH. Cũng như các môn thể thao khác, huân luyện cầu lông là một quá trình sit phạm nhằm tác động một cách có hệ thống vào khả năng chức phận của cơ thể vận động viên để hưóng tới thành tích thể thao cao nhà't. Đặc trưng của quá trình này là lượng vận động thông qua các bài tập với các hình thức và các phương tiện quan trọng khác giúp cho quá trình đào tạo vận động viên cầu lông đạt được hiệu quả cao. Bên cạnh đó, việc sử dụng các nhân tô khác như: những điều kiện tự nhiên, môi trường và các phương pháp y học, điểu hòa tâm lý được xem như những tác động quan trọng góp phần thúc đáy nhanh quá trình nâng cao thành tích thể thao cho Ỷặn động viên. Là một quá trình SƯ phạm nên huấn luyện cầu lóug cùng với những nhiệm vụ và đặc điểm riêng biệt của nó củng là một quá trình tác động có mục đích đôi với sự 116
  2. phát triỏn v à n â n g c a o t h à n h t í c h c ủ a m ỏ n t h ê t h a o nàv. Mục đích của huấn luyện ciiu lông là cliuán bị cho vặn động viên vế mọi mật nhằm giành đươc thành tích thể thao cao nhất, trên cơ sỏ phát triển các năng lực trí tuệ, thể lực, tâm lý cùng V Ớ I những tri thức chuyên môn của nó như kỹ, chiến thuật. 2. NHIỆM VỤ. Nhiệin vụ của huấn luyện thể thao nói chung và cầu lông nói riêng phải được bắt nguồn từ câu trúc thành tích của mỗi môn nhất định, trong đó bao gồm các yếu tô xác định là: Phẩm chát, các tô chất thể lực, năng lực kỹ thuật, tư duy chiên thuật và năng lực trí tuệ. Xuất phát từ vân đê trên nhiệm vụ huân luyện cầu lông bao gồm: 2.1. Giáo duc các phảm chất và tâm lý cho vận đông viên: Các phẩm chất cá nhân thể hiện ở thái độ nhận thức và tư tưởng, thời gian và tính cách Muốn nâng cao thành tích thể thao, quá trình này kliông chỉ pbụ thuộc vào huân luyện viên mà trước hết là ở thái độ của vận động viên, sự say mê nghê nghiệp, ham muốn vươn tối những thành tích mới, thái độ tích cực trong tập luyện, không chùn bước trước mọi khó khăn thử thách sẽ là những tiền đề quan trọng cbo quá trình huân luyện. Chê độ xã hội của ta hiện nay không chỉ yêu cầu ỏ các vận động viên về mặt tài nàng mà còn cả những phẩm chất dạo đức của họ. Bởi vậy một trong những 117
  3. nhiệm vụ của quá trình huấn luyện là cần thiết phải giáo dục cho vận động viên đạo đửc thể thao xã hội chủ nghĩa, xây dựng tình yêu nghề bển vững, quyết tâm phấn đấu phục vụ cho sự nghiệp thể thao của Tổ quốc, đưa nền thể thao của nưóc ta lên tầm cao mối trong sự nghiệp đổi mới của đất nước. Mặt khác, để vươn tối được thành tích thể thao còn đòi hòi ở mỗi vận động viên tính cần cù, ý chí quyết tâm cao, không ngại gian khổ để vượt qua những thử thách trong tập luyện cũng như trong thi đả'u. Lòng kiên trì, tính bển bỉ, tinh thần đoàn kết tương trợ nhau, giúp đõ nhau để xây dựng một tập thể vững mạnh cũng cần được giáo dục cho các vận động viên. Quá trình huấn ỉuyện thể thao gắn liền vói những hoạt động thi đâu không ngừng, bởi vậy rèn luyện các phẩm chất tâm lý trong thi đấu cho vận động viên cần hết sức coi trọng. Thông qua các cuộc thi đấu thể thao vận động viên sẽ bộc lộ những phẩm chất tâm ỉý của họ mà người huấn luyện cần phải hiểu rõ để có những biện pháp giáo dục thích hợp. Đặc biêt cầu lông là môn thi đâ'u cá nhân nên việc rèn luyện tâm lý thi đâ'u cho mỗi vận động viên ỉà nhiệm vụ hết súc quan trọng góp phần đáng kể vào việc nâng cao thành tích của môn thể thao này. Mỗi vận động viên cần được giáo dục tính tự chủ, sự sáng tạo và ý chí quyết tâm cao để giành thắng lợi trong mỗi cuộc đấu. Không phải bả't cú cuộc đâu nào cũng đều là vinh quang mà nó còn có cả những tbất bại 118
  4. cay đắng. ‘Thắng không kiêu, bại không nản” cũng là một phẩm chât cần được giáo dục cho vận động viên để qua đó bản thân vận động viên tự nhìn thấy đúng thực chất của mình mà không ngừng vươn tối những tương lai tôt đẹp hơn. 2.2. Huấn luyên thểlư c: Thể lực là một trong những nhân tô quyết định đến thành tích thể thao, nó thể hiện ở sự phát huy cao độ các tô chất thể lực của cơ thể như: sức mạnh, sức nhanh, sức bển, khéo léo và mềm dẻo của bản thân vận động viên. Bởi vậy, nhiệm vụ của huấn luyện thể lực không chỉ là nhằm phát triển các tô' chất đó mà cần phải biết phát huy cao độ các khả năng chửc phận của cơ thể trong mỗi thòi kỳ tập luyện và đặc biệt là ở các giai đoạn thi đấu. Nhiệm vụ huân luyện thể lực cho vận động viên cầu lông không chỉ nhằm vào các tố chất chuyên môn mà cần phải biết kết hợp giữa huấn luyện thể lực chung và chuyên môn trên cơ sở lâ'y thể lực chung làm tiền để để phát triển các tô' chất chuyên môn cho mỗi vận động viên. Nội dung của huấn luyện thể lực là phát triển các tố châ't vận động của cơ thể và nâng cao dần khả năng chịu đựng của cơ thể đối với các yêu cầu của lượng vận động theo một hệ thông nhiều năm liên tục từ tháp đến cao, từ khó đến dễ, từ những yêu cầu thấp đến những 119
  5. vên cầu cao hơn và ngày càng klió khăn phức tạp hơn Cùng vói viêc huân luyện có hệ thống dó là việc sử dụng một cách rông rãi những phương tiện, phương pháp huấn luyện phù hợp với từng lứa tuổi, từng thòi kỳ đế sao cho hiệu quả phát triển các tó chất được phát huy đến mức tối da, phục vụ dắc lực cho việc nâng cao thành tích của mỗi vận động viên qua các giai doạn huân luyện nhất định 2.3. Huấn luyên kỹ thuật: “Việc chuẩn bị kỹ thuật, cũng như huấn luyện thể lực toàn diện, cần được xem như là nên tảng của các thành tích cao". Việc làm cho mỗi vận động viên nắm vững kỹ thuật trong từng giai đoạn cụ thể của quá trình huân luyện là nhiệm vụ quan trọng của ngiíòi làra công tác huấn luyện. Mỗi giai đoạn khác nhau, đối tượng tập luyện khác nhau thì những yêu cầu của công tác huấn luyện kỹ thuật cũng khác nhajfr. Quá trình này cũng đòi hỏi phải tuân theo các nguyên tắc giảng dạy và huân luyện thể thao vói những yêu cầu từ thấp đến cao, từ dễ đến khó, từ những yêu cầu thực hiện kỹ thuật trong các tình huổng đơn giản đến những tình huống phức Lạp trong tập luyện và thi đâu. Đỉnh cao của công tác huân luyện kỹ thuật clio vận động viên là giúp cho ho nắm chắc các hànb vi kỹ thuật động tác ở mức tự động hóa, có nghĩa là động tác đã trỏ thành kỹ xảo. Có như vậy trong quá trình thi đấu. trong mỗi tình huống cụ thể vận động viên mới gạt bỏ 120
  6. được các suy ngliĩ về thực hiện kỹ thuật thế nào. dô tập trung tư duy vào việc áp dụng chiến thuật sao cho có hiệu quả. Một yêu cầu dôi với công tác huân luyện kỹ thuật là cần thiết áp (lụng những biến dạng của kỹ thuật để sao cho quá trình Lliực hiện động tác đanh cầu đối phương khó phán đoán được ý đổ của cầu thủ bên mình (khó xác định điểm rơi, đường cảu) nhằm gây bái ngờ cho đôi phương. Việc huân luyện kỹ thuật củng cần chú ý đến đặc diểm cá nhân của từng vận động viên dể xây dựng “Kỹ thuật cá nhân” cho phù hợp vói từng người, sao cho bàn thân họ có thể phát huy hết khả nàng của mình để đạt được nhửng thành tích thê Ihao cao nhất. Quá trình huân luyện kỹ thuật cầu lông cần được kết hợp chặt chẽ với việc phát triển thể lực cho vận động viên, ở những giai đoạn đầu huấn luyện kỹ thuật có thể chỉ nhằm mục đích hoàn thiện kỷ năng, kỹ xảo cho vận động viên, song càng ỏ các giai đoạn sau thì việc nâng cao hiệu quả thực hiện kỹ thuật nhát thiết phải được gắn liền vói việc phát huy đầy đủ các tỏ chất sức mạnh, sức nhanh, sức bền, khéo léo vào trong mỗi kỹ thuật động tác. 2.4. Huấn luyẻn chiến thuật: Huân luyện chiến thuật là quá trình rèn luyện đế đảm bảo cho vận dộng viên phát huy tốt nhát các năng lực thể chất tâm lý và kỹ tlniíịt của mình dựa trên cơ sở 121
  7. có tính đến những khả năng của đối thủ trong mỗi trận đấu để giành thành tích cao nhất. Nhiệm vụ của huân luyện chiến thuật là giúp cho vận động viên có đầy đủ các trí thức vể chiến thuật của môn cầu lông để trên cơ sỏ đó phát huy ưu điểm của mình mà đánh vào điểm yếu của đôi thủ, đồng thòi phải giúp cho họ có ý thức tư duy về chiến thuật một cách linh hoạt, sáng tạo trong những tình huống cụ thể của mỗi trận đâu. Không thể huấn luyện chiến thuật nếu như vận động viên chưa đạt được một trình độ nhât định vê kỹ thuật cũng như thể lực. Vì vậy, việc huân luyện chiến thuật nhất thiết chỉ được tiến hành khi vận động viên đã tiếp thu được kỹ thuật ỏ mức tương đôi hoàn thiện. Nói cách khác, sự hoàn thiện về kỹ thuật sẽ là tiển đề quan trọng cho quá trình tiếp thu chiến thuật của vận động viên. Song đến một giai đoạn nhất định, trình độ chiến thuật tốt sẽ lại là cơ sỏ để vận động viên phát huy hết khả năng về kỹ thuật của mình để đạt đưọc thành tícb cao trong thi đấu. 2.5. Phát triển tr í tuệ: “Trong huân luyện thể thao thành tích cao yêu cầu về trí tuệ tăng lêu không ngừng”. Nhiệm vụ phát triển trí tuệ cho vận động viên trong quá trình huấn luyện là trang bị cho vận động viên những tri thức chuyên môn cơ bản của cầu lông, trong đó bao gồm: các tri thức về kỹ, chiến thuật, năng lực tư duy sáng tạo để phát huy hết khả năng của bận thân mình nhằm giành thắng lợi 122
  8. trong thi đả'u cũng như các phương tiện, phương pháp tập luyện để không ngừng náng cao thành tích thể thao. Việc phát triển trí tuệ cho vận động viên còn góp phần giúp cho mỗi vận động viên đánh giá được năng lực của bản thân mình, từ đó có những hướng đi đúng đắn nhằm nâng cao hiệu quả trong tập luyện cũng như sẵn sàng, chủ động, quyết tâm giành thành tích cao trong thi đâu. 3. YÊU CẨU. 3.1. Đảm bảo công tác huấn luyên toàn diên cho vận đông viên: Trong chế độ ta, bất cứ một lĩnh vực sư phạm nào cũng đều hưóng tới mục đích phân đâu phát triển con ngưòi toàn diện cả về nhân cách và chuyên môn. Huấn luyện thể thao nói chung và cầu lông nói riêng cũng không nằm ngoài quy luật đó. Yêu cầu của huấn luyện toàn diện trong cầu lông là: - Đảm bảo toàn diện vê các mặt huân luyện, trong đó bao gồm: kỹ, chiến thuật, thể lực, tâm lý và trí tuệ cho vận động viên. Khiếm khuyết ỏ bãt cứ mặt nào cũng đều gây ảnh hưởng xâu, trước hết là đến kết quả huân luyện làm cho thành tích thể thao bị hạn chế, đổng thời còn có thể dẫn đến những hậu quả khác như: Tính cách, đạo đức của vận động viên không tốt, thành tích không phát triển, tập luyện quá sức, v.v... 123
  9. Đảm bảo toàn diện trong lmấn luvộn chung và ỉinã'n luyện chuyên luôn dựa trên C(1 sỏ lấy huán luyện làm nền tảng đe phát triển chuyên môn cỉỉnli cao Toàn diên ỏ dây không có nghĩ;» là bình quán, chia đều mà cần có tý lệ huấn luyện họp lý thông qua các giai đoạn huấn luyện và ngay cá trong mỗi chu kỳ huấn luyện sao cho phát huy được hiệu quả tối đa của công tác huấn luyện 3.2. Huấn luyên có mục đích trên cơ sở chương trình k ế hoạch định trước: Xây dựng kê hoạcb huân luyện là nhiệm vụ quan trọng của bất kỳ một cán bộ nào làm công tác huấn luyện cầu lông. Trên cơ sỏ căn cứ vào mục đích, nhiệm vụ của mỗi thời kỳ mà cẩn đặt ra kế hoạch huân luyện cho phù hợp. Mỗi đối tượng khác nhau cần đặt ra những kê hoạch huân luyện khác nhau và đảru bào thường xuyên bám sát kê hoạcb huân luyện nhầm theo dõi kết quả phát triển thành tích của vận động viên thông qua việc thực hiện kế hoạch đó. 3.3. Đảm bảo viêc áp dụng các nguyên tắc trong giản g dạy và huấn luyện: Huấn luyện cầu lông là một quá trình sư phạm, bởi vậy trước hết cần quán triệt các nguyên tắc chung trong lĩnh vực sư phạm, đồng thời kết hợp chặt chẽ với các nguyên tắc riêng của giáo dục thẽ chát và huân luyện thể t.hao. Việc áp dụng các nguyên tắc sơ pliạni trong huân luyện sẽ góp phẩn tích cực vào việc nâng cao hiệu 124
  10. quả của quá trình huấn hivện, dồng thời hạn chê những hậu quả xâu có thể này sinh trong quá trinh huân luyện đối với người tập. 3.4. Cần kết hơp chăt chẽ với công tác y t ế dê đảm bảo sức khỏe cho vận đông viên tậ p luyên thường xuyên với lương vận dông lớn: - Xây dựng và theo dõi chế độ dinh đưõng để đảm bảo cung cấp đủ năng lượng cần thiết cho vận dộng viên tiến hành tập luyện thường xuyên, liên tục với khôi lượng cao. - Nghiên cứu ứng dụng các phương pháp hồi phục nhanh chóng và hiệu quả cho vận động viên sau mỗi buổi tập hoặc chu kỳ tập luyện. - Thường xuyên tiến hành kiểm tra y học để theo dõi sức khoẻ của vậu động viên qua các thòi kỳ huân luyện, từ đó có biện pháp khắc phục, bô sung cho công tác huấn luyện ỏ các thòi kỳ tiếp theo. Cóc nguyên tắc huấn luyện cẩu lông Huân luyện thể thao là một quá trình sư phạm, bởi vậy, trưóc hết nó phải tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc chung của giáo dục và giáo dục thể chất. Ngoài ra dựa trên cơ sỏ quy luật hình thành và phát triển các thànb tích thể thao người ta còn đưa ra những quy luật riêng biệt của quá trình huân luyện thể thao và coi đó như những luận điểm cơ bản chi phối toàn bộ quá trình này. 125
  11. 1. HUẤN LUYỆN THỂ THAO LÀ QUÁ TRÌNH NHAM đạt THÀNH TÍCH Tối ĐA Ỏ MÔN CẨU LÔNG. Mục đích của huấn luyện cầu ỉông là nbằm giúp vận động viên đạt được thành tích tối đa ỏ môn thể thao này, bởi vậy việc lựa chọn các phương tiện, phương pháp, xây dựng hệ thống kế hoạch huấn luyện đều nhằm vào mục đích đó. Tuy nhiên, thành tích thể thao của mỗi cá nhân khác nhau chỉ có thể đạt được ỏ những múc độ khác nhau. Ngoài ra ngay trong mỗi cá nhán, thành tích thể thao cũng xuất hiện khác nhau qua từng giai đoạn của quá trình huấn luyện. Nếu như ỏ giai đoạn ban đầu chỉ là dự báo thì ỏ các giai đoạn sau mới dần dần được thể hiện rõ nét hơn thông qua quá trình tập luyện nhất định với giới hạn cuối cừng là thành tích tối đa của cá nhân mỗi vận động viên. Để đạt được thành tích tối đa, một yêu cầu quan trọng của nguyên tắc này là đòi bỏi phải chuyên mòn hóa sâu. Dựa trên đặc điểm cá nhân của mỗi vận động viên cùng vối nhũng điều kiện cụ thể của quá trình huấn luyện mà có thể cho phép chuyên môn hóa đến cả đánh đôi hoặc đánh đơn trong môn cầu lông. Có như vậy, vận động viên mới thể hiện được hết năng lực của bản thân mình để đạt được thành tích thể thao cao nhát. 2. NGUYẼN TẮC NÂNG CAO DẦN LƯỢNG VẬN ĐỘNG. Trong quá trình huân luyện thể thao, lượng vin động được tăng dần lên đến mức tối đa dựa trên cơ sở 126
  12. mối quan hệ có tính quy luật của việc nâng cao các yêu cầu và sự thích ứng của cơ thể về các mặt tâm, sinb lý Ngoài ra “Giữa thành tích thể thao và độ lớn của lượng vận động có môi quan hệ chặt chẽ”, việc nâng cao dần lượng vận động cũng sẽ làm thay đổi các khả năng chức phận của cơ thể theo chiều hướng tăng lên để thích ứng kịp thời vối những tác động của lượng vận động mối. Qua mỗi giai đoạn huấn luyện nhất định, việc tăng dần lượng vận động đến mức tối đa là yêu cầu bắt buộc cần được áp dụng cho các vận động viên, bỏi vì chỉ có như vậy họ mới phát huy cao nhất các năng lực của bản thân để tiếp thu các ỉượng vận động đó. Tuy nhiên, lượng vận động tối đa ỏ trong một chừng mực nào đó cũng chỉ mang ý nghĩa tương đối vì trong suốt quá trình huấn luyện, lượng vận động tối đa ở giai đoạn này lại không có ý nghĩa tối đa ỏ các giai đoạn sau, khi mà cơ thể dã thích nghi vối ỉượng vận động đó. Bỏi vậy, yêu cầu tăng lượng vận động mới lại ỉà điều kiện bắt buộc của quá trình huấn luyện. Nâng cao lượng vận động cần phải được tiến hành đồng thời vói tỷ lệ hợp lý giữa tăng vể khối lượng và cường độ bài tập. Song trong cầu lông, việc tăng lượng vận động cần ưu tiên cho tỷ lệ tăng về cường độ vì đặc điểm môn thể thao này cần thiết phải tăng cưòng sức mạnh tốc độ cho người tập. Tuy vậy, vấn đề tăng lượng vận động không phải là vô hạn, cần lưu ý rằng càng ở 127
  13. giai đoạn sau tỷ lệ tăng lượng vận động càng dược giam đi vì lý do trưóc hết là sự giảm tự nhiên các khả năng thích nghi của cơ thể và thứ hai vì lý do tuổi tác. Qúa trình tăng lượng vận động trong huân luyện thể thao không phải chỉ dựa trên các thông sô vê khôi lượng hoặc cường độ mà trong các bài tập nhằm huấn luyện kỹ thuật còn cần táng lượng vận dộng thông qua các yêu cầu độ khó của động tác: Độ chuẩn, kbả năng sử dụng lực, khả nàng phối hợp vận động qua việc phôi hợp từ hai đến nhiều kỹ thuật cầu lông trong cùng một bài tảp Cuổi cùng lượng vận động được tăng cường thông qua các bài tập rèn luyện tâm lý, đặc biệt là các bài tập thi đấu với các loại đối tượng khác nhau và Iihíìng sức ép vê tâm lý khác nhau, đòi hỏi vận động viên phải phát huy đầy đủ các năng lực cá nhân của mình để đạt được thành tích thể thao mong muôn. 3. NGUYÊN TẮC KẾT HỌP GIỮA HUẤN LUYỆN CHUNG VÀ HUẤN LUYỆN CHUYÊN MÔN. Chuyên môn hóa sâu trong huấn luyện thể thao không có nghla là loại trừ việc pliát triển toàn diện các năng lực thể chât và tinh thần cho vận động viên. Trái lại việc phát triển đầy đủ các năng lực thể chất và tinh thần sẽ là cơ sỏ nâng cao thành tích môn thể thao chuyên sâu của mỗi vận động viên, đồng thời còn góp phần tích cực vào công tác đào tạo con ngưòi mới phát triển toàn diện theo yêu cầu của xã hội ta hiện nay 128
  14. Cơ sỏ của nguyên tắc này dựa trên quy luật vê sự phát triển thông nhất của cơ thể con ngưòi. Việc phát triển tối đa năng lực của một tố chá t nào đó phục vụ cho môn thể thao chuyên sâu chỉ đạt được khi đồng thòi phát triển các tô chất khác trong cùng một cơ thể. Hơn nữa, do sự tác động qua lại của những kỹ năng, kỹ xảo vận động khác nhau cho thây trong cùng một cá thể vốn kỹ năng, kỹ xảo càng phong phú thì điều kiện để phát triển những kỹ xảo chuyên môn sẽ càng thuận lợi. Việc kết hợp giữa huấn ỉuyện chung và huấn luyện chuyên môn cần được quán triệt trong tất cả nội dung của quá trình huấn luyện bao gồm: từ giáo dục tư tưỏng ũho đến huấn luyện thể lực, kỹ thuật và tâm lý cho các vận động viên. Huấn luyện chung sẽ là cơ sở tiền đề cho huán luyện chuyên môn và huấn luyện chuyên môn :ũng cần dựa trên nền của sự phát triển chung để nhằm đạt hiện quả thành tích thể thao tối đa cho mổi :ả nhân. 4. NGUYÊN TẮC LIÊN TỤC . Huân luyện thể thao là một quá trình liên tục không ngừng, nó không chỉ diễn ra từng buổi, từng ngày mà :ần được kéo dài liên tục từ tháng này sang tháng khác /à trong nhiều năm của cuộc đời mỗi vận động viên. Cơ ỉở của nguyên tắc liên tục dựa trên mổi quan hệ có tính Ị U V luật giữa lượng vận động và s ự phát triển thành -ích thể thao. Sự gián đoạn trong tập luyện sẽ dẫn đến ìn h trạng giảm sút các năng lực thể chất của cơ thể 129
  15. cũng như khả năng phối hợp vận động. Mặc dù nhịp độ giảm sút các năng lực khác nhau phụ thuộc vào thòi gian gián đoạn khác nhau, nhưng nhìn chung sự giảm sút bất kỳ một năng lực nào của cơ thể cũng sẽ dẫn đến sự giảm sút thành tích thể thao Chính vì vậy, yêu cầu của nguyên tắc này là không được để xuất hiện sự gián đoạn dài trong quá trình huấn luyện. Sự liên tục của nguyên tắc này không có nghĩa là không quy định các quãng nghỉ trong huân luyện thế thao mà điều quan trọng là các quãng nghỉ phải được tính toán sao cho ở mức cần thiết đủ để cơ thể có khả năng hồi phục sau sự tác động của một buổi tập, một chu kỳ tập luyện nhưng vẫn không làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển thành tích thể thao của người tập Chính vì vậy khi xây dựng hệ thống các buổi tập chc mỗi đốì tượng khác nhau cần tính đến các khả năng vế trình độ tập luyện, lứa tuổi, giói tính, đặc biệt là sự hồi phục của mỗi cá nhân vận động viên. 5. NGUYÊN TẮC CHU KỲ HÓA. Nguyên tắc này được xây dựng trên cd sỏ quy luậl phát triển có tính giai đoạn của trạng t h á i s u n g sức Ví thể thao, khả năng chịu đựng lượng vận động và quá trình thích ứng chỉ kéo dài đến một giói hạn nhất địrứ sẽ xuất hiện sự giảm sút tạm thòi và sau giai đoạn nà} c ơ t h ê l ạ i c ó t h ể c h ị u đựng m ộ t lượng v ậ n động k h á c Cí thể cao hơn mức cũ và quá trình thích nghi sẽ lại đượ< ■ĨO
  16. nâng lên một mức mói cao hơn nêu như được tác động phù hợp. Chính vì vậy, yêu cầu của nguyên tắc này là sự lặp lại hệ thống các thành phần cơ bản như nội dung, nhiệm vụ tập luyện của chu kỳ trước với những yêu cầu cao hơn, đồng thời cần thay đổi hợp lý các phương tiện, phương pháp tập luyện tương ứng vói các pha, các giai đoạn của mỗi chu kỳ huân luyện. Việc xác định nhiệm vụ, nội dung của từng giai đoạn huấn luyện cụ thể cần được xem xét trong mốì quan hệ tương hỗ giữa các chu kỳ với nhau và trong các hình thức cấu trúc chu kỳ lớn, trung bình và nhỏ. Co sỏ khoa học CỦCI huân luyện thể lực cho vặn động viên CQU lông 1. Ý NGHĨA CỦA HUẤN LUYỆN THE LỤC CẦU LÔNG. Huân luyện thể lực cho vận động viên cầu lông nhằm mục đích nâng cao giói hạn của các tố chất vận động, năng lực làm việc, điều khiển của các cơ quan vận động cũng như toàn bộ cơ quan nội tạng để đạt tói mục tiêu cơ bản là chịu đựng được huấn luyện vói lượng vận động ngày càng tăng, bảo đảm quá trình biến đổi, thích nghi diễn ra liên tục dưói tác động của huấn luyện, duy trì trạng thái ôn định cơ thể, trạng thái sung sức thể 131
  17. thao, cũng như kéo dài tuổi thọ thể thao, không ngừng nâng cao thành tích cho vận động viên. Tố chát vận động của con ngưòi được biểu hiện trong hoạt động thể thao nói chung và cầu lông nói riêng bao gồm: sức nhanh, sức mạnh, sức bền, khéo léo và mềm dẻo. Những tố chất này có ảnh hưởng lón tói năng lực thể chát của con người, năng lực vận động trong tập luyện, thi đâu cầu lông và đóng vai trò quyết định trong thành tích thể thao đỉnh cao của cá nhân. Do đó trong huân luyện, vấn đê cần được quan tâm chú ý trước tiên là huấn luyện thể lực mà nội dung của nó là phát triển các tô' chãt thể lực chung và các tố chất chuyên môn quan trọng cho cầu lông. Phát triển tố châ't thể lực là cơ sỏ để tiếp thu và nắm vững kỹ thuật cầu lông, để vận dụng chiến thuật cầu lông một cách linh hoạt và sáng tạo trong thi đấu. Nói cách khác, việc tiếp thu và vận dụng có hiệu quả kỹ, chiến thuật cầu lông chỉ có thể thực hiện được trên nền tảng thể lực chung và chuyên môn vững chắc. Huấn luyện thể lực còn đảm bảo phát triển mối quan hệ chặt chẽ giữa nâng cao năng lực thể chất của cơ thể vận động viên với việc nâng cao năng lực tâm lý, có tác động tích cực đến việc giáo dục các phẩm chất nhân cách, đặc biệt là giáo dục đạo đức ý chí cho vận động viên. Điều này được thể hiện ở những cố gắng nổ lực hopLĩì thành khối lượng tập luyện, phân đâ'u vượt qua những thành tích của bản thân để vươn lên các thành 132
  18. tích mới. Rèn luyện bản lĩnh vững vàng, chủ động, sáng tạo trong thi đấu. Xu hướng phát triển của cầu lông hiện đại vối lối đánh biến hóa, thực dụng, hiệu quả đòi hỏi vận động viên một khả năng thích ứng cao vói lượng vận động lớn và nàng lực phôi hợp vận động cao trong thời gian dài. Do đó, việc huân luyện thể lực cho vận động viên có ý nghĩa đặc biệt quan trọng và là một khâu không thể tliiếu được trong quy trình đào tạo vận động viên cầu lông. 2. CÁ C XU HƯỎNG HUẤN LUYỆN THE Lực CHO VẬN ĐỘNG VIÊN TRONG CẦU LÔNG HIỆN ĐẠI. 2.1. Xu hướng sử dụng lương vận dộng lớn: Để phát triển các tô cbât thể lực cho vận động viên cầu lông trẻ, trong giai đoạn đầu của quá trình chuyên môn hóa, việc đào tạo toàn diện là một nguyên tắc cơ bản khi sử dụng lượng vận động lớn trong quá trình huấn luyện không ngừng nâng cao năng lực làm việc của hệ thông thần kinh trung ương và các trung khu của nó, nâng cao năng lực làm việc của các cơ quan nội tạng, nhât là cơ quan tuần hoàn, hô hấp dưới tác động của lượng vận động ngày càng lớn. Đó chính là quá trình làm biến đôi, thích nghi và không ngừng nâng cao giới hạn khả năng hoạt dộng của các cơ quan chức phận phù hợp với lượng vận động, duv trì trạng thái sung sức t h ể t h a o v à c ó k h ả năng đ i ể u c h ỉ n h t r ạ n g t h á i đ ó v à o 133
  19. đúng thòi kỳ thi đấu, kéo dài tuổi thọ thể thao, phòng tránh được chân thương. Trong huấn luyện thể thao nói chung và cầu lông nói riêng, huấn luyện thể lực có vị trí và tầm quan trong đặc biệt là cơ sỏ chính để thực hiện kỹ, chiến thuật và nâng cao hiệu quả thi đấu cho vận động viên. Là môn thể thao thi đâu đôi kháng gián tiếp cá nhân, thòi gian một trận đấu cầu lông tùy thuộc vào trình độ giữa các vận động viên, song thòi gian trung bình cho 1 hiệp đấu là từ 15 đến 20 phút. Do đó một trận đấu có thể từ 30 phút đến 60 phút, thậm chí kéo dài tới 90 phút. Điểu này đòi hỏi ỏ vận động viên cầu lông phải có một trình độ thể lực vững vàng để thi đấu trong những tình huống khó khăn căng thẳng nhất. Trong thi đâu cầu lông các vận động viên thường sử dụng chủ yếu kỹ thuật bằng năng lực tốc độ và sức mạnh như các bưóc di chuyển, đập cầu cao sâu.. Một trận đấu cầu lông thông thường có từ 80 - 85% các kỹ thuật đòi hỏi sức mạnh tốc độ. Vói lôi đánh thực dụng hiệu quả trong cầu lông hiện đại đòi hỏi những yêu cầu cao vê các tố châ't thể lực đã hình thành xu hưống tập luyện với th ò i gian dài, cưòng độ lượng v ậ n động lón và đây là xu hưóng thứ nhất trong huân luyện thể lực cho vận động viên cầu lông. 2~2. Xu hướng tăng nhanh tỷ trong huấn luyên th ể lực chuyên môn trên cơ sở nên tảng th ể lực chung đã vững chắc: 134
  20. Thi đâu cầu lông hiện đại thường được thể hiện vỏi tốc độ cao và cường độ lốn, đặc biệt ở các giải lớn Mỗi trận đâu càng ỏ vòng trong càng mang tính chất căng thẳng, quyết liệt, do đó đòi hỏi mỗi vận động viên có sự chuẩn bị tốt về thể lực. Trong suốt thời gian trận đấu hoặc ngay trong mỗi tình huống cụ thể đòi hỏi các vận động viên phải di chuyển hợp lý trên sân, bật nhảy tân công liên tục, thực hiện động tác rồi lại di chuyển để tiếp tục kỹ thuật khác. Bởi vậy, một yêu cầu trong huấn luyện thể lực cho vận'động viên là phải giúp họ có khả năng thích ứng về thể lực chuyên môn cao. Tỷ trọng huấn luyện giữa thể lực chung và chuyên môn cần được áp dụng thay đổi qua từng thòi kỳ huân luyện và tỷ lệ huân luyện thể lực chuyên môn càng được nâng cao khi trình độ vận động viên càng phát triển, ở những vận động viên cấp cao thì huấn luyện thể lực chuyên môn sẽ được coi là chủ yếu, còn huân luyện thể lực chung chỉ là biện pháp thứ yếu trong những giai đoạn nghỉ ngơi tích cực sau mỗi giai đoạn thi đấu của vận động viên, Vận động viên cao câ'p của các quốc gia có môn cầu lông phát triển mạnh như Đan Mạch, Inđônêxia, Malaixia, Trung Quốc, v.v... tỷ lệ huấn luyện thể lực chuyên môn thường từ 70 - 90%, còn huấn luyện thể lực chung chỉ từ 10 - 30%. 2.3. Xu hướng sử dụng các phương tiện chuyên dụng cầu lông cùng các phương tiên b ổ trơ bằng máy móc hiện đại: 135
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2