intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Chăm sóc sức khoẻ người lớn bệnh nội khoa (Ngành: Điều dưỡng - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Vĩnh Long

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:135

29
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Môn học Chăm sóc sức khỏe người lớn bệnh nội khoa là môn khoa học cung cấp cho sinh viên các kiến thức cơ bản về: Nguyên nhân, triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng, biến chứng và cách phòng bệnh, chăm sóc các bệnh nội khoa, bệnh người cao tuổi. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Chăm sóc sức khoẻ người lớn bệnh nội khoa (Ngành: Điều dưỡng - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Vĩnh Long

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH LONG TRƯỜNG CAO ĐẲNG VĨNH LONG GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: CSSK NGƯỜI LỚN BỆNH NỘI KHOA NGÀNH/NGHỀ: ĐIỀU DƯỠNG TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-CĐVL ngày …tháng.... năm……của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Vĩnh Long Vĩnh Long, năm 2022 1
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 2
  3. LỜI GIỚI THIỆU Chăm sóc sức khỏe người lớn bệnh nội khoa là môn học chuyên môn trong chương trình giáo dục chuyên ngành điều dưỡng cao đẳng. Môn học Chăm sóc sức khỏe người lớn bệnh nội khoa là môn khoa học cung cấp cho sinh viên các kiến thức cơ bản về: Nguyên nhân, triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng, biến chứng và cách phòng bệnh, chăm sóc các bệnh nội khoa, bệnh người cao tuổi. Do đây là lần xuất bản đầu tiên nên không thể tránh khỏi những hạn chế về nội dung và hình thức. Với tinh thần cầu tiến, giảng viên khoa Y dược rất mong nhận được sự đồng cảm và những ý kiến đóng góp, xây dựng từ quý đồng nghiệp. Trong lần tái bản tiếp theo sẽ hoàn thiện tốt hơn. Chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu Trường, Lãnh đạo khoa, Bộ môn Y và các bộ môn liên quan thuộc trường Cao đẳng Vĩnh Long. Cảm ơn ban cố vấn chuyên môn, tập thể Giảng viên bộ môn và những người trực tiếp tham gia biên soạn giáo trình. Vĩnh Long, ngày 10 tháng 05 năm 2022 Tham gia biên soạn 1. Ths Huỳnh Hưng Trung 2. ………… 3. …………. 3
  4. MỤC LỤC TRANG Lời giới thiệu 3 Chương trình Chăm sóc sức khỏe người lớn bệnh nội khoa 5 Bài 1. Triệu chứng bệnh tim mạch 12 Bài 2. Chăm sóc người bệnh van tim 14 Bài 3. Chăm sóc người bệnh suy tim 19 Bài 4. Chăm sóc người bệnh đau thắt ngực 22 Bài 5. Chăm sóc bệnh nhân nhồi máu cơ tim 27 Bài 6. Chăm sóc bệnh nhân viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn 34 Bài 7. Chăm sóc bệnh nhân viêm màng ngoài tim 37 Bài 8. Chăm sóc bệnh nhân tăng huyết áp 42 Bài 9. Chăm sóc bệnh nhân tai biến mạch máu não 48 Bài 10. Triệu chứng bệnh hô hấp 56 Bài 11. Chăm sóc bệnh nhân hen phế quản 58 Bài 12. Chăm sóc bệnh nhân viêm phế quản cấp 62 Bài 13. Chăm sóc bệnh nhân viêm phổi 65 Bài 14. Chăm sóc bệnh nhân abces phổi 68 Bài 15. Chăm sóc bệnh nhân tràn dịch màng phổi 75 Bài 16. Chăm sóc bệnh nhân viêm phổi tắc nghẽn mãn tính 80 Bài 17. Triệu chứng bệnh tiêu hóa 85 Bài 18. Chăm sóc bệnh nhân loét dạ dày tá tràng 87 Bài 19. Chăm sóc bệnh nhân abces gan 89 Bài 20. Chăm sóc bệnh nhân xơ gan 90 Bài 21. Chăm sóc bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa 93 Bài 22. Triệu chứng cơ quan tạo máu 94 Bài 23. Chăm sóc bệnh nhân thiếu máu 96 Bài 24. Triệu chứng bệnh tiết niệu 99 4
  5. Bài 25. Chăm sóc bệnh nhân viêm thận 101 Bài 26. Chăm sóc bệnh nhân viêm cầu thận mãn 104 Bài 27. Chăm sóc bệnh nhân đái tháo đường 106 Bài 28. Chăm sóc bệnh nhân Basedow 110 Bài 29. Chăm sóc bệnh nhân viêm khớp dạng thấp 113 Bài 30. Chăm sóc bệnh nhân gút 116 Bài 31. Chăm sóc bệnh nhân Parkinson 123 Bài 32. Chăm sóc bệnh nhân Alzheimer 125 Tài liệu tham khảo 132 5
  6. GIÁO TRÌNH MÔN HỌC Tên môn học: CHĂM SÓC SỨC KHỎE NGƯỜI LỚN BỆNH NỘI KHOA Mã môn học: VYD6216 Phân bổ thời gian - Lý thuyết: 29 giờ - Thực hành: 29 giờ - Kiểm tra: 02 I. Vị trí tính chất môn học 1. Vị trí: Chăm sóc sức khỏe người lớn bệnh nội khoa là môn học chuyên môn trong chương trình giáo dục chuyên ngành điều dưỡng cao đẳng. 2.Tính chất: Môn học Chăm sóc sức khỏe người lớn bệnh nội khoa là môn khoa học cung cấp cho sinh viên các kiến thức cơ bản về: Nguyên nhân, triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng, biến chứng và cách phòng bệnh, chăm sóc các bệnh nội khoa, bệnh người cao tuổi. II. Mục tiêu của môn học 1. Về kiến thức + Trình bày và phân tích được nguyên nhân, triệu chứng, biến chứng và cách điều trị các bệnh nội khoa. + Trình bày được đặc điểm sinh lý và bệnh lý của những người cao tuổi. 2. Về kỹ năng + Thực hiện được các kỹ thuật chăm sóc người bệnh nội khoa. + Lập và thực hiện được kế hoạch chăm sóc người bệnh nội khoa. + Tư vấn, giáo dục sức khỏe hiệu quả cho người bệnh nội khoa. 3. Về năng lực, tự chủ, trách nhiệm + Rèn luyện được thái độ đúng đắn, nghiêm túc trong chăm sóc người bệnh. + Đánh giá được tầm quan trọng, tính ứng dụng của môn học trong chẩn đoán và phòng bệnh ban đầu. III. Nội dung môn học 1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian Thời gian (giờ) TT Tên bài, mục TS LT TH Bài 1: TRIỆU CHỨNG BỆNH TIM MẠCH 2 1 1 1. 1. Hỏi bệnh 2. Khám thực thể 6
  7. Bài 2: CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH VAN TIM 2 1 1 1. Nhắc lại giải phẫu van 2 lá và tổn thương van 2 lá 2. 2. Hẹp van 2 lá 3. Hở van 2 lá và hẹp hở van 2 lá 4. Chăm sóc bệnh van tim Bài 3: CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH SUY TIM 2 1 1 1. Định nghĩa, nguyên nhân 3. 2. Triệu chứng 3. Điều trị 4. Chăm sóc Bài 4: CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH ĐAU THẮT 2 1 1 NGỰC 1. Định nghĩa 4. 2. Nguyên nhân 3. Triệu chứng 4. Điều trị 5. Chăm sóc Bài 5: CHĂM SÓC BỆNH NHÂN NHỒI MÁU 2 1 1 CƠ TIM 1. Định nghĩa 2. Nguyên nhân 5. 3. Triệu chứng 4. Biến chứng 5. Hướng điều trị 6. Chăm sóc Bài 6: CHĂM SÓC BỆNH NHÂN VIÊM NỘI 2 1 1 TÂM MẠC NHIỄM KHUẨN 1. Đại cương 2. Nguyên nhân 6. 3. Triệu chứng 4. Biến chứng 5. Điều trị 6. Chăm sóc 7
  8. Bài 7: CHĂM SÓC BỆNH NHÂN VIÊM MÀNG Đọc thêm NGOÀI TIM 1. Đại cương 2. Nguyên nhân 7. 3. Triệu chứng 4. Diễn biến 5. Điều trị 6. Chăm sóc Bài 8: CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH TĂNG 2 1 1 HUYẾT ÁP 1. Định nghĩa và phân loại tăng huyết áp 2. Nguyên nhân 8. 3. Triệu chứng 4. Biến chứng 5. Xử trí 6. Chăm sóc Bài 9: CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH TAI BIẾN 2 1 1 MẠCH MÁU NÃO 1. Định nghĩa 2. Các dạng tổn thương và nguyên nhân 9. 3. Triệu chứng 4. Biến chứng 5. Nguyên tắc điều trị 6. Chăm sóc Bài 10: TRIỆU CHỨNG HỌC BỘ MÁY HÔ HẤP 2 1 1 10. 1. Các triệu chứng cơ năng 2. Các triệu chứng thực thể Bài 11: CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH HEN PHẾ 2 1 1 QUẢN 1. Định nghĩa 2. Nguyên nhân 11. 3. Triệu chứng 4. Biến chứng 5. Xử trí 6. Chăm sóc 8
  9. Bài 12: CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH VIÊM PHẾ 2 1 1 QUẢN CẤP 1. Đại cương và định nghĩa 2. Nguyên nhân 12. 3. Triệu chứng lâm sàng 4. Cận lâm sàng 5. Tiến triển - biến chứng 6. Điều trị 7. Chăm sóc Bài 13: CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH VIÊM PHỔI 2 1 1 1. Định nghĩa 2. Nguyên nhân 3. Điều kiện thuận lợi 13. 4. Triệu chứng lâm sàng 5. Cận lâm sàng 6. Xử trí 7. Chăm sóc Bài 14: CHĂM SÓC BỆNH NHÂN ÁP XE PHỔI 2 1 1 14. 1. Bệnh học của áp xe phổi 2. Chăm sóc bệnh nhân áp xe phổi Bài 15: CHĂM SÓC BỆNH NHÂN TRÀN DỊCH 2 1 1 MÀNG PHỔI 15. 1. Bệnh học 2. Chăm sóc bệnh nhân tràn dịch màng phổi Bài 16: CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH BỆNH 2 1 1 16. PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH Bài 17: TRIỆU CHỨNG BỘ MÁY TIÊU HOÁ 2 1 1 17. 1. Triệu chứng cơ năng 2. Khám thực thể Bài 18: CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH LOÉT DẠ 2 1 1 DÀY TÁ TRÀNG 1. Đại cương 2. Nguyên nhân và cơ chế 18. 3. Triệu chứng 4. Triệu chứng cận lâm sàng 5. Biến chứng 6. Điều trị 7. Chăm sóc 9
  10. Bài 19: CHĂM SÓC BỆNH NHÂN ÁP XE GAN 2 1 1 1. Đại cương 2.Triệu chứng 19. 3. Tiến triển biến chứng 4. Xử trí 5. Chăm sóc Bài 20: CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH XƠ GAN 2 1 1 1. Đại cương 2. Triệu chứng lâm sàng 20. 3. Tiến triển và biến chứng 4. Điều trị 5. Chăm sóc 6. Đánh giá chăm sóc Bài 21: CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH XUẤT 2 1 1 HUYẾT TIÊU HOÁ CAO 1. Đại cương 2. Nguyên nhân 21. 3. Triệu chứng lâm sàng 4. Xét nghiệm cận lâm sàng 5. Xử trí 6. Chăm sóc Bài 22: TRIỆU CHỨNG CƠ QUAN TẠO MÁU 2 1 1 22. 1. Thiếu máu 2. Hội chứng xuất huyết Bài 23: CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH THIẾU MÁU 1. Định nghĩa 23. 2. Nguyên nhân sinh bệnh 3. Triệu chứng lâm sàng 4. Xử trí 5. Chăm sóc Bài 24: TRIỆU CHỨNG BỆNH TIẾT NIỆU 2 1 1 1. Sơ lược giải phẫu 24. 2. Triệu chứng lâm sàng 3. Giới thiệu một số phương pháp thăm khám bằng dụng cụ Bài 25: CHĂM SÓC BỆNH NHÂN VIÊM THẬN 2 1 1 BỂ THẬN 25. 1. Bệnh học về viêm thận bể thận 2. Chăm sóc bệnh nhân bị viêm thận bể thận 10
  11. Bài 26: CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH VIÊM CẦU THẬN MẠN 1. Nguyên nhân 26. 2. Triệu chứng 3. Hướng xử trí 4. Chăm sóc Bài 27: CHĂM SÓC BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO 2 1 1 ĐƯỜNG 27. 1. Bệnh học về đái tháo đường 2. Chăm sóc bệnh nhân đái tháo đường Bài 28: CHĂM SÓC BỆNH NHÂN BASEDOW 2 1 1 28. 1. Bệnh học của bệnh basedow 2. Kế hoạch chăm sóc bệnh nhân basedow Bài 29: CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH VIÊM 2 1 1 KHỚP DẠNG THẤP 1. Đại cương 29. 2. Triệu chứng 3. Tiêu chuẩn chẩn đoán 4. Điều trị 5. Chăm sóc bệnh nhân viêm khớp dạng thấp Bài 30: CHĂM SÓC BỆNH NHÂN GÚT 2 1 1 30. 1. Đại cương 2. Chăm sóc bệnh nhân bị bệnh Gút Bài 31: CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH PARKINSON 4 2 2 1. Định nghĩa 2. Nguyên nhân 31. 3. Triệu chứng lâm sàng 4. Điều trị 5. Chăm sóc Bài 32: CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH ALZHEIMER 1. Định nghĩa 2. Những biến đổi giải phẫu bệnh 32. 3. Triệu chứng lâm sàng 4. Chẩn đoán 5. Điều trị 6. Chăm sóc 33. Kiểm tra 2 Tổng cộng 60 29 29 2. Nội dung chi tiết 11
  12. BÀI 1: TRIỆU CHỨNG HỌC BỆNH TIM MẠCH LỜI GIỚI THIỆU Bài triệu chứng học bệnh tim mạch giới thiệu các triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh tim mạch, thăm khám người bệnh tim mạch trong phạm vi điều dưỡng MỤC TIÊU 1. Trình bày được các triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh tim mạch 2. Thực hiện thăm khám người bệnh tim mạch trong phạm vi điều dưỡng 1. Đại cương Bộ máy tuần hoàn gồm có tim và các mạch máu, có chức năng đảm bảo cho máu liên tục lưu thông trong hệ thống tuần hoàn để máu thực hiện các chức năng của mình Trong hệ tuần hoàn tim là động lực chính, tim hút máu từ tĩnh mạch về tim và bơm máu vào trong động mạch, ngừng tim thì tuần hoàn ngừng, tức ngừng tim thì tính mạng bị đe dọa Các mạch máu tạo ra hai vòng tuần hoàn riêng biệt Hoạt động của hệ tuần hoàn chúng ta có thể nhận biết như mạch đập, huyết áp động mạch, huyết áp tĩnh mạch, tiếng tim, điện tim 2. Triệu chứng cơ năng 2.1. Khó thở - Khó thở là tình trạng người bệnh cảm thấy không thoải mái, không dễ dàng khi thở - Nguyên nhân: đa số bệnh hô hấp và bệnh tim mạch - Các triệu chứng đi kèm khó thở: ho thường không có đờm hoặc có máu lẫn đờm có bọt, đau ngực 2.2. Đau ngực - Đau thắt ngực: cơn đau xảy ra do co thắt động mạch vành, vị trí đau ở sau xương ức hoặc bên ngực trái, đau như bóp lấy ngực, đau có thể khu trú ở vùng ngực nhưng thường lan lên vai, xuống cánh tay, cẳng tay tới mô út và ngón tay út trái, có thể đau lan lên cổ, hàm dưới, đau thường kéo dài 2-10 phút - Đau có thể xuất hiện sau gắng sức, xúc cảm, bị lạnh. 2.3. Đau ở các chi - Thường do thiếu máu chi - Thường gặp đau khi vận động, thiếu máu chi nặng - Đau như bị chuột rút, cảm giác mỏi cơ, nặng chi. 2.4. Ngất - Là tình trạng mất tri giác tạm thời trong thời gian ngắn đồng thời cũng giảm hoạt động của hệ tuần hoàn và hô hấp 2.5. Trống ngực - Là cảm giác tim đập nhanh nguyên nhân do thay đổi nhịp tim. 2.6. Phù - Phát hiện khi ấn tay lên da ở trên nền xương chày, mu bàn chân thấy da lõm xuống là dấu hiệu của phù 2.7. Ho 12
  13. - Là 1 phản xạ phức tạp do các kích thích xuất phát từ thanh quản, khí quản, màng phổi, trung thất 2.8. Tím - Gặp trong các bệnh của hệ tuần hoàn là do tốc độ tuần hoàn chậm hoặc máu động mạch lẫn với máu tĩnh mạch 2.9. Các triệu chứng khác: mệt, tiểu ít, kém ăn, buồn nôn 3. Triệu chứng thực thể 3.1. Toàn trạng: hình dạng nhỏ bé so với tuổi, cao gầy, các ngón tay ngón chân dài nhỏ, lồng ngực lõm hay kiểu mũi thuyền, da niêm mạc tím, xanh nhợt 3.2. Khám đầu và cổ: tĩnh mạch cảnh nổi, động mạch cảnh đập mạnh 3.3. Khám các chi: phù, tím ở các chi, ngón tay ngón chân dùi trống 3.4. Khám lồng ngực và bụng: tuần hoàn bàng hệ vùng cổ, lồng ngực, động mạch chủ bụng to, đập mạnh, nghe có tiếng thổi tâm thu 3.5. Khám tim: nhìn lồng ngực quan sát vùng đập của tim, sờ vùng trước tim để xác định vị trí của mỏm tim và diện đập của tim, nghe tim 3.6. Khám động mạch: bắt mạch, đo huyết áp động mạch 3.7. Khám tĩnh mạch: thường thấy đau vùng tĩnh mạch tổn thương, phù dưới nơi tổn thương, giãn tĩnh mạch 4. Triệu chứng xét nghiệm - X quang tim phổi - Điện tim - Siêu âm tim - Thông tim - Chụp động mạch, tĩnh mạch - Xét nghiệm: máu, nước tiểu Lượng giá 1. Trình bày các triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh tim mạch? 2. Thực hiện thăm khám người bệnh tim mạch trong phạm vi điều dưỡng? 13
  14. BÀI 2: CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH VAN TIM LỜI GIỚI THIỆU Bài chăm sóc người bệnh van tim giới thiệu nguyên nhân, triệu chứng lâm sàng, kế hoạch chăm sóc bệnh van tim MỤC TIÊU 1. Trình bày được nguyên nhân bệnh van tim 2. Trình bày được triệu chứng lâm sàng bệnh van tim 3. Lập được kế hoạch chăm sóc bệnh van tim I. Đại cương Hẹp hai lá là một bệnh rất phổ biến ở nước ta, nhất là bệnh nhân trẻ tuổi, bắt đầu từ tuổi đi học trở lên chiếm 40,3% số người bị bệnh tim. Là bệnh tim mắc phải gây ảnh hưởng rất nhiều đến sức khoẻ bệnh nhân, hạn chế khả năng lao động và các sinh hoạt khác. Đồng thời là bệnh gây nhiều biến chứng nguy hiểm trong bệnh lý về tim mạch. II. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh Nguyên nhân Chủ yếu do thấp tim chiếm 99%, số còn lại do bẩm sinh, hoặc do carcinoid ác tính, lupus ban đỏ hệ thống, viêm khớp dạng thấp có người còn cho là do virut Cocsackie gây ra. Tác nhân gây bệnh chủ yếu là do liên cầu khuẩn tan huyết nhóm A viêm họng gây tổn thương thấp tim. Sở dĩ liên cầu ở họng gây bệnh thấp tim mà không vào các cơ quan khác là do có các đường thông thương bạch mạch giữa họng và tim. Cấu trúc bào thai học cho thấy có đường nổi mạch máu và thần kinh giữa tim và cổ. III. Triệu chứng lâm sàng Triệu chứng toàn thân Nếu bệnh nhân mắc bệnh trước tuổi dậy thì làm cơ thể kém phát triển, gầy nhỏ gọi là bệnh lùn hai lá. Bệnh nhân mắc bệnh sau tuổi dậy thì không có triệu chứng toàn thân rõ rệt. Triệu chứng cơ năng Nếu hẹp ít: bệnh nhân hoàn toàn không có triệu chứng gì, được phát hiện do khám sức khoẻ hàng loạt. Nếu hẹp nhiều: bệnh nhân khó thở, hồi hộp, đánh trống ngực, ho khạc ra máu, hen tim, phù phổi cấp hay xảy ra khi bệnh nhân gắng sức. Triệu chứng thực thể Nghe tim rất có giá trị chẩn đoán, biểu hiện: Nghe rung tâm trương ở mỏm, có thể sờ được rung miêu tâm trương. 14
  15. Nghe T1 đanh ở mỏm. T2 mạnh hoặc tách đôi ở ổ van động mạch phổi. Nghe tiếng clac mở van hai lá. Nghe tiếng thổi tiền tâm thu. Triệu chứng cận lâm sàng Chụp X quang: Có thể thấy tim to, đặc biệt là khối cơ tim bên phải. Rốn phổi rất đậm do ứ huyết ở động mạch phổi. Chụp nghiêng trái có uống baryt thấy nhĩ trái to chèn vào thực quản ở 1/3 giữa, khoảng sáng trước tim hay sau xương ức hẹp hoặc mất. Điện tâm đồ: Dày nhĩ trái: P > 0,12 s, P hai đỉnh ở DII, đỉnh sau cao hơn đỉnh trước, P hai pha trong đó pha âm giãn rộng hơn pha dương. Dày thất phải: trục phải, R/S > 1 (V1), RV1 > 7mm, RV1+ SV5 > 11mm. Siêu âm tim: giúp chẩn đoán chắc chắn hẹp van hai lá, cũng như biết được tình trạng của các van tim. Tâm thanh đồ. IV. Chăm sóc Nhận định tình hình Hỏi bệnh Tiền sử có bị viêm họng và tình trạng đau các khớp không? Tình trạng và tính chất của đau khớp nếu có ư Bệnh nhân có khó thở không? Khó thở khi bình thường hay khi gắng sức? Thời gian xuất hiện khó thở? Số lượng nước tiểu trong ngày? Đã điều trị thuốc gì chưa và các thuốc đã sử dụng? Tình trạng lao động và sinh hoạt? Tiền sử thấp tim từ lúc nào, cách điều trị và cách dự phòng? Các bệnh khác mà bệnh nhân đã mắc phải. Điều kiện kinh tế và điều kiện chăm sóc của gia đình bệnh nhân. Quan sát 15
  16. Màu da, sắc mặt, móng tay, móng chân. Quan sát tình trạng khó thở của bệnh nhân nếu có. Quan sát màu sắc nước tiểu, màu sắc đờm. Quan sát và đánh giá tình trạng phù: phù hai chi dưới hay phù toàn thân. Quan sát xem tĩnh mạch cổ có nổi tự nhiên không? Tình trạng tinh thần của bệnh nhân. Khám xét Lấy mạch, nhiệt, huyết áp, nhịp thở. Nghe nhịp tim, tiếng tim. Khám xem gan, lách có lớn không? Ấn vào vùng hạ sườn phải lúc bệnh nhân nằm ở tư thế Fowler xem tĩnh mạch cổ có nổi không? Khám các biến chứng và triệu chứng bất thường trên bệnh nhân. Thu thập các dữ kiện Sổ y bạ, giấy ra viện lần trước, giấy chuyển viện, ECG, siêu âm tim... Các thuốc và cách thức mà bệnh nhân đã điều trị. Chẩn đoán điều dưỡng Một số chẩn đoán có thể gặp ở bệnh nhân bị hẹp hai lá khi nhận định, đó là: Bệnh nhân khó thở do tăng áp lực ở phổi. Bệnh nhân phù do ứ trệ tuần hoàn ngoại biên. Bệnh nhân hồi hộp, đánh trống ngực do suy tim. Nguy cơ tắc mạch do biến chứng rung nhĩ... Lập kế hoạch chăm sóc Dựa vào nhận định các triệu chứng để đề ra các kế hoạch chăm sóc: Chăm sóc về tinh thần, chế độ ăn uống, nghỉ ngơi. Tư thế nằm của bệnh nhân. Thực hiện y lệnh của bác sĩ. Theo dõi các dấu hiệu sinh tồn. Công tác giáo dục về bệnh tật và cách dự phòng cho bệnh nhân. Thực hiện kế hoạch chăm sóc Chăm sóc về ăn uống và sinh hoạt 16
  17. Bệnh nhân bị bệnh tim thường hay lo sợ do đó người điều dưỡng cần phải động viên, an ủi, giải thích để bệnh nhân tin tưởng, an tâm điều trị. Ăn giảm muối nếu bị phù và suy tim. Nếu suy tim nặng thì lượng muối < 1g/ngày. Khi có suy tim cần phải được nghỉ ngơi tại giường, không làm việc nặng hoặc làm việc gắng sức và tránh các xúc động mạnh. Đặt bệnh nhân nằm ở tư thế nửa ngồi (45o) khi bị khó thở. Thực hiện y lệnh của bác sĩ Chuẩn bị các dụng cụ sẵn sàng chuẩn bị cấp cứu tim mạch: dụng cụ thở oxy, thuốc chống loạn nhịp tim, thuốc chống phù phổi cấp và các dụng cụ cần thiết khác. Hằng ngày phải cho bệnh nhân uống thuốc, tiêm thuốc theo chỉ định. Thực hiện các xét nghiệm cơ bản. Theo dõi Theo dõi mạch, nhiệt, huyết áp, nhịp thở 2 lần /ngày. Theo dõi lượng nước tiểu và cân nặng hằng ngày. Theo dõi tình trạng khó thở của bệnh nhân. Theo dõi các biến chứng. Theo dõi chế độ sinh hoạt và nghỉ ngơi của bệnh nhân. Giáo dục sức khoẻ Bệnh nhân và gia đình cần biết các yếu tố thuận lợi gây bệnh. Cách phát hiện và điều trị bệnh. Tiến triển và biến chứng. Cách dự phòng các biến chứng. Đánh giá quá trình chăm sóc Kết quả chăm sóc tốt nếu Bệnh nhân đỡ khó thở hoặc không khó thở nữa. Không có cơn hen tim. Hết phù. Gan nhỏ lại. Số lượng nước tiểu tăng trên 1 lít /ngày. Không có các biến chứng xảy ra. Kết quả chăm sóc không tốt nếu 17
  18. Bệnh nhân lên cân nhanh. Phù tăng nhanh. Khó thở nhiều hơn. Có cơn phù phổi cấp hoặc các biến chứng khác xuất hiện. Lượng giá 1. Trình bày nguyên nhân bệnh van tim? 2. Trình bày triệu chứng lâm sàng bệnh van tim? 3. Lập kế hoạch chăm sóc bệnh van tim? 18
  19. BÀI 3: CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH SUY TIM LỜI GIỚI THIỆU Bài chăm sóc người bệnh suy tim giới thiệu nguyên nhân, các triệu chứng, tiến triển và biến chứng của bệnh, lập kế hoạch chăm sóc người bệnh suy tim MỤC TIÊU 1. Mô tả được nguyên nhân, các triệu chứng, tiến triển và biến chứng của bệnh 2. Lập và thực hiện được kế hoạch chăm sóc người bệnh suy tim 1. Đại cương - Suy tim là hậu quả cuối cùng của tất cả các bệnh về tim, bệnh về máu, bệnh phổi - Suy tim là tình trạng tim không đủ khả năng chuyển máu từ tĩnh mạch đến động mạch cung cấp cho các cơ quan để đáp ứng nhu cầu oxy và dinh dưỡng tổ chức - Mục đích của việc chăm sóc người bệnh suy tim là nhằm ngăn ngừa sự tiến triển của bệnh, giảm bớt sự làm việc của tim, giúp người bệnh đỡ lo lắng 2. Phân loại suy tim 2.1. Suy tim trái - Nguyên nhân do tăng huyết áp, bệnh van tim, các tổn thương cơ tim, rối loạn nhịp tim, bệnh tim bẩm sinh 2.2. Suy tim phải - Do các nguyên nhân về phổi: bệnh phổi mãn tính, nhồi máu phổi, các nguyên nhân về tim mạch: hẹp van 2 lá, bệnh tim bẩm sinh, viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn 2.3. Suy tim toàn bộ - Thường gặp nhất là suy tim trái tiến triển nhanh thành suy tim toàn bộ, do các bệnh cơ tim giãn, viêm tim toàn bộ. 3. Triệu chứng lâm sàng 3.1. Suy tim trái 3.1.1. Triệu chứng cơ năng - Khó thở - Ho 3.1.2. Triệu chứng thực thể - Nhìn và sờ thấy mỏm tim đập hơi lệch sang trái - Nhịp tim nhanh - Huyết áp động mạch tối đa thường giảm, huyết áp tối thiểu bình thường 3.1.3. Cận lâm sàng: X quang, điện tâm đồ, siêu âm tim 3.2. Suy tim phải 3.2.1. Triệu chứng cơ năng - Khó thở - Cảm giác đau tức ở hạ sườn phải 3.2.2. Triệu chứng thực thể - Gan to, sờ thấy đau - Tĩnh mạch cổ nổi 19
  20. - Tím da và niêm mạc nhợt - Phù, tiểu ít 3.2.3. Cận lâm sàng: X quang, điện tâm đồ, siêu âm tim 3.3.Suy tim toàn bộ - Khó thở thường xuyên - Phù toàn thân - Tĩnh mạch cổ nổi to, gan to nhiều - Thường có thêm tràn dịch màng phổi, màng tim, màng bụng. - Huyết áp tối đa hạ, huyết áp tối thiểu tăng - X quang: tim to toàn bộ 4. Biến chứng - Phù phổi cấp - Rối loạn nhịp tim - Bội nhiễm phổi - Tắc mạch 5. Điều trị 5.1. Nguyên tắc chung - Nghỉ ngơi làm giảm công của tim - Tăng cường sự co bóp cho tim bằng các thuốc tim mạch - Hạn chế ứ máu tuần hoàn bằng các thuốc lợi tiểu, hạn chế uống nước và ăn ít muối 5.2. Những biện pháp điều trị chung - Nghỉ ngơi - Chế độ ăn nhạt - Thuốc - Điều trị theo nguyên nhân 6. Chăm sóc 6.1. Nhận định tình trạng người bệnh - Biểu hiện mệt mỏi, da xanh, tím môi và các chi - Khó thở, tĩnh mạch cổ nổi - Ho, nhịp tim nhanh - Số lượng nước tiểu/ngày 6.2. Kế hoạch chăm sóc - Nghỉ ngơi và chăm sóc về tinh thần - Theo dõi các dấu hiệu sinh tồn - Thực hiện y lệnh của bác sĩ - Dinh dưỡng - Vệ sinh hàng ngày - Giáo dục sức khỏe 6.3.Thực hiện chăm sóc 6.3.1. Nghỉ ngơi, tư thế 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0