intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Chăm sóc sức khỏe phụ nữ, bà mẹ và gia đình: Phần 1

Chia sẻ: Túcc Vânn | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:104

24
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Phần 1 cuốn giáo trình "Chăm sóc sức khỏe phụ nữ, bà mẹ và gia đình" trình bày các nội dung: Hiện tượng thụ tinh, làm tổ, phát triển của trúng; thay đồi giải phẫu, sinh lý ờ người phụ nữ khi có thai; chẩn đoán thai nghén và cách khám thai, chẩn đoán ngôi, thế, kiểu thế, độ lọt; sinh lý chuyển dạ; theo dõi và chăm sóc đẻ thường; theo dõi, chăm sóc sản phụ sau đẻ. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Chăm sóc sức khỏe phụ nữ, bà mẹ và gia đình: Phần 1

  1. GT.0000027702 Nguyễn Kim Thành, Bê Thu Hà (Đồng chủ biên)
  2. N G U Y ÊN KIM TH À N H - BÉ THU HÀ (Đ ồng chủ biên) GIÁO TRÌNH CHĂM SÓC sức KHỎE PHỤ NỮ, BÀ MẸ VÀ GIA ĐÌNH • ' 0 Đối tượng Cao đẳng điều dưỡng NHÀ XUÁT BẢN ĐẠI HỌC THẢI NGUYÊN NĂM 2018
  3. THAM GIA BIÊN SOẠN: ThS. Nguyễn Thúy Hà CNCK1. Vương Diệu Hương BS. Nguyễn Thị Ì4 p CNCK1. Phạm Thị Phượng ThS. Bùi Thị Thu Hằng Đ HT N -2 0 18 2
  4. MỤC LỤC Trang Lời nói đ ầ u ............................................................................................................... 5 Bài 1. Hiện tượng thụ tinh, làm tổ, phát triển của trúng..............................................7 Bài 2. Thay đồi giải phẫu, sinh lý ờ người phụ nữ khi có th ai............................ 22 Bài 3. Chẩn đoán thai nghén và cách khám th a i...................................................37 Bài 4. Chẩn đoán ngôi, thế, kiểu thế, độ lọ t.......................................................... 55 Bài 5. Sinh lý chuyển dạ.......................................................................................... 69 Bài 6. Theo dõi và chăm sóc đẻ thường................................................................ 77 Bài 7. Theo dõi, chăm sóc sản phụ sau đẻ............................................................. 92 Bài 8. Chảy máu sau đ ẻ ....................................................................................... 104 Bài 9. Nhiễm khuẩn hậu sản.................................................................................. 112 Bài 10. Tiền sản giật - sàn g iậ t..............................................................................123 Bài 11. Chửa ngoài tử cung................................................................................... 136 Bài 12. Sẩy th a i.......................................................................................................142 Bài 13. Khám phụ khoa, một số bệnh phụ khoa thông thường................152 Bài 14. Khối u vú và khối u sinh d ụ c................................................................. 166 Bài 15. Các biện pháp tránh th a i.......................................................................... 179 3
  5. LỜI NÓI ĐÀU Sau một quá trinh chuẩn bị về cơ sờ vật chất, đội ngũ giảng viên, chương trình đào tạo theo học chế tín chi cho sinh viên các ngành đào tạo trình độ cao đẳng năm học 2014 - 2015 cùa Trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên bất đầu triển khai. Trên cơ sờ bộ giáo trình đã nghiệm thu và đã đưa vào sừ dụng có hiệu quả tốt, nay nhà trường tiếp tục tiến hành hiệu đính và hoàn thiện, thẩm định cấp cơ sờ giáo trinh các học phần trong chương trình đào tạo Cao đẳng Điều dưỡng chính quy theo học chế tín chỉ nhằm giúp sinh viên có đủ tài liệu học tập, nâng cao chất lượng đào tạo. Nội dung cuốn giáo trình bao gồm kiến thức cơ bản về thay đổi giải phẫu - sinh lý của phụ nữ khi có thai, các dấu hiệu và cách chăm sóc thai phụ trong thời kỳ thai nghén, chuyển dạ và thời lcỳ sau đẻ bình thường, các dấu hiệu và cách chăm sóc thai phụ trong thai sản bệnh lý, cách chăm sóc trẻ sơ sinh đủ tháng khỏe mạnh và các dấu hiệu bất thường ở trẻ sơ sinh, các dấu hiệu cùa một số bệnh phụ khoa thông thường, các biện pháp tránh thai hiện đại. Tuy đã có nhiều cố gắng, song quá trình biên soạn không tránh khỏi thiếu sót, chúng tôi kính mong nhận được ý kiến đóng góp của các cán bộ giảng dạy, sinh viên, và đồng nghiệp, để có những điều chỉnh, bổ sung, cập nhật, cho phù hợp với sự tiến bộ cùa khoa học kỹ thuật ngành Y, Dược, đáp ứng được yêu cầu chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân. Ban Biên soạn 5
  6. GIÁO TRÌNH ĐÀO TẠO TRÌNH DỘ CAO ĐẮNG (Kèm theo Thông tư số 03/2017/TT-BLĐ TBXH ngày 01/03/2017 cùa Bộ trưởng Rộ ỉ,ao động - Thương binh và Xã hội) Tên môn học: CHĂM SÓC s ứ c KHOẺ PHỤ NỮ, BÀ MẸ VÀ GIA ĐÌNH Mã môn học: MHSAN 310 Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò cùa môn học: - Vị tri: Lý thuyết - Tính chất: Là môn học chung bắt buộc - Ý nghĩa và vai trò của môn học: Trang bị cho người học nghề một số kiến thức về chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ, bà mẹ và gia đình để từ đó làm cơ sở cho việc thực hành cho thai phụ, sản phụ trên lâm sàng Mục tiêu của môn học: - Kiến thức: + Trình bày thay đổi giải phẫu - sinh lý của phụ nữ khi có thai + Mô tả các dấu hiệu và cách chăm sóc thai phụ trong thời kỳ thai nghén, chuyển dạ và thời kỳ sau đẻ + Mô tả dấu hiệu cùa một số bệnh phụ khoa thông thường + Trình bày các biện pháp tránh thai hiện đại - Kỹ năng: + Lập kế hoạch chăm sóc phụ nữ, bà mẹ thời kỳ thai nghén, chuyển dạ và sau đẻ thường + Tư vấn về chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ sơ sinh và kế hoạch hóa gia đình - v ề năng lực tự chù và trách nhiệm: + Rèn luyện cho sinh viên đức tính khiêm tốn học hỏi, tích cực học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. + Ân cần, nhẹ nhàng, chính xác, thông cảm với thai phụ, sản phụ trong quá trình chăm sóc. + Nhận thức được tầm quan trọng của môn học đối với ngành học và vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn công việc sau này
  7. BÀI I HIỆN TƯỢNG THỤ TINH, LÀM TỎ, PHÁT TR1ÉN CỦA TRỨNG G IỚ I THIỆU: Lý thuyết về hiện tượng thụ tinh làm tồ, phát triển cùa trứng; vị trí, mục tiêu, vêu cầu môn học; ý nghĩa, ứng dụng cùa thụ tinh làm tổ, phát triển của trứng đối với các cặp vợ chồng vô sinh, hiếm muộn trẽn lăm sàng. MỤC TIÊU : 1. M ô tà được sinh lý thụ thai, sự di chuyển và làm lồ cùa trứng. 2. Trình bày được sự phát triền cùa trứng và phần phụ cùa trứng. 3. Trình bày được đặc điểm sinh lý và giãi phẫu cùa thai nhi đù Iháng. 4. M ô tà được đặc điểm cùa máng rau, dây rau, bánh rau và nước ối khi đù tháng. NỘI DUNG CHÍNH 1. SINH LÝ THỤ THAI (THỤ TINH) 1.1. Định nghĩa Thụ thai là sự kết hợp giữa tinh trùng và noãn bào để tạo thành 1 tế bào mới gọi là trứng. N hân tế bảo Hình la.Sự!hụ linh Hình !b. Tinh trùng 7
  8. 1.2. Đặc điểm của tinh trùng và noãn 1.2.1. Tinh trùng - Tinh trùng được sinh ra từ tinh hoàn với 23 nhiễm sắc thể. Trong đó, có 22 nhiễm sằc thể thường và 1 nhiễm sẳc thể giới tính X hoặc Y - Tinh trùng trường thành gồm 3 phần : Đầu, thân và đuôi . - Tinh dịch: 3-5ml /1 lần phóng tinh. Có 60-120 triệu tinh trùng /lm l tinh dịch - Khả năng hoạt động của tinh trùng: Trong 3-6 giờ đầu có từ 60-80% tinh trùng cừ động, sau 24 giờ còn từ 10-15%. - Tinh trùng có khả năng sống trong đường sinh dục nữ từ 2-3 ngày - Tốc độ di chuyển của tinh trùng: l,5-3mm / phút - Tinh trùng luôn được sinh ra từ các tinh nguyên bào từ tuổi dậy thi đến tuổi g ià . 1.2.2. Noãn bào Từ những tế bào mầm ờ buồng trúng tạo thành những noãn nguyên bào. Khi mới đẻ, mỗi buồng trứng có khoảng 100.000 noãn nguyên bào. Nhưng từ tuổi dậy thì đến lúc mãn kinh, chi có 400 đến 450 là trường thành, còn phần lớn thoái hoá và teo đi. Noãn bào chín có 23 nhiễm sắc thể, trong đó có 22 nhiễm sắc thể thường và 1 nhiễm sắc thể giới tính X. Noãn bào được phóng ra từ nang Graaf đem theo nhiều lớp tế bào hạt bao bọc xung quanh. Cấu tạo của noãn bào có vỏ bọc gọi là màng trong suốt. Ở giữa noãn bào chứa nguyên sinh chất và 1 nhân to lệch sang 1 bên. Khi noãn bào phóng ra ngoài thi loa ống dẫn trứng hứng lấy noãn bào và đưa về vòi trứng. Noãn có thể sống trong ống dẫn trứng tối đa là 1 ngày 1.3. Trong thời kỳ phóng noãn Nếu có tinh trùng ờ ân đạo, môi trường toan tính ờ âm đạo khiến tinh trùng chạy nhanh về phía cổ tử cung, lên buồng tử cung, vòi tử cung để gặp noãn bào và thụ tinh. Hiện tượng thụ tinh thường diễn ra ở 1/3 ngoài cùa vòi tử cung.
  9. 1.4. Cơ chế thụ tinh Hiện tượng thụ tinh thường xẩy ra vào ngày thứ 14 trước kỳ kinh sau. Tinh trùng đến 1/3 ngoài cùa vòi từ cung Noãn bào từ buồng trúng được phóng ra, được loa vòi từ cung hút vào trong lòng ống dẫn trứng. Tinh trùng gặp noãn ờ 1/3 ngoài vòi tử cung. Tại đây, tinh trùng vây quanh noãn rồi bám vào màng trong suốt cùa noãn bào, nó tiết ra một loại men Hyaluronidaza làm phá vỡ lớp tế bào hạt và lớp màng trong suốt, để đầu một tinh trùng chui vào trong tế bào noãn, phần thân và đuôi ờ ngoài teo đi. Thường chi có 1 tinh trùng thụ tinh . Đầu tinh trùng chui vào noãn bào trở thành tiền nhân nhân đực có n nhiễm sắc thể. Lúc ấy, noãn bào cũng phóng ra cực cầu II để trờ thành tiền nhân cái cũng có n nhiễm sắc thể. Nếu tinh trùng thụ tinh mang nhiễm sắc thể giới tính Y, sẽ tạo thành tế bào hợp nhất mang nhiễm sắc thể XY (con trai ). Nếu tinh trùng thụ tinh mang nhiễm sắc thể giới tính X, sẽ tạo thành tế bào hợp nhất mang nhiễm sắc thể XX (con g á i) D- Tính hung rtím ntỏp Xuyéh
  10. 2. S ự DI CHUYÊN VÀ LÀM TỎ CỦA TRỨNG 2.1. Sự di chuyển Sau khi thụ tinh, trứng phân bào và di chuyển vào buồng tủ cung nhờ: - Nhung mao cùa niêm mạc vòi tử cung - Nhu động cùa vòi tù cung - Luồng chất dịch chảy từ phía loa vòi tử cung về buồng tử cung Nội tiết tố cùa buồng trứng có tác dụng điều chỉnh sự co bóp của vòi tử cung: Estrogen làm tăng co bóp, Progesteron làm giảm thúc tính cơ vòi tử cung và tạo ra những sóng nhu động nhẹ nhàng đẩy trứng đi về buồng tử cung. Thời gian di chuyển của trứng từ 4-7 ngày. Trên đường di chuyển, trứng phân chia thành 2,4,8. .. tế bào mầm. 2.2. Sự làm tổ Vào ngày thứ 21- 22 của vòng kinh, niêm mạc tử cung đã dầy lên do tác dụng cùa Estrogen và progesteron cùa hoàng thể kinh nguyệt (hoàng thể này được duy trì trong những tháng đầu của thời kỳ thai nghén ). Trứng tiết ra một loại men ăn chim vào trong niêm mạc tử cung. Sau 4 ngày sẽ làm tổ xong, trứng và phần phụ của trúng tiếp tục phát triển. Hình ld. S ự di chuyển và phát triển của trứng (tuần lễ đầu sau phóng noãn) 10
  11. 3. S ự PHÁT TRIẺN CỦA TRỨNG VÀ PHÀN PHỤ CỦA TRỨNG Sự phát triển cùa trúng chia làm 2 thời kỳ 3.1. Thòi kỳ sắp xếp tổ chửc Bắt đầu từ lúc thụ thai đến hết tháng thứ 2. 3.1. Ị. Sự hình thành hào thai Hình le. Thời kỳ rau thai toàn diện 1. Buồng ối 2. Nội sán mạc 3. Láp thai ngoài 4. Chân giá 5. Hội bào 6. Lórp thai trong 7. Nang niệu 8. Tế bào Langhans 9. Mạch máu 10. Nang rốn - Ngay sau khi thụ thai, trứng phânbào rất nhanh. Từ 1 tế bào trứng phân chia thành 2, rồi 4 tế bào mầm. 4 tế bào này phân chia không đều nhau tạo thành 4 tế bào mầm to và 4 tế bào mầm nhỏ. - Các tế bào mầm to tiếp tục phân chia và phát triển thành bào thai với 2 lớp tế bào: lớp thai ngoài và lớp thai trong, ở giữa 2 lớp thai sau này sẽ phát triển thêm lớp thai giữa. - Bào thai cong hình con tôm, về phía bụng cùa bào thai phát sinh ra nang rốn, trong có chứa các chất dinh dưỡng. Từ các cung động mạch bào thai phát sinh ra các mạch máu đi vào nang rốn lấy chất dinh dưỡng về nuôi thai. Đó là hệ tuần hoàn thứ nhất hay tuần hoàn nang rốn. - về sau, phía đuôi và bụng bào thai phát sinh ra nang thứ 2 gọi là nang niệu. Trong nang niệu có phần cuối của động mạch chủ, gọi là hệ tuần hoàn thứ 2 hay tuần hoàn nang niệu.
  12. 3.1.2. Phát triển phần phụ của thai - Nội sản mạc: về phía lưng của bào thai, một số tế bào của lớp thai ngoài tan đi làm thành 1 buồng gọi là buồng ối, trong chúa nước ối. Thành của buồng ối là một màng mỏng gọi là nội sản mạc. - Trung sản mạc: Các tế bào mầm nhỏ phát triển thành trung sản mạc, trung sản mạc có 2 lớp: Ngoài là lớp hội bào, trong là lớp tế bào Langhans. Trung sản mạc làm thành lớp chân giả bao vây quanh trứng. - Ngoại sản mạc: Trong khi trúng làm tổ, niêm mạc tử cung phát triển thành ngoại sản mạc. 3.2. Thời kỳ hoàn chỉnh tẳ chức Từ tháng thứ 3 đến khi đủ tháng. 3.2.1. Sự phát triển của thai Thời kỳ này, bào thai được gọi là thai nhi, nó đã có đủ các bộ phận, chỉ việc lớn lên và hoàn chinh tổ chức. Trong thời kỳ này, thai sống bằng hệ tuần hoàn nang niệu. Nang niệu lôi kéo dần các mạch máu của nang rốn sang, trong khi đó nang rốn teo dần đi Cuối cùng hệ tuần hoàn nang niệu hoàn toàn thay thế cho tuần hoàn nang rốn. Rồi dần dần nang niệu cũng teo đi chỉ còn lại các mạch máu, đó là 2 động mạch và tĩnh mạch rốn để trao đồi dinh dưỡng từ máu mẹ. 3.2.2 Sự phát triển phần phụ của trứng - Nội sản mạc: ngày càng phát triển, buồng ối ngày càng rộng ra, bao bọc lấy thai nhi và nước ối. - Trung sản mạc: phần lớn trở thành nhẵn, chi phát triển mạnh ở vùng bám vào tử cung. Tại đây, trung sản mạc phát triển thành rau thai. - Ngoại sản mạc: + Ngoại sản mạc trứng và ngoại sản mạc tử cung teo mỏng dần. Khi gần đủ tháng thì 2 màng này hợp làm 1 và chi còn lơ thơ từng đám. + Ngoại sản mạc tử cung rau tiếp tục phát triển, các mạch máu trong lớp này giãn to ra tạo thành hồ huyết.
  13. 4. THAI NHI ĐỦ THÁNG VÀ PHÀN PHỤ ĐỦ THÁNG 4.1 Thai nhi dù tháng 4.1.1. Đặc điếm chung - Trọng luợng trung binh: 3000g - Chiều dài trung bình: 50cm. - Tuổi thai: Trước đây qui định là 38 - 42 tuần. Hiện nay qui định là 37- 41 tuần, - Da hồng hào, khóc to, móng tay dài bằng đầu ngón tay, vai và cổ có ít lông tơ, tóc dài > 2cm. - Cơ quan sinh dục: * Trẻ trai tinh hoàn đã xuống đến hạ nang. * Trẻ gái môi lớn đã trùm kín môi bé. - Trên da trẻ có thể còn ít hoặc hết chất gây. 4.1.2. Đặc điếm sinh li * Tuần hoàn Từ cuối tháng thú 2 trở đi, thai sống bằng hệ tuần hoàn thứ 2 (tuần hoàn rau thai) - Đặc điểm + Tim có 4 buồng: 2 tâm nhĩ và 2 tâm thất; 2 tâm nhĩ thông với nhau bởi lỗ Botal + Động mạch chủ thông với động mạch phổi bởi ống động mạch + Tuần hoàn phổi chưa hoạt động + Hai động mạch rốn xuất phát từ động mạch chậu trong, theo dây rốn đi đến bánh rau, chia ra các mạch máu nhỏ, tới gai rau. Từ bánh rau, máu theo tĩnh mạch rốn đi tới tĩnh mạch chủ dưới và vào gan, máu theo vòng tuần hoàn đi nuôi cơ thể - Chu kỳ tuần hoàn rau thai 13
  14. Hình lf. Tuần hoàn rau thai + Máu đò từ các mao mạch gai rau, mang các chất dinh dưỡng và oxy theo tĩnh mạch rốn đổ vào tĩnh mạch chủ dưới qua hai con đường: trục tiếp qua ống tĩnh mạch (ống Arantius) và qua tĩnh mạch gánh vào dinh dưỡng cho gan, rồi qua ứnh mạch trên gan. + Tĩnh mạch chù dưới chảy vào tâm nhĩ phải cùng với xoang vành và tĩnh mạch chù trên. Nhưng vì 2 tâm nhĩ thông nhau nên máu từ nhĩ phải sang nhĩ trái, rồi xuống thất trái, theo động mạch chủ đi nuôi cơ thể. Chỉ có một phần xuống thất phải rồi theo động mạch phổi, lên phổi. Sau đó, trở về nhĩ trái qua các tĩnh mạch phổi. Nhưng vì phổi chưa hoạt động, nên phần lớn máu theo ống động mạch để sang động mạch chủ. Như vậy, máu trong cơ thể thai nhi luôn bị pha trộn, không có máu động mạch thuần khiết (trừ tĩnh mạch rốn) và thiếu oxy. + Cuối cùng máu từ thai nhi về rau qua 2 động mạch rốn, tiếp tục trao đổi chất tại hồ huyết, rồi lại qua tĩnh mạch rốn về thai . 14
  15. - Sau khi đẻ: thai được gọi là trẻ sơ sinh. Trẻ bắt đầu thờ và hệ tuần hoàn thứ 3 cũng bắt đầu hoạt động. Lỗ botal đóng lại, ống động mạch teo đi sau 7 - 8 ngày và tạo thành dây chằng động mạch. Hai động mạch rốn teo sau 2 - 3 ngày. Tính mạch rốn teo sau 6 - 7 ngày. Nếu quá trình phát triển không bình thường, sẽ gây bệnh tim bẩm sinh. * Hô hấp - Thai nhi nằm trong từ cung sử dụng oxy trong máu người mẹ từ bánh rau mang tới. Phổi chưa hoạt động, thai nhi chưa thờ nên phổi là một tổ chức đặc, nếu thả xuống nước sẽ chìm. CƠ 2 thải từ các tế bào cùa thai nhi được chuyền vào các gai rau rồi thải vào các hồ huyết để về máu người mẹ. Máu từ tĩnh mạch rốn đến thai nhi nhiều oxy nên có màu đỏ, trái lại, máu ở động mạch rốn thì đen vỉ chúa nhiều C 0 2. Khi người mẹ bị thiếu oxy, thai nhi có thể nhường oxy cho ngirời mẹ và thai có thể chết trước. Nhưng thai nhi sừ dụng ít oxy nên khả năng chịu đựng tinh trạng thiếu oxy cùa thai cao. Máu động mạch của thai nhi thường chi bão hoà khoảng 75% oxy, Vỉ vậy, trong trường hợp mẹ chết một cách đột ngột, thai nhi còn cố thể sống thêm một thời gian và người ta có thể đặt vấn đề phẫu thuật nhanh để cứu thai sau khi mẹ chết trong vòng 15 phút. - Tuy vậy, nếu thai nhi bị thiếu oxy sẽ có những hậu quả như: + Đầu tiên là toan khí do ứ đọng CO 2 , sau đó toan chuyển hoá do thừa acid lartic. + Thiếu oxy sẽ gây hiện tuợng tập trung tuần hoàn, co mạch ngoại biên và nội tạng để tập trung vào những bộ phận quan trọng như não, mạch vành. Tình trạng thiếu máu ở ruột làm tăng nhu động ruột làm tống phân su vào nước ối. Vì vậy, nước ối có lẫn phân su là triệu trứng quan trọng của thai suy. * Tiêu hoá - Các chất dinh dưỡng mà thai nhận được là do từ nguời mẹ truyền đến qua bánh rau. Bộ máy tiêu hoá chưa hoạt động khi thai còn trong bụng mẹ. Các chất dinh duỡng thấm qua các gai rau. - Trong ổng tiêu hoá của thai có phân su, đó là một chất dịch đặc, sánh màu xanh đen không có vi khuẩn. Thành phần gồm các chất nhầy của niêm
  16. mạc dạ dầy, ruột tiết ra, chất mật do gan tiết ra, nước ối do thai nhi uống vào và các tế bào bong ra từ ống tiêu hoá . - Dung tích dạ dầy từ 35 - 40ml. Ruột non dài 2m, đại tràng dài 0,5m . - Ba tháng cuối mỗi ngày thai uống từ 400 - 500ml nước ối . * Bài tiết - Da bài tiết từ tháng thứ 5, da tiết ra chất nhờn và chất bã . - Thận bài tiết nước tiểu từ tháng thứ 3. Lượng nước tiểu ngày càng tăng, gằn đủ tháng, thai đái vào buồng ối khoảng 450ml/24 giờ. 4.2. Bánh rau - Bánh rau hỉnh đĩa úp vào mặt trong tử cung, đường kính tù 15 - 20cm, chỗ dày nhất ở giữa là 2 - 3cm, chỗ mỏng nhất ờ xung quanh là 0,5cm. Trọng lượng bánh rau đù tháng bằng 1/6 trọng lượng của thai nhi (500 - 600gam). * Nhiệm vụ của bánh rau Bánh rau có 2 nhiệm vụ chinh là trao đổi chất dinh dưỡng giữa mẹ và thai và nhiệm vụ nội tiết. - Trao đổi chất dinh dưững giữa mẹ và thai Hai hệ thống tuần hoàn giữa mẹ và thai không trực tiếp thông với nhau mà cách nhau bời thành mao mạch mỏng và biểu mô cùa gai rau, diện trao đổi chất rất lớn, trong giai đoạn đầu cùa thời kỳ có thai, rau thai phát triển mạnh hom so với sự phát triển cùa thai để nuôi dưỡng thai . Nó chuyển hoá các chất dinh dưỡng từ máu mẹ đưa vào để thành chất dinh dưỡng phù hợp với thai, rồi cho qua gai rau vào thai để đảm bảo cho thai sống và phát triển. - Trao đổi khí: Máu thai nhi nhận O2 và thải CO2 vào máu mẹ trong hố huyết. 0 2 và CO 2 khuếch tán qua gai rau nhờ áp suất riêng cùa từng c h ấ t. - Trao đổi chất và muối khoáng: Các chất cần cho năng lượng và tạo hình thai, được đưa từ mẹ vào thai nhờ hoạt động tích cực của gai rau: + Nuớc và các chất điện giải qua rau nhờ cơ chế thẩm thấu. + Gluxit và các loại vitamin B, c , D đều qua được rau thai. 16
  17. + Protein không qua được rau thai, mà rau phân huý Protein thành axit amin, sau đó tổng hợp lại thành protein đặc hiệu cho thai + Lipid không qua được rau thai, vi vậy thai thường thiếu các loại vitamin tan trong dầu như vitamin K làm cho tré sơ sinh có tình trạng thiếu Protrombin sinh lý. + Các loại thuốc dùng cho mẹ như rượu, các chất kích thích có thuốc phiện, thuốc mê, thạch tín, kháng sinh... đều có thể qua rau sang thai, riêng có chất thuỷ ngân bị giữ lại ở các gai rau. - Kháng nguyên và kháng thể đều qua được rau thai, nên trẻ sơ sinh trong 6 thảng đầu không bị mắc bệnh vì còn kháng thể cùa mẹ (riêng trường hợp bất đồng giữa máu mẹ, máu con thi kháng thể của mẹ truyền sang con sẽ gây sẩy thai). - Một số vi khuẩn và độc tố cùa vi khuẩn qua rau thai bất cứ giai đoạn nào và gây tác hại xấu đối với thai vi vậy mẹ b| nhiễm các bệnh cấp tính do vi khuẩn có thể dẫn đến thai chết hoặc dị dạng. * Nhiệm vụ nội tiết Đối với mẹ, những hocmôn của bánh rau tràn vào cơ thể mẹ, làm cho mẹ thích hợp với tình trạng thai nghén. - Chế tiết HCG (hay còn gọi là Prolan B): chất này tác động giống như LH của tuyến yên, nó được bài tiết nhiều trong 4 tháng đầu. Nó góp phần duy trì hoàng tuyến và sự chế tiết của hoàng tuyến. HCG là cơ sở để làm xét nghiệm chẩn đoán thai nghén. - Chế tiết các steroid. Có 2 loại steroid là Estrogen và Progesteron. Bắt đầu từ tháng thứ 3 gai rau thay thế dần sự chế tiết cùa buồng trứng và tăng dần đến gần ngày đẻ. Sau đẻ, các chất này giảm đi rất nhanh. 4.3. Dây rau Là một dây mềm màu trắng, dài từ 45cm đến 60cm, nhẵn và trơn. Một đầu dây rau bám vào bánh rau, thường bám vào giũa có khi bám vào mép hoặc các màng thai, đầu kia cùa dây rau bám vào rốn thai nhi. c ắ t ngang dây rau, từ ngoài vào ta thấy dây rau được bao bọc bởi nội sản mạc, rồi đến chất thạch Wharton, giữa chất thạch có một tĩnh mạch rốn mang máu đỏ và 2 động mạch rốn mang máu đen. 17
  18. Vi chất thạch Wharton có chỗ dầy chỗ mỏng, các động mạch xoắn xung quanh tĩnh mạch, các mạch máu có đoạn to, đoạn nhò nên hinh dây rau không đều. Ngoài các mạch máu rốn, chất thạch Wharton không còn mạch máu nào nữa, dinh dưỡng của chất thạch là nhờ hiện tượng thẩm thấu qua thành các mạch máu rốn. 4.4. Nước ói * Tính chất cùa nước ắi Trong những tháng đầu nước ối là một dịch trong, khi gần đủ tháng nước ối màu lờ lờ trắng. Khi lẫn phân su, nước ối màu xanh. Nếu thai chết trong tử cung nước ối màu hồng hoặc nâu đen, pH của nước ối hơi kiềm (pH = 5,6), vị hơi ngọt, mùi nồng. Lượng nước ối có tỳ lệ thay đổi tuỳ từng tháng, lúc đầu lượng nước ối nhiều so với tuổi thai nhi, tới 4 tháng rưỡi lượng nước ối bằng trọng lượng thai, nhưng sau đó lượng nước ối phát triển chậm hơn so với sự phát triển cùa thai, khi thai đù tháng bằng 1/6 trọng luợng của thai nhi. Thành phần của nước ối: Có các tế bào thượng bì thai bong ra, lông tơ, chất bã, tế bào đường tiết niệu và các tế bào đường âm đạo cùa thai nhi gái, thành phần hoá học của nước ối gồm có các loại muối khoáng, albumin và 99 là nước * Nguồn gốc nước ối - Sản sinh nước ối Trong tử cung nước ối luôn luôn được sản xuất một phần từ máu mẹ thấm và lọc qua màng ối, một phần chinh là do nội sản mạc sản sinh nước ối, ngoài ra thai cũng tạo nên ối qua da và nước tiểu. - Sự tiêu thụ nước ổi + Thai nhi thường uống nước ối, nước ối thấm qua ruột, rồi đến bánh rau, trả lại phần lớn cho mẹ qua đường máu. + Màng nội sản mạc cũng tiêu thụ nirớc ối. Nếu vì một nguyên nhân nào đó làm cho tăng sản xuất nước ối (viêm màng ối) hoặc làm giảm tiêu thụ nước ối (thai dị dạng) thì lượng nước ối sẽ tăng quá mức binh thường trờ thành đa ối. 18
  19. * Vai trò sinh lý của nước ối. - Buồng ối có nhiệm vụ chù yếu bảo vệ cho thai tránh khỏi sang chấn, nhiễm khuẩn - Giúp cho ngôi thai binh chỉnh dễ dàng - Khi hình thành đầu ối sẽ giúp cho cổ từ cung xoá và mờ - Thai nuốt nước ối có tác dụng giữ cân bằng nước trong cơ thể thai nhi. - Nước ối còn có tác dụng nuôi dây rau nhờ thẩm thấu. - Sinh lý nước ối còn nhiều vấn đề phức tạp. Trên thực tế, việc bảo vệ ối trong khi chuyển dạ là rất quan trọng để giúp thai bình chinh tốt, tránh suy thai và tránh nhiễm khuẩn. 5. CHĂM SÓC ĐIÈU DƯỠNG TRONG THỤ TINH 5.1. Nhận định - Nhận định nguyện vọng, hoàn cảnh, tuổi tác, kinh tế, xã hội, tình trạng bệnh tật của đối phương. - Nhận định những dấu hiệu chứng tỏ có sự thụ thai (tắc kinh ở những người kinh nguyệt đều) - Nếu đã thụ tinh, thai có tiếp xúc với các yếu tố ngoại cảnh như tác nhân hoá học, thuốc điều trị một số bệnh, tác nhân vật lý, tác nhân sinh học nhiễm virus, ký sinh trùng, vi trùng... trong 3 tháng đầu cùa thời kỳ thai nghén không? - Nếu chưa thụ tinh nhận định tình trạng sức khỏe của cả vợ chồng để có kế hoạch thụ tinh thich hợp. - Nhận định vấn đề dinh dưỡng trong thời gian chuẩn bị và sau thụ tinh... 5.2. Lập kế hoạch chăm sóc - Thụ tinh là một hiện tượng sinh lý bình thường. Do vậy cần phải lập kế hoạch chăm sóc về tinh thần, chế độ nghi ngơi, ăn uống hợp lý cho đối tượng. - Với những cặp vợ chồng khỏe mạnh, cần tư vấn cho người vợ biết ngày phóng noãn cùa mình. Tư vấn cho người chồng cần bồi dưỡng sức khỏe, tập trung sức lực và kiêng giao hợp 5 - 7 ngày trước ngày phóng noãn của vợ. 19
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2